Đọc báo dạo theo nhịp thị trường mỗi ngày

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi scorpio1511, 19/04/2022.

5187 người đang online, trong đó có 595 thành viên. 17:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 732482 lượt đọc và 1971 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Ẩn số đã được phô bày
    AE nghiên cứu đường đi của cá mập
    [​IMG]
    Những ngày gần đây khi Thanh tra Chính phủ đưa tin sẽ tiến hành thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp – mã chứng khoán DIG) được công bố, nhiều thông tin về DIC Corp được giới đầu tư, những người quan tâm cố công tìm hiểu kỹ hơn.

    DIC Corp từ một nhà nghỉ thuộc Bộ Xây dựng đến một doanh nghiệp bất động sản có tiếng trên thương trường dần được hé lộ, những “ẩn số” như Thiên Tân, hay những “biến số” như Him Lam đang được nhắc đến liên tục. Tuy vậy, nhà đầu tư lại bất chợt nhận ra, đồng hành, gắn liền với tên tuổi và hành trình của DIC Corp là doanh nhân Nguyễn Thiện Tuấn. Cùng chúng tôi tìm hiểu Hồ sơ doanh nhân Nguyễn Thiện Tuấn.

    Ông Nguyễn Thiện Tuấn: Từ một cán bộ ngành đến Chủ tịch HĐQT DIC Corp

    [​IMG]

    Kinh qua nhiều vị trí công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, năm 1990, ở tuổi 33, khi Nhà nghỉ Bộ Xây dựng (tiền thân của DIC Corp ngày nay) được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là kinh doanh dịch vụ du lịch và làm công tác điều dưỡng theo kế hoạch của Bộ Xây Dựng, ông Nguyễn Thiện Tuấn được cử làm giám đốc nhà nghỉ Bộ xây dựng phía Nam – Thành phố Vũng Tàu và đồng hành cùng công ty đến nay.

    Năm 1993, theo chủ trương của Nhà nước về tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh, Bộ Xây dựng quyết định thành lập Công ty Đầu tư Xây dựng du lịch (TIIC). Với lợi thế lớn, công ty nhanh chóng tham gia thị trường bất động sản qua những dự án lớn. Đầu tiên là Khu đô thị DIC Chí Linh City và liên tục triển khai những dự án lớn như Dự án Khu du lịch sinh thái DIC Đại Phước Đồng Nai với quy mô hơn 464ha, tổng vốn đầu tư 7.239 tỷ đồng…

    [​IMG]
    Hành trình “làm giàu” của ông Nguyễn Thiện Tuấn tại DIC Corp: từ số 0 đến nghìn tỷ

    Suốt chục năm công tác tại DIC Corp từ khi Nhà nghỉ Bộ Xây dựng thành lập năm 1990, đến năm 2007 khi công ty cổ phần hóa và năm 2009 khi DIC Corp đưa cổ phiếu lên sàn, khối tài sản cá nhân ông Nguyễn Thiện Tuấn có được tại công ty là 4.702 cổ phần, tương ứng giá trị khoảng mấy trăm triệu đồng.

    Những năm sau đó ông Tuấn cũng không sở hữu nhiều cổ phiếu. Đến cuối 2015 – hơn 6 năm sau khi DIC Corp lên sàn, số cổ phiếu DIG ông Tuấn nắm giữ cũng chỉ hơn 1,3 triệu đơn vị. Số cổ phiếu này “tích cóp” từ những đợt công ty phát hành cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả cổ tức và mua thêm trong những đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu. Ông Tuấn cũng có một số giao dịch mua/bán cổ phiếu DIG trên sàn.

    [​IMG]
    Số cổ phiếu DIG của ông Tuấn tăng lên khá nhanh trong năm 2016. Báo cáo ghi nhận trong suốt năm 2016 ông Nguyễn Thiện Tuấn liên tục gia tăng sở hữu, đạt hơn 4,7 triệu cổ phiếu tính đến 12/12/2016.

    Đặc biệt, cuối năm 2016 DIC Corp có đợt phát hành riêng lẻ 6,5 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho 2 nhà đầu tư với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Ông Nguyễn Thiện Tuấn được phân phối mua 5 triệu cổ phiếu, nâng lượng sở hữu đến cuối năm lên hơn 9,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,07%).

    [​IMG]
    Bước ngoặt tại DIC Corp là năm 2018 khi Bộ Xây dựng quyết định thoái toàn bộ vốn bằng hình thức bán cổ phiếu trên sàn. Hơn 118 triệu cổ phiếu DIG của Bô Xây dựng (tỷ lệ 49,65%) được bán hết trong 1 phiên, Bộ Xây dựng thu về gần 2.300 tỷ đồng.

    Rất trùng hợp, thời điểm này ông Nguyễn Thiện Tuấn cũng liên tục gia tăng sở hữu. Báo cáo quản trị công ty ghi nhận đến cuối 2018 ông Tuấn sở hữu hơn 15,5 triệu cổ phiếu DIG (tỷ lệ 6,14%) và trở thành cổ đông lớn tại DIC Corp.

    [​IMG]
    Thời điểm cao nhất, tháng 10/2022 ông Nguyễn Thiện Tuấn sở hữu hơn 61 triệu cổ phiếu DIG. Thị giá cổ phiếu DIG thời điểm đó quanh mức 19.000 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Nguyễn Thiện Tuấn sở hữu khối tài sản khoảng 1.100 tỷ đồng.

    Đầu năm 2022 khi vụ trái phiếu Tân Hoàng Minh rồi đến trái phiếu Vạn Thịnh Phát bị công bố, các doanh nghiệp bất động sản đều bị ảnh hưởng, giá cổ phiếu giảm sâu, DIG cũng không ngoại lệ. Thời điểm tháng 3-4/2022 cổ phiếu DIG có thời điểm trên 100.000 đồng/cổ phiếu và giảm dần về quanh 60.000 đồng/cổ phiếu đến hết tháng 4/2022. Lúc đó khối tài sản của ông Tuấn đã lên đến xấp xỉ 4.000 – 5.000 tỷ đồng.

    Khi DIG giảm sâu, nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp bị call margin, ông Nguyễn Thiện Tuấn cũng không ngoại lệ, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu DIG có giảm. Hiện tại ông Nguyễn Thiện Tuấn vẫn đang là cổ đông lớn nắm giữ hơn 46,8 triệu cổ phiếu DIG (tỷ lệ 7,67%), tương ứng giá trị tài sản khoảng 550 tỷ đồng.

    Tiền đâu để ông Nguyễn Thiện Tuấn giàu lên nhanh chóng? Tại sao số cổ phiếu không phải “tăng dần” từ khi ông bắt đầu nhậm chức tại DIC Corp, mà chỉ tăng nhanh mấy năm gần đây, nhất là sau khi Bộ Xây dựng thoái vốn? Phải chăng biết chọn thời điểm “vào hàng” mới là quan trọng? Để có câu trả lời, có lẽ cần tìm thêm các mảnh ghép.

    Mảnh ghép chủ chốt: Bộ Xây dựng thoái vốn ở vị thế không còn tỷ lệ chi phối

    Nhắc đến vai trò của Bộ Xây dựng tại DIC Corp, nhiều nhà đầu tư giật mình, vai trò của Bộ Xây dựng “bỗng dưng” biến mất, tỷ lệ sở hữu của Bộ Xây dựng ban đầu trên 65%, sao khi thoái vốn năm 2018 lại còn hơn 49,6%? mà không thấy thông tin những lần bán ra trước đó?

    Năm 2009, DIC Corp thực hiện 2 đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, trong đó tháng 6/2009 phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 27,16% và phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hưu. Tổng khối lượng phát hành 23 triệu đơn vị, Cổ đông Nhà nước giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 65,06% và gia tăng số cổ phiếu nắm giữ lên trên 39 triệu đơn vị. DIC Corp đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán.

    Trên thực tế, từ khi cổ phần hóa đến năm 2018 Bộ Xây dựng chưa từng bán ra cổ phiếu DIG. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước giảm dần theo các lần DIC Corp phát hành riêng lẻ. Thống kê cho thấy từ 2009 sau khi cổ phần hóa đến tháng 11/2018 khi Bộ Xây dựng thoái vốn, DIC Corp tiến hành 10 đợt phát hành tăng vốn điều lệ. Trong đó có 3 đợt phát hành riêng lẻ.

    [​IMG]
    Đây cũng là lúc giá cổ phiếu DIG “rơi” mạnh, xuống dưới mệnh giá từ đầu năm 2016 và duy trì giá thấp đến đầu năm 2017 đến khi Bộ Xây dựng công bố ý định thoái vốn.

    Đầu tháng 11/2017 Bộ Xây dựng thông báo đăng ký bán hết toàn bộ hơn 118 triệu cổ phiếu DIG, muốn thoái vốn bằng cách bán khớp lệnh trên sàn. Sáng 28/11/2017 thị trường chứng khoán bùng nổ với 1 phiên có 128 triệu cổ phiếu DIG được khớp lệnh qua sàn, tổng giá trị giao dịch 2.468 tỷ đồng, tương ứng giá giao dịch bình quân 19.125 đồng/cổ phiếu – gần bằng giá trần của phiên. Kết phiên DIG tăng trần lên 19.250 đồng/cổ phiếu. Hơn 118 triệu cổ phiếu của Bộ Xây dựng được bán hết, thu về gần 2.300 tỷ đồng.

    Câu chuyện về việc thoái vốn nhà nước tại DIC Corp khiến nhà đầu tư liên tưởng tới câu chuyện xảy ra tại Vicostone mới được nhắc tới gần đây. Lúc đó vai trò của Vinaconex cũng dần biến mất tại Vicostone sau mỗi đợt công ty tăng vốn.

    Đối với DIC Corp, có nhiều câu hỏi được đặt ra, nhưng 2 câu hỏi lớn là: Tại sao Giá cổ phiếu DIG trước thời điểm Bộ xây dựng thoái vốn lại xuống sâu đến thế? Liệu có “sự sắp đặt nào không?” – một phần câu trả lời này đến từ mảnh ghép kết quả kinh doanh của DIC Corp giai đoạn này.

    Câu hỏi lớn thứ 2 là, liệu có sự thất thoát lợi ích của Nhà nước? Trở lại thời điểm năm 2009 khi DIC Corp lần đầu phát hành riêng lẻ cho 25 nhà đầu tư, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước đã giảm. Thời điểm đó DIG mới lên sàn, giá cổ phiếu “phi” nhanh, chỉ trong vòng khoảng 1 tháng đã tăng từ 55.000 đồng/cổ phiếu lên 146.000 đồng/cổ phiếu (chốt phiên ngày 25/9/2009).

    Chỉ tạm tính khoảng 120.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 10/2009 khi DIC Corp tăng vốn, giá trị của hơn 39 triệu cổ phiếu DIG lúc đó đã khoảng 4.600 tỷ đồng. Hoặc tính trước khi DIC Corp tăng vốn, khi công ty mới chào sàn và “phi” nhanh, hơn 24 triệu cổ phiếu DIG lúc đó tạm tính giá 130.000 đồng cũng có giá trị hơn 3.100 tỷ đồng. Tuy nhiên chờ gần chục năm giá trị khoản thoái vốn của Nhà nước chỉ còn chưa đến 2.300 tỷ đồng.

    Mảnh ghép thứ 2: mảnh ghép về bức tranh lợi nhuận

    Sau cổ phần hóa, DIC Corp lãi sau thuế 256 tỷ đồng – số lãi kỷ lục so với con số báo cáo của hơn 1 năm trước đó – từ 1/1/2007 đến 12/3/2008 là 12,2 tỷ đồng.

    Năm 2009 DIC Corp lãi sau thuế 578 tỷ đồng. Năm 2010 lãi sau thuế 452 tỷ đồng. Cổ đông công ty đang chờ đợi những tín hiệu tốt khi hàng loạt dự án được công bố, thì bất ngờ giá cổ phiếu giảm, thậm chí về dưới mệnh giá. Bên cạnh đó lợi nhuận cũng “tụt dốc” thảm hại với lãi năm 2011 còn 116 tỷ đồng, và những năm sau đó đến 2016 lợi nhuận chỉ tính bằng tỷ hoặc mấy chục tỷ đồng.

    [​IMG]
    Sau khi Bộ xây dựng thoái vốn, trùng hợp là doanh thu, lợi nhuận của DIC Corp lại liên tục tăng trở lại cho đến năm “sự cố” 2022. Vậy có sự trùng hợp ngẫu nhiên không khi từ 2012-2017 doanh thu, giá cổ phiếu DIC Corp bất ngờ giảm mạnh “chờ” Bộ xây dựng thoái vốn?

    Ông Nguyễn Thiện Tuấn: Vị lãnh đạo “không cô đơn” tại DIC Corp

    Hành trình của ông Nguyễn Thiện Tuấn tại DIC Corp có thể được xem là “trải đầy hoa hồng” khi quá trình khá thuận lợi. Từ khi thành lập đến nay ông Nguyễn Thiện Tuấn luôn giữ chức vụ cao nhất, khối tài sản cũng gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt, gia đình ông Nguyễn Thiện Tuấn góp mặt trong dàn lãnh đạo DIC Corp với nhiều cái tên.

    [​IMG]
    Thiếu gia Nguyễn Hùng Cường, con trai ông Nguyễn Thiện Tuấn, sinh năm 1982, là một kỹ sư xây dựng. Ông Nguyễn Hùng Cường tham gia công việc tại công ty từ rất sớm, năm 2006. Năm 2007 ông Cường được cử giữ chức vụ Tổng giám đốc tại DIC Sport – một công ty liên doanh liên kết do DIC Corp tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Khu trung tâm Chí Linh.

    Để “dọn chỗ” cho ông Cường, tháng 6/2012 ông Nguyễn Thiện Tuấn thôi kiêm nhiệm Tổng Giám đốc, bổ nhiệm ông Trầm Minh Phú – Phó TGĐ, giữ chức Tổng Giám đốc DIC Corp từ 14/6/2012. Cùng với đó, ông Nguyễn Hùng Cường, đang là Giám đốc Ban Thăng Long của DIC Corp, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc DIC Corp.

    [​IMG]
    Không chỉ vậy, gia đình ông Nguyễn Thiện Tuấn còn có vị tiểu thư Nguyễn Thị Thanh Huyền góp mặt trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của công ty. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền là một cử nhân ngành marketing. Bà Thanh Huyền tham gia công tác tại DIC Corp cũng từ rất sớm. Báo cáo tình hình quản trị công ty ghi nhận tháng 9/2012 bà Huyền đang là nhân viên văn phòng. Còn năm 2015 bà Thanh Huyền được ghi nhận giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban kinh tế đối ngoại.

    Tháng 5/2018 (sau khi Bộ xây dựng thoái vốn), ông Nguyễn Hùng Cường thôi kiêm nhiệm phó tổng giám đốc thường trực để thực hiện nhiệm vụ phó chủ tịch HĐQT chuyên trách. Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thanh Huyền giữ chức Phó Tổng Giám đốc. Năm 2020 DIC Corp thay đổi cơ cấu, bầu bổ sung thành viên HĐQT, bà Thanh Huyền trúng cử vào Hội đồng quản trị.

    [​IMG]
    Như vậy phía gia đình ông Nguyễn Thiện Tuấn, 3 cha con đang giữ các vị trí lãnh đạo cao nhất tại DIC Corp. Khối tài sản của 3 thành viên này trên thị trường chứng khoán hiện tại cũng đang hơn nghìn tỷ đồng.

    [​IMG]
    Mảnh ghép cuối: Ẩn số Thiên Tân

    Trên thực tế, nói đến ông Nguyễn Thiện Tuấn và quá trình làm giàu của gia đình ông Nguyễn Thiện Tuấn tại DIC Corp còn phải nhắc tới ẩn số Thiên Tân. Như tin đã đưa trước đó, Thiên Tân xuất hiện tại DIC Corp từ năm 2015 khi tham gia mua cổ phần trong đợt công ty phát hành riêng lẻ 19,9 triệu cổ phiếu. Lúc đó DIC Corp được mua 5 triệu cổ phiếu với giá 10.600 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy đến năm 2017 khi Bộ Xây dựng thoái vốn, Thiên Tân gia tăng tỷ lệ sở hữu mới trở thành cổ đông lớn và được nhắc tới nhiều tại DIC Corp.

    Trên thực tế, việc xuất hiện cổ đông lớn không có nhiều điều đáng nói, vấn đề xuất hiện bắt đầu từ năm 2020, khi DIC Corp bất ngờ thông qua những quyết định chóng vánh trong vòng 1 tháng liên quan việc thành lập Công ty TNHH Đại Phước Thiên Minh.

    Đại Phước Thiên Minh có vốn điều lệ 760 tỷ đồng trong đó DIC Corp góp 759 tỷ đồng bằng giá trị quyền sử dụng 55.722m2 đất kinh doanh để hợp tác đầu tư khu đất có diện tích khoảng 14,4ha tại phân khu 7.1 Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước.

    [​IMG]
    Chỉ mấy ngày sau khi thành lập, DIC Corp có động thái chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Đại Phước Thiên Minh cho Công ty Thiên Tân. Cùng với đó, “rót” luôn cho Thiên Tân 1.298 tỷ đồng để hợp tác đầu tư và ghi nhận vào khoản “phải thu khác” trên BCTC năm 2020.

    Không chỉ vậy, cùng lúc đó DIC Corp còn “rót” 1.729 tỷ đồng vào CTCP Phát triển Đức Hòa III-Resco dưới dạng tiền “phải thu khác”. Cả hai khoản tiền tổng xấp xỉ hơn 3.000 tỷ đồng chiếm đến 25,6% tổng tài sản của DIC Corp lúc đó, được lãnh đạo công ty “quyết” chỉ trong vòng mấy ngày. Tại sao lại có sự “dễ dãi” bất ngờ đến vậy?

    Ngay khi đó ẩn số Thiên Tân được đưa vào tầm ngắm và nhà đầu tư nhanh chóng tìm được đáp án. Công ty này ban đầu đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thể thao, có trụ sở chính đăng ký tại địa chỉ trùng với địa chỉ thường trú của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền.

    Thiên Tân cũng là cái tên nổi lên với rất nhiều giao dịch mua/bán cổ phiếu DIG trong thời gian dài. Tuy vậy đáp án cho ẩn số này có lẽ còn dài hơn nữa.

    [​IMG]
    Trở lại trước đó, tháng 6/2020 CTCP Đầu tư phát triển Thiên Tân có công bố thông tin giao dịch cổ phiếu DIG. Theo đó Thiên Tân bán 1.659.750 cổ phiếu DIG, giảm lượng sở hữu từ 19.132.503 cổ phiếu (tỷ lệ 6,01%) xuống còn 14.484.559 cổ phiếu (tỷ lệ 4,55%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện từ 30/9 đến 1/10/2020.

    Đáng chú ý, ở bản công bố thông tin này, Thiên Tân công bố danh sách những người liên quan, trong đó bà Lê Thị Hà Thành, vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn, là Chủ tịch HĐQT của Thiên tân. Ông Nguyễn Hùng Cường và bà Thanh Huyền đều là Thành viên HĐQT của Thiên Tân.

    Tuy nhiên, sau lần công bố thông tin đó, những lần công bố thông tin sau, những thành viên gia đình ông Nguyễn Thiện Tuấn đã không còn liên quan tới Thiên Tân. Liệu có phải đây là phương thức “rút lui” để tránh việc công bố thông tin liên quan?

    Hiện tại Thiên Tân đang sở hữu hơn 66 triệu cổ phiếu DIG (tỷ lệ 10,92%), tạm tính, giá trị khoảng gần 800 tỷ đồng.

    06-03-2023 07:07 AM|Hồ Nga
    --- Gộp bài viết, 08/03/2023, Bài cũ: 08/03/2023 ---
    Hoa sen đang ăn vã
    Tím sớm thôi !
    ~o)**==~o)
    scorpio1511, ThanTuDohoangphi1112 thích bài này.
  2. dokhanhthy197

    dokhanhthy197 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/10/2021
    Đã được thích:
    11
    Với 20 năm làm kinh nghiệm như thế thì em tin là mình có sự chuyên nghiệp trong ngành, nên CSI sẽ có chính sách chào đón riêng với từng anh chị Cộng tác có thành tích giao dịch của KH do anh chị phát triển. Đặc biệt với các anh chị Cộng tác có nhu cầu phát triển thành Nhân sự/Quản lý chính thức của CSI ạ
    ThanTuDo thích bài này.
  3. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Rất cảm ơn lời mời của bạn & công ty
    Nhưng mình quen làm chủ rồi, làm thuê khó lắm
    Giờ chỉ chia sẽ kiến thức miễn phí cho ae nào tâm huyết thôi !
    dokhanhthy197 thích bài này.
  4. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Quá thơm !
    ~o)**==~o)
    --- Gộp bài viết, 09/03/2023 ---
    H.P.G bay cục 21.5 là trần !
    sunteccons thích bài này.
  5. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Còn hơn 1 tuần nữa mà thế giới có vẻ lo lắng nhỉ ???
    Muốn nhanh thì phải.. từ từ
    Vớ vẩn mất hàng !
    ----------
    Các nhà kinh tế của Goldman Sachs đang giữ nguyên dự báo của họ về mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào ngày 21/2 và 22/3. Nhưng nếu Fed phải nghiêng theo hướng diều hâu hơn, Goldman đã cảnh báo trong một lưu ý rằng, nó có thể có tác động đến thị trường, cổ phiếu sẽ bị bán tháo “mạnh hơn” và áp lực giảm giá đối với hàng hóa, cộng với áp lực tăng giá đối với đồng đô la.
    ~o) ~o) ~o)
    --- Gộp bài viết, 10/03/2023, Bài cũ: 10/03/2023 ---
    H.A.X đợt này ngon nha !
    ThanTuDosunteccons thích bài này.
  6. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    H.P.G bay cục 21.5 là trần ![/QUOTE]
    ------
    Tiếp tục công thành 21.5
    :drm
    ThanTuDohoangphi1112 thích bài này.
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Nay tìm lại được bài viết ngày 27/02/2021o73 1 top đã đóng
    Quay đi quay lại đã 2 năm
    -------
    1. Gần 20 năm chơi chứng tôi chưa biết xem và so sánh DJI với VNI là gì cả. Đơn giản là mình cần hiểu rõ sân chơi của mình - hơn là quan tâm đến những thằng hàng xóm, những ông cạnh mình mua bán gì
    2. Thay vì lên mạng cãi nhau với đám trẻ trâu - chúng ta tự tìm hiểu, xây dựng cho mình một danh mục cổ phiếu tiềm năng và theo dõi chúng. Khi nào cp ấy đến giai đoạn bùng nổ thì tăng tỷ trọng lên
    3. Tôi vào f chỉ nghe thông tin đa chiều - sau đó tự mình ra quyết định, không nghe bố con thằng nào hết, cũng chẳng cần pr hay dìm hàng cổ phiếu làm gì vì lệnh mua bán của các bác chưa bằng khối lượng 1 phiên nên chẳng ảnh hưởng đến ai cả
    4. Cuối cùng là phải giữ chặt cp mình mua đến khi đạt được mục tiêu - trừ khi thị trường sập nặng hay lỗ quá mức cắt lỗ
    Nếu bạn đạt được những điều này thì chơi chứng khoán thật là đơn giản!
    Chúc mọi người thành công trong năm mới!
    P/s: Năm 2020 tôi có nói đến sự sụp đổ lớn, đó là quá trình tất yếu sảy ra, nhưng hơi sớm. Và 2021 tôi vẫn duy trì quan điểm ấy khi : lãi suất tăng mạnh, sụp đổ của thế giới về hàng không hoặc bong bóng BTC sẽ là cú domino toàn cầu và VN không thể chống lại sự sụp đổ ấy khi các quỹ rút vốn về
    --- Gộp bài viết, 13/03/2023, Bài cũ: 13/03/2023 ---
    Lời khuyên cho các bác lúc này: Hãy thoát hết trước khi sụp đổ
    Tôi đã đưa tỷ trọng cp về 0
    AE có phiên sáng để lựa chọn tiết kiệm 10 -20%
    **==**==**==
    scorpio1511, Khoaxdasunteccons thích bài này.
    Daodauvang đã loan bài này
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Có gì để chúng ta tự hào trong số liệu thống kê sau đây sau 20 năm = 1/3 đời người ???
    Thu nhập bình quân sau khi nhờ tổng cục thống kê biến hóa tài tình chuyển sang sức mua bình quân đã tăng vượt bậc đứng thứ 5/10 các nước Asean và 116/187 nước trên thế giới
    Và chúng ta cũng rất lạc quan khi so sánh: Nếu tốc độ phát triển như hiện nay VN sẽ vượt các nước trong khu vực - nếu các nước xung quanh đứng yên
    Còn bao giờ vượt: 5 năm lần thứ nnnnnnnnn... nhé !

    ------------

    GDP tăng gấp 13 lần sau hơn 20 năm, Việt Nam vẫn là nước nghèo?

    Sau hơn 20 năm, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã gấp tăng 13 lần nhưng mức sống của người dân vẫn sẽ ở mức nghèo so với thế giới nếu không có những cải cách quyết liệt về thể chế, cải thiện trình độ lao động và nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ, một kinh tế gia từ trong nước nói với VOA.

    Số liệu thống kê

    Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì tổng sản phẩm quốc nội, tức GDP, của Việt Nam trong năm 2022 đạt 414 tỷ đô la Mỹ. Con số này theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam không xê xích là mấy – ở mức 409 tỷ.

    Như vậy, nếu so với chỉ 31 tỷ đô la hồi năm 2000 thì sau hơn 20 năm quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng gấp 13 lần.

    Cũng trong năm 2022, GDP của Việt Nam xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN, sau các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore với GDP lần lượt là 1.289, 535, 434 và 424 tỷ đô la Mỹ, nhưng lần đầu tiên đã vượt lên Philippines (401 tỷ) cũng theo số liệu của IMF.

    Với khoảng cách hẹp như trên, dự kiến ngay trong năm 2023 Việt Nam sẽ vượt Singapore và Malaysia để vươn lên vị trí thứ ba trong ASEAN sau Indonesia, Thái Lan về quy mô nền kinh tế. IMF dự báo trong năm nay GDP của Việt Nam sẽ đạt 469 tỷ đô la.

    Còn với tốc độ tăng GDP như hiện nay thì Việt Nam được dự báo chẳng mấy chốc sẽ vượt Thái Lan để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở đông nam Á. Nếu hồi năm 2000, kinh tế Việt Nam chỉ bằng 25% kinh tế Thái Lan thì trong năm 2023, theo dự báo của IMF, tỷ lệ này sẽ là 80% (469 so với 580 tỷ đô la).

    Nếu tính theo thu nhập bình quân đầu người thì với trên 4.100 đô la Mỹ một năm trong năm 2022, Việt Nam thua rất xa Singapore, Brunei và Malaysia với lần lượt là 79, 43 và 13 ngàn đô la một năm, cũng theo IMF, và xếp sau Thái Lan và Indonesia với lần lượt là 7.600 và 4.700 đô la Mỹ một năm, nhưng đứng trên Phillippines với 3.600 đô la. Xét tổng quát thì Việt Nam hiện xếp thứ 5 về thu nhập bình quân đầu người trong các nước đông nam Á.

    Hiện tại Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước nghèo và được xếp vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp. Theo hai mục tiêu trăm năm mà ********************** đã đề ra thì đến năm 2030, tức tròn 100 năm ngày thành lập Đảng, Việt Nam sẽ có mức thu nhập trung bình cao và đến kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước vào năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển có mức thu nhập cao, tức là ngang bằng với Singapore và các nước phát triển khác.

    Động lực tăng trưởng

    Trao đổi với VOA từ Hà Nội, kinh tế gia Phạm Chi Lan, vốn từng là thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đã chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam có bước phát triển vượt bậc như vậy sau hơn hai thập niên: cải cách thể chế, đầu tư nước ngoài và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do.

    “Cải cách thay đổi hệ thống kinh tế để phát triển theo cơ chế thị trường tạo ra cạnh tranh, mở ra cho doanh nghiệp tư nhân, cho quyền kinh tế tất cả người dân có thể kinh doanh. Mặt khác là mở cửa cho đầu tư nước ngoài để phát triển quan hệ thương mại với các nước khác nhau trên thế giới,” bà Lan nói

    Bà nhấn mạnh nếu kinh tế Việt Nam vẫn hoạt động như kiểu cũ thì ‘không thể nào tăng trưởng như vậy được’ và cho rằng chính sự cải cách thể chế này ‘đã khơi thông được các nguồn lực của người dân và của đất nước để phát triển kinh tế’.

    “Khi có cơ chế kinh tế tốt thì người dân mới có thể bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh. Càng làm thì nguồn vốn càng tăng lên nhiều hơn, hình thành các đại doanh nghiệp có quy mô rất lớn,” bà giải thích.

    Một nguyên nhân quan trọng khác khiến kinh tế Việt Nam cất cánh, theo lời kinh tế gia này, đó là nhờ Việt Nam đã gia nhập các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giúp mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu.

    Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất trên thế giới khi tham gia vào các khối thương mại tự do quan trọng như CPTPP với Nhật và các nước ven Thái Bình Dương, EVFTA với các nước châu Âu và RCEP với Trung Quốc và các nền kinh tế xung quanh.

    Ngoài ra, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tức FDI, và viện trợ phát triển, tức ODA, mà nhiều nhất đến từ Nhật, Pháp và Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB)và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã là ‘nguồn lực vô cùng quan trọng về vốn liếng để giúp Việt Nam phát triển’, theo bà Lan.

    “Các nguồn lực về mặt kỹ thuật, về kỹ năng và công nghệ ngày càng chứng tỏ là quan trọng. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, Việt Nam chưa tận dụng được các nguồn lực về công nghệ nhưng càng sau này Việt Nam càng hiểu hơn và càng có cơ hội tiếp cận các kỹ thuật mới, công nghệ mới của các nước.”

    Không thể chủ quan?

    Tuy nhiên, kinh tế gia kỳ cựu này cũng cảnh báo về những bất cập của nền kinh tế Việt Nam mà nếu chính phủ không khắc phục thì Việt Nam sẽ khó duy trì tốc độ tăng trưởng cao để vượt qua bẫy thu nhập trung bình mà tiến lên thành nước có thu nhập cao.

    Bà lưu ý đến năm 2030 và năm 2045 thì quy mô dân số Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều so với mức 100 triệu như bây giờ, do đó để thu nhập bình quân đầu người lên mức trung bình cao và cao so với thế giới thì quy mô GDP của Việt Nam cũng sẽ phải gấp nhiều lần so với con số 400 tỷ đô la hiện nay.

    Bà Phạm Chi Lan dẫn chứng trường hợp của các ‘con rồng châu Á’ như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã đi từ mức thu nhập thấp lên thẳng mức thu nhập bình quân cao là nhờ ‘tăng trưởng cao liên tục trong thời gian dài’. Trong khi Việt Nam thời gian sau này tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với những năm 1990 và 2000.

    Bên cạnh nguồn lực về vốn và nguồn nhân lực, bà Lan nhấn mạnh Việt Nam cần phải chú trọng hiệu quả tăng trưởng thì mới đảm bảo tăng trưởng bền vững về lâu dài. Bà nói: “Tăng trưởng của Việt Nam hiện nay vẫn phải đòi hỏi nhiều nguồn lực, tốn kém quá nhiều tiền vốn cũng như tài nguyên khác nhau, không như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore luôn hướng đến những ngành kinh tế mới giúp tạo cho họ thu nhập cao trên thế giới.”

    Với lại việc tăng trưởng của Việt Nam dựa quá nhiều vào đầu tư nước ngoài cũng không phải là điều tốt, theo bà Lan, vì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là bên thu lợi nhiều nhất từ tăng trưởng của Việt Nam còn người dân trong nước sẽ không hưởng được bao nhiêu.

    “Để tăng thu nhập cho người Việt thì phải tăng cường năng lực cho các doanh nhân Việt Nam để nền kinh tế có nội lực mạnh mẽ hơn.”

    Bà chỉ ra một thực tế là đầu tư nước ngoài chiếm đến 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vào xuất khẩu ‘còn quá khiêm tốn’.

    Bà Lan than phiền Việt Nam ‘đã duy trì vị trí thuần túy gia công đã quá lâu trong hai, ba thập nhiên vừa qua nên chỉ gặt hái được giá trị gia tăng thấp nhất’ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Công nghệ và giáo dục

    Tuy nhiên, bà cho biết hiện giờ chính phủ Việt Nam đã khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở mảng công nghệ mới chứ không cho đưa vào những công nghệ thấp nhất, rẻ tiền nhất như trước nữa.

    Trong giai đoạn phát triển sắp tới bà cho biết sẽ đòi hỏi vừa công nghệ cao hơn vừa trình độ cao hơn của người lao động Việt Nam. Nếu Việt Nam không theo kịp hai yêu cầu này thì sẽ không phát triển nhanh như trước nữa và bị kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình như hàng trăm nước khác trên thế giới – điều bà nói bà đã lo kể từ khi Việt Nam ra khỏi mức thu nhập thấp hồi năm 2010.

    Bà Lan than phiền lĩnh vực giáo dục-đào tạo, vốn có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế, ‘chuyển biến khác chậm chạp nên không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới’.

    “Phải nâng cao kỹ năng, trình độ của lao động Việt Nam và cả tập quán làm việc công nghiệp,” bà nhấn mạnh. “Như vậy Việt Nam mới có khả năng tiếp nhận được công nghệ mới mà các nhà đầu tư đưa vào.”

    Bà cũng đề nghị Việt Nam đổi mới thể chế, chính sách phát huy công nghệ để giúp giới trẻ Việt Nam mà bà đánh giá là ‘sáng láng, nhanh nhạy, học được nhiều từ thế giới về kỹ thuật, về quản trị’ phát huy hết khả năng của họ.

    “Nhiều người trẻ Việt Nam kết cục là lại đi ra nước ngoài để kinh doanh hay phát triển các công nghệ mà họ có ý tưởng, vì ở bên ngoài họ mới có điều kiện thực hiện được,” bà cho biết.

    Bà nói việc Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững với nền kinh tế tuần hoàn ‘rất cần thiết để Việt Nam duy trì tăng trưởng cao và tự lực tự cường tốt hơn’.

    Bà lấy dẫn chứng như trong các ngành nông nghiệp, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, đã ‘có chuyển hướng khá mạnh trong sử dụng các công nghệ mới trong canh tác, nuôi trồng, hạn chế dùng hóa chất độc hại’.

    “Tăng trưởng xanh là yêu cầu khách quan của nền kinh tế Việt Nam vì các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản đều có yêu cầu về những tiêu chuẩn xanh cho sản phẩm,” bà Lan cho biết.

    ‘Cải cách lần hai’

    Từ đó, bà đề nghị Việt Nam phải thực hiện cuộc cải cách lần thứ hai về thể chế để tháo gỡ những điểm nghẽn vốn kéo lùi nền kinh tế.

    “Tư duy cũ theo kiểu Nhà nước vẫn là người nắm tất cả nhiều lĩnh vực và can thiệp khá nhiều vào hoạt động của thị trường không còn phù hợp nữa.”

    Theo lời bà Lan thì các hiệp định thương mại tự do như CPTPP hay EVFTA đều là ‘hiệp định thương mại thế hệ mới’ với các đối tác phát triển nên trong đó có những yêu cầu cao về thể chế nền kinh tế mà Việt Nam đã cam kết. Đó là cơ hội quan trọng để Việt Nam ‘nâng tầm mình lên để tương ứng với các đối tác’.

    Để giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường nước ngoài vốn thay đổi liên tục, bà cho biết các doanh nghiệp trong nước đã hiểu được tầm quan trọng của thị trường nội địa kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.

    “Trên thực tế là với tình hình kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên, nhất là những người thuộc tầng lới trung lưu ngày càng tăng thì nó cho phép thị trường nội địa mở rộng rất nhiều,” bà nói.
    --- Gộp bài viết, 14/03/2023, Bài cũ: 14/03/2023 ---
    Lời khuyên cho các bác lúc này: Hãy thoát hết trước khi sụp đổ
    Tôi đã đưa tỷ trọng cp về 0
    AE có phiên sáng để lựa chọn tiết kiệm 10 -20%
    **==**==**==[/QUOTE]
    ---------
    Khi niềm tin bị đánh mất
    Tây lông, tây đen hay tây đông lào đều rút tiền về vứt gầm giường cho chắc
    Éo tin bố con thằng lào
    **==~o)**==
    --- Gộp bài viết, 14/03/2023 ---
    AE bảo trọng
    Chiều nay bão mới về
    hoangphi1112 thích bài này.
  9. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Mấy bố mong đất giảm giá này
    Từ giờ trở đi sẽ không có cơ hội mua đất - chứ đừng nói đến chuyện mua giá rẻ nữa nhé !

    ---------
    Đất ở TP HCM được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá nhà nước
    Hệ số điều chỉnh giá đất ở tại thành phố để lập phương án bồi thường năm 2023 tối đa gấp 25 lần giá nhà nước, còn đất nông nghiệp gấp 38 lần.

    Theo quyết định vừa được UBND TP HCM ban hành, áp dụng từ 18/3, đất ở tuỳ quận huyện có hệ số điều chỉnh gấp 3-25 lần so với giá nhà nước. Khu vực có hệ số cao nhất, tối đa 25 lần, là huyện Hóc Môn (10-25 lần) và TP Thủ Đức (6-25 lần). Khung hệ số này tăng 10 đơn vị so với năm 2022 (tối đa 15 lần).

    Xếp sau là huyện Bình Chánh (6-22 lần), Nhà Bè (10-21 lần), Củ Chi (13-20 lần). Các địa phương còn lại có khung hệ số tối đa dưới 20.

    [​IMG]
    Khu đất trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình được giải toả để xây dựng tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), tháng 8/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

    Với hệ số điều chỉnh này, đất mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 1, hệ số 4-5) giá nhà nước (giai đoạn 2020-2024) là 66 triệu đồng mỗi m2, sẽ được xây dựng giá thương lượng bồi thường 264-330 triệu đồng mỗi m2.

    Tương tự, đất mặt tiền đường Trần Não, đoạn từ xa lộ Hà Nội đến Lương Định Của (TP Thủ Đức), giá nhà nước 22 triệu đồng mỗi m2, sẽ được xây dựng giá bồi thường ở mức 132-550 triệu đồng mỗi m2.

    Các loại đất phi nông nghiệp không phải đất ở được bồi thường theo tỷ lệ. Đất thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở liền kề. Các loại đất khác tính bằng 60% giá đất ở liền kề.

    Đất nông nghiệp tại TP HCM có hệ số cao 5-38 lần giá nhà nước, tăng so với hệ số tối đa năm ngoái là 35. Nơi có hệ số cao nhất là huyện Bình Chánh với khung hệ số 15-38 lần giá nhà nước. Các địa phương có hệ số tối đa 35 lần gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp. Các địa phương còn lại có hệ số tối đa dưới 30.

    Quận/huyệnHệ số (K) đối với đất ởHệ số (K) với đất nông nghiệp
    14-530-35
    34-530-35
    44-8,530-35
    54,5-6,530-35
    63-630-35
    76-1220-35
    85-1115-30
    105-1130-35
    116-930-35
    1210-1515-25
    Phú Nhuận5-725-30
    Tân Phú7-1830-35
    Tân Bình4-730-35
    Bình Thạnh4-620-25
    Gò Vấp8-1825-35
    Bình Tân6-1412-20
    Bình Chánh6-2215-38
    Nhà Bè10-2110-25
    Cần Giờ5-155-12
    Hóc Môn10-2510-18
    Củ Chi13-2010-25
    TP Thủ Đức6-257-25

    Hệ số điều chỉnh giá đất được thành phố đưa ra hàng năm, nhằm xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. So với năm 2022, hệ số năm nay cao hơn, và được ban hành sớm hơn 5 tháng.

    Từ nhiều năm qua, TP HCM luôn gặp khó khăn trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. Hệ luỵ là kết quả giải ngân thường không đạt mục tiêu đề ra, riêng năm 2022 đặc biệt thấp. Nhiều dự án trọng điểm đình trệ do vướng mặt bằng.

    TP HCM đặt mục tiêu đầu tư mới nhiều dự án trọng điểm trong thời gian tới, đặc biệt là Vành đai 3, 4, cao tốc TP HCM - Mộc Bài... Do đó, thành phố đồng loạt thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, có đất sạch thực hiện dự án.
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.256
    Ổng tt mẽo bẩu không sao, các chú cứ yên tâm đi
    Và kết quả tạm thời đến nay: bay 456 tỏi $
    Mấy chiên da đông lào khuyến nghị: đồng bào cứ yên tâm nắm giữ - mẽo nó ở xa ta lắm
    Và kết quả VNI - 1.2%

    Đúng là ít hơn thật: chỉ số tài chính khu vực châu Á-Thái Bình Dương của MSCI giảm tới 2.7% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 29/11/2022. Cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group lao dốc tới 8.3% ở Nhật Bản, còn Hana Financial của Hàn Quốc sụt 4.7% và ANZ Group Holdings của Australia mất 2.8%.
    -------
    Nỗi lo SVB nhấn chìm chứng khoán toàn cầu, cổ phiếu tài chính “bốc hơi” 465 tỷ USD

    Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương sụt mạnh trong phiên 14/03, nối tiếp đà giảm trên Phố Wall đêm qua, khi nhà đầu tư đánh giá tác động từ hai vụ sụp đổ ngân hàng ở Mỹ.

    Ở Nhật Bản, chỉ số Topix giảm 2.34%, còn Nikkei 225 sụt 1.91%, với cổ phiếu SoftBank lao dốc 3.5% xuống thấp nhất kể từ tháng 10/2022.

    Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm gần 2% và Kosdaq sụt 2.74%. Ở Australia, ASX 200 lùi 1.5%, phần lớn là do lĩnh vực ngân hàng.

    Ở Hồng Kông (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng sụt 1.73%, còn Shanghai Composite ở Trung Quốc đại lục giảm 1.04%.

    Tại Mỹ, Dow Jones giảm 5 ngày liên tiếp, ngay cả khi Fed, FDIC và Bộ Tài chính Mỹ đã đứng ra đảm bảo cho tất cả người gửi tiền, đồng thời bơm thêm vốn cho các ngân hàng gặp rắc rối. Ở châu Âu, các chỉ số chứng khoán chuẩn đều giảm hơn 2%.

    Làn sóng bán tháo cổ phiếu tài chính

    Đến nay, cổ phiếu tài chính trên toàn cầu mất 465 tỷ USD vốn hóa khi nhà đầu tư đổ xô rút vốn khỏi các ngân hàng sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank.

    Đà giảm tiếp diễn vào đầu ngày 14/03, với chỉ số tài chính khu vực châu Á-Thái Bình Dương của MSCI giảm tới 2.7% xuống mức thấp nhất kể từ ngày 29/11/2022. Cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group lao dốc tới 8.3% ở Nhật Bản, còn Hana Financial của Hàn Quốc sụt 4.7% và ANZ Group Holdings của Australia mất 2.8%.

    Trước đó, cổ phiếu ngân hàng ở Mỹ cũng rớt sâu, dù giới chức liên bang vừa đưa ra kế hoạch hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng châu Á có vẻ ít bị tác động hơn trước sự vụ của SVB. Trong đó, cổ phiếu First Republic giảm tới hơn 70% trong phiên 13/03 dù đã được Fed bơm vốn.

    Tổng vốn hóa của chỉ số MSCI World Financials và MSCI World Financials đã giảm 465 tỷ USD trong 3 ngày.


    Hầu hết các ngân hàng ở Bắc Á “có ít rủi ro xảy ra hiện tượng rút tiền hàng loạt như SVB” vì bảng cân đối kế toán lành mạnh, thanh khoản dồi dào và đa dạng hóa cao, chuyên viên phân tích Francis Chan tại Bloomberg Intelligence viết trong báo cáo.

    Vị chuyên gia này cũng lưu ý tới rủi ro thanh khoản và tín dụng của các ngân hàng nhỏ, cho rằng những rủi ro này có thể dễ bị bỏ qua.

    Ngoài ra, các công ty tài chính có thể bị tác động bởi các khoản đầu tư vào trái phiếu và các công cụ tài chính khác. Ngày 13/03, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm mạnh nhất kể từ đầu thập niên 80, vì kỳ vọng Fed có thể hoãn nâng lãi suất sau sự vụ của SVB.

    “Chúng ta cần đánh giá khả năng hạ cánh cứng của nền kinh tế Mỹ và khả năng xoay chiều chính sách của Fed”, Michael Makdad, Chuyên viên phân tích tại Morningstar, cho hay. “Nếu điều đó không xảy ra, diễn biến của cổ phiếu tài chính Nhật Bản trong ngày hôm nay có lẽ là một phản ứng thái quá”.

    Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
    Last edited: 14/03/2023

Chia sẻ trang này