1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Đồ gỗ hưởng lợi cực lớn từ chiến tranh thương mại - Hãy mua ngay cổ phiếu SAV

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duongvanchung, 14/05/2019.

4302 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 18:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10693 lượt đọc và 98 bài trả lời
  1. manhhung1990

    manhhung1990 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2018
    Đã được thích:
    101
    Ông Nguyễn Vinh Quang, chuyên gia của Forest Trends cho biết, sự sụt giảm đáng kể này có thể là phản ứng của các doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc khi các sản phẩm gỗ họ sản xuất gặp khó khi tiếp cận thị trường Mỹ (do mức thuế mới).

    Bởi lẽ, các mặt hàng đồ gỗ nằm trong số hàng hóa của Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước này. Với mức thuế mới từ 10-25% chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ.

    Tuy vậy, việc Mỹ đánh thuế cao với các mặt hàng gỗ của Trung Quốc có thể có lợi cho các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Hiện gần 50% trị giá đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ được nhập khẩu từ Trung Quốc. Với mức thuế mới sẽ khiến các nhà nhập khẩu của Mỹ hạn chế nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc.

    Để tránh rủi ro, có khả năng các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ chuyển hướng đơn hàng sang các khu vực khác trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội đối với ngành nội thất Việt Nam.
    ngustock thích bài này.
  2. MrDavas

    MrDavas Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    262
    Trả cổ tức bằng tiền năm 2018 và Trả cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu
    SAV: Trả cổ tức bằng tiền năm 2018 và Trả cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu

    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (CNVSD) thông báo về ngày đăng ký cuối cùng như sau:

    Tên tổ chức phát hành: CTCP Hợp tác Kinh tế & XNK SAVIMEX
    Tên chứng khoán Cổ phiếu CTCP Hợp tác Kinh tế & Xuất nhập khẩu SAVIMEX
    Mã chứng khoán: SAV
    Mã ISIN: VN000000SAV2
    Mệnh giá: 10,000 đồng
    Sàn giao dịch: HOSE
    Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
    Ngày đăng ký cuối cùng: 27/05/2019
    Lý do và mục đích: Trả cổ tức bằng tiền năm 2018 và Trả cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu
    a. Thanh toán cổ tức bằng tiền:
    - Tỷ lệ thực hiện: 5%(500đ/cp)
    - Thời gian thực hiện: 20/06/2019
    - Địa điểm thực hiện:
    + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký.
    + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại Phòng Kế toán- CTCP Hợp Tác Kinh Tế & Xuất nhập khẩu Savimex số 162 HT17, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh (vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6). Khi nhận cổ tức, đề nghị xuất trình bản gốc Chứng minh nhân dân hoặc Giấy ủy quyền hợp lệ (nếu không phải là cổ đông trực tiếp đến nhận cổ tức). Thời gian chi trả bắt đầu từ ngày 20/06/2019.
    b. Trả cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn sở hữu:
    - Tỷ lệ thực hiện: 100:5 (Người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 5 cổ phiếu mới).
    - Phương án làm tròn, phương án xử lý cổ phiếu lẻ: Số cổ phiếu được chia sẽ làm tròn đến hàng đơn vị. Số cổ phiếu lẻ phần thập phân được hủy.
    - Ví dụ: Cổ đông A sở hữu 123 cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền là 5%. Vậy số lượng cổ phiếu phát hành cho cổ đông A là (123*5)/100=6,15 cổ phiếu, lấy đến hàng đơn vị thì cổ đông A được nhận 6 cổ phiếu. Số cổ phiếu lẻ 0,15 cổ phiếu được hủy.
    - Địa điểm thực hiện:
    + Đối với chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ phiếu phát hành thêm từ nguồn vốn chủ sở hữu tại Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký.
    + Đối với chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục phát hành thêm từ nguồn vốn chủ sở hữu tại CTCP Hợp Tác Kinh Tế & Xuất nhập khẩu Savimex -162 HT17, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh (vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6). Khi nhận cổ phiếu phát hành thêm từ nguồn vốn chủ sở hữu, đề nghị xuất trình bản gốc Chứng minh nhân dân hoặc Giấy ủy quyền hợp lệ (nếu không phải cổ đông trực tiếp đến nhận cổ tức).
  3. Gata87

    Gata87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    2.840
    Chiến tranh thương mại càng căng thẳng thì càng mua các dòng hưởng lợi này.
    + Diệt may ( TNG)
    + Thuỷ sản ( ANV, VHC)
    + Gỗ ( TTF)

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Chiến tranh thương mại leo thang, cơ hội nào cho doanh nghiệp dệt may và thủy sản?
    Theo nhận định của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tại báo cáo tháng 5, ngành tiện ích công cộng cùng với một số ngành nhỏ như dệt may và thủy sản có tăng trưởng về giá cổ phiếu vượt trội tính từ đầu năm. Đối với các ngành còn lại, kết quả còn tùy thuộc vào từng cổ phiếu. Điều này cũng tương tự với kết quả kinh doanh; bức tranh tổng thể có thể không hứa hẹn, nhưng vẫn có một số điểm sáng.

    Cùng với đó, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh bắt đầu quá trình tăng thuế lên 300 tỉ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc thì dường như cổ phiếu thủy sản và dệt may lại được nhà đầu tư để ý hơn cả.

    Đó là việc Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ, cũng như thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào các ngành hàng này, qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại.

    Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 156,8 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 78,8 tỉ USD, tăng 5,8%, còn nhập khẩu đạt 78,1 tỉ USD, tăng 10,4% so với cùng kì năm 2018.

    Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các thị trường chủ lực, đạt kim ngạch 17,8 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm, tăng mạnh 28,4% so với cùng kì năm ngoái.

    Các ngành nghề có kim ngạch cao là điện thoại và linh kiện tăng 104,9%; giày dép tăng 9,4%; hàng dệt may tăng 8,5%, thủy sản 7,7%. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng.
    https://vietnambiz.vn/ket-qua-kinh-...a-thuy-san-van-tao-song-20190513001650009.htm

    • 16:00 Thứ ba, 14/05/2019
    'Việt Nam sẽ hưởng lợi nhất từ chuyển hướng đầu tư do chiến tranh thương mại'
    Theo VnEconomy

    Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ việc chuyển hướng đầu tư do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đang nổi lên như một điểm đến được yêu thích...

    "Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ việc chuyển hướng đầu tư do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi các công ty đang tìm cách thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng và chuyển bớt cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc. Nhiều công ty đa quốc gia đang lên kế hoạch đầu tư mới có thể sẽ áp dụng chiến lược "Trung Quốc +1" để đa dạng hóa và giảm mức độ dễ bị tổn thương trước bất kỳ căng thẳng thương mại nào trong tương lai. Trong bối cảnh này, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến "+1" được yêu thích".

    Ông Chua Hak Bin, Kinh tế trưởng Tập đoàn Maybank Kim Eng, nêu quan điểm với VnEconomy.

    "Vốn FDI vào Việt Nam vẫn sẽ tăng mạnh"

    Dựa vào đâu để nói Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thưa ông?

    Chúng tôi nghĩ rằng hầu hết các công ty đa quốc gia (MNC) sẽ tiếp tục cơ cấu lại chuỗi cung ứng của họ, áp dụng mạng lưới cung ứng linh hoạt hơn và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các quốc gia ASEAN sẽ có lợi khi các công ty đa quốc gia áp dụng chiến lược "Trung Quốc +1" và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.

    Trong bối cảnh này, Việt Nam nổi lên như một nước hưởng lợi lớn từ sự phá vỡ chuỗi cung ứng tập trung quá nhiều vào Trung Quốc như hiện nay. Ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được giảm bớt do sự dịch chuyển và đa dạng hóa trong hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu.

    Một số dữ liệu vĩ mô gần đây cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ sự thay đổi lớn này. Cụ thể, FDI trong 4 tháng đầu năm 2019 tại Việt Nam thiết lập kỷ lục mới là một ví dụ rõ ràng nhất. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh vốn đạt tới 7,45 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số liệu khác cũng phản ánh sự dịch chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam là góp vốn, mua cổ phần trong 4 tháng đầu năm đạt 7,1 tỷ, tăng hơn 3 lần so với 4 tháng đầu năm 2018.

    Việt Nam có thể được hưởng lợi từ sự chuyển hướng nhu cầu và xuất khẩu do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

    Ông Chua Hak Bin - Kinh tế trưởng Tập đoàn Maybank Kim Eng

    Tăng trưởng xuất khẩu tích cực của Việt Nam (+7,5% ngày 19 tháng 4; 5,1% trong quý 1/2019), trái ngược hoàn toàn với sự sụt giảm đang diễn ra ở tất cả các nước còn lại của châu Á, bao gồm Singapore (-8,9% trong quý 1/2019), Thái Lan (-1,6%), Hàn Quốc (-8,5%) và Đài Loan (-4,5%) tính theo USD.

    Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đối với những lĩnh vực thuộc diện bị xem xét và qui định bởi hàng rào thuế quan (cao hơn) với sản phẩm từ Trung Quốc, đang tăng mạnh mẽ. Đó là các mặt hàng trong lĩnh vực dệt may, đồ gỗ, các linh kiện máy tính và điện tử, điện thoại.

    Điều này cho thấy Việt Nam có thể được hưởng lợi từ sự chuyển hướng nhu cầu và xuất khẩu do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

    Chúng tôi cho rằng FDI vào Việt Nam vẫn sẽ tăng mạnh và hỗ trợ tăng trưởng GDP trong năm 2019.

    [​IMG]

    Ông Chua Hak Bin, Kinh tế gia trưởng, Tập đoàn Maybank Kim Eng

    Việt Nam, theo ông, vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực?

    Đúng. Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ việc chuyển hướng đầu tư do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi các công ty đang tìm cách thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng và chuyển bớt cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc.

    Trong khi Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore vẫn là những nhà đầu tư FDI lớn nhất, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng vốn FDI từ các công ty Trung Quốc kể từ đầu năm 2019.

    Trong bốn tháng đầu năm 2019, tổng vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng 210% so với năm trước, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào các dự án mới nhiều hơn gấp bốn lần (+470%). Chúng tôi hy vọng nguồn vốn FDI vẫn tiếp tục duy trì đà tăng và hỗ trợ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2019.

    Ngay cả khi thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung được ký kết trong những tháng tới, các công ty đa quốc gia đang lên kế hoạch đầu tư mới có thể sẽ áp dụng chiến lược "Trung Quốc+ 1" để đa dạng hóa và giảm mức độ dễ bị tổn thương trước bất kỳ căng thẳng thương mại nào trong tương lai. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến "+1" được yêu thích.

    Chúng tôi cho rằng FDI vào Việt Nam vẫn sẽ tăng mạnh và hỗ trợ tăng trưởng GDP trong năm 2019.

    Ông Chua Hak Bin - Kinh tế trưởng Tập đoàn Maybank Kim Eng

    Thế còn những rủi ro?

    Có hai rủi ro chính trong năm nay.

    Thứ nhất đó là xuất khẩu của Việt Nam có thể yếu hơn kì vọng, đặc biệt là nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận thương mại hoặc nếu nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm hơn so với các dự báo đầu năm.

    Thứ hai, đầu tư cơ sở hạ tầng có thể bị chậm lại do những bất ổn hoặc lo ngại liên quan đến việc xử lý các vụ tham nhũng hay các sai phạm trước đây. Tiến trình thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước và việc chuyển nhượng đất đai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các cuộc điều tra, rà soát hay xử lý.

    Trong bối cảnh này, Việt Nam có thể làm gì để tận dụng cơ hội, thúc đẩy thị trường phát triển?

    Việt Nam cần kiên định tiếp tục đầu tư, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc mở cửa sâu rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp tiếp cận nhanh hơn, hiệu quả hơn nguồn vốn sẵn có, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn tài chính trong nước có sự thắt chặt hơn (ví dụ tăng trưởng tín dụng thấp hơn và một số các quy định thắt chặt hơn trong cho vay).

    Chính phủ nên tiếp tục các cam kết thoái vốn quyết liệt tại các công ty, ngành nghề không mang tính chiến lược và nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty nhà nước đã niêm yết.

    Đối với chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể dần dần chuyển sang việc điều hành chính sách dựa trên qui luật thị trường và qui luật giá; dần xóa bỏ cách thức điều hành theo mục tăng trưởng tín dụng định lượng. Sự thay đổi như vậy sẽ giúp đảm bảo phân bổ vốn hiệu quả hơn và tạo ra một khu vực kinh tế tư nhân năng động hơn.

    Bao giờ nâng hạng thị trường chứng khoán?

    Giới đầu tư đang kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi của MSCI. Theo ông là khi nào Việt Nam được nâng hạng?

    Ủy ban Chứng khoán cũng như hai sở giao dịch đã rất nỗ lực trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Chính phủ, trong việc đưa thị trường Việt Nam tiệm cận các chuẩn mực của thị trường mới nổi, quy định bởi 2 đơn vị đánh giá chính là FTSE Russell và MSCI.

    FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào danh sách xem xét vào tháng 9 năm ngoái và nếu thuận lợi có thể công bố Việt Nam đạt chuẩn nâng hạng ngay trong tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, với MSCI có vẻ sẽ mất thời gian hơn. Chính vì vậy, trong cuộc họp vào đầu năm 2019, đại diện của Uỷ ban Chứng khoán cho rằng phải mất 1-2 năm nữa.

    Maybank Kim Eng và các khách hàng là các định chế tài chính lớn đã và đang rất tích cực hỗ trợ để Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình này.

    Nhận định gì về cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam khi được nâng hạng vào thời gian tới?

    Việt Nam có cơ hội tốt để được nâng hạng lên thành thị trường mới nổi từ mức thị trường cận biên hiện tại. Việc nới lỏng hơn nữa các quy định về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện thanh khoản thị trường và loại bỏ các biện pháp kiểm soát vốn không cần thiết sẽ giúp cho việc nâng hạng của Việt Nam.

    http://ndh.vn/-viet-nam-se-huong-lo...nh-thuong-mai--20190514035748112p145c151.news
  4. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    3.116
    xuc.
  5. MrDavas

    MrDavas Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    262
    mút
  6. Gata87

    Gata87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    2.840
  7. MrDavas

    MrDavas Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    262
  8. TechcomSecurities

    TechcomSecurities Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    19
    Hàng này rẻ quá mai e tư vấn nhà đầu tư vào hàng
  9. TechcomSecurities

    TechcomSecurities Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2019
    Đã được thích:
    19

    Thanks hwux ích
  10. MunMin_15

    MunMin_15 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2019
    Đã được thích:
    1.155
    Làn sóng dịch chuyển FDI về Việt Nam, cơ hội mở ra với Nam Tân Uyên (NTC)?
    [​IMG]
    Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong 4 tháng đầu năm, tổng số vốn FDI đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trên cả nước đạt hơn 7,4 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI thực hiện ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.

    Trong 4 tháng qua, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 24,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hiệp định CPTPP được ký kết, cũng như câu chuyện chiến tranh thương mại leo thang đang khiến dòng vốn FDI từ nhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc có xu hướng đổ mạnh vào Việt Nam.

    Dòng vốn FDI gia tăng mạnh mẽ mang đến cơ hội cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp bất động sản hạ tầng, khu công nghiệp và CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) là ví dụ điển hình với lợi nhuận bứt phá mạnh trong nhiều năm qua. Kết thúc năm 2018, NTC ghi nhận 470 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 3,3 lần so với năm trước đó.

    Trên sàn chứng khoán, NTC là một trong những cổ phiếu tăng trưởng ổn định nhất trong nhiều năm qua. Sự tăng trưởng của NTC bên cạnh yếu tố chính là hưởng lợi từ làn sóng FDI, còn đến từ tình hình tài chính lành mạnh và khả năng mở rộng quỹ đất từ tập đoàn cao su.

    [​IMG]
    Diễn biến cổ phiếu NTC từ khi lên sàn tới nay

    Nắm giữ hơn 1.300 tỷ tiền mặt, chi trả cổ tức tiền mặt cao hàng đầu thị trường

    Tính đến cuối quý 1/2018, NTC có lượng tiền mặt hơn 1.300 tỷ đồng, trong khi nợ vay chỉ hơn 11 tỷ đồng. Lượng tiền mặt lớn như vậy giúp NTC mỗi năm có thêm khoản tiền không nhỏ từ lãi suất ngân hàng. Việc sở hữu số dư tiền lớn còn giúp công ty không cần huy động thêm vốn để triển khai các dự án mới.

    Những năm qua, NTC cũng là doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền mặt hàng đầu trên sàn chứng khoán. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 của NTC lên tới 60% và đến năm 2018, con số còn lên tới 100% bằng tiền mặt. Trong năm 2019 NTC tiếp tục lên kế hoạch chia cổ tức 200%, tương ứng số tiền chi ra là 320 tỷ đồng. Điều này thể hiện dòng tiền của NTC là rất tốt, sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận cho cổ đông.

    NTC hiện đang đầu tư vào 10 công ty liên doanh liên kết cũng làm Bất động sản khu công nghiệp. Khoản đầu tư này của NTC mang lại cổ tức rất lớn và tăng dần theo từng năm do các công ty liên doanh liên kết làm ăn thuận lợi, mở rộng liên tục quỹ đất cho thuê. Trong năm 2018 khoản đầu tư này mang lại 67,08 tỷ cổ tức và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2019. Riêng trong quý 1/2019 tiền cổ tức từ các công ty này đã lên đến 36,5 tỷ đồng.

    [​IMG]
    NTC nhận cổ tức lớn từ các công ty liên kết trong năm 2018

    Tiềm năng dài hạn với quỹ đất từ tập đoàn cao su

    Dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động vào năm 2019 với diện tích cho thuê là 255 ha. Dự án được kì vọng sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn trong vòng 4-5 năm tới với ước tính tổng doanh thu lên đến 5.100 tỷ đồng và tổng lợi nhuận 4.200 tỷ đồng trong vòng 50 năm.

    Một lợi thế của NTC là có khả năng mở rộng quỹ đất trong dài hạn. Với sự hỗ trợ từ tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) và Phước Hòa (PHR) nên trong những năm qua NTC đã có được quỹ đất rộng với chi phí thấp và thời gian triển khai rất nhanh nhờ vào việc mua lại đất trồng cây cao su từ PHR và chuyển đổi thành Khu công nghiệp.

    Do vậy, NTC không cần tốn nhiều chi phí và thời gian trong việc giải tỏa, san lấp mặt bằng. Đây là một lợi thế vô cùng lớn giúp biên lợi nhuận gộp của NTC luôn ở mức cao, do chi phí san lấp, giải tỏa mặt bằng chỉ bằng khoảng 1/5 so với các doanh nghiệp khác. Hiện nay PHR vẫn đang tiếp tục có kế hoạch chuyển đổi thêm 1.500 ha/năm đất trồng cây cao su làm đất khu công nghiệp. NTC và những công ty trong Tập đoàn cao su Việt Nam sẽ được ưu tiên nhận quỹ đất nếu có nhu cầu mở rộng.

    Với các tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bền vững, hưởng lợi lớn từ làn sóng dịch chuyển khu công nghiệp, NTC đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê từ đầu năm 2019 đến nay, NTC đã được các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 300.000 cổ phiếu, tương ứng gần 2% vốn điều lệ công ty.

    Thời gian gần đây, TTCK toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi diễn biến đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Giới phân tích cho rằng đàm phán thương mại sẽ không kết thúc một sớm một chiều. Do đó, dòng tiền đầu tư có xu hướng tìm kiếm những cổ phiếu "tránh bão" và nhóm bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp là một trong những lựa chọn được chú ý.

    Link: http://cafef.vn/lan-song-dich-chuye...ra-voi-nam-tan-uyen-ntc-20190513083759095.chn

Chia sẻ trang này