Đọc sách " Đắc nhân tâm "

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 26/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4671 người đang online, trong đó có 394 thành viên. 09:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37238 lượt đọc và 660 bài trả lời
  1. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Chương Sáu

    Khích lệ người ta cách nào?

    Tôi đã được biết anh Pete Barlow. Anh chuyên môn dạy chó và ngựa làm trò trong
    những rạp xiếc. Tôi thích coi anh dạy chó lắm. Khi một con chó hơi tấn tới một
    chút, anh vuốt ve nó, khen nó, thưởng nó thịt; nói tóm lại, trọng thị sự thành công
    của nó.

    Phương pháp đó không mới mẻ gì. Tất cả những người dạy súc vật áp dụng nó đã
    nhiều thế kỷ rồi.

    Tôi tự hỏi đối với loài người sao chúng ta không dùng cách hợp lý đó? Tại sao ta
    không dùng thịt thay cho roi, lời khen thay cho lời mắng? Chúng ta nên theo anh
    Pete Barlow: muốn khuyến khích ai thì dù người đó tấn tới rất ít, ta cũng nên khen.
    Như vậy chúng ta khích lệ họ cho họ tiếp tục gắng sức.

    Lewis E. Lawes, giám đốc khám Sing Sing, công nhận rằng những lời khuyến
    khích có nhiều kết quả rất tốt, cả với những tội nhân chai nhất. Ông nói trong một
    bức thư:

    "Tôi đã nhận thấy rằng muốn cho tội nhân hợp tác với và trở lại con đường lương
    thiện thì khen những sự gắng sức của họ, có hiệu quả hơn là rầy, phạt họ".

    Tới bây giờ tôi chưa từng bị nhốt khám Sing Sing và không biết bọn tội nhân nghĩ
    sao. Nhưng chỉ cần ngó về quá khứ của tôi, cũng thấy rằng đời tôi có một đôi khi
    thay đổi do một lời khen hay khuyến khích. Và bạn có như vậy không?... Quá khứ
    đầy những thí dụ chứng minh năng lực thần diệu của lời khen.

    Năm mươi năm trước, một đứa nhỏ 10 tuổi làm việc trong một xưởng ở Naples.
    Nó mơ mộng muốn thành một danh ca. Chẳng may, ông thầy đầu tiên dạy nó ca
    làm cho nó thất vọng: "Giọng mày ca như xé tai người ta". Nhưng má nó, một
    người nhà quê nghèo an ủi nó, ôm nó vào lòng, bảo rằng bà tin chắc nó có tài và đã
    thấy nó tiến tới rồi. Bà làm việc cực khổ, nhịn ăn, nhịn mặc, đi chân không, để
    dành tiền cho con học âm nhạc... Những lời khuyến khích của bà thay đổi hẳn đời
    đứa nhỏ. Chắc bạn đã được nghe người ta nói tới nó: tên nó là Caruso.

    Nhưng hoàn cảnh nó thiệt là trái ngược. Học thì sơ sài, cha bị giam thâu (thiếu nợ
    mà bị giam) và chính nó nghèo lắm, nhiều khi bị "lửa cơ đốt ruột". Sau cùng, nó
    kiếm được một việc làm là dán nhãn lên trên những ve thuốc nhuộm trong một kho
    hàng đầy những chuột cống. Tối, nó ngủ trên một gác thượng ghê tởm, sát mái nhà,



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -127-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  2. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    cùng với bọn du côn cặn bã của thành Luân Đôn. Nó không tin ở giá trị của nó và
    sợ người ta chế giễu tới nỗi phải đợi trời tối như mực rồi mới dám lén lút đem bản
    thảo bỏ vào thùng thư. Hết bản này đến bản khác bị từ chối. Sau cùng, một ngày
    tươi sáng tới: một truyện nó viết được người ta nhận đăng. Đành rằng người ta
    không trả nó một xu nhỏ nào hết, nhưng nó không cần. Nhà xuất bản khen nó, là
    đủ rồi! Có người nhận là nó có tài rồi! Nó sung sướng tới nỗi nó đi lang thang
    ngoài phố, hai hàng lệ ròng ròng trên má.

    Từ lúc đó, nó hy vọng, tự tin và tương lai của nó thay đổi hẳn. Nhưng nếu không
    có sự khuyến khích đó thì có lẽ nó còn làm suốt đời trong những nhà máy đầy
    chuột cống. Người đó, cũng không xa lạ gì với bạn. Chính là văn sĩ Anh Charles
    Dickens.

    Nửa thế kỷ sau, một thanh niên khác ở Luân Đôn làm việc trong một cửa hàng bán
    đồ nỉ. Dậy từ 3 giờ sáng, quét tiệm và nai lưng ra làm 14 giờ một ngày. Được 2
    năm, chịu không nổi, rồi một buổi sáng, không điểm tâm, bỏ nhà ra đi, cuốc bộ
    trên 20 cây số về thăm bà mẹ làm quản gia cho một chủ điền. Cậu than thở với mẹ,
    khóc lóc van lơn, thề nhất định tự tử, nếu còn phải bắt buộc bước chân vào cửa
    hàng đó nữa... Rồi cậu viết một bức thư dài cho ông giáo cũ, thú nhận rằng chịu
    không nổi đời được nữa, chỉ muốn quyên sinh thôi. Ông giáo hồi âm, an ủi cậu, nói
    cậu rất thông minh, làm việc lớn được, đời sẽ tươi sáng hơn và cuối thư, cho cậu
    một chân giáo viên.

    Những lời khen an ủi đó, đủ thay đổi đời cậu và có một ảnh hưởng sâu xa trong
    văn học nước Anh. Thực vậy, từ hồi ấy, nhân vật đó đã viết 77 cuốn sách và dùng
    ngòi viết mà kiếm được trên một triệu mỹ kim. Chắc bạn viết văn sĩ đó: Chính là
    H. G. Wells.

    Năm 1922, ở Californie có một thanh niên nghèo khổ, sống với vợ. Giọng chàng
    tốt; chủ nhật hát ở nhà thờ và thỉnh thoảng hát trong những lễ cưới để kiếm vài mỹ
    kim. Nhưng khó đủ ăn lắm, chàng nhất quyết xa châu thành về nhà quê mà đời
    sống ít đắt đỏ. Kiếm được một cái chòi ở giữa vườn nhỏ rồi ở đó. Tiền mướn nhà
    tuy chẳng là bao, nhưng đối với chàng còn nặng quá; chàng không trả nổi. Thiếu
    10 tháng tiền nhà, chàng đành làm trong vườn nho để trả nợ. Nhiều khi đói quá,
    được ít nho lót lòng chàng mừng lắm. Chàng thất vọng đến nỗi muốn giải nghệ đi
    bán xe cam nhông... Chính lúc đó, văn sĩ Rupert Hugles nghe chàng ca, khen
    chàng: "Giọng anh tốt lắm. Anh phải lên Nữu Ước, kiếm thầy học, luyện thêm nó
    đi..."



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -128-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  3. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Chính lời khen đó đã mở đầu cho quãng đường rực rỡ của chàng. Chàng giãi bày
    tâm sự với tôi như vậy. Chàng liều mượn hai ngàn rưỡi mỹ kim rồi đi về miền
    Đông. Thanh niên đó là nhà danh ca Lawrence Tibbett.

    Nếu chúng ta biết đem ra ánh sáng những tài năng sâu kín của những người ở
    chung quanh chúng ta, thì chẳng phải là ta chỉ dẫn đạo, cải thiện, phân phát họ mà
    thôi, ta còn cải tạo họ nữa.

    Bạn cho rằng tôi nói quá ư? Thì đây, xin bạn nghe những lời chí lý sau này của
    giáo sư William James, một nhà tâm lý có lẽ có tài nhất của châu Mỹ.

    "Chúng ta hiện tại ra sao, và chúng ta có thể trở thành một người ra sao, hai trạng
    thái đó khác nhau xa lắm, cũng như một người chập chờn nửa thức nửa ngủ, so với
    một người tỉnh táo hẳn hoi vậy.

    Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ những khả năng vật chất và tinh thần của chúng
    ta. Nói chung thì loài người sống mà bỏ phí ít nhiều khả năng lắm. Có đủ bảo vật
    mà không dùng tới".

    Bạn cũng có "Những bảo vật mà bạn không dùng tới", hoặc không biết lợi dụng nó
    tới cực độ. Trong những bảo vật đó, có khả năng huyền diệu khích lệ người khác
    bằng những lời khuyến khích thành thật và khả năng làm cho họ biết những năng
    lực tiềm tàng của họ.

    Vậy muốn thay đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ, bạn phải:

    "Lấy công tâm nhận những sự gắng sức của họ, khen những tấn tới nhỏ nhất của
    họ. Lời khuyến khích của bạn phải thành thật và nhân từ".

    Đó là quy tắc thứ 6.


    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -129-​



    Last edited: 14/11/2013
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  4. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Chương Bảy

    Vị tri kỷ giả, dụng

    Một bà bạn tôi ở Nữu Ước, bà Gent, mướn một người ở gái và hẹn chị ta thứ hai
    sau lại bắt đầu làm việc. Trong thời gian đó, bà kêu điện thoại hỏi một người chủ
    cũ về hạnh kiểm của chị ta. Người chủ đó không hài lòng về chị ta lắm... Nhưng
    khi chị lại, bà Gent nói: "Chị Nellie, hôm nay tôi kêu điện thoại hỏi bà chủ cũ của
    chị. Bà ấy nói chị ngay thẳng và đứng đắn, giỏi làm bếp và khéo săn sóc trẻ em.
    Nhưng bà ấy có thêm rằng, chị không siêng năng, nhà không bao giờ lau chùi kỹ.
    Riêng tôi, tôi tin rằng bà ấy nói quá đáng. Tôi coi người chị cũng biết chị cẩn thận.
    Chị sửa soạn thật gọn gàng. Tôi chắc rằng chị chăm nom nhà cửa không có chỗ
    nào đáng chê, cũng như cách ăn bận của chị vậy. Rồi chị coi, chắc chắn chị sẽ vừa
    ý tôi lắm".

    Và mọi sự được vừa ý thiệt. Chị Nellie muốn xứng đáng với lời khen của bà chủ.
    Và chị xứng đáng thiệt. Nhà cửa sạch bóng. Mỗi ngày chị làm phụ một giờ nữa để
    cọ, lau, chứ không chịu để cho bà Gent thất vọng.

    Ông hội trưởng Công ty Baldwin sản xuất đầu xe lửa nói:

    "Những người đã trọng ta, mà ta lại biết mến tài họ, thì dễ chỉ huy họ lắm".

    Tóm lại, nếu bạn muốn cho ai phát triển một đức tính nào, bạn nên hành động như
    đức tính đó đã là một đặc sắc rõ ràng nhất của người đó. Shakespeare nói: "Nếu
    bạn còn thiếu một đức tính, cứ xử sự như đã có nó rồi". Muốn cải thiện một người,
    bạn cứ ra vẻ tin người đó có đức tính này đức tính nọ đi. Tỏ ra tin cậy người đó đi,
    khen họ đi: Họ sẽ gắng sức phi thường để xứng đáng với lời khen của bạn.

    Trong cuốn "Ký ức cuộc đời sống chung với Maeterlinck", bà Georgette Leblanc
    kể chuyện một sự thay đổi dị thường trong đời một cô bé nước Bỉ.

    Bà nói: "Tôi ăn cơm tháng tại một khách sạn gần nhà và họ cho một người hầu gái
    đem lại nhà tôi. Tên chị là "Marie rửa chén" vì hồi mới vô làm, người ta để chị rửa
    chén. Chị xấu như quỷ, mắt lé, chân đi chữ bát, gây giơ xương, đần độn.

    Một hôm, trong khi chị đặt bàn, tôi đột ngột bảo chị:

    'Chị Marie, chị có rất nhiều chỗ đáng quý, chị có biết không?''.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -130-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  5. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Vì quen giấu tình cảm của mình, chị đứng thừ ra một lúc, câm như hến và trơ như
    đá. Rồi đặt đĩa lên bàn, chị thở dài, ngây ngô nói: "Thưa bà, thiệt tôi không bao giờ
    ngờ như vậy". Chị không hỏi thêm một câu, lặng lẽ trở vô bếp và nhắc đi nhắc lại
    lời tôi đã nói cho mọi người nghe.

    Lòng tin của chị mạnh tới nỗi không ai nỡ chế giễu chị, mà từ hôm đó, còn hơi nể
    chị nữa. Nhưng sự thay đổi lạ lùng nhất, chính là sự biến hóa của thâm tâm chị. Tin
    chắc rằng chị có nhiều chỗ đáng quý mà không ai biết, chị hăng hái sửa soạn, trau
    giồi nhan sắc đến nỗi tuổi xuân của chị mà chị quên bẵng đi, trở lại rực rỡ trên nét
    mặt chị và người ta không thấy chị xấu nữa.

    Hai tháng sau, lúc tôi dọn nhà, chị cho tôi hay sắp thành hôn với cháu đầu bếp
    chánh. Chị ta nói: "Tôi sắp được sang trọng" và cám ơn tôi. Chỉ có một câu ngắn
    mà thay đổi cả đời chị ta".

    Bà Georgette Leblanc đã khen chị Marie và lời khen đó đã thay đổi hẳn người đàn
    bà đó.

    Mới rồi tôi được hầu chuyện một ông giám đốc Công ty "exchange Buffets". Hai
    mươi sáu tiệm, cao lâu hợp lại thành công ty đó và cùng theo một chính sách đặc
    biệt, lấy "danh dự" làm trọng.

    Trong những tiệm đó, sáng lập từ năm 1885, không bao giờ người ta đưa giấy tính
    tiền cho khách hàng hết. Bạn muốn kêu món gì thì kêu, ăn xong rồi, bạn tính tiền
    lấy, rồi khi ra, đem lại quỹ trả. Không kiểm soát gì hết, không có thẻ gì hết.

    Tôi ngạc nhiên lắm, hỏi:

    "Nhưng ông phải có vài người giám thị chứ? Không thể tin hết thảy các khách ăn
    được".

    - Chúng tôi không có người giám thị nào hết - ông giám đốc trả lời - Có lẽ cũng có
    người ăn quịt, nhưng chúng tôi không cần biết tới. Chúng tôi chỉ biết rằng chính
    sách của chúng tôi hẳn có chỗ hay, nếu không thì sao đã thịnh vượng trong nửa thế
    kỷ nay được?

    Tại những cao lâu đó, khách ăn được đãi như người lương thiện, biết trọng danh
    dự. Cho nên hết thảy, giàu, nghèo, ăn trộm, ăn xin... đều muốn được xứng đáng với
    lòng tin cậy của chủ tiệm.

    Ông Lawes, giám đốc khám Sing Sing còn nói:



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -131-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  6. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    "Đối với một quân vô lại, muốn cho được việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy
    nó, đãi nó như một công dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó
    trung thực, đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng sức để được
    xứng đáng lòng tin đó".

    Lời đó hay và đúng đến nỗi tôi muốn nhắc lại đây:

    "Đối với một quân vô lại, muốn cho được việc, chỉ có mỗi một cách là tỏ vẻ tin cậy
    nó, đãi nó như một công dân lương thiện và đáng trọng, cứ nhận ngay rằng nó
    trung thực, đứng đắn. Được bạn tin cậy, nó phỉnh mũi ra và có lẽ gắng sức để được
    xứng đáng với lòng tin đó".

    Vậy, muốn sửa đổi một người mà không làm cho họ phật ý, giận dữ:

    "Bạn gây cho người ấy một thanh danh rồi họ sẽ gắng sức để được xứng thanh
    danh đó".

    Đó là quy tắc thứ 7.


    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -132-​


    Last edited: 14/11/2013
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  7. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Chương Tám

    Hãy khuyến khích người

    Một ông bạn của tôi, đã bốn chục cái xuân xanh, gần đây mới đính hôn cùng một
    cô, và vị hôn thê của ông khuyên ông học khiêu vũ - kể cũng hơi trễ!

    Sau ông kể lể tâm sự với tôi:

    "Trời biết cho rằng tôi nhảy dở hết chỗ nói. Tôi khiêu vũ theo một lối cổ từ hai
    chục năm về trước. Cô giáo dạy tôi, nói thẳng cho tôi biết rằng phải quên hết
    những điều cũ đi để bắt đầu học lại từ đầu. Cô làm tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi xin
    thôi.

    Lại học một cô khác. Cô này lấy lòng tôi, có lẽ quá khen tôi một chút, nhưng tôi
    thích như vậy. Với một giọng tự nhiên, cô nói rằng điệu bộ của tôi có lẽ hơi xưa,
    nhưng nguyên tắc thì đúng, và muốn học những điệu mới không khó khăn chi hết.
    Cô thứ nhất chê tôi mà làm tôi hết muốn học. Cô thứ nhì, trái lại, làm bộ như
    không thấy những lỗi lầm của tôi mà không ngớt khen những tiến bộ của tôi. Cô
    nói: "Trời phú cho ông cái giác quan về tiết điệu; ông thiệt là người trời sinh ra để
    mà khiêu vũ".

    Lương tri của tôi bảo tôi rằng trước cũng vậy mà sau này cũng còn như vậy, tôi
    suốt đời sẽ chỉ là một "thằng" khiêu vũ dở thôi. Nhưng trong thâm tâm tôi, tôi thích
    tin rằng không biết chừng lời cô đó đúng cũng nên.

    Thì cô ta ăn tiền của tôi, phải khen tôi là sự dĩ nhiên... Nhưng nghĩ tới điều đó làm
    quái gì?

    Dù sao đi nữa, từ bữa cô ta cho tôi tin rằng tôi có "giác quan về tiết điệu" thì tôi
    khiêu vũ khá hơn trước nhiều. Lời đó đã phấn phát tôi, làm cho tôi hy vọng và
    gắng sức tập tành cho khá thêm lên".

    Chê một đứa nhỏ, một đức lang quân hay một người làm công rằng họ đần độn,
    không có một chút tài năng gì, rằng họ "đầy bị thịt", "đoảng vị", chẳng được việc
    gì, không hiểu chút chi hết, tức là diệt hết ý muốn tự cải của họ đi.

    Nên thử phương pháp ngược lại. Khuyến khích họ nhiều vào; nói rằng công việc
    dễ làm lắm. Tỏ ra rằng ta tin nơi tài năng họ, rằng họ có tài mà họ không ngờ... và
    bạn sẽ thấy họ thức suốt đêm để tập tành cho hoàn hảo.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -133-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  8. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Đó là phương pháp của nhà diễn thuyết Lowell Thomas. Ông đó thực có khiếu, có
    thiên tài dẫn đạo người. Ông làm cho bạn tự tin. Ông truyền cho bạn lòng tin chắc,
    sự bạo dạn, sức mạnh, làm cho bạn thay đổi thành một người khác. Mới rồi, tôi đi
    nghỉ cuối tuần với ông bà Thomas. Trong khi củi cháy lách tách trong lò sưởi,
    người ta mời tôi đánh bài bridge. Đánh bài "Bridge"? Không! Không, không,
    không. Tôi không biết đánh! Không biết chút chi hết. Không thể được!

    Ông Thomas bảo tôi: "Này anh Dale. Đánh bridge dễ lắm mà. Chỉ cần có trí nhớ và
    biết suy xét. Anh đã nghiên cứu về trí nhớ. Đó là sở trường của anh. Anh thử chơi
    đi, anh sẽ mau biết lắm".

    Và, tức thì, không kịp nghĩ ngợi gì hết, tôi đã thấy tôi ngồi vào hội, lần đó là lần
    thứ nhất trong đời tôi. Ông Thomas chỉ bảo tôi rằng tôi có thiên tư về bài, và đánh
    bài dễ lắm, là tôi liều chơi liền.

    Ely Culbertson là vua bài bridge. Những sách ông viết về nó được hoan nghênh
    nhiệt liệt và dịch ra mười hai thứ tiếng. Mà ông thú với tôi rằng sở dĩ thành một
    nhà chuyên môn như vậy chỉ nhờ một người đàn bà khuyến khích.

    Ông đã thử đủ nghề nhưng chưa bao giờ có ý dạy đánh bài hết. Không những ông
    đánh bài thấp mà còn ương ngạnh tới nỗi không ai muốn đánh bài với ông.

    Hồi đó ông gặp cô Josephine Dillon, trẻ đẹp, làm giáo sư dạy đánh bài "bridge".
    Ông thương cô và cưới cô. Cô nhận thấy ông phân tích giá trị từng quân bài kỹ
    lắm, và biểu ông rằng ông có thiên tư kỳ dị và bất ngờ về lối chơi đó. Đó chỉ là lời
    khen, không hơn không kém, nhưng lời khen đó đã xoay hẳn cục diện đời ông.

    Vậy muốn thay đổi thái độ của một người mà không làm cho người ấy phật ý, giận
    dữ, bạn phải:

    "Khuyến khích họ, tức thì lỗi lầm gì cũng dễ sửa, việc khó khăn gì cũng dễ làm".

    Đó là quy tắc thứ tám.


    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -134-​


    Last edited: 14/11/2013
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  9. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


    Chương Chín

    Làm sao cho người ta vui sướng mà làm công việc bạn nhờ cậy

    Hôm đó vào năm 1915. Đã trên một năm, các nước ở châu Âu chém giết lẫn nhau
    ghê gớm chưa từng thấy trong lịch sử. Châu Mỹ ở trong tình trạng kinh hoảng. Có
    thể lập lại hòa bình được không? Không ai biết được.

    Nhưng Tổng thống Wilson nhất quyết gắng sức làm cho kỳ được. Ông sai một mật
    sứ đi hội nghị với các nhà cầm đầu châu Âu.

    William Jennings Bryan, Tổng trưởng nội vụ, sứ đồ của hòa bình, nóng lòng đi
    lắm. Ông thấy đó là một dịp phụng sự một lý tưởng cao cả và trở nên bất hủ.
    Nhưng Tổng thống Wilson lựa một người khác, đại tá House, bạn thiết của ông. Và
    ông cậy đại tá làm công việc khó khăn là báo tin đó cho Bryan hay.

    Đại tá chép cuộc gặp gỡ đó trong nhật ký của ông:

    "Bryan thất ý lắm, khi ông hay tin rằng tôi được Tổng thống giao phó cho sứ mệnh
    mà ông ao ước".

    Tôi trả lời ông ta: Tổng thống nghĩ nên giữ kín cuộc vận động đó. Mà nếu Bryan
    đi, tên tuổi của ông mà ai cũng biết, đủ làm cho người ta chú ý tới và tự hỏi ông tới
    với mục đích chi đây...".

    Nghĩa là đại tá muốn cho ông Bryan hiểu rằng ông là người quan trọng quá, không
    nên nhận sứ mệnh đó - và ông Bryan hài lòng.

    Khôn khéo, lại có nhiều kinh nghiệm, đại tá House đem thực hành một trong
    những quy tắc lớn nó điều khiển sự giao thiệp giữa loài người. Quy tắc đó là: Làm
    sao cho người khác thấy vui sướng mà làm công việc bạn cậy họ.

    Khi Tổng thống Wilson mời ông Mc. Adoo giúp việc trong văn phòng ông, ông
    cũng áp dụng quy tắc đó, mặc dù điều ông tin cậy không phải là một sự hy sinh,
    mà chính là một danh dự vô cùng cho ông Mc. Adoo, ông này thấy vui thích bội
    phần và kể lại như vầy:

    "Ông (Wilson) bảo tôi rằng ông sẽ sung sướng lắm, nếu tôi chịu nhận chức Tổng
    trưởng Quốc khố. Ngôn ngữ ông thiệt lịch sự: ông cho tôi cảm tưởng rằng nếu tôi
    chịu nhận vinh dự lớn đó, thì tức là ban cho ông một đặc ân".



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -135-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
  10. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.849
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Tôi biết một diễn giả được mọi nơi mời đến diễn thuyết. Ông ta không thể làm vừa
    lòng mọi người được cho nên bắt buộc phải từ chối, nhưng ông từ chối một cách
    khéo léo đến nỗi người ta vui vẻ ra về. Ông làm cách nào? Tất nhiên ông không nói
    cụt ngủn rằng ông bận việc lắm... Không. Sau khi cám ơn và tỏ lòng tiếc không
    nhận lời được, ông vội vàng giới thiẹu một người có thể thay ông được. Nghĩa là
    không để cho người kia có đủ thì giờ thất vọng trước sự từ chối của ông và ông
    làm cho tư tưởng người đó hướng ngay về diễn giả mà ông giới thiệu.

    Ông nói:

    "Tại sao ông không cậy ông bạn tôi, Cleveland Rodgers, nhà xuất bản tờ Brooklyn
    Eagle? Hoặc ông Guy Hickock? Ông ấy đã viết báo 15 năm ở Paris và biết rất
    nhiều chuyện thú vị... Hay là ông lại hỏi ông Livingston Longfellow xem sao?
    Chắc ông biết ông ấy có một cuốn phim tuyệt đẹp về những cuộc săn bắn lớn ở ấn
    Độ...".

    Ông Want, quản lý một nhà in lớn ở Nữu Ước, có một người thợ máy mà ông nhất
    định muốn sửa đổi tính tình. Anh thợ đó phải trông nom cho một loạt máy vừa sắp
    vừa đúc chữ và nhiều máy khác nữa, sao cho những máy đó chạy đêm và ngày mà
    không hư hỏng, khỏi ngưng lại. Anh ta phàn nàn công việc nặng nhọc quá, làm
    việc nhiều giờ quá, và xin thêm người phụ.

    Ông Want không cho thêm người phụ, cũng không rút công việc, rút giờ làm việc,
    mà anh ta vẫn vui lòng. Ông làm cách nào? Ông cho riêng anh ta một phòng giấy
    với một tấm bảng treo ở cửa đề tên và chức mới của anh. "Giám đốc phòng giữ gìn
    máy móc".

    Thành ra anh thợ máy không phải là một nhân viên hạ cấp, mà ai cũng có quyền
    sai bảo nữa, anh nay đã nghiễm nhiên là một viên chỉ huy rồi. Người ta đã công
    nhận giá trị tài năng của anh. Tự thấy cái quan trọng và uy thế mới của mình, anh
    hài lòng và tiếp tục làm không phàn nàn chi hết.

    Bạn cho vậy là con nít ư? Có lẽ là con nít thiệt. Mà người ta cũng đã cho Nã Phá
    Luân đã dùng phương pháp con nít đó khi ông lập ra huy chương Bắc đẩu bội tinh,
    phân phát một ngàn năm trăm chiếc cho lính ông và thăng chức "Pháp quốc Thống
    chế" cho 18 đại tướng, gọi đội quân của ông là "Đại binh".

    Ai chế giễu ông rằng dùng đồ lòe loẹt vô dụng đó để thưởng những người đã nhiều
    lần vào sanh ra tử với ông, ông đáp: "Loài người vẫn bị cai trị bằng những đồ lòe
    loẹt đó".



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -136-​
    ILikeYou70, BongHongGai81Voteforyou thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này