1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Đọc sách " Đắc nhân tâm "

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 26/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3016 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 02:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 37491 lượt đọc và 660 bài trả lời
  1. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Nghe thấy chúng tôi cãi cọ nhau, một người bán hàng khác chạy lại, chêm vào: Bộ
    đồ màu đen nào, lúc mới đầu cũng hơi thôi ra như vậy, không thể tránh được...
    Nhất là những bộ đồ giá đó. Tại nước nhuộm như vậy".

    "Tôi giận sôi lên, ông Wooton nói, người bán hàng thứ nhất có ý cho tôi dối dá;
    người thứ nhì muốn chê tôi đã mua đồ xấu, rẻ tiền. Tôi nổi điên, muốn liệng bộ đồ
    vào đầu họ, thì thình lình, người chủ gian hàng tới. Người này thiệt thạo nghề, ông
    làm cho một khách hàng đương thịnh nộ hóa ra hài lòng.

    Ông làm ra sao?

    Trước hết: ông nghe câu chuyện của tôi từ đầu chí cuối, không nói nửa lời.

    Sau: khi tôi ngừng nói, hai người bán hàng kia bày lý lẽ của họ ra thì ông bênh tôi
    mà bẻ lý lẽ của họ. Không những ông công nhận rằng quả áo ngoài đã thôi và làm
    đen cổ áo sơ-mi tôi mà ông còn nhắc lại rằng bất kỳ món hàng nào bán ở tiệm đó,
    cũng phải làm cho khách hàng về nhà hoàn toàn vừa ý.

    Sau hết: ông nhận rằng không biết tại sao nó lại thôi ra như vậy, và ông thẳng thắn
    nói với tôi: "Xin ông cho biết chúng tôi phải làm sao, và chúng tôi sẽ tuân lệnh
    ông".

    Năm phút trước, chắc là tôi đã la lên: "Ông giữ lấy bộ đồ quý hóa đó của ông".
    Nhưng bây giờ tôi trả lời: tôi "chỉ muốn hỏi ý ông thôi; tôi muốn biết sau này nó
    còn thôi nữa không và làm sao cho nó khỏi thôi".

    Ông ta khuyên tôi mang về bận thử một tuần nữa. Nếu lúc đó không vừa lòng thì sẽ
    mang lại đổi. Và ông ta lấy làm ân hận vì sự đó lắm.

    Tôi trở về, tươi tỉnh. Một tuần sau, áo đó quả nhiên hết thôi, và từ đó tôi hoàn toàn
    tín nhiệm cửa hàng đó".

    Người đó được làm chủ gian hàng có chi lạ? Hai người bán hàng kia sẽ làm phụ
    suốt đời... Có lẽ còn đổi họ xuống gói hay khuân đồ nữa là khác, để họ hết tiếp xúc
    với khách hàng.

    Nhiều khi muốn cho một người mắc bệnh càu nhàu kinh niên nguôi cơn giận chỉ
    cần có một người kiên tâm hiểu họ, chịu làm thinh nghe họ, để họ mặc tình phùng
    mang, trợn mắt như con rắn hổ, phun ra ngoài cái nọc độc nó làm cho họ đương
    nghẹt thở.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -38-​
  2. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Bạn muốn thành một người nói chuyện có duyên không? Dễ lắm

    Vài năm trước, Công ty Điện thoại Nữu Ước có một thân chủ gắt gỏng, khó tính,
    trần gian có một. Y làm đủ tình, đủ tội, dọa đập máy điện thoại, không chịu trả tiền
    y thiếu, cho rằng công ty tính lộn, kêu nài trên mặt báo năm bảy phen, đầu đơn
    kiện ở tòa và tại ủy ban các công sở. Sau cùng, muốn cho yên chuyện, công ty phái
    một sứ giả khôn lanh nhất lại thăm con "ác là" đó. Sứ giả bình tĩnh nghe ông tướng
    quạu đó, để mặc ông tuôn ra những lời cay đắng ra cho hả lòng, và chỉ gật đầu tán
    thành và "mô phật".

    Nghe ông ta tuôn ra trong ba giờ đồng hồ rồi về. Lần sau trở lại nghe ông ta tiếp
    tục cuộc diễn thuyết giông tố của ông. Bốn phen như vậy. Lần thứ tư, trước khi về
    nhà sứ giả đã nghiễm nhiên thành một Hội viên danh dự trong "Hội bảo trợ những
    người dùng điện thoại", mà ông đó mới sáng lập. Hồi đó, cho mãi tới bây giờ cũng
    vẫn vỏn vẹn có hai người đó làm hội viên thôi.

    Nhà sứ giả chỉ việc chú ý nghe và kết quả là ông tướng quạu đó thành ra thuần hậu,
    chịu trả hết số tiền đã thiếu công ty và chịu rút đơn không kiện công ty nữa. Thiệt
    chưa từng thấy ông ta dễ dãi với công ty như vậy bao giờ.

    Tại sao vậy? Là vì ông kêu nài, phản kháng để tỏ cái quan trọng của ông ra, khi
    người thay mặt cho công ty chịu nhận thấy sự quan trọng đó, thì những nỗi bất
    bình tưởng tượng của ông tan như mây khói hết.

    Nhiều năm trước, một khách hàng giận dữ bước vào văn phòng ông J.F. Detmer,
    nhà sáng tạo xưởng dệt Detmer lớn nhất thế giới.

    Người đó rõ ràng thiếu của xí nghiệp Detmer mười lăm mỹ kim, viết thư đòi nhiều
    lần mà không chịu trả, hôm đó đi xe lửa từ nhà lại hãng, nói không những không
    trả tiền mà từ rày không thèm mua hàng ở hãng nữa.

    Ông Detmer sẵn sàng kiên tâm nghe, khi người đó đã trút hết cơn lôi đình, bình
    tĩnh lại rồi, cơ hội thuận tiện, ông Detmer mới ôn tồn nói: "Tôi cám ơn ông đã lại
    tận đây để cho tôi hay những điều đó. Như vậy ông đã giúp tôi được một việc lớn
    lắm; vì nếu phòng kế toán của chúng tôi đã làm cho ông bất bình thì chắc có nhiều
    khách hàng dễ dãi cũng bất bình nữa. Và điều đó chúng tôi tất nhiên là muốn tránh.
    Xin ông tin tôi, ông nóng lại phân trần với tôi một, thì tôi nóng muốn biết những
    nỗi bất bình của ông tới hai kia".

    "Ông ta chắc là tuyệt nhiên không ngờ tôi trả lời như vậy - ông Detmer kể lại. - Tôi
    tưởng ông ấy hơi cụt hứng vì ông ta từ xa lại cốt ý là để "xài" tôi cho hả... Thế mà



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -39-​
  3. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    đáng lẽ gây với ông ấy, tôi lại cám ơn ông! Tôi hứa với ông xóa nó đi vì "một
    người ngăn nắp như ông, tính toán mỗi một cuốn sổ tất là ít lẫn lộn hơn các viên kế
    toán của tôi phải tính toán sổ của cả ngàn khách hàng".

    "Tôi lại thêm rằng, tôi hiểu lòng ông ấy lắm và ở địa vị ông ta, có lẽ cũng hành
    động như ông. Rồi tôi lại giới thiệu với ông ấy vài nhà bán len khác vì ông ấy
    không muốn mua giúp tôi nữa".

    "Hồi trước, mỗi lần ông ấy ra tỉnh tôi thường mời ông dùng bữa trưa với tôi. Lần
    này tôi cũng mời, ông ta bất đắc dĩ nhận lời... Nhưng tới chiều, khi cùng với tôi trở
    lại phòng giấy của tôi, ông đặt mua cho tôi một số hàng lớn nhất từ trước đến giờ.

    Ông về nhà bình tĩnh hơn và muốn tỏ ra công bằng với chúng tôi, cũng như chúng
    tôi đã công bằng với ông, ông lục giấy tờ của ông ra, kiếm thấy toa hàng đã thất lạc
    và gởi trả chúng tôi mười lăm mỹ kim với vài lời xin lỗi.

    "Sau này, khi con trai ông ta sinh; ông lấy tên Detmer của tôi đặt tên đệm cho con
    ông và ông còn là bạn thân và khách hàng của chúng tôi cho tới khi ông từ trần hai
    mươi hai năm sau".

    Đã lâu rồi, một cậu bé Hòa Lan tới di trú nước Mỹ. Cha mẹ cậu nghèo lắm. Tan
    giờ học, cậu phải kiếm tiền bằng cách lau cửa kính một tiệm bánh mì và lượm
    những cục than vụn mà những xe chở than để rớt trên đường. Tên cậu là Edward
    Bok. Suốt thiếu thời, cậu đi học cả thảy có sáu năm. Vậy mà sau thành một trong
    những nhà xuất bản tạp chí lớn nhất ở châu Mỹ. Chuyện đời cậu dài lắm. Nhưng
    nguyên nhân kết quả đó là cậu thi hành những quy tắc dạy trong chương này.

    Cậu thôi học từ hồi mười ba tuổi, phải làm công cho một công ty nọ. Nhưng vẫn
    quyết chí học, học một mình. Cậu nhịn ăn bữa trưa và để dành tiền giấy xe điện
    cho tới khi mua được một cuốn tự điển tả công nghiệp các danh nhân nước Mỹ. Và
    cậu nảy ra một ý rất mới. Sau khi đọc tiểu sử các danh nhân hiện đại, cậu viết thư
    cho nhiều vị yêu cầu họ cho biết thêm những chi tiết thuộc hồi thơ ấu mà tự điển
    không ghi chép. Vì cậu tỏ ra "biết nghe" cho nên được các danh nhân đó kể chuyện
    mình cho cậu. Hồi đại tướng J.A.Garfield ứng cử Tổng thống, cậu viết thư hỏi có
    phải hồi thiếu thời đại tướng đã làm nghề kéo ghe trên kinh để độ nhật không? Và
    Garfield trả lời cậu... Cậu lại viết thư hỏi đại tướng Grant xin cho biết những chi
    tiết trong một trận mà đại tướng cầm quân. Grant vẽ cho cậu một bản đồ rồi mời
    cậu (lúc đó cậu mới mười bốn tuổi rưỡi) lại nhà dùng cơm và nói chuyện.

    Nhờ khéo kích thích những người đó, tả lại những thành công của họ - một vấn đề
    mà bất cứ danh nhân hay thường nhân ai cũng ưa nói tới mà không chán - cho nên
    cậu bé xuất thân hèn hạ đó không bao lâu được giao thiệp với một số lớn danh



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -40-​
  4. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    nhân nước Mỹ và được nhiều vị tiếp đãi như khách quý. Sự giao thiệp đó nung đúc
    cho cậu một đức tự tin quý báu, một hoài bão và một hy vọng cao xa, xoay chuyển
    hẳn cả cuộc đời cậu. Và tôi nhắc lại, được vậy chỉ nhờ cậu thi hành những quy tắc
    mà chúng ta đương nêu ra đây.

    Isaac Marcosson, nhà quán quân về môn phỏng vấn các danh nhân, nói rằng phần
    đông phỏng vấn viên không thành công chỉ vì quá chăm chú tới những câu vấn
    thành ra không chú ý nghe những câu đáp... Nhiều danh nhân nói với Marcosson
    rằng họ ưa gặp một người biết nghe hơn là một người biết nói chuyện. Tai hại
    thay! Khả năng biết nghe đó hình như lại là khả năng hiếm thấy nhất.

    Không phải chỉ các danh nhân mới thích được người ta nghe mình nói đâu; về
    phương diện đó, thường nhân cũng như họ. Một văn sĩ đã nói: "Nhiều người mời
    lương y tới chỉ để kể lể tâm sự thôi".

    Trong những ngày đen tối nhất của cuộc Nam Bắc chiến tranh, Lincoln viết thư
    mời một ông bạn cũ ở xứ Illinois tới Washington để bàn về vài vấn đề. Ông bạn tới
    Bạch Cung và Lincoln nói với ông trong mấy tiếng đồng hồ về tờ bố cáo ông tính
    công bố để thủ tiêu chế độ nô lệ. Lincoln ôn lại tất cả những lý lẽ bênh vực đạo
    luật đó và những lý lẽ chống đạo luật đó; ông đọc lại hết cả những bức thư và bài
    báo nói về vấn đề đó, trong ấy có nhiều bài thống trách ông sao chưa phế trừ chế
    độ nô lệ, lại có nhiều bài khác chỉ trích ông, vì ông muốn hủy bỏ chế độ đó.

    Sau khi diễn thuyết một hồi lâu, Lincoln bắt tay ông bạn già, chúc ông ta bình an
    và mời ông trở về Illinois, chẳng hỏi ý kiến ông ta một chút chi hết. Lincoln đã nói
    để trút những nỗi suy nghĩ nó đè nặng trong lòng ông, như vậy để cho óc ông được
    sáng suốt. Ông bạn già kể lại: "Khi ông Lincoln nói xong rồi, ông ấy bình tĩnh
    hơn".

    Lincoln không cần một người khuyên bảo, ông chỉ muốn có một bạn thân nghe ông
    nói và hiểu ông để ông trút tâm sự của ông thôi. Hết thảy chúng ta chẳng như vậy
    ư? Và ông khách hàng bực tức, người làm công bất bình, ông bạn mất lòng... đều
    cần kiếm người để than thở.

    Nếu các bạn muốn người ta trốn bạn, chế giễu lén bạn hay khinh ghét bạn thì bạn
    làm như vầy: đừng bao giờ nghe người khác nói hết; bạn cứ nói hoài về bạn thôi.
    Trong khi người khác nói, bạn nẩy ra một ý gì chăng, thì đừng đợi người ta nói hết
    câu. Đợi mà làm gì? Câu chuyện người ta kể đâu có thú vị hay ho bằng câu chuyện
    bạn sắp kể ra? Tại sao mất thì giờ nghe chuyện con gà con kê đó? Mạnh bạo đi, cắt
    ngang câu người ta nói đi.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -41-​
  5. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Bạn có quen ai hành động như vậy không? Riêng tôi, tôi đã thấy... Thực tai hại.
    Chịu không nổi họ! Họ đầy tự phụ, say mê về cái quan trọng của họ! Nực cười
    nhất là một số trong những kẻ đó lại được mọi người coi thuộc giới thượng lưu! Kẻ
    nào chỉ nói về mình thì chỉ nghĩ tới mình thôi. Và "kẻ nào chỉ nghĩ tới mình thôi,
    nhất định là một kẻ thiếu giáo dục". Ông Nicholas Murray Putler, giám đốc trường
    Đại học Columbia nói vầy: "Dù kẻ đó học hành tới bực nào nữa thì cũng vẫn là
    thiếu giáo dục".

    Vậy nếu bạn muốn người ta coi là nói chuyện có duyên thì bạn phải biết cách nghe.
    Nên nghe lời khuyên tài tình sau này của một người đàn bà: "Muốn được người
    chú ý tới, trước hết phải biết chú ý tới người". Bạn nên đặt những câu vấn mà ai
    cũng say mê đáp: tức như những câu hỏi về đời tư hay đời công của họ, những
    thanh công của họ.

    Nên nhớ rằng người nói chuyện với ta quan tâm tới những thị dục, những vấn đề
    của họ trăm phần thì chỉ quan tâm đến ta, đến nỗi thắc mắc của ta một phần thôi.
    Bệnh nhức răng giày vò người đó hơn là cảnh đói kém làm chết cả triệu dân Trung
    Quốc. Một cái nhọt tại cổ người đó làm cho người đó lo lắng hơn bốn chục nạn
    động đất ở Châu Phi. Lần sau, có nói chuyện với ai, xin bạn nhớ tới điều đó.

    Vậy muốn cho người mến, bạn theo quy tắc thứ tư sau này:

    Biết chăm chú nghe; và khuyến khích người khác nói tới họ.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -42-​


  6. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Chương Năm

    Làm sao để gây thiện cảm

    Những ai đã gặp Tổng thống Théodore Roosevelt đều ngạc nhiên về sự biết nhiều,
    hiểu rộng của ông. Bất kỳ một người chăn bò hay là một kỵ binh, một nhà chính trị
    hay một nhà ngoại giao lại thăm ông, ông đều biết cách nói hỏi chuyện người đó.
    Bí quyết của ông ư? Giản dị lắm. Khi Roosevelt phải tiếp một người khách, thì cả
    buổi tối hôm trước ông nghiên cứu vấn đề mà ông biết khách ưa nói tới hơn hết.

    Cũng như hết thảy những người dẫn đạo quần chúng, ông biết rằng cách thần diệu
    nhất để chiếm lòng người là bàn tới vấn đề mà người đó thường ấp ủ trong lòng.

    Một thiên tài, William Lyon Phelps, trước làm giáo sư văn chương ở Đại học
    đường Yale, đã hiểu chân lý đó từ hồi còn nhỏ. Trong một bài tiểu luận về "Nhân
    tánh" ông kể:

    "Khi 8 tuổi, tôi về nghỉ hè ở nhà cô tôi. Một buổi tối, một ông khách lại chơi. Sau
    khi chào hỏi cô tôi, ông hết sức chú ý tới tôi. Hồi đó tôi mê chơi tàu lắm và ông nói
    về tàu một cách làm cho tôi thích đặc biệt. Khi ông về rồi, tôi nhiệt liệt khen ông.

    Đáng phục là dường nào! Ông ấy yêu tàu làm sao? Và biết rõ nó làm sao? Nhưng
    cô tôi bảo rằng ông ấy làm luật sư ở Nữu Ước và chẳng bao giờ để ý tới tàu hết.
    Tôi la lên: "Thế thì tại sao ông chỉ nói chuyện đến tàu cho cháu nghe?".

    Cô tôi trả lời: "Tại ông là một người có giáo dục, ông thấy cháu mê chơi tàu thì
    ông nói về tàu. Ông ráng sức gây thiện cảm với cháu".

    Và William Lyon Phelps nói thêm: "Không bao giờ tôi quên lời nhận xét đó của cô
    tôi".

    Hiện tôi còn giữ một bức thư của ông Edward L.Chalif, một người hoạt động nhiều
    cho các hội hướng đạo sinh.

    Ông viết: "Một hôm hay tin có một đoàn hướng đạo sắp đi qua châu Âu họp đại
    hội các hướng đạo sinh toàn cầu, tôi muốn cho một hướng đạo sinh của tôi dự cuộc
    đó. Tôi bèn lại thăm ông Hội trưởng một Xí nghiệp vào hàng lớn nhất ở Mỹ, xin
    ông cấp cho nó phí tổn du lịch.

    Trước khi tới thăm ông, tôi tình cờ được hay rằng ông mới ký một tấm chi phiếu
    một triệu mỹ kim, rồi sau khi hủy bỏ đi, vì không cần xài tới, ông đem đóng khung
    lại, giữ làm kỷ niệm một vật hiếm có. Gặp mặt ông, tôi liền xin ông cho coi vật quý



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -43-​
  7. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    đó. Một chi phiếu một triệu mỹ kim! Tôi nói với ông rằng tôi chưa từng biết người
    nào ký một chi phiếu khổng lồ như vậy và tôi muốn kể lại cho những hướng đạo
    sinh của tôi rằng chính mắt tôi đã thấy một chi phiếu một triệu đồng! Ông vui vẻ
    đưa tôi coi. Tôi ngắm nghía, thán thưởng và xin ông kể cho nghe vì những đại sự
    mà ông đã phát nó ra".

    Các bạn nhận thấy rằng ông Chalif khi bắt đầu câu chuyện không hề nói tới thướng
    đạo sinh, tới cuộc du lịch hoặc tới mục đích của ông. Ông chỉ nói tới vấn đề mà
    ông kia ưa nhất. Và sự khéo léo của ông được thưởng như sau này:

    Một lúc sau, ông hội trưởng hỏi tôi: "à! Ông lại thăm tôi có chuyện chi?". Tôi bày
    tỏ lời yêu cầu tôi. Và ngạc nhiên làm sao, ông ưng liền, lại còn cho tôi nhiều hơn
    số tôi muốn nữa. Tôi chỉ xin phí tổn cho một hướng đạo sinh, mà ông chịu phí tổn
    cho tới năm người và cả cho tôi nữa, ông lại còn cho tôi một tờ tín dụng trạng để
    tới châu Âu, lãnh một ngàn mỹ kim. Ông lại khuyên tôi nên ở châu Âu bảy tuần lễ.
    Ông còn đưa cho nhiều bức thư giới thiệu tôi với các ông đại lý của ông. Khi
    chúng tôi tới Paris, lúc ấy ông có mặt tại đó, ông tiếp đón chúng tôi và tự lái xe đưa
    chúng tôi đi coi châu thành nữa.

    "Từ hồi đó, ông đã kiếm việc cho nhiều hướng đạo sinh của chúng tôi mà cha mẹ
    nghèo. Và cho tới nay, ông vẫn còn sốt sắng giúp đỡ đoàn của chúng tôi.

    Tôi biết chắc rằng nếu trước kia tôi không kiếm được cái sở thích của ông và làm
    cho ông vui lòng ngay từ lúc đầu, thì ông không cho tôi được một phần mười
    những cái ông đã cho tôi".

    Phương pháp đó có nên thi hành trong những giao thiệp về thương mãi không? Thì
    đây, ta hãy xét tới trường hợp của ông Henry G. Duvernoy, một trong những nhà
    làm bánh mì lớn nhất ở Nữu Ước.

    Đã bốn năm rồi, ông ta kiếm cách bán bánh cho một khách sạn nọ ở Nữu Ước. Mỗi
    tuần lại thăm ông chủ khách sạn một lần; mỗi khi ông này dự cuộc công ích nào thì
    ông Duvernoy cũng có mặt tại đó, tới đỗi ông còn mướn phòng ở ngay trong khách
    sạn đó để "thuyết" ông kia. Công dã tràng.

    Sau khi theo học lớp giảng của chúng tôi, ông Duvernoy thay đổi chiến lược. Ông
    kiếm cách dò biết thị hiếu của ông giám đốc khách sạn.

    Tôi hay rằng - lời ông Duvernoy nói - ông ấy nhờ hăng hái hoạt động cho một liên
    đoàn các chủ nhân khách sạn mà mục đích là phô trương "sự tiếp đãi niềm nở của
    châu Mỹ", nên được làm hội trưởng hội đó. Liên đoàn đó sau được các chủ nhân



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -44-​
  8. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    khách sạn vạn quốc gia nhập và trở nên một hội quốc tế mà chính ông được làm
    hội trưởng. Hội nghị của những hội đó họp ở đâu thì dẫu phải lội suối trèo đèo,
    vượt đại dương, qua sa mạc, ông cũng tới dự.

    Cho nên lần sau gặp ông, tôi nói ngay tới liên đoàn của ông.
    Và, các bạn ơi! Nồng nàn làm sao! Ông hùng hồn diễn thuyết trong nửa giờ đồng
    hồ về tổ chức đó. Và tôi thấy rõ ràng những hội đó là cái "nghiện" của ông, là lẽ
    sống của đời ông. Trước khi từ giã ông, thì ông đã bán cho tôi một tấm thẻ hội
    viên.

    Tôi không hề nói tới bánh của tôi. Nhưng vài hôm sau, người quản lý khách sạn
    kêu điện thoại bảo tôi mang mẫu bánh lại để tính giá cả.

    Người đó bảo tôi: "Không biết ông đã làm gì mà chủ tôi thích ông tới nỗi ngồi đâu
    cũng chỉ nói tới ông thôi".

    Các bạn thử tưởng tượng: Theo đuổi ông ấy bốn năm trời mà chẳng kết quả chi hết.
    Nếu tôi không biết cách kiếm những thị hiếu và những cái ông ấy mê nhất thì bây
    giờ chắc vẫn còn phải năn nỉ ông ấy mua giúp cho nữa".

    Vậy muốn gây thiện cảm với ai, xin bạn:

    "... Nói với người ấy về cái sở thích, hoài bão của họ".

    Đó là quy tắc thứ năm.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -45-​


  9. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Chương sáu

    Làm sao cho người ta ưa mình liền

    Hôm nọ tôi lại sở Bưu điện. Khi đợi tới lượt tôi để gởi thư bảo đảm, tôi để ý tới bộ
    mặt chán chường của thầy thư ký. Một cuộc đời ngày ngày cân thư, bán cò, biên
    chép như vậy tất nhiên không thú gì hết. Tôi tự nhủ: "Ráng làm vui cho anh chàng
    này một chút, làm cho y nở một nụ cười... Muốn vậy, phải khen y cái gì mới được.
    Thử kiếm xem y có cái gì thực đáng khen không?". Không phải dễ, vì mình không
    quen người ta. Nhưng trường hợp hôm đó rất dễ vì thầy thư ký ấy có bộ tóc rất
    đẹp.

    Vậy, trong khi thầy ấy cân thư của tôi, tôi nói: "Tôi ước ao có được bộ tóc như
    thầy!".

    Thầy ấy ngửng đầu lên hơi ngạc nhiên, nét mặt tươi cười và nhũn nhặn trả lời:
    "Bây giờ nó đã kém trước rồi". Tôi nói rằng trước ra sao không biết, chứ bây giờ
    tóc thầy còn đẹp lắm. Thầy rất hoan hỉ. Chúng tôi nói chuyện vui vẻ một lúc. Khi
    tôi ra về, thầy ấy nói thêm: "Thưa ông, quả đã có nhiều người khen tóc tôi".

    Tôi dám cuộc với bạn rằng bữa đó thầy về nhà, vui như sao, kể lại chuyện cho vợ
    nghe và buổi tối, khi rửa mặt, ngắm bộ tóc trong gương, tự nhủ, "Kể ra tóc mình
    đẹp thiệt".

    Khi tôi kể lại chuyện đó, một người học trò tôi hỏi: "Nhưng ông muốn cầu người
    đó điều chi?".

    Tôi muốn cầu người đó điều chi ư? Trời cao đất dày! Nếu chúng ta ích kỷ một cách
    ti tiện đến nỗi không phân phát được một chút hạnh phúc cho người chung quanh,
    đến nỗi hễ khen ai là cũng để hy vọng rút của người ta cái lợi gì, nếu tim ta không
    lớn hơn trái ổi rừng, thì chúng ta có thất bại cũng là đáng kiếp.

    Nhưng quả tôi có cầu anh chàng đó cho tôi một vật, một vật vô cùng quý báu: là sự
    hài lòng cao thượng vì đã có một hành vi hoàn toàn không vị lợi, một hành vi nhân
    từ mà ta sẽ vui vẻ nhớ tới hoài.

    Có một định luật quan trọng nhất mà chúng ta phải theo khi giao thiệp. Theo nó thì
    việc gì cũng hóa dễ, trở ngại gì cũng thắng được, ta sẽ có vô số người thương, sẽ
    thành công và vui sướng.



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -46-​
  10. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.931
    Đắc Nhân Tâm
    Dale Carnegie
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Nếu làm trái luật đó tức thì những nỗi khó khăn sẽ hiện ra. Luật đó là: "Luôn luôn
    phải làm cho người cảm thấy sự quan trọng của họ". Như trên kia tôi đã nói, giáo
    sư John Dewey cho rằng thị dục huyễn ngã là thị dục mạnh nhất của loài người.
    Chính thị dục đó làm cho người khác loài vật.

    Trong mấy chục thế kỷ, các triết nhân tìm kiếm những định luật chi phối những sự
    giao thiệp giữa người với người và tất cả những sự tìm tòi đó đều đưa đến mỗi một
    quy tắc không mới mẻ gì, một quy tắc đã có từ hồi nhân loại mới có sử. Ba ngàn
    năm trước. Zoroastre đã dạy quy tắc đó cho dân Ba Tư thờ thần lửa. Hai mươi bốn
    thế kỷ trước, Khổng Tử đã giảng tới nó. Lão Tử cũng đã đem ra dạy học trò.

    Năm thế kỷ trước Thiên Chúa giáng sinh, Đức Thích Ca đã tuyên bố nó trên bờ
    sông Hằng, mà quy tắc đó đã được phép trong sách đạo Bà La Môn, một ngàn năm
    trước khi Đức Thích Ca ra đời.

    Sau này, Đức Giê Su đem nó ra giảng trên những đồi đá ở xứ Judée. Tư tưởng đó
    tóm tắt trong một câu này, có lẽ là định luật quan trọng nhất trong thế giới:

    "Con muốn được người ta cư xử với con ra sao thì con cư xử với người ta như
    vậy".

    Bạn muốn những người bạn gặp gỡ đồng ý với bạn. Bạn muốn người ta thừa nhận
    tài năng của bạn. Tự thấy mình quan trọng trong khu vực của bạn, bạn thấy thích.

    Bạn ghét những lời tán dương giả dối thô lỗ, nhưng bạn cũng thèm khát những lời
    khen thật. Bạn muốn bạn thâm giao với bạn đồng nghiệp cực lực tán thành và
    không tiếc lời ca tụng bạn. Hết thảy chúng ta ai cũng muốn như vậy.

    Vậy chúng ta hãy tuân lời Thánh kinh: "Muốn nhận của người ta cái gì thì cho
    người ta cái đó".

    Ta cần phải xử sự như vậy khi nào? Bằng cách nào?... ở đâu?... Xin đáp: Bất kỳ lúc
    nào và bất kỳ ở đâu.

    Một hôm, tới một sở thông tin, tôi hỏi một thầy ký chuyên môn tiếp khách, chỉ cho
    tôi phòng làm việc của bạn tôi, ông Henri Souvaine. Bận một chế phục sạch sẽ,
    thầy ta có vẻ tự đắc giữ việc chỉ dẫn đó lắm. Thầy trả lời tôi rõ ràng từng tiếng
    một: "Henri Souvaine (ngừng một chút) lầu 18 (ngừng một chút) phòng 1816".

    Tôi sắp chạy lại thang máy. Nhưng tôi ngừng lại và quay lại nói: "Tôi khen thầy.
    Thầy đã chỉ đường cho tôi một cách rõ ràng, thông minh lắm. Thầy có giọng nói
    của một tài tử. Cái đó hiếm lắm".



    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    -47-​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này