Đọc báo dạo theo nhịp thị trường mỗi ngày

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi scorpio1511, 19/04/2022.

2973 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 06:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 726279 lượt đọc và 1969 bài trả lời
  1. sunteccons

    sunteccons Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2021
    Đã được thích:
    1.771
    Chúc đảo chủ năm mới nhiều sk và thắng lợi. Là sao đảo chủ, sút ah. em chưa về bờ mà :((:((:((
    Daodauvang thích bài này.
  2. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.207
    Thì cũng có ai về bờ đâu
    Tuy nhiên phải bảo vệ đồng vốn còm cõi của mình
    Nghe nói phủ đầu rồng đầu năm đốt củi nhiều lắm + các DN hấp hối hết, không còn đơn hàng nữa rùi
    Tránh xa cho nó lành
    Cứ đi ăn chơi, cầu cúng thoải mái đi
  3. 119888

    119888 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2021
    Đã được thích:
    42
    Nghe Bác !...
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.207
    Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI®) mới nhất của S&P Global chỉ ra rằng, ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục đối mặt với các điều kiện kinh doanh khó khăn trong tháng đầu của năm 2023. Tuy nhiên, số lượng đơn đặt hàng mới giảm chậm hơn và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại cho thấy nhu cầu đã dần cải thiện.
    Theo đó, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI®) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 47,4 điểm trong tháng 1, tăng so với mức 46,4 điểm trong tháng 12 nhưng vẫn cho thấy sức khỏe ngành sản xuất suy giảm mạnh. Các điều kiện hoạt động đã xấu hơn trong suốt ba tháng qua.

    Dữ liệu của tháng 1 cho thấy, sản lượng ngành sản xuất tiếp tục giảm đáng kể nhưng mức giảm nhẹ hơn so với tháng 12. Theo S&P Global, số lượng đơn đặt hàng mới giảm thường là nguyên nhân dẫn đến giảm sản lượng. Cụ thể, tháng 1 là tháng thứ 3 liên tiếp ghi nhận tổng số lượng đơn đặt hàng mới giảm.

    [​IMG]
    "Một số công ty cho biết khách hàng có đủ hàng hóa lưu kho và không cần mua hàng vào thời điểm hiện tại", báo cáo của S&P Global cho hay.
    --- Gộp bài viết, 01/02/2023, Bài cũ: 01/02/2023 ---
    Nay bác nào khai trương thần tài bằng mua 100cp V.N.Z tăng khủng nhất 2023 +96đ
    Tài khoản anh Minh tăng thêm vài chục triệu USD
    Kính phục thần tài này !
    :drm
    :drm1
    :drm
    Lavici thích bài này.
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.207
    Mới đầu năm mà VNI trở mặt nhanh hơn cả người yêu cũ !
    Dòng BĐS lúc đầu giờ chiều kéo tím hết
    Giờ lại chết lăn quay
    Thanh khoản chục kìn tỏi
    Lại sắp trắng bên mua
    Chán !
    --- Gộp bài viết, 01/02/2023, Bài cũ: 01/02/2023 ---
    Lần này thì đừng bố nào bắt đáy, cưa bom làm mẫu nữa nhé !
    Chờ hết tháng 3 hãy tính
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.207
    Nay bác nào khai trương thần tài bằng mua 100cp V.N.Z tăng khủng nhất 2023 +96đ
    Tài khoản anh Minh tăng thêm vài chục triệu USD
    Kính phục thần tài này !
    :drm
    :drm1
    :drm
    [/QUOTE]
    ------
    Lệnh thần tài tốt nhất trong 20 năm mở của thị trường CK VN
    Chỉ với 33.6 triệu - lệnh thần tài đã làm tài khoản tăng thêm 3400 tỷ = 150t USD


    Chỉ với chưa đến 34 triệu đồng, vốn hóa Vinagame tăng thêm 3.400 tỷ, một loạt kỷ lục bị xô đổ
    01-02-2023 - 14:14 PM | Thị trường chứng khoán
    [​IMG]
    Vinagame đã lập kỷ lục trở thành cổ phiếu có mức tăng trong một phiên mạnh nhất lịch sử tính theo số tuyệt đối với 96.000 đồng, đồng thời trở thành cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán thời điểm hiện tại.


    Sau 13 phiên "trắng" thanh khoản, CTCP VNG (Vinagame – mã VNZ) cuối cùng cũng có những cổ phiếu đầu tiên được khớp lệnh trên sàn chứng khoán. Trong phiên ngày 1/2, cổ phiếu VNZ đã tăng kịch trần (+96.000 đồng, +40%) lên mức 336.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán thời điểm hiện tại.

    Đáng chú ý, khối lượng khớp lệnh chỉ vỏn vẹn 100 cổ phiếu. Như vậy, chỉ với chưa đến 34 triệu đồng được giao dịch, vốn hóa của Vinagame đã tăng thêm hơn 3.400 tỷ lên trên 12.000 tỷ đồng (~510 triệu USD). Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức định giá mà Vinagame từng chạm tới trong quá khứ.
    LaviciDoanKy thích bài này.
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.207
    Nguyên nhân sập là đây
    Nếu đúng như vậy thì tài sản, đất đai, chứng khoán đều vứt đi hết
    Có mang được theo đâu ...
    Chiến thuật có vẻ quen hay áp dụng ở ông em
    - ngày 25/12/2022 xua 71 máy bay+ 7 tàu chiến ra phơi nắng
    - ngày 08/01/2023 đưa 57 máy bay ra phơi nắng
    - ngày 01/02/2023 đưa 34 máy bay + 9 tàu chiến ra phơi nắng
    - ngày....
    - ngày..../2023 nhập Đài Loan về thiên triều

    ---

    Trung Quốc điều động nhiều máy bay và tàu chiến áp sát quần đảo Đài Loan trong 24 giờ qua.

    Hôm 1/2, cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết, quân đội Trung Quốc đã điều 34 máy bay và 9 tàu chiến áp sát hòn đảo này trong 24 giờ qua.

    Theo cơ quan phòng vệ Đài Loan, 20 máy bay và máy bay không người lái của quân đội Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này từ phía tây nam. Các phương tiện này bao gồm máy bay chống ngầm Y-8, máy bay không người lái BZK-005 và BZK-007, máy bay chiến đấu đa năng J-16, J-11 và J-10, cũng như Su-30.

    Máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Đài Loan. (Ảnh: AP).

    Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết họ đã cử lực lượng để giám sát động thái của Trung Quốc.

    Hôm 25/12, Trung Quốc điều kỷ lục chiến đấu cơ áp sát Đài Loan với 71 máy bay và 7 tàu chiến. Trong đó, 47 máy bay vượt qua đường trung tuyến giữa hai bờ eo biển - đây vốn là vùng đệm không chính thức giữa đại lục và hòn đảo thuộc Trung Quốc
    Last edited: 01/02/2023
    Lavici, GaTreDiHoc, DoanKy1 người khác thích bài này.
  8. Lavici

    Lavici Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2017
    Đã được thích:
    1.559
    Em chúc Bác năm mới mạnh khỏe, đầu tư thành công! May quá, mấy con của em đã về tk và kịp bán sáng qua.
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.207
    F0 vội vã đến… lẳng lặng đi
    (ĐTCK) Sau một năm 2021 và nửa đầu năm 2022 tham gia ồ ạt với sự hưng phấn cao độ, đại đa số nhà đầu tư mới (F0) đều bị "trọng thương" trong nửa cuối năm 2022 và lặng lẽ rút lui.
    Tuần trăng mật kết thúc

    VN-Index khép lại năm 2022 giảm gần 32,8%, thuộc tốp các chỉ số giảm mạnh nhất thế giới, giá trị vốn hóa thị trường trên sàn HOSE “bốc hơi” 1,79 triệu tỷ đồng. Nhiều cổ phiếu mất nửa thị giá, thậm chí giảm 70 - 80%, khiến không chỉ nhà đầu tư cá nhân mà cả nhà đầu tư tổ chức cũng gánh những khoản lỗ nặng trong năm 2022. Theo thống kê của các công ty chứng khoán, có tới 90% nhà đầu tư cá nhân thua lỗ trong năm 2022 và nhiều người trong số đó đã lặng lẽ rời cuộc chơi.

    Sự thăng hoa của thị trường chứng khoán năm 2021 và đầu năm 2022 đã kéo theo lượng nhà đầu tư mới tham gia kỷ lục. Cụ thể, trong năm 2021, có 1,5 triệu tài khoản cá nhân mở mới, cao gấp rưỡi tổng số mở mới của 4 năm liền trước. Bước sang năm 2022, con số kỷ lục này một lần nữa bị phá với 2,6 triệu tài khoản cá nhân mở mới, vượt qua tổng số lượng tài khoản mở mới của 6 năm từ 2016 đến 2021 cộng lại.

    Tuy nhiên, sau đợt sụt giảm của thị trường từ tháng 9/2022, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng sụt giảm theo với 3 tháng liên tiếp trong quý IV/2022 có lượng tài khoản mở mới dưới 100.000 tài khoản, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với những tháng đầu năm 2021.

    Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Giám đốc GMStock, thời điểm đầu năm 2022, thị trường chứng kiến một sự hứng khởi và phấn chấn tới từ các nhà đầu tư F0. Những con sóng thần của các cổ phiếu bất động sản, cổ phiếu penny khi có những cổ phiếu tăng tới 300 - 400% như CEO, DIG, L14... đã tạo ra tâm lý FOMO với nhiều người, qua đó kích thích họ mở tài khoản để đầu tư chứng khoán.

    [​IMG]
    Ông Dương cho biết, nhiều nhà đầu tư F0 là tay ngang, chỉ mua theo thông tin tham khảo, hô hào từ các hội nhóm, hay hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tuy nhiên, do thị trường đang uptrend nên vẫn có lãi lớn. Đến khi thị trường bắt đầu có biến động với nhiều phiên giảm điểm mạnh, hầu hết các nhà đầu tư F0 vẫn quyết tâm nắm giữ cổ phiếu, tin rằng đây chỉ là nhịp điều chỉnh, tự huyễn hoặc bản thân cổ phiếu mình cầm là cổ phiếu tốt.

    Khi thị trường giảm mạnh từ vùng 1.530 điểm trong tháng 4 về vùng thấp nhất trong tháng 7 (1.142 điểm), nhiều nhà đầu tư F0 lỗ tới 40 - 50% và bắt đầu mất phương hướng. Nhiều người chấp nhận lỗ, bán tháo hết cổ phiếu rồi lặng lẽ rời thị trường. Số khác không chịu sức ép margin thì bỏ mặc tài khoản, chờ thời gian “về bờ”.

    Chị Vũ Thảo Vy, một nhà đầu tư F0 cho biết, chị đã rất bất ngờ khi thị trường diễn biến xấu một cách nhanh như vậy.

    “Ban đầu tôi cố nắm giữ, không cắt lỗ, nhưng khi có quá nhiều tín hiệu xấu, tôi đã đưa toàn bộ danh mục về ngưỡng an toàn, hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống còn 1/3”, chị Vy nói và cho biết, có thời điểm, danh mục của chị lỗ khoảng 40%, chủ yếu ở nhóm ngành bất động sản, trong đó mã lỗ nhiều nhất là L14 khi ghi nhận mức lỗ hơn 50%.

    Trong khi đó, anh Hà Trung Hiếu (Hà Nội), một nhà đầu tư Fn cho biết, nhờ tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ, nên anh hạn chế được thiệt hại trong đợt giảm mạnh của thị trường. Trong đó, 2 mã lỗ lớn nhất là FRT và HAH cũng chỉ mất lần lượt là 15% và 17%. Trong đợt hồi phục cuối năm vừa qua, anh đã lấy lại được gần hết những gì đã mất, nên chỉ còn thua lỗ nhẹ trong năm 2022, dù VN-Index giảm gần 32,8%.

    Ông Dương đánh giá, đó là sự khác biệt trong tâm lý giữa những nhà đầu tư F0 và những nhà đầu tư có kinh nghiệm. Đối với nhà đầu tư kinh nghiệm, họ tuân thủ nghiêm nguyên tắc cắt lỗ, chốt lãi để tìm cơ hội đầu tư mới. Họ không bị ảnh hưởng quá tiêu cực về mặt tâm lý khi thua lỗ như nhà đầu tư F0.

    “Tất nhiên, tâm lý chán nản là không thể tránh khỏi, nhưng những nhà đầu tư kinh nghiệm thường phản ứng nhạy hơn, tâm lý vững vàng hơn”, ông Dương cho biết.


    [​IMG]
    Trang bị kiến thức để đi đường dài

    Theo ông Dương, việc các nhà đầu tư F0 mất mát lớn trong năm qua một phần là do các broker (môi giới) nghiệp dư. Cùng với sự tăng nóng và mạnh của thị trường, đội ngũ broker cũng phát triển nóng về số lượng, nhưng không đi kèm với chất lượng.

    Theo ông Dương, vai trò của một broker là để hỗ trợ khách hàng về dịch vụ, tư vấn đầu tư, cũng như giải quyết các vấn đề khác trong quá trình sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều broker không chuyên, không được đào tạo bài bản và đầy đủ đã tư vấn cho khách hàng những cổ phiếu tăng nóng do tin đồn hay hội nhóm, mà không dựa vào phân tích đánh giá có tính chuyên môn.

    Cũng có nhiều broker chỉ chăm chú khoe lãi, tạo hình ảnh để lôi kéo khách hàng và tạo lập các hội nhóm đầu tư theo kiểu hô hào. Do đó, khi thị trường đảo chiều, các cổ phiếu đầu tư theo dạng này giảm mạnh hơn thị trường, gây thua lỗ nặng cho nhà đầu tư, đánh mất niềm tin của thị trường.

    Việc nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường không chỉ thể hiện qua số lượng tài khoản mở mới giảm mạnh trong quý IV/2022, mà còn được thể hiện qua việc thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh trong năm qua.

    Cụ thể, thanh khoản trên sàn HOSE trong năm 2022 đạt trung bình 654 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt 17.004 tỷ đồng/phiên, giảm lần lượt 11,3% về khối lượng và 21,24% về giá trị so năm 2021.

    Tuy nhiên, không phải hầu hết nhà đầu tư F0 đều rời bỏ thị trường, mà có nhiều người nhận thấy chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nên vẫn ở lại, đồng thời tự trang bị kiến thức và tích lũy kinh nghiệm để gắn bó lâu dài với thị trường.

    Chị Vy chia sẻ, dù thua lỗ lớn trong nửa đầu năm 2022 nhưng không từ bỏ thị trường, mà chỉ có phần dè dặt hơn. Nhận thấy thị trường có nhiều yếu tố bất định, thay vì “tất tay” với một vài cổ phiếu nóng như trước, chị chỉ đầu tư vừa phải và lướt T+ là chủ yếu. Ngay khi cổ phiếu về tài khoản, dù có lãi ít hay lỗ, chị cũng nhanh chóng chốt lãi/cắt lỗ để tìm cơ hội khác. Ngoài ra, chị còn đăng ký các khóa học về đầu tư để có kiến thức tốt hơn.

    “Thay vì đổ lỗi cho thị trường, tôi coi sự vấp ngã là bài học để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức đầu tư, tạo cho mình kỷ luật để nắm bắt các cơ hội khác trong tương lai”, chị Vy cho biết.
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.207
    Tín hiệu tốt cho thị trường
    Tuy nhiên thiên triều đã làm điều này 06 tháng trước nhưng vẫn...sập. Tuy nhiên thiên triều khẳng định thị trường vẫn ổn định theo định hướng, còn sập là suy nghĩ của bọn tư bổn giãy chết
    Xứ đông lào cũng khẳng định...như rứa !
    ---------
    Họp sáng 8/2: NHNN công bố loạt hành động để hỗ trợ thị trường bất động sản thời gian tới
    08-02-2023 - 09:58 AM | Tài chính - ngân hàng

    Giúp CafeF sửa lỗi[​IMG]
    Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay các TCTD vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn.
    Sáng nay ngày 8/2, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước sẽ diễn ra Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS).

    Ngân hàng Nhà nước cho biết, dòng vốn vào thị trường BĐS đến từ nhiều nguồn như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn ứng trước của người mua nhà, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài và vốn tín dụng ngân hàng. Đối với ngành ngân hàng, những diễn biến trên thị trường cũng như những khó khăn của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng, ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó; NHNN luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến tín dụng BĐS và điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), tín dụng với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường

    Dư nợ tín dụng BĐS đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021 là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế cao nhất trong 05 năm qua.

    Trong đó, dư nợ chủ yếu tập trung vào nhu cầu tiêu dùng/tự sử dụng: Kinh doanh BĐS tăng 11,5% chiếm tỷ trọng 31,28%; dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 31,1% chiếm tỷ trọng 68,72%. Theo phân khúc dư nợ cho nhu cầu nhà ở chiếm 62,19%, quyền sử dụng đất chiếm 20,66%, khu công nghiệp và khu chế xuất 2,67%, nhà ở nhà hội 0,71%, khác là 13,77%.

    Như vậy, có thể thấy hiện nay các TCTD vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn. Đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi thì được TCTD cho vay theo đúng quy định.

    Trong thời gian tới, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp BĐS, tổ chức, cá nhân khi tiếp cận tín dụng, góp phần phát triển thị trường BĐS lành mạnh trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN đã đưa ra nhiều giải pháp, cụ thể:


    - Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản tăng trưởng, phát triển ổn định, bền vững theo đúng các chủ trương định hướng của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    - Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật tín dụng và hoạt động ngân hàng phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng trong đó có lĩnh vực BĐS.

    - Tiếp tục chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế trong đó có lĩnh vực bất động sản, tập trung nguồn vốn tín dụng vào các dự án, phương án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, các dự án có khả năng hoàn thành, sớm đi vào sử dụng, có khả năng tiêu thụ tốt, trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở. Tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tín dụng, không nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

    - Tiếp tục chỉ đạo TCTD kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc BĐS cao cấp đang dư thừa nguồn cung; kinh doanh có tính đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD,..., đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

    - Tiếp tục rà soát và phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.

    Bên cạnh đó, theo báo cáo của các TCTD, Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Hồ Chí Minh; khó khăn vướng mắc của thị trường BĐS tập trung chủ yếu ở các vấn đề về thủ tục pháp lý (chiếm 70% khó khăn, vướng mắc của thị trường), trình tự thủ tục đầu tư, về nguồn vốn trái phiếu. Do đó, NHNN cho rằng, để tháo gỡ các khó khăn, góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, rất cần sự quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp từ phía các Bộ, ngành liên quan và doanh nghiệp.

    Minh Vy
    --- Gộp bài viết, 08/02/2023, Bài cũ: 08/02/2023 ---
    N.V.L - H.P.X - D.H.R - L14 tém cái lào!
    --- Gộp bài viết, 08/02/2023 ---
    Lập trường nhất quán:
    Tường thuật Trực tiếp Hội nghị tín dụng bất động sản: NHNN khẳng định chưa có văn bản hay phát ngôn nào khẳng định siết tín dụng BĐS
    scorpio1511, LaviciGaTreDiHoc thích bài này.

Chia sẻ trang này