Đọc báo dạo theo nhịp thị trường mỗi ngày

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi scorpio1511, 19/04/2022.

3766 người đang online, trong đó có 207 thành viên. 07:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 732254 lượt đọc và 1971 bài trả lời
  1. rose9

    rose9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2021
    Đã được thích:
    16.405
    Em mời lão đại và cả nhà ~o)~o)~o)
    scorpio1511quangkien1989 thích bài này.
  2. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.249
    Lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng
    Nhiều ngân hàng đang tăng mạnh lãi suất tiết kiệm sau khi đã có đợt điều chỉnh đầu tháng 5, trong đó mức cao nhất là 0,6%.

    Những ngày giữa tháng 5, có đến 11 trong số 34 ngân hàng được VnExpress khảo sát đã tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, nhiều nhà băng đưa ra biên độ điều chỉnh trên 0,3% một năm như NCB, GPBank, Sacombank, VietABank...

    Thay vì chỉ tăng lãi suất các kỳ gửi dài hạn như những đợt trước, hiện nhiều đơn vị gần như điều chỉnh ở tất cả kỳ hạn. CBBank tăng thêm 0,15-0,4% một năm cho lãi suất các kỳ hạn thông dụng, kể cả giao dịch tại quầy và online. Đợt điều chỉnh này đưa ngân hàng lên vị trí thứ hai về lãi suất tiết kiệm tại quầy và thứ ba với giao dịch online (trước đó, lãi suất của CBBank vẫn luôn nằm trong nhóm cao nhất thị trường).

    SCB cũng vừa tăng lãi suất thêm 0,5% một năm cho tiết kiệm 12 tháng cả tại quầy và online. Động thái trên đưa ngân hàng này lên ngôi quán quân lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng toàn thị trường. Suốt thời gian qua, vị trí trên thuộc về NamABank với mức 7,2% một năm nhưng chỉ áp dụng cho kênh online.

    Ngoài ra trong đợt này, SCB còn tăng lãi suất thêm 0,15% một năm cho kỳ gửi 1 và 3 tháng, tăng 0,3% một năm cho kỳ 6 và 9 tháng tại quầy. Trên kênh online, ngân hàng này tăng 0,4% một năm vào lãi suất tiết kiệm 6 và 9 tháng.

    [​IMG]
    Giao dịch tại Ngân hàng VIB, trụ sở 16 Phan Chu Trinh. Ảnh: Giang Huy

    Trong nhóm các nhà băng có vốn hóa lớn, Techcombank thường xuyên điều chỉnh lãi suất tiết kiệm từ đầu năm đến nay, dẫu tăng giảm không đồng đều. Đợt này, ngân hàng tăng 0,1-0,3% một năm cho lãi suất các kỳ 1, 3, 6 và 12 tháng gửi online. Riêng tiền gửi 9 tháng tăng 0,5% một năm.

    ACB cũng chọn điều chỉnh lãi suất cho các giao dịch online. Ngân hàng này cộng thêm 0,05% cho kỳ 9 và 12 tháng, kỳ gửi 3 và 6 tháng tăng 0,5% một năm. Riêng tiết kiệm 1 tháng online tăng lãi thêm 0,6% một năm.

    Từ đầu năm đến nay, tăng lãi suất tiết kiệm trở thành xu hướng chủ đạo của ngành ngân hàng. Nhờ đó, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong quý đầu năm tăng 2,15% so với cùng kỳ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước.

    Trong báo cáo cập nhật quý, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự đoán lãi suất huy động có thể tăng 0,5-1% trong năm nay. Trước đó, đơn vị này từng dự báo thị trường xuất hiện xu hướng chuyển từ gửi tiền kỳ hạn dài sang không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn. Các ngân hàng ghi nhận lượng khách hàng thường xuyên tăng nhanh như Techcombank, MBBank, TPBank... sẽ có được nguồn vốn huy động dồi dào hơn và giảm được chi phí vốn trong dài hạn.

    Về dài hạn, Chứng khoán MB (MBS) dự đoán trung hạn giai đoạn 2022-2025 khi kinh tế trong nước và quốc tế hồi phục, lãi suất huy động có thể tăng trở lại vì nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng lên để đáp ứng cho sản xuất kinh doanh phục hồi sau dịch bệnh.

    Dưới đây là mức lãi suất sắp xếp từ cao tới thấp được niêm yết chính thức (cho khoản tiền dưới 1 tỷ đồng), không tính thỏa thuận thực tế của ngân hàng với từng khách (khách quen, VIP, gửi tiền nhiều - nhưng dưới một tỷ). Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

    Tính riêng kỳ hạn 12 tháng giao dịch tại quầy, gần một nửa nhà băng trả lãi trên 6% một năm, tỷ lệ trên với giao dịch online khoảng gần hai phần ba.
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.249
    Thị trường điều chỉnh đẹp !
    VHM
    VIC hết đè cái VNI xanh luôn
    rose9scorpio1511 thích bài này.
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.249
    Giá Terra (LUNA) hôm nay 17/05/2022 là $0.000187 với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $2,885,715,140.
    Bác nào mạo hiểm bỏ thử 100$ mua em này chơi
    Xem 1 tháng được hay mất nhé ![/QUOTE]
    -------
    Giá LINA (LINA) hôm nay là $0.007550 với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $41,433.26.

    Xem thử giá hôm qua: $0.000187
    Giá hôm nay: $0.007550

    Tăng bao nhiêu lần nhỉ ???
    --- Gộp bài viết, 18/05/2022, Bài cũ: 18/05/2022 ---
    Sắp đến giờ ăn cơm
    Kéo tiếp nào !
  5. sunteccons

    sunteccons Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2021
    Đã được thích:
    1.771
    Iem mua rồi, Nó về 0.1 thành tỷ phú vnđ nghe anh. Kkk
    rose9 thích bài này.
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.249
    Với 100$ thì giống như mua vé số cho vui vậy thôi - không bằng 1 phiên sàn chứng khoán
    Nhưng nếu nó về 0.1 thì lợi nhuận cũng khủng đấy
    Tiền số sẽ ngày càng phát triển - chỉ có những đồng lỗi thời sẽ bị đào thải thay bằng những đồng mới ưu việt hơn
    --- Gộp bài viết, 18/05/2022, Bài cũ: 18/05/2022 ---
    Quay lại với món chứng ung - chiều nay có khả năng kéo tiếp nhé !
    Thanh khoản đến giờ là tốt, chưa có dấu hiệu tháo cống
    Sẽ lên từ từ trong nghi ngờ
    --- Gộp bài viết, 18/05/2022 ---
    Quan sát trụ VNi30 đợt này lái quốc gia rất đểu
    Nó kê giá mua - bán kênh nhau -1.0 -1.5
    Nên khi nó thíc đạp thì bán xuống: giảm ngay
    Thích kéo chỉ cần mua lên: tăng ngay
    Mà tốn ít tiền đạp - kéo
    --- Gộp bài viết, 18/05/2022 ---
    Cuối phiên lại kéo trụ về tham chiếu - để sức cho ngày mai
  7. rose9

    rose9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2021
    Đã được thích:
    16.405
    Anh Thắm lại lau sàn :-w
    scorpio1511 thích bài này.
  8. rose9

    rose9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2021
    Đã được thích:
    16.405
    Em mời lão đại và cả nhà ~o)~o)~o)
    quangkien1989 thích bài này.
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.249
    Nhân chuyện 2 ông trùm của sàn rùng mình
    Tôi xin kể chuyện năm 2008 và tự doanh cũng như tư vấn phát hành để thấy được mặt trái của thị trường
    -----
    Năm 2001 - 2006 lúc đó anh H.lùn là trùm tư vấn niêm yết + bảo lãnh phát hành
    Công ty của anh ý cũng là trùm tự doanh
    Thế nên có hiện tượng: công ty nào muốn tư vấn niêm yết thì phải bán cho anh 1 đống cp trước khi lên sàn
    Lúc đó thị trường mới nên nguồn cung cổ rất khan hiếm
    Thế nên bất kỳ công ty nào lên sàn cũng được kéo thẳng đứng lên 30 -50 lần giá niêm yết. Thế nên giá cp trên trời 300k - 500k/cp
    Lúc đó mảng tự doanh của anh H lùn tha hồ chốt lời, kiếm tiền chính ở mảng này
    ------
    Mảng tư vấn phát hành cũng thế
    Công ty lỗ lòi ra - thế mà luật vẫn cho phép in hàng tỷ tấn giấy đổi lấy tiền
    Thế nên các công ty phát hành - cty chứng khoán - tự doanh thi nhau in giấy đổi lấy tiền thật
    --------
    Ở nước ngoài không có chuyện công ty chứng khoán vừa tư vấn cho khách hàng - vừa mua chính cp mà khách hàng mua ( nếu có sập chúng nó biết tin chạy trước, khách hàng ôm bom )
    Nó tách bạch ra các công ty quản lý quỹ
    Ngay cả nhân viên trong công ty ql quỹ cũng cấm không được mua ( tiền cá nhân ) cổ phiếu nằm trong danh mục tư vấn cho khách hàng
    -----
    Còn ở xứ thiên đường hiện nay công ty chứng khoán vẫn ôm mảng tự doanh
    Tư vấn cho khách hàng tay trái - tự doanh và đổ bô vào khách hàng bằng mảng tự doanh tay phải
    ------
    Tôi cũng đã nghiên cứu quy trình thành lập quỹ, công ty kd chứng khoán cá nhân
    Nhưng về cơ bản là đóng cửa thiên đường
    Cá nhân đừng có mơ động vào

    Ôi ! Thiên đường của chúng ta !
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.249
    Cần tách mảng tự doanh khỏi công ty chứng khoán
    Xuất hiện xu hướng công ty chứng khoán nên tách mảng tự doanh ra thành một công ty quản lý quỹ đầu tư độc lập.

    Mô hình hoạt động của các công ty chứng khoán (CTCK) hiện nay được nhiều nhà đầu tư nhìn nhận là chưa chuyên nghiệp và ít nhiều không minh bạch. Sở dĩ có nhận định này vì hầu hết CTCK vừa tự doanh (tự mua bán chứng khoán) lại kiêm luôn công việc tư vấn, khuyến cáo nhà đầu tư mua bán cổ phiếu.

    Thị trường lên xuống do CTCK

    Luồng tiền vào kênh chứng khoán hiện nay chủ yếu từ các nguồn: nhà đầu tư cá nhân, khối nhà đầu tư ngoại, các tổ chức tài chính, mảng tự doanh của các CTCK… Nghĩa là ở CTCK cũng có bộ phận mua bán cổ phiếu trên thị trường và điều này đang tạo ra một dấu hỏi về tính khách quan trong hoạt động của CTCK.

    Anh Lê Ba, nhà đầu tư cổ phiếu ở sàn Beta (TP.HCM), đặt câu hỏi: Hằng ngày, các CTCK cũng mua vào bán ra cổ phiếu và danh mục đầu tư của họ được xem là bí mật kinh doanh. Nhưng cũng chính CTCK là người tư vấn, môi giới, khuyến cáo các nhà đầu tư khác đầu tư kinh doanh cổ phiếu. Vậy tính khách quan của CTCK đóng vai trò là một đơn vị trung gian trong kênh đầu tư ở đâu?

    Theo thống kê chưa chính thức thì hiện nay ở kênh chứng khoán có gần 80% số tài khoản là của nhà đầu tư nhỏ. Nếu vậy thì những nhà đầu tư nhỏ là những người thiệt thòi nhất ở thị trường vì họ không có nhiều lợi thế về thông tin, nội bộ doanh nghiệp niêm yết giống như bộ phận tự doanh của CTCK.

    Thực tế thị trường cũng chứng minh điều này khi xu hướng tăng giảm các chỉ số, các mã cổ phiếu là do nguồn tiền của các tổ chức tài chính lớn, trong đó có mảng tự doanh của CTCK tham gia.

    Như mới đây, cổ phiếu Tập đoàn FIDECO trên sàn TP.HCM tăng trần liên tục dù thị trường đang trong xu hướng giảm điểm là một ví dụ. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Hữu Chinh, Chủ tịch tập đoàn này, cho biết việc cổ phiếu FDC tăng một phần là do giá trị doanh nghiệp như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hấp dẫn, tiềm năng về đất… Nhưng bên cạnh đó ông Chinh cũng thừa nhận việc cổ phiếu FDC tăng giá là do có 10 CTCK tham gia mua vào.

    Không chỉ có mỗi cổ phiếu FDC mà theo dõi trên hai sàn chính, nhiều cổ phiếu khác cũng tăng giá vùn vụt bất thường dù khi giải trình các doanh nghiệp niêm yết cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn bình thường, không có biến động lớn.

    Nên tách bạch

    Thị trường chứng khoán đã vận hành được 10 năm, lúc này có nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc các CTCK nên tách bạch mảng tự doanh ra độc lập.

    Một quan chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết khi xây dựng kênh chứng khoán, các nhà làm luật muốn CTCK là một ngân hàng đầu tư để giúp thị trường vốn vận hành. Vì thế trong Luật Chứng khoán và nhiều quy định khác cũng xem như vậy, thậm chí khi cấp phép cho CTCK hoạt động, cấp quản lý cũng cấp phép mảng tự doanh bên cạnh chuyên môn tư vấn, môi giới… Nhưng cũng chính ông này cho rằng khi kênh vốn phát triển thì vai trò, vị trí của CTCK cũng nên thay đổi theo hướng giúp thị trường minh bạch.

    Nhiều chuyên gia chứng khoán cũng cho rằng để mảng tự doanh còn ở CTCK thì thị trường vẫn còn tranh tối tranh sáng.

    Thực tế hiện nay ở kênh vốn cũng đã có CTCK thành lập quỹ đầu tư. Như CTCK SSI đã thành lập Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI. Việc lập quỹ này được các chuyên gia đánh giá là một bước đi tiên phong về thay đổi mô hình nhưng trên hết từ việc này mà những khuyến cáo đầu tư, nhận định thị trường của CTCK SSI đã không còn được đánh đồng là cổ súy nhà đầu tư nhìn về một hướng mà đã mang tính độc lập, khách quan hơn.


    Theo - Pháp luật
    quangkien1989rose9 thích bài này.

Chia sẻ trang này