Đọc sách " Đắc nhân tâm "

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 26/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3418 người đang online, trong đó có 66 thành viên. 01:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37222 lượt đọc và 660 bài trả lời
  1. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.018
    "...Ta đã dặn lòng sống bao dung.
    Hiểu sâu đạo lý của chung đồng.
    Tuy một nhưng cũng là tất cả.
    Cõi lòng thanh thản tựa hư không."

    [​IMG]
    Last edited: 01/10/2014
  2. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.018
    ĐẠI BÀNG CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃN

    Buổi sáng nọ, Thành Cát Tư Hãn và các thuộc hạ của ông đi săn. Thành Cát Tư Hãn mang theo trên cánh tay của ông con chim Ưng mà ông yêu thích. Đến trưa không được gì cả, Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, và để khỏi phải cáu kỉnh với đám thuộc hạ, ông rời nhóm, cỡi ngựa đi một mình. Trong sức nóng của mùa Hè, ông khát nước nhưng mọi dòng suối đều khô cạn. Thế rồi, hết sức ngạc nhiên, ông nhìn thấy một dòng nước nhỏ chảy ra từ một tảng đá ngay trước mặt ông.

    Ông lấy ra chiếc cốc bằng bạc ra hứng nước. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc và, ngay khi ông đưa chiếc cốc lên môi thì con chim Ưng bay lên và giật chiếc cốc rồi ném nó xuống đất.

    Thành Cát Tư Hãn giận lắm, nhưng vì con chim Ưng rất được ông yêu thích nên ông cúi xuống nhặt chiếc cốc lên, lau sạch bụi, và lại hứng nước. Khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim Ưng lại lao đến tấn công làm đổ nước.
    Lần nầy, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, vừa canh chừng dòng nước, vừa để ý đến con chim Ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì con chim Ưng lại bay lên và lao về phía ông. Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm, đâm thủng qua lồng ngực con chim.
    Tuy nhiên, dòng nước kia cũng đã khô cạn; và Thành Cát Tư Hãn quyết định tìm một cái gì đó để uống, ông leo lên tảng đá để tìm nguồn suối khác. Ông kinh ngạc khi thấy có một vũng nước, và ngay giữa vũng nước đó là xác một con rắn độc nhất của miền đất này. Nếu ông lỡ uống nước đó, chắc hẳn ông đã chết rồi. Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, ôm theo xác của con chim Ưng.

    - Ông ra lệnh làm một bức tượng chim bằng vàng, và trên một cánh chim, ông khắc dòng chữ :
    “Thậm chí khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là bạn của anh”.
    Và trên cánh bên kia, ông khắc dòng chữ :
    “Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến sự thất bại”.

    (ST)
  3. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.018
    KHỔ ĐAU

    Dù ta có tài năng đến đâu, dù ta có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào, thì những điều bất như ý vẫn cứ xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó.

    Chỉ là bất như ý

    Người ta vẫn thường nói rằng nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thật ra, người nghèo có nỗi khổ của người nghèo mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên mới khổ. Còn người giàu lại sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ bị kẻ xấu lợi dụng hay hãm hại nên mới khổ. So ra cái khổ của người giàu còn phức tạp và nan giải hơn người nghèo. Phải chi trong xã hội ai cũng như ai, ai cũng sở hữu tài sản như nhau thì chắc chắn ý niệm giàu nghèo sẽ không có. Nhưng điều ấy không bao giờ là thực tế khi con người ngày càng ưa chuộng vật chất và xem đó là điều kiện căn bản của hạnh phúc. Cho nên, nếu ta may mắn không bị cuốn theo quan niệm của xã hội mà thoát ra khỏi ý niệm giàu nghèo, ta thấy sự hưởng thụ vật chất không phải là lý do lớn nhất để ta có mặt ở trên cõi đời này, thì chắc chắn ta sẽ không còn than nghèo khổ nữa.

    Người ta cũng thường gộp chung cực với khổ, cực khổ. Nhưng bản thân của sự cực nhọc chưa chắc đã là khổ. Chỉ vì ta kháng cự lại nó, ta muốn mình không phải vất vả mà vẫn có đầy đủ mọi thứ tiện nghi như bao người khác nên ta mới khổ. Ta chỉ biết so sánh, đòi hỏi, chứ không chịu tìm hiểu căn nguyên sâu xa tại sao mình lại cơ cực. Chắc ta cũng đã từng chứng kiến, có những người chỉ cần người thân của họ qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, dù người thân ấy không thể tiếp tục lao động nữa, thì họ vẫn vui lòng đem đến thân mạng của mình ra để bảo bọc. Có những người làm công tác cứu hộ, họ biết lao vào lửa dữ, chui xuống lòng đất, hay đi ngang qua lằn tên mũi đạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng vì tình thương mà họ không hề xem đó là nỗi khổ. Có người cho rằng cái cực tâm trí mới thật là khổ, vì phải suy tính đủ điều mới gánh vác nỗi công việc. Nhưng trong thời buổi kinh tế suy thoái mà còn có công việc để làm, để suy tính, thì đã là hạnh phúc lắm rồi. Cho nên, cực có trở thành khổ hay không là tùy vào thái độ của mỗi người.

    Điều mà ta thường than thở với nhau nhiều nhất đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ, như là một sự thật không thể thay đổi. Thí dụ, ai đó tát vào mặt ta một cái có thể làm ta rất đau. Nhưng nếu ta biết mình có lỗi rất lớn với người ấy và sẵn sàng đón nhận, thì cái tát đó sẽ không làm ta khổ. Đằng này bằng một thái độ khinh miệt, họ đã “tặng” cái tát để sỉ nhục ta trước mọi người thì ta khổ thật đấy. Làm ăn bị thất bại khiến tiền bạc mất trắng ai mà chẳng đau xót, vì đó là mồ hôi nước mắt mà ta đã chắt chiu gầy dựng suốt bao năm trời. Nhưng từ cái đau ấy đến cái khổ vẫn còn một khoảng cách khá xa, nếu ta biết rõ nguyên nhân thất bại và chấp nhận sự thất bại ấy như một bài học kinh nghiệm. Và có lẽ cái đau thống thiết nhất của nhân sinh chính là sự chia lìa, nên thường được ví như khúc ruột cắt đứt làm đôi (đoạn trường thương đau). Nhưng nếu ta ý thức được chuyện hợp tan là do nhân duyên, biết đâu chia lìa lại là cơ hội để hai bên cùng nhìn lại mình để tạo ra cái duyên mới tốt đẹp hơn trong tương lai, thì ta sẽ không còn thấy đó là nỗi thống khổ nữa. Quả thật, đau và khổ là hai cung bậc cảm xúc rất khác nhau.

    Cuộc sống luôn có những điều hợp với ý ta nhưng lại mâu thuẫn với suy nghĩ của người khác, hoặc thỏa mãn nhu cầu người khác nhưng lại trái nghịch với sở thích của ta. Ngay với chính bản thân ta cũng có lúc “sáng nắng chiều mưa” mà chính ta còn không hiểu nổi, thì làm sao hoàn cảnh có thể làm vừa lòng ta mãi được. Có những điều trước kia ta ghét cay ghét đắng nhưng bây giờ lại rất yêu thích; có những thứ trước kia ta hết sức say mê nhưng bây giờ lại không muốn nhìn tới nữa; có những vấn đề trước kia ta vốn xem thường nhưng bây giờ lại cảm thấy quá hệ trọng. Giả sử mọi mong muốn của ta đều thành tựu hết thì thử hỏi ta sẽ trở thành cái gì và cuộc đời này sẽ ra sao ? Vậy mà ta chỉ biết đòi hỏi, chứ không chịu suy xét nó có thật sự đúng đắn và phù hợp với khả năng của ta và hoàn cảnh hiện tại hay không. Rõ ràng cái khổ của ta không hẳn là cái khổ của kẻ khác. Vì thế, hầu hết những nỗi khổ mà ta thường kêu ca chỉ là sự bất như ý mà thôi.
    Vậy thay vì than: “Tôi khổ quá !” thì ta hãy nên nói: “Nó bất như ý với tôi quá !”. Cách gọi này chính xác hơn. Nó sẽ đánh động vào ý thức, giúp ta nhìn lại thói quen hay phản ứng của mình, thay vì cứ rượt đuổi theo đối tượng khác để đổ lỗi hay trừng phạt. Từ đó, ta sẽ nhận ra quan niệm “đời là bể khổ” chỉ là do cách nghĩ, hay chỉ là định kiến mà thôi.

    Giá trị của khổ đau

    Ta đừng bao giờ quên rằng ta không phải là một cá thể tồn tại biệt lập. Ta phải luôn chịu sự tương tác của bao nguồn lực xung quanh, từ bạn bè, gia đình, đến xã hội và cả vũ trụ bao la nữa. Dù ta có tài năng đến đâu, dù ta có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào, thì những điều bất như ý vẫn cứ xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó. Có thành thì phải có bại, có hợp thì phải có tan. Tại sao ta chỉ muốn thành và hợp, còn bại và tan để cho ai ? Lúc may mắn sao ta không tự hỏi mình có thật xứng đáng với những thành quả ấy và có nên đón nhận nó hay không. Vậy mà mỗi khi gặp xui rủi thì ta lại khóc than ầm ĩ, đòi hỏi sự công bằng. Ta đã hưởng thụ quá nhiều từ những tặng phẩm của vũ trụ rồi thì lâu lâu bị vũ trụ lấy lại để chia xớt cho kẻ khác, thiết tưởng đó cũng là lẽ tự nhiên chứ đâu có gì là thua thiệt.

    Đối với những mất mát quá lớn thì tất nhiên phải cần có thời gian ta mới chấp nhận hoàn toàn được, nên việc phản ứng lại cũng là lẽ thường tình. Nhưng có những điều quá đổi bình thường, nếu không nói là quá tầm thường mà ta cũng than khổ thì đó là lỗi của ta. Như trời mưa cũng khổ, kẹt xe cũng khổ, bị lỗi hẹn cũng khổ, thức ăn không vừa miệng cũng khổ, chiều cao không như ý cũng khổ, mau già cũng khổ, không ai hỏi thăm cũng khổ, được nhiều người thương cũng khổ…Những nỗi khổ ấy là do nơi hoàn cảnh hay vì lòng tham của ta quá lớn ? Hãy bình tâm nhìn lại xem ! Không ai có thể làm cho ta khổ được cả, nếu ta có hiểu biết đúng đắn và khả năng chấp nhận đủ lớn. Để có được khả năng chấp nhận rộng lớn, ta cần phải biết thu gọn lại những mong cầu không cần thiết của mình. Ngay cả với những điều được cho là chính đáng, nếu thấy không có nó mà ta vẫn có sống vững vàng và hạnh phúc được, thì ta cũng nên cố gắng khước từ để tâm ta bớt lệ thuộc vào hoàn cảnh. Nhờ vậy, khi hoàn cảnh biến động thì ta vẫn an nhiên bất động.

    Ngoài ra, ta cũng nên luyện tập cho mình cách đối mặt với khó khăn, hoặc tự tạo cho mình một cách nghĩ, cách sống đừng quá cầu mong sự an toàn, để cho sức chịu đựng trong ta được lớn mạnh. Ta thấy những đứa trẻ lớn lên trong môi trường được bảo bọc quá đầy đủ, khi bước vào đời không có chút vốn liếng kinh nghiệm nào mang theo để chống chọi với những nghịch cảnh, nên chỉ cần một tác động nhỏ như bị chê bai là chúng dễ dàng chao đảo và muốn bỏ cuộc ngay. Cũng như những loại cây mọc trên đất tơi xốp, trông xanh tươi mơn mởn, nhưng chỉ cần một cơn gió lớn đi qua là gãy đổ. Còn những loại cây mọc trên đá núi, tuy dáng dấp khẳng khiu nhưng độ bám rất vững vàng. Cho nên, ta không thể cầu nguyện cho cuộc đời đừng xô đẩy mình vào những hoàn cảnh nghiệt ngã, nhưng ta có thể làm cho mình không bị ngã gục trước sóng gió cuộc đời bằng sự vững chãi từ chính trái tim mình.
    Để có được trái tim ấy, ta phải biết đặt mình vào khuôn khổ của sự đào luyện, chứ không thể do sự ép buộc mà được. Nghĩa là ta phải giới hạn sự hưởng thụ, cũng vừa phải tập đối đầu với mọi nghịch cảnh. Ta đừng vội kêu ca: sống mà không hưởng thụ thì sống để làm gì ? Có ai cấm ta hưởng thụ đâu. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó cả. Nếu ta cứ dung dưỡng cho cái tôi yếu đuối mãi thì đừng hỏi tại sao đời mình cứ khổ đau hoài. Dĩ nhiên, với một người đã có trái tim vững chãi thì bao nhiêu danh lợi cũng không là vấn đề. Họ có đủ bản lĩnh để vượt lên trên danh lợi, hay sử dụng nó một cách hữu ích cho đời. Song, thực tế số người có ý niệm muốn buông bỏ thói quen hưởng thụ rất hiếm, và số người làm được lại càng hiếm hơn. Nhất là trong tình trạng hiện nay, người ta dám đạp đổ cả thành trì đạo đức để tranh giành quyền lợi, bất chấp mọi hậu quả. Có lẽ vì thế mà đời sống ngày càng nhiều khổ đau hơn. Nó đã trở thành bản trường ca bất tận của con người.

    Đúng, khổ đau là một thực tại không thể chối cãi, nhưng đó chỉ là do trình độ cảm nhận của con người. Khổ đau vốn không phải là bản chất đã định sẵn của cuộc đời này. Bởi xét cho cùng thì không có gì là khổ đau cả. Do guồng máy tâm thức trong ta vận hành sai lệch, nên nó đã tạo ra những phản ứng chống đối lại những hoàn cảnh mà nó cho ta trái nghịch. Rất may, guồng máy tâm thức ấy là một hợp thể linh động, nên có thể điều chỉnh được. Chỉ cần ta có nhận thức đúng đắn thì mọi cảm xúc trong ta đều không ngừng tương tác với vạn vật, để tâm lý không tiếp tục tạo ra những phản ứng ích kỷ. Đồng thời, ta cần có một khả năng quan sát thật tinh tường về những thói quen mà ta đã tạo dựng từ trong quá khứ đến nay. Tiến trình tháo gỡ những tâm lý tiêu cực ấy chính là tiến trình vượt thoát khổ đau. Nói chung, càng bớt tự ái là càng bớt khổ đau. Hết vì cái tôi là hết khổ đau.

    Đúng ra, ta cần phải biết ơn khổ đau. Khổ đau vừa giúp ta ý thức được cái gì là hạnh phúc, vừa giúp khả năng chịu đựng trong ta lớn mạnh, để ta có thể phát tiết hết bản năng sinh tồn tiềm ẩn của mình. Cũng như nếu không bị lạc đường, ta sẽ khó biết mình vốn rất sợ hãi; nếu không bị xúc phạm, ta sẽ khó biết rõ mức độ nóng giận của mình; nếu không bị dối gạt, ta sẽ khó biết mình cũng rất dễ tổn thương; nếu không bị bỏ rơi, ta sẽ khó thấy được tính yếu đuối và dựa dẫm của mình. Chính nhờ bản năng sinh tồn biểu hiện mà ta thấy rõ từng ngõ ngách sâu kín của phiền não tạo nên khổ đau. Từ đó, ta biết cách điều chỉnh lại tâm thức và nếp sống của mình, sao cho hài hòa với sự vận hành của vũ trụ. Nhờ đó sự hiểu biết và tình thương trong ta bừng nở. Ta có thể đi giữa thăng trầm của cuộc đời này một cách thong dong tự tại mà không còn lo sợ những nghịch cảnh bất ngờ.
    Có thể nói tâm ta như thế nào thì ta sẽ cảm nhận khổ đau như thế ấy. Vì khổ đau vốn từ tâm sinh ra,, mà cũng từ tâm diệt đi.

    Nếu không có khổ đau
    Biết đâu là hạnh phúc
    Nhờ mộng mị hôm nào
    Ta tìm về tỉnh thức.

    Nam Mô A Di Đà Phật !
    Nam Mô A Di Đà Phật !
    Nam Mô A Di Đà Phật !

    Minh Niệm
    Binh Yentuoithindep đã loan bài này
  4. tuoithindep

    tuoithindep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2014
    Đã được thích:
    13.078
    nam mô a di đà !
  5. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.018
    Chào anh Thìn, dạo này anh quy ẩn giảng hồ hay sao mà ít thấy anh bên DĐ CK ?
  6. tuoithindep

    tuoithindep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2014
    Đã được thích:
    13.078
    hihi,bỗng thấy chán thôi ,cũng có nhiều việc khác nó chi phối nên không sát cánh cùng ACE thường xuyên được em à
  7. GiaiphongThuDo

    GiaiphongThuDo Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    196
    Nếu trái đất hình vuông thì ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu.
    Nhưng tiếc thay nó lại hình cầu nên chúng ta phải đối diện với cuộc đời.
    --- Gộp bài viết, 10/10/2014, Bài cũ: 10/10/2014 ---
  8. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    BÌNH THẢN TRƯỚC THỊ PHI CUỘC SỐNG

    [​IMG]

    Vị Tổng giám đốc gọi hắn lên và hỏi chuyện:
    - Tôi thấy cậu đứng đắn, chững chạc và rạch ròi. Vậy sao trong công ty vẫn có lời ra tiếng vào, dị nghị đàm tếu?
    Hắn trả lời:
    - Thưa anh, trời nắng hạn cả tuần nay, đang trưa nắng gắt bỗng đổ trận mưa rào, người nông dân thì mừng rỡ ra mặt vì ruộng đất thoát khỏi hạn hán, kẻ làm nghề rửa xe hớn hở cười nói vì khách rửa xe đông, nhưng những người đang trên đường thì lại ghét cay ghét đắng vì đường bẩn và bị mưa ướt người.
    Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ.
    Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn bản thân em cũng đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.
    Cho nên em nghĩ rằng: Đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Cấp trên tin lời thị phi thì nhân viên bị hại. Vợ chồng tin lời thị phi thì gia đình ly tán…
    Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không rớm máu.
    Cho nên cứ an nhiên mà sống cho tốt mặc thị phi cuộc đời!
    HoaTuBi đã loan bài này
  9. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    VUI MÀ SỐNG

    [​IMG]
    Vui mà sống dù đời đầy đau khổ,
    Buồn làm chi bạn hỡi thở than chi.
    Và sầu lo nghĩ lại có ích gì,
    Hãy can đảm sống những ngày hiện tại.

    Đời tan vỡ ta mau xây dựng lại,
    Dù gian lao cực khổ chớ than van.
    Tập kiên tâm bền chí chịu nghèo nàn,
    Nếu bạn muốn một ngày mai tươi sáng.

    Xua ý nghĩ vẫn vơ và chán nản,
    Nó chỉ làm tê liệt bộ thần kinh.
    Tạo nguồn vui lành mạnh ở tâm linh,
    Nuôi hoài bão bổ sung nguồn sinh lực.

    Trong cuộc sống bao nhiêu điều bực tức,
    Chuyện thế tình còn lắm chuyện bất công.
    Dù trăm cay ngàn đắng tái tê lòng,
    Bạn bình tĩnh giữ nụ cười êm dịu.

    Bạn bình tĩnh nhủ lòng thôi ráng chịu,
    Hơn thua chi câu nhịn chín câu lành.
    Trong trường đời còn lắm chuyện đua tranh,
    Bạn phải biết sống cuộc đời bổ ích.

    Đừng nhạo báng đừng bao giờ khiêu khích,
    Làm phiền lòng bạn hữu ích gì đâu.
    Khen người đi bạn có sức nhiệm mầu,
    Tạo cho bạn một nguồn vui thanh tú.

    Tôi còn nhớ lời người xưa khuyên nhủ,
    Hãy soi gương để kiểm thảo lấy mình.
    Nếu mình cười, thì gương cũng cười tình,
    Bằng mình khóc, gương cũng hoà lệ khóc.

    Non và biển giúp ta thêm bài học,
    Non muốn cao nên non đứng một mình.
    Biển bao la mà biển thật hữu tình,
    Đã thâu được vào lòng ngàn sông rạch.

    Người luyện chí không bao giờ quên sách,
    Những món ăn bổ ích của tinh thần,
    Nhạc thi ca am hiểu một vài phân,
    Để hoà hợp hồn mình cùng vũ trụ.

    Vươn mình lên với cánh lông đầy đủ,
    Chim Đại Bàng vỗ cánh tung trời xanh.
    Bạn lòng ơi hãy tu dưỡng lấy mình,
    Vui mà sống dù đời đầy đau khổ .
    ST
  10. Trovecatbui88

    Trovecatbui88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2014
    Đã được thích:
    15.192
    Chào em! Tên của em làm cho anh đây thấy rất là ấn tượng. Chúc em mãi vô tư, hồn nhiên, yêu đời như tên của em vậy. %%-%%-%%-**==**==**==

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này