Đọc báo dạo theo nhịp thị trường mỗi ngày

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi scorpio1511, 19/04/2022.

7705 người đang online, trong đó có 1055 thành viên. 10:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 732469 lượt đọc và 1971 bài trả lời
  1. Khoaxda

    Khoaxda Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2021
    Đã được thích:
    458
    Sư phụ cho em theo học thầy ngoài đời với ạ
  2. sapo2020

    sapo2020 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/12/2019
    Đã được thích:
    1.460
    E thì bay gọn lãi năm ngoái bác ạ.
    Năm mới tới rồi
    Chúc bác và các ace mạnh khoẻ và thành công
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Ngày đầu khai xuân !
    Thủ tướng đã ấn nút khởi công 12 dự án thành phần cao tốc bắc- Nam
    Trong đó, đề xuất phân chia 12 dự án thành phần thành 25 gói thầu xây lắp có giá trị từ 3.000 - 8000 tỷ đồng .
    Như vậy sẽ có khoảng 200k tỷ đồng được bơm vào thị trường qua kênh này tạo thanh khoản cho thị trường và cứu BĐS
    H.H.H và D.G>T đã tém !
    Năm mới !
    Thắng lợi mới !
    :drm1 :drm :drm1
    sapo2020, scorpio1511, Lavici1 người khác thích bài này.
    Daodauvang đã loan bài này
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Nỗi đau không chỉ của nhỏ lẻ
    Mà cá mập còn đau hơn hoạn !
    -------
    Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trong năm 2022, hàng loạt “cá mập” chìm trong thua lỗ
    03-01-2023 - 09:53 AM |
    [​IMG]
    Hầu hết các quỹ đầu tư lớn trên thị trường đều có hiệu suất âm, thậm chí có những cái tên lỗ đến trên 40% trong năm 2022.
    Thị trường chứng khoán đã khép lại một năm đầy sóng gió với VN-Index mất gần 33% và lọt top các chỉ số giảm mạnh nhất thế giới. Nhiều cổ phiếu mất nửa thị giá, thậm chí “bốc hơi” 70-80% sau một năm. Không chỉ nhà đầu tư cá nhân, các “cá mập” trên thị trường cũng đành ngậm ngùi lỗ nặng trong năm 2022.

    Với đặc thù mô phỏng theo rổ chỉ số nhất định, các quỹ ETF có phần khó xoay sở hơn trước những biến động không thuận lợi của thị trường chung. Hầu hết các ETF đều lỗ sâu hơn mức giảm của VN-Index, thậm chí bộ đôi VNM ETF, FTSE Vietnam ETF còn có hiệu suất âm 45-50% trong năm qua. Fubon ETF, SSIAM VNFinLead ETF, DCVFM VN30 ETF đều lỗ trên 30% từ đầu năm trong khi DCVFM VNDiamond ETF khả quan nhất cũng có hiệu suất âm gần 21%.

    Mặc dù hiệu suất đầu tư không mấy khả quan nhưng các quỹ ETF vẫn hút tiền rất mạnh và đóng góp lớn vào việc kéo khối ngoại trở lại TTCK Việt Nam. Trong năm qua, các quỹ ETF đã hút ròng hơn 1 tỷ USD với 2 “đầu tàu” là Fubon ETF và DCVFM VNDiamond ETF. Fubon ETF vẫn không ngừng gọi thêm vốn từ khu vực Đông Á để đầu tư vào Việt Nam trong khi DCVFM VNDiamond ETF hút tiền rất mạnh từ Thái Lan qua kênh DR.



    [​IMG]


    Các quỹ chủ động dù có phần linh hoạt hơn nhưng cũng có hiệu suất khá tệ. JPMorgan VOF cùng bộ đôi VEIL và DCDS của Dragon Capital đều lỗ sâu hơn mức giảm của VN-Index và VN30-Index. Mặc dù chiến thắng 2 chỉ số chính nhưng VOF VinaCapital, KIM Vietnam Korea, Pyn Elite Fund và Lion Global Vietnam Fund cũng đều lỗ trên 25%. Quỹ ngoại đến từ Phần Lan Pyn Elite thậm chí còn ghi nhận hiệu suất tệ nhất kể từ khi đầu tư vào Việt Nam năm 2013.

    Ngoài DCDS có phân bổ tài sản vào trái phiếu và VOF VinaCapital đầu tư vào “private equity”, hầu hết các quỹ đầu tư trên đều thường xuyên trong trạng thái “full” cổ phiếu. Điều này khiến các “cá mập” không thể đi ngược xu hướng của thị trường dù vẫn miệt mài cơ cấu danh mục nhằm thích ứng với những biến động.

    Mặc dù hiệu suất đầu tư không mấy khả quan nhưng các quỹ ngoại vẫn đánh giá cao triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam. Minh chứng rõ ràng nhất là động thái mua ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong 2 tháng cuối năm. Giá trị mua ròng trên HoSE lũy kế cả năm 2022 đạt gần 27.000 tỷ đồng. Tính chung trên cả 3 sàn, con số này thậm chí còn lên đến 29.000 tỷ đồng.



    [​IMG]


    Theo ông Petri Deryng – người đứng đầu Pyn Elite Fund, diễn biến trồi sụt của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay là điều bất thường. Đặc biệt, trong quý 3, đồng VND mất giá, lãi suất tăng cộng thêm việc thị trường TPDN dường như “đóng băng” khiến kênh cổ phiếu chịu áp lực bán tháo. So sánh với các thị trường khác trong khu vực ASEAN, không thị trường nào có mức giảm tương tự. Do đó, TTCK Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại khi các vấn đề đang dần được khắc phục.

    Ông Petri Deryng cho rằng những ngày “giông bão” mà TTCK Việt Nam vừa trải qua sẽ mang lại triển vọng lợi nhuận tươi sáng trong năm tới. “Niềm tin của nhà đầu tư được cải thiện, chúng ta có thể kỳ vọng VN-Index sẽ đi theo lộ trình tăng trưởng của nền kinh tế và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp trong 12 tháng tới. Trong số các nước ASEAN, triển vọng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Việt Nam là mạnh mẽ nhất ” – sếp PYN Elite nhấn mạnh.
    Lavicisunteccons thích bài này.
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Bung nóc !
    ~o) 8-| ~o)
    scorpio1511, Lavici, sapo20202 người khác thích bài này.
  6. sunteccons

    sunteccons Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2021
    Đã được thích:
    1.771
    Mấy con đệ cầm nó vẫn quyết tâm đứng im, :x:x:x. May con của anh Thuấn chịu ce chứ ko móm mõ luôn chúa đảo.
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 35,9 nghìn tỷ năm 2022, mặt bằng lãi suất cao là trở ngại trong 2023
    Kiều Trang -
    Nhà đầu tư cá nhân đã bán ròng 35,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 36% quy mô mua ròng của họ trong giai đoạn “tiền rẻ” 2020-2021. Với lãi suất dự kiến tiếp tục duy trì ở nền cao trong năm 2023, dự báo dòng tiền cá nhân khó có thể tích cực trở lại...
    [​IMG]
    Từ đầu năm 2022 khi lãi suất chịu áp lực tăng cao, nhà đầu tư cá nhân đã bán ròng tổng cộng 35,9 nghìn tỷ, tương đương khoảng 36% quy mô mua ròng của họ trong giai đoạn “tiền rẻ” 2020-2021, theo số liệu thống kê mới nhất từ FiinGroup.

    CÁ NHÂN BÁN RÒNG, KHỐI NGOẠI TUNG TIỀN GOM
    Nhà đầu tư cá nhân bán ròng mạnh trong tháng 11-12/2022 và đóng góp tương đối vào giá trị bán ròng này là động thái bán giải chấp của công ty chứng khoán đối với cổ phiếu nắm giữ bởi ban lãnh đạo hay cổ đông lớn ở 1 số doanh nghiệp bất động sản như NVL, PDR và bán tài sản có thanh khoản chủ yếu là cổ phiếu của một số chủ doanh nghiệp để cân đối dòng tiền cho các hoạt động khác, trong đó có đáo hạn/mua lại trái phiếu trước hạn.

    Trong đó, nhóm này bán ròng nhiều nhất tập trung ở Ngân hàng với giá trị ròng lên tới 16.378 tỷ đồng, tiếp theo là Thực phẩm đồ uống 7.111 tỷ đồng, Hóa chất 5.900 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại họ mua ròng Bất động sản 6.416 tỷ đồng; Tài nguyên Cơ bản 3.885 tỷ đồng và Vật liệu Xây dựng 272 tỷ đồng.

    Top cổ phiếu nhà đầu tư cá nhân bán ròng nhiều gồm: STB 4.318 tỷ đồng; CTG 4.084 tỷ đồng; VNM 2.858 tỷ đồng; FPT 2.835 tỷ đồng; DGC 2.119 tỷ đồng; GAS 2.114 tỷ đồng; NLG 1.945 tỷ đồng; PNJ 1.863 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại họ mua ròng NVL giá trị ròng 6.813 tỷ đồng; VIC 6.032 tỷ đồng; DIG 3.990 tỷ đồng; HPG 3.915 tỷ đồng; MSN 1.954 tỷ đồng; CII 1.231 tỷ đồng; VSC 1.024 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Đối ứng với đó là nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng mạnh là điểm sáng vào 2 tháng cuối năm 2022 với giá trị ròng lên tới gần 29.000 tỷ đồng.

    Nhìn lại lịch sử, nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng giải ngân mạnh khi P/E giảm mạnh về vùng thấp. Khối ngoại đã mua ròng hơn 27 nghìn tỷ đồng từ đầu tháng 11/2022 khi định giá thị trường giảm về vùng thấp với P/E quanh mức 10x.

    Dòng tiền từ các quỹ ETFs, đặc biệt là từ quỹ Fubon FTSE Vietnam vào ròng 12,3 nghìn tỷ và dòng tiền vào thông qua quỹ VNFM VNDiamond ETF 7,8 nghìn tỷ đồng, đóng góp hơn 2/3 giá trị mua ròng của khối ngoại trong giai đoạn vừa qua. "Dòng tiền ETF thường có đặc tính “vào nhanh ra nhanh” và do đó, nhà đầu tư cần theo dõi động thái giao dịch của các quỹ ETFs trong năm 2023", FiinGroup khuyến nghị.

    [​IMG]
    Năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng các cổ phiếu vốn hóa lớn VN30, trung bình VNMID và nhỏ VNSML sau khi bán ròng 4 năm trước đó.

    Đáng chú ý, họ mua ròng mạnh nhất nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình VNMID, chủ yếu là các doanh nghiệp bất động sản quy mô vừa (NLG, KBC, HDG) và DN Hóa chất đầu ngành (DGC, DPM, DCM). Trước đó, cổ phiếu ưa thích của khối ngoại chủ yếu thuộc nhóm vốn hóa lớn VN30.

    Điểm tích cực là khối ngoại mua ở hầu hết các ngành (17/19 ngành) trong năm 2022 và bán ròng năm thứ 2 liên tiếp với cổ phiếu ngành Tài nguyên cơ bản (Thép) và Ô tô và phụ tùng.

    Ngân hàng là ngành được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong năm 2022, trái ngược với giai đoạn 2018-2019 Bất động sản là ngành được khối ngoại mua ròng mạnh nhất.

    DÒNG TIỀN CÁ NHÂN KHÓ TÍCH CỰC NĂM 2023
    Lực đẩy chính cho thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam là dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân, chiếm tỷ trọng gần 85% tổng giá trị giao dịch trên HOSE trong năm 2022.

    Nhìn lại năm 2022, thanh khoản sụt giảm gắn với thực tế dòng tiền quay về khu vực sản xuất kinh doanh sau khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn từ 15/3/2022, các biện pháp lành mạnh hóa thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp từ tháng 4/2022; và đặc biệt là xu hướng lãi suất trong và ngoài nước tăng mạnh các tháng gần đây, khiến cho dòng tiền quay lại kênh tiết kiệm, chi phí vốn của doanh nghiệp tăng cũng như tác động trực tiếp đến thanh khoản hệ thống tài chính và dòng tiền vào chứng khoán.

    Với lãi suất dự kiến tiếp tục duy trì ở nền cao trong năm 2023, FiinFroup dự báo dòng tiền của cá nhân khó có thể tích cực trở lại.

    Năm 2022 là năm kỷ lục về giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài, đạt gần 29 nghìn tỷ đồng, và có sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền từ các quỹ ETFs (đặc biệt là quỹ Fubon FTSE Vietnam từ Đài Loan), đóng góp tới 70%.

    FiinGroup kỳ vọng xu hướng mua ròng vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2023 với giả định FED sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất và do đó không gây ra xáo trộn lớn về dòng vốn ngoại ở các thị trường cận biên/mới nổi, bao gồm Việt Nam.

    Ngoài ra, nền định giá thấp của thị trường chứng khoán Việt Nam được coi là yếu tố hấp dẫn dòng vốn ngoại tiếp tục quay trở lại. Tuy nhiên, phần lớn dòng tiền ETF đến từ khu vực Châu Á (Đài Loan, Thái Lan) và thiếu sự ổn định là điểm cần lưu ý về dòng vốn ngoại trong giai đoạn gần đây.

    [​IMG]
    Về mặt định giá, P/E toàn thị trường giảm -40% so với cuối tháng 3/2022 khi VN-Index đạt đỉnh lịch sử về mức 10,6x tại ngày 30/12/2022, tương đương vùng đáy giai đoạn 2015-nay. Trong đó, P/E của Ngân hàng và khối Phi tài chính cùng giảm sâu, lần lượt là -39% và -43%

    VN-Index giảm -34% từ đỉnh với định giá giảm tương ứng (P/E -40%) cho thấy nếu bối cảnh vĩ mô không chuyển biến xấu đi, khả năng thị trường điều chỉnh sâu trong năm 2023 là không lớn.

    Xét riêng khối Phi tài chính, mặt bằng giá cổ phiếu giảm -47% so với tháng 3/2022, trong đó P/E gần như chia đôi từ 24,1x về 12,8x và lợi nhuận chỉ tăng +8%. Cần lưu ý rằng lợi nhuận sau thuế của khối Phi tài chính được đóng góp lớn (>50%) bởi các ngành mang tính chu kỳ như Bất động sản, Thép, Hóa chất, Bán lẻ với triển vọng lợi nhuận kém.

    Do đó, với mặt bằng giá hiện tại, P/E của khối Phi tài chính sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên mức tăng không đáng kể do P/E đã giảm mạnh về vùng thấp.
    DoanKysapo2020 thích bài này.
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Khi ae vẫn chưa hoàn hồn với đáy 8xx của năm 2022
    Thì VNI đã bứt phá lên 1100 trước phiên đóng cửa Quỹ Mão và tiến tới 1150 sau tết
    H.P.G và các mã thép + BĐS đã phi 20 -50%
    Như tôi đã tích lũy dần và vứt đó với các mã dài hạn - cai nghiện không vào đây chém gió thường xuyên
    Hy vọng năm 2023 thu hoạch !

    @};- :drm@};-:drm
    --- Gộp bài viết, 18/01/2023, Bài cũ: 18/01/2023 ---
    KHAI XUÂN ĐẦU NĂM MỚI QUÝ MÃO
    HÃY BĂT ĐẦU BẰNG NHỮNG PENNY !
    Lavici, scorpio1511sapo2020 thích bài này.
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Lần đầu tiên chưa có tiền lệ ở VN
    Chợt nhớ câu nói của ành 3 năm trước
    -------
    Có ông 14-15 sân sau, đừng nói Thủ tướng không biết’

    [​IMG] - Nhắc đến tình trạng sân trước sân sau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý có người không những 1 sân trước mà 4, 5 sân sau, thậm chí 14 -15 sân sau.

    Nếu có 'sân trước, sân sau' trong DNNN, siêu Ủy ban sẽ giải quyết

    Xóa ‘sân sau’ của bộ ngành bằng siêu ủy ban quản 2 triệu tỷ đồng

    Phát biểu kết luận hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty diễn ra sáng nay, Thủ tướng ghi nhận thời gian qua, việc cơ cấu lại DNNN được đẩy mạnh, số lượng được thu gọn hơn, từ trên 12.000 xuống còn dưới 600, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt.

    Cơ chế hoạt động của các DNNN đổi mới theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch hơn, hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh được nâng lên.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
    Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của nhiều DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực; còn nợ xấu, thua lỗ, thất thoát lớn, quản trị còn yếu kém...

    Thủ tướng cho rằng nếu quản trị tốt hơn, đầu tư, nhất là ứng dụng KHCN tốt hơn thì đóng góp tốt hơn nữa. Đây là những điều Chính phủ rất trăn trở.

    “Tôi ở Chính phủ 3 nhiệm kỳ rồi, tôi thấy nhiều lần nghe thường vụ đảng uỷ nói rằng nhiều ông ở tù. Nếu thanh tra, kiểm tra nghiêm túc thì rất nguy. Tức là bên trong có rất nhiều vấn đề”, Thủ tướng lưu ý giám sát, thanh tra, kiểm tra nội bộ của các DNNN có vấn đề để thất thoát, tham nhũng lớn trong nhiều đơn vị.

    Thủ tướng nêu hàng loạt bất cập trong quản trị DNNN như tình trạng không chịu học hỏi, nghiên cứu đổi mới, bổn cũ chép lại, "bình cũ rượu mới", tình trạng sân trước sân sau.

    “Không những 1 sân trước mà 4,5 sân sau. Có ông 14 -15 cái sân sau, đừng nói Thủ tướng không biết”, Thủ tướng nhấn mạnh tình trạng như vậy không phải cơ quan chức năng không biết và đề nghị các DNNN phải nhìn vào các yếu kém của mình để chấn chỉnh.

    Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý tình trạng cổ phần hoá chậm cũng như việc đầu tư phát triển KHCH trong các DNNN phải xem là “then chốt” chứ không phải “then chót”.

    Tư tưởng yên vị kìm hãm tiến độ đổi mới

    Phân tích nguyên nhân của những yếu kém này, Thủ tướng cho rằng do kỷ luật chấp hành chỉ đạo không nghiêm, còn tư tưởng e ngại, nhận thức chưa thông.

    “Vẫn còn tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá, thoái vốn; tư tưởng yên vị đã và đang kìm hãm tiến độ đổi mới; lợi ích nhóm, tham nhũng, tư lợi cá nhân đang kìm hãm trong cổ phần hóa, thoái vốn”, người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở.

    Thủ tướng nêu một số vụ việc tham nhũng tiêu cực, một số vụ án xảy ra tại các DNNN và cho rằng có lỗi buông lỏng quản lý nhà nước trong thời gian dài, đặc biệt có lỗi chủ quan của cán bộ, trong đó có việc tham nhũng lớn.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP
    “Quan điểm của Đảng, Nhà nước là tiếp tục thực hiện nghiêm phòng chống tham nhũng, tiêu cực, khắc phục những hạn chế trong cổ phần hóa”, Thủ tướng chia sẻ.

    Ông cũng lưu ý tình hình sau thanh tra có một số nơi 'không ai làm việc gì cả', thậm chí trì trệ không phục vụ nhân dân, DN. Trong DN không có tinh thần dám nghĩ dám làm, toàn bàn chuyện cũ, đối phó, lo lắng, sợ trách nhiệm.

    "Nếu địa phương có chuyện này, chuyện khác mà dừng lại sẽ tụt hậu. Nếu tập đoàn, tổng công ty có vấn đề mà xử lý không tốt để vươn lên thì sẽ rớt đài”, Thủ tướng nói.

    Thủ tướng yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra phải hết sức chặt chẽ, theo đúng quy định, mỗi năm một lần để bảo đảm hoặt động sản xuất kinh doanh của DN.

    “Cơ quan điều tra, thanh tra, kiểm toán cũng phải chấn chỉnh phần mình, chứ không phải lúc nào cũng thanh tra kiểm tra, không ai dám làm việc cả. Xử lý vi phạm nhưng không kìm hãm sự phát triển. Đặc biệt cơ quan chức năng phải củng cố niềm tin của DN, nhà đầu tư, của thị trường”, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chú ý đến nguyên tắc suy đoán vô tội, trừ hành vi vi phạm rất rõ ràng.

    Bố trí người làm việc chứ không bố trí người nhà

    Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, tập đoàn, tổng công ty, DNNN nghiêm túc quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.

    [​IMG]
    Ảnh: VGP
    Trong đó, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức; có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

    “Gắn kết quả việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu DNNN. Chúng ta phải quyết tâm tăng cường quản lý, quyết không để tình trạng sân trước, sân sau", Thủ tướng nhấn mạnh.

    Thủ tướng đặc biệt lưu ý UB Quản lý vốn nhà nước phải thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tại 19 tập đoàn, tổng công ty đã bàn giao.

    “Tôi mong muốn UB sẽ có những quy định, chuẩn mực mới và thực sự tạo ra bước đột phá trong trong thực hiện hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu; làm tốt công tác cán bộ; chọn và bố trí đúng người, đúng việc; kiên quyết không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm ngay từ đầu”, Thủ tướng nói.

    Về sắp xếp bộ máy, nhân sự trong các DNNN khi tái cơ cấu, Thủ tướng yêu cầu: “Bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đại diện vốn nhà nước đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn “bố trí người làm việc chứ không bố trí người nhà”.

    Ông cũng đề nghị Bộ Nội vụ đừng để khoảng trống trong công tác cán bộ tại các DNNN. Đừng để tình trạng như thời gian qua có nơi 2, 3 năm không có Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc, ngâm mãi, người ta lại tưởng chạy chọt.

    Đánh giá về kết quả cổ phần hoá, thoái vốn thời gian qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết có nhiều kết quả tích cực khi giá trị thực hiện giai đoạn 2016- 2018 gấp 2,5 lần thực hiện từ 2011- 2015, hiệu quả hoạt động của DNNN tiếp tục tăng lên, tổng tài sản tăng 3%, vốn chủ sở hữu tăng 4%, lợi nhuận trước thuế tăng 4%, nộp NSNN 219.469 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2016...

    Đề cập đến khâu triển khai thực hiện, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là khâu yếu nhất, trực tiếp liên quan đến lãnh đạo DN và các bộ ngành, địa phương. Thực tế cho thấy, cùng một chủ trương, cơ chế, chính sách nhưng có nơi thực hiện tốt, có nơi chậm trễ, làm mãi không xong, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài.

    "Chúng ta phải quyết tâm vượt qua tư duy cũ, quyết tâm nói không với tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm. Đây cũng là một nguyên nhân chính cản trở quá trình cơ cấu lại DNNN", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
    scorpio1511 thích bài này.
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Đầu năm mới khai trương
    Hội cờ bạc xin thông báo: đến đây là hết hội
    Các con bạc chuyển sang hội đền chùa cầu may !
    Tháng 3 quay lại hội cờ bạc !

    **== **== **==
    Daodauvang đã loan bài này

Chia sẻ trang này