Đọc sách " Đắc nhân tâm "

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 26/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4671 người đang online, trong đó có 394 thành viên. 09:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 37238 lượt đọc và 660 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Người Mỹ đã viết cuốn " Đắc Nhân Tâm "
    Rất nhiều người Mỹ đã thành công, trở thành triệu phú, tỉ phú sau khi đọc và làm theo những lời khuyên của Dale Carnegie .
    Thế nhưng người Mỹ cũng đã làm những việc thất nhân tâm nhất thế giới !

    Hiroshima và Nagasaki là những địa danh mãi mãi khắc sâu trong ký ức nhân loại về tội ác chống loài người bằng cách tàn sát tập thể những lương dân vô tội !
    Tại Việt Nam thì Sơn Mỹ là một địa danh do chính người Mỹ làm nỗi tiếng trên toàn thế giới bởi sự tàn bạo vô nhân tính của những kẻ ném trẻ em vào lửa !

    Đừng làm điều gì cho người khác nếu mình không muốn điều đó ...

    Những hệ luỵ từ chất độc màu da cam lên các thế hệ con cháu lính Mỹ tại Việt Nam, vụ tấn công khủng bố 11-9-2001... chính là nghiệp báo mà những kẻ gây tội ác phải trả !
    Kinhkha70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  2. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Chương Hai

    Chỉ trích cách nào mà khỏi gây thù oán?

    Charles Schwab, cánh tay mặt của Andrew Carnegie, ông vua Thép, nhờ thiệp thế
    mà khéo ngoại giao mà được hết thảy mọi người quý mến. Một buổi trưa, có việc
    đi qua các xưởng của ông, ông bắt gặp một nhóm thợ đương hút thuốc, mà ngay
    trên đầu họ có tấm bảng đề "Cấm hút thuốc". Ông Schwab xử trí ra sao? Ông có
    chỉ tấm bảng mà la lên: "Các anh không biết đọc ra sao?". Không! Ai kia thì xử sự
    như vậy, chứ ông Schwab thì không bao giờ. Ông lại gần họ, đưa cho mỗi người
    một điếu xì gà rồi nói: "Xin anh em vui lòng ra ngoài kia hút".

    Nhóm thợ hiểu rằng ông biết họ đã phạm luật của xưởng nên nhắc khéo họ. Họ
    càng quý mến ông, vì chẳng những ông không đả động tới điều lệ, còn mời họ hút
    thuốc, làm cho họ cảm động mà thấy ông nể nang họ. Ai mà không mến một người
    như vậy?

    John Wanamaker, là chủ nhiệm cửa hàng lớn trong tỉnh Philadelphie, cũng dùng
    phương pháp đó. Ông có thói quen mỗi ngày đi dạo qua hết các gian hàng của ông.
    Một lần ông thấy một bà khách đứng đợi tại một gian hàng mà chẳng ai tiếp bà hết.
    Các cô bán hàng còn mải cười giỡn, chuyện trò trong một xó. Ông Wanamaker
    không nói chi hết, nhẹ nhàng tiến lại quầy hàng, đích thân tiếp bà khách hàng, rồi
    đem giao món hàng bà đã lựa cho một cô làm công để gói lại... đoạn tiếp tục đi.
    Một vị mục sư nổi danh ở Huê Kỳ, ông Lyman Abbott, khi nhận chức, phải đăng
    đàn thuyết pháp tỏ ý ai điếu và ca tụng công đức vị mục sư tiền nhiệm mà hồi sanh
    tiền vốn có tài hùng biện.

    Vì quyết tâm tỏ tài, ông ra công gọt giũa bài thuyết pháp của ông còn tỉ mỉ hơn văn
    sĩ Flaubert nữa. Khi viết xong, ông đọc cho bà mục sư nghe. Bài đó chẳng hay ho
    gì, cũng như phần nhiều những bài diễn văn soạn sẵn.

    Bà Abbott, nếu vụng xử, ắt đã nói: "Này, mình, bài đó tệ quá... không được đâu!...
    Thiên hạ sẽ ngủ gục mất. Nó tràng giang đại hải như một bộ bách khoa tự điển vậy.
    Mình thuyết giáo đã lâu rồi mà sao còn dở vậy? Thì mình cứ nói tự nhiên, dùng
    ngôn ngữ của mọi người có hơn không? Nếu mình đọc bài đó ra, thì sẽ tai hại cho
    mình lắm đa!...".

    Bà mục sư có thể nói như vậy được. Nhưng rồi sẽ xảy ra sự chi, chắc bạn đã đoán
    được. Chính bà cũng biết vậy nữa. Cho nên bà chỉ nói rằng bài diễn văn đó, nếu
    cho đăng vô Tạp chí Bắc Mỹ thì tuyệt. Nghĩa là bà kín đáo vừa khen, vừa chê bai



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -118-​
  3. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    đó không thích hợp với công việc thuyết giáo. Ông Lyman Abbott hiểu ý, xé bài
    văn đã tốn nhiều công đó và chẳng cần soạn trước, ông đăng đàn thuyết giáo.

    Vậy, muốn thay đổi hành động của một người mà không làm phật ý họ và cũng
    không gây thù oán:

    Bạn hãy nói ý cho họ hiểu lỗi của họ.

    Đó là quy tắc thứ hai


    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -119-​



    Last edited: 14/11/2013
  4. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Chương Ba

    Hãy tự cáo lỗi trước đã

    Cách đây vài năm, cháu gái tôi, Joséphine Carnegie, rời quê hương tới làm thư ký
    cho tôi tại Nữu Ước. Hồi đó cháu 19 tuổi, mới ở trường ra, nghĩa là không có một
    chút xíu kinh nghiệm nào về thương mãi. Hiện nay cháu đã trở nên một trong
    những thư ký hoàn toàn nhất mà tôi được biết. Nhưng hồi mới ư?... Hồi mới thì
    cháu... còn cần phải học rất nhiều.

    Một hôm, tôi đã định rầy cháu, nhưng suy nghĩ lại, tự nhủ: "Khoan đã, Dale
    Carnegie à... Tuổi anh gấp đôi tuổi nó. Anh kinh nghiệm cả vạn lần hơn nó. Anh
    bắt nó có quan điểm của anh, có trí xét đoán của anh sao được, tuy rằng anh còn
    tầm thường lắm đấy! Nhớ lại chút coi! Hồi anh 19 tuổi, anh đã làm những chi nhỉ?
    Anh có nhớ đã làm việc đó... rồi việc đó nữa không...?".

    Sau khi cân nhắc kỹ, một cách chân thành và vô tư, tôi phải kết luận rằng cháu
    Joséphine còn giỏi hơn tôi khi tôi bằng tuổi cháu, mà tôi phải thú nhận rằng như
    vậy không phải là một lời khen cháu đâu.

    Nhưng lần sau, mỗi khi tôi bắt buộc phải rầy cháu, tôi bắt đầu như vầy: "Cháu đã
    lầm lỗi, nhưng có Trời Phật biết cho, hồi xưa chú còn lầm lỗi nặng hơn cháu nhiều.
    Phải lớn tuổi mới biết xét đoán được. Hồi chú bằng tuổi cháu, chú vô lý hơn cháu
    nhiều. Chú đã làm nhiều cái bậy đến nỗi chú không dám chỉ trích một ai hết.
    Nhưng, cháu thử nghĩ giá làm như vầy, có phải khôn hơn không?...".

    Nếu ta khiêm tốn nhận trước rằng ta cũng chẳng hoàn toàn gì rồi mới trách kẻ
    khác, thì kẻ đó không thấy khó chịu lắm.

    Vị Vương hầu khôn khéo Von Bulow đã hiểu phương pháp đó là quan trọng từ
    năm 1909. Lúc đó ông làm Tể tướng dưới triều Hoàng đế Guillaume II, vị Hoàng
    đế cuối cùng của nước Đức, ngạo mạn, kiêu căng thường tự khoe rằng lục quân và
    hải quân của mình đủ sức "đánh tan lũ mèo rừng".

    Một chuyện lạ lùng xảy ra, Hoàng đế tuyên bố những lời không thể tưởng tượng
    được, làm rung động cả châu Âu và vang lên khắp bốn phương trời. Những lời
    điên rồ hợm hĩnh và vụng dại đó, ông tuyên bố giữa công chúng, trong khi ông qua
    thăm Anh hoàng; ông lại cho phép tờ báo Anh Daily Telegraph công bố lên mặt
    báo nữa.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -120-​
  5. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Ông tuyên bố rằng ông là người Đức độc nhất có cảm tình với người Anh, rằng
    ông sẽ tăng cường hải quân của ông để chống với Nhật Bản, rằng chỉ nhờ sự can
    thiệp của ông mà Anh quốc mới khỏi bị đè bẹp dưới sự đô hộ của Nga, Pháp, rằng
    Anh thắng được quân Boers ở Nam Phi là nhờ trận đồ của ông, và còn nhiều hơn
    nữa...

    Từ 100 năm, chưa thấy ông vua nào giữa thời bình mà tuyên bố những lời lạ lùng
    như vậy. Cả châu Âu giận dữ ồn ào, như bầy ong vẽ vỡ tổ. Nước Anh khích nộ sôi
    nổi. Các nhà chính trị Đức hoảng sợ. Giữa sự kinh ngạc của mọi người, Hoàng đế
    đâm hoảng, cậy Vương hầu Von Bulow nhận giùm hết trách nhiệm thay vua. Ông
    muốn Tể tướng bố cáo rằng chính Tể tướng đã khuyên ông tuyên bố những lời lạ
    lùng đó.

    Von Bulow cãi:

    - Tâu Bệ hạ, thần tưởng không một người nào ở Anh cũng như ở Đức, lại có thể tin
    rằng thần đã khuyên Bệ hạ như vậy được.

    Chưa dứt lời thì Von Bulow đã tự biết mình lỡ lời. Hoàng đế đùng đùng cơn giận:

    "Thì ngươi nói phắt rằng ngươi coi ta ngu như lừa, đã làm những lỗi mà ngươi,
    ngươi không khi nào làm!".

    Von Bulow biết rằng đáng lẽ phải khen trước đã rồi mới chê, nhưng trễ quá rồi, chỉ
    còn mỗi một cách vớt vát là: đã lỡ chê trước thì phải khen sau vậy; và năng lực của
    lời khen thiệt mạnh, kết quả dị thường:

    Tể tướng kính cẩn trả lời:

    "Thần đâu dám có ý đó. Bệ hạ hơn thần về nhiều phương diện. Không những hơn
    về vấn đề binh bị và hải quân - điều đó đã đành - mà hơn cả về khoa vật lý học
    nữa. Thần đã từng khâm phục nghe Bệ hạ giảng về phong vũ biểu, về vô tuyến
    điện tín hoặc về quang tuyến X nữa. Thần tự thấy xấu hổ, vì chẳng biết chút chi về
    hóa học và vật lý học, không thể phân tích được một vấn đề giản dị nhất của khoa
    học. Nhưng bù vào đó, thần cũng biết chút ít về sử ký và có lẽ có vài đức tính khả
    dĩ có thể dùng được trong chánh trị và ngoại giao".

    Hoàng đế tươi như hoa. Von Bulow tự nhún để khen ngợi, biểu dương Người, và
    Hoàng đế đại xá cho hết, vui vẻ truyền: "Trẫm và ngươi không nên rời nhau. Trẫm
    đã chẳng nói rằng Trẫm và ngươi bổ sung lẫn cho nhau sao?''.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -121-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  6. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Rồi Hoàng đế siết chặt tay Von Bulow, không phải một mà nhiều lần, Guillaume II
    đã xúc động tới nỗi, trong ngày đó, có lần giơ hai quả đấm lên nói:

    "Nếu kẻ nào đó nói bất kỳ điều gì xúc phạm tới Vương hầu Von Bulow, thì Trẫm
    sẽ thoi vào mặt nó!".

    Von Bulow đã biết chữa lỗi lại liền. Nhưng con cáo già đó cũng đã lầm lỡ; đáng lẽ
    là phải bắt đầu tự cáo những khuyết điểm của mình và ca tụng Guillaume II đã, thì
    ông đã lỡ tỏ trước rằng ông chê vua vụng dại không biết giữ gìn lời nói.

    Chỉ có vài lời tự nhún và khen ngợi mà Von Bulow đã làm cho một ông vua kiêu
    căng đương bị xúc phạm biến thành một bạn thân, tận tâm với mình. Phương pháp
    đó đối với một vị Hoàng đế còn có hiệu quả như vậy, thì bạn thử tưởng tượng đối
    với chúng mình đây, còn hiệu quả tới đâu. Sự nhũn nhặn và biết khâm phục, khéo
    dùng cho vừa phải và đúng trường hợp, giúp chúng ta làm được những việc phi
    thường trong đời chúng ta.

    Vậy muốn thay đổi thái độ của người khác mà không làm cho họ phật ý, giận dữ,
    bạn phải theo quy tắc thứ ba sau này:

    Trước khi chỉ trích ai, bạn hãy tự thú nhận những khuyết điểm của bạn đã.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -122-​


    Last edited: 14/11/2013
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  7. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Chương Tư

    Đừng ra lệnh

    Một người, trong ba năm làm việc chung một phòng với nhà kinh tế học trứ danh
    Owen D. Young, người đã lập ra kế hoạch Young, nói rằng không hề nghe thấy
    ông ra lệnh cho ai hết. Ông Young chỉ bảo, đề nghị, tuyệt nhiên không truyền lệnh.
    Chẳng hạn không khi nào ông nói: "Làm cái này", "Làm cái kia...", "Đừng làm cái
    này hay cái kia". Không, ông nói: "Thầy có thể nghiên cứu việc này được...",
    "Thầy cho rằng như vậy nên không?". Sau khi đọc cho người ta đánh máy một bức
    thư, ông thường hỏi các người giúp việc ông: "Như vậy được không? Khi người
    giúp việc trình ông bản thảo một bức thư để xin ông sửa cho, ông chỉ bảo: "Có lẽ
    nên sửa lại câu này như vầy...".

    Luôn luôn ông để cho những người giúp việc ông có nhiều sáng kiến, không bao
    giờ ông tỏ vẻ bắt buộc họ làm việc này việc nọ theo ý ông, mà ông để họ hành
    động theo ý họ. Nếu họ lầm lẫn thì là một cơ hội cho họ tự cải.

    Một cách đối đãi như vậy làm cho người ta vui lòng tự sửa mình. Lại không làm
    thương tổn lòng tự ái của người ta, cho người ta nhận thấy sự quan trọng của người
    ta và như vậy người ta sẽ vui lòng cộng tác với mình, không phản đối mình.

    Vậy quy tắc thứ 4 để sửa lỗi người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ là:

    "Đừng ra lệnh. Dùng cách đặt câu hỏi để khuyên bảo người ta".


    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -123-​


    Last edited: 14/11/2013
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  8. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Chương Năm

    Giữ thể diện cho người

    Mấy năm trước, Công ty Điện khí ở Nữu Ước gặp một việc khó giải quyết: làm sao
    cho Charles Steinmetz chịu bỏ chức chủ sở đi được. Steinmetz là một thiên tài bậc
    nhất về điện học, nhưng hoàn toàn bất tài trong công việc chỉ huy một phòng kế
    toán. Công ty sợ làm phật ý ông vì ông rất cần cho công ty mà lại dễ hờn vô cùng.
    Các ông giám đốc công ty liền thăng ông lên chức: "Kỹ sư cố vấn của Công ty
    Điện khí"; chỉ có cái chức là mới, còn công việc vẫn là công việc cũ. Rồi họ lựa
    một người khác cho chỉ huy phòng kế toán.

    Steinmetz sung sướng.

    Mà các vị giám đốc cũng vậy!

    Khéo xử một cách ngọt ngào, biết giữ thể diện cho Steinmetz, họ đã êm ấm đạt
    được mục đích, không thiệt hại chút gì hết.

    "Giữ thể diện!". Điều đó quan trọng lắm. Vấn đề sinh tử! Vậy mà trong chúng ta,
    có mấy người biết giữ thể diện cho người khác? Chúng ta chà đạp cảm tình của
    người, bắt họ theo ý ta, buộc lỗi họ, dọa dẫm họ; chúng ta rầy la con cái hay người
    giúp việc trước mặt bất cứ ai, không hề nghĩ rằng tự ái của họ đang bị ta chà đạp.
    Mà có khó khăn gì đâu, chỉ một chút suy nghĩ, vài lời ngọt ngào, một lòng thành
    thật gắng sức quên mình và hiểu người là đủ làm dịu hẳn vết thương.

    Lần sau, chúng ta có bắt buộc phải làm công việc đáng ghét là đuổi một người ở
    hay một người làm công thì ta nên nhớ điều đó.

    Đây là nguyên văn bức thư một kế toán viên gởi cho tôi:

    "Đuổi người làm công, không phải là một cái thú. Mà bị đuổi lại càng không thú
    chút nào hết. Công việc của hãng chúng tôi có từng mùa. Cho nên, bắt đầu tháng
    ba là chúng tôi phải sa thải một số nhân viên đi.

    Mãi tới gần đây, chúng tôi vẫn báo tin buồn đó cho những người bị hy sinh bằng
    cách này:

    Ông Smith, mời ông ngồi xuống. Tới mùa hết việc rồi, chúng tôi không có đủ công
    việc để cậy ông giúp... Chúng ta đã cho ông hay trước rằng công việc ông làm chỉ
    tạm thời thôi...".



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -124-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  9. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Nhưng người bị mất việc dù sao cũng thất vọng lắm. Họ có cảm tưởng bị bỏ rơi và
    không thèm giữ một mảy may cảm tình với một hãng đã đối đãi với họ khiếm nhã
    như vậy.

    Sau này, tôi áp dụng một cách lịch sự hơn, đối đãi với họ có lễ độ hơn. Tôi cho
    mời từng người vô phòng tôi sau khi suy nghĩ kỹ về công việc họ đã giúp tôi trong
    cả mùa đông, tôi nói với họ như vầy:

    "Ông Smith, ông đã đắc lực giúp chúng tôi (nếu quả có vậy). Khi chúng tôi cậy
    ông đi Nữu Ước, nhiệm vụ không phải dễ mà ông đã thành công được một cách
    đáng khen; hãng lấy làm vinh dự lắm. Ông có tài, có nhiều tương lai, dù ông làm
    việc ở đâu cũng vậy. Chúng tôi tin cậy ông và hễ có việc để nhờ ông giúp được,
    chúng tôi sẽ nghĩ tới ông. Chúng tôi không quên ông...

    Kết quả tốt hơn vô cùng. Họ không oán hờn gì hết, họ không cho rằng họ bị chúng
    tôi phản. Họ hiểu rằng nếu có công việc thì chúng tôi tất giữ họ lại. Và khi chúng
    tôi cần tới họ, họ vội vàng lại liền, có vẻ cảm ơn chúng tôi lắm".

    Ông Dwight Morrow, cựu sứ thần Mexique, đã quá cố, nhạc phụ ông Lindbergh,
    có một tài dị thường là làm cho hai kẻ thù sắp đà đấm nhau, hòa giải với nhau liền.
    Ông làm cách nào? Ông tìm trong quan điểm của hai người, tất cả những chỗ mà
    ông cho là công bằng, ông đem phô bày ra và ca tụng, không cho ai là trái hết, dù
    cuộc tranh biện kết cục ra sao cũng vậy.

    Đó là quy tắc của mọi sự trọng tài: giữ thể diện cho người ta.

    Năm 1922, sau hai thế kỷ oán thù, dân Thổ Nhĩ Kỳ quyết xua đuổi những kiều dân
    Hy Lạp ra khỏi nước, Mustapha Kémal hô hào quân lính". Hỡi sĩ tốt, mục đích của
    chúng ta là Địa Trung Hải". Chiến tranh đó giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, là một
    trong những chiến tranh cận đại đổ máu nhiều nhất. Quân Thổ thắng và khi hai đại
    tướng Hy Lạp Tricoupis và Dionis lại tổng hành dinh của Kémal để đầu hàng, dân
    Thổ trút lời nguyền rủa lên đầu họ.

    Nhưng Kémal không tỏ ra cho họ thấy rằng ông là người thắng. Những bực vĩ
    nhân không phí thì giờ tự đắc, khoe những thành công của mình.

    Ông bắt tay hai đại tướng đó nói:

    "Xin mời hai Ngài ngồi xuống đây, chắc hai Ngài mệt lắm".



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -125-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  10. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Rồi sau khi nói chuyện với họ về trận mạc, ông xoa vết thương tự ái của họ: "Tôi
    xin lấy tư cách một quân nhân nói chuyện với hai Ngài cũng là quân nhân. Tôi cho
    chiến tranh là một canh bạc, và những người cao nhất cũng có khi thua".

    Vậy, cả tới trong khi nỗi vui mừng thắng trận kích thích ông, mà ông cũng không
    quên quy tắc quan trọng thứ 5 sau này:

    "Giữ thể diện cho người"




    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -126-​



    Last edited: 14/11/2013
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này