Đọc sách " Đắc nhân tâm "

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 26/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3419 người đang online, trong đó có 61 thành viên. 01:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 37222 lượt đọc và 660 bài trả lời
  1. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.018
    ĐỨC PHẬT DẠY CON

    ĐẠO ĐỨC

    Câu chuyện đầu tiên kể về La Hầu La được Đức Phật dạy về lòng chính trực (integrity) như thế nào. Lúc lên 8 tuổi, La Hầu La đã nói dối. Bài Kinh Giáo Giới La Hầu La (Trung Bộ Kinh, 61) kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm La Hầu La. La Hầu La mời cha ngồi, rồi lấy một thau nước cho cha rửa chân, theo phong tục hồi đó.

    Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi: "Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?"

    "Dạ, con có thấy" – La Hầu La thưa.

    "Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối."

    Tôi tưởng tượng La Hầu La đỏ mặt lên.

    Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: "Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối."

    Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: "Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như thế này nếu như người đó cố tình nói dối."

    Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: "Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối."

    Sau đó Ngài dạy con: "Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa."

    Câu chuyện trên đây nhắc nhở tôi rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thực ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy con mà không trừng phạt hay nổi giận với con.

    Sau bài thuyết giảng ngắn mà rõ ràng về việc nói dối đó, tôi tưởng tượng La Hầu La đã lắng nghe cha hơn. Sau đó, Đức Phật chỉ dẫn con làm sao để suy xét mọi hành động của mình. "Cái gương dùng để làm gì?" – Ngài hỏi.

    "Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi” – La Hầu La đáp.

    Đức Phật lại dạy : "Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho ta hoặc cho kẻ khác không? Nếu, sau khi đã quán chiếu, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm."

    Tôi chợt nhận ra rằng thay vì dạy cho con mình nhận biết sự khác biệt tuyệt đối giữa đúng và sai, Đức Phật đã dạy cho con mình suy gẫm về lợi ích và có hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri (self-awareness) lẫn sự đồng cảm (empathy). Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên "có lợi" hay "có hại" giúp giải thoát đời sống đạo đức của ta khỏi những khái niệm trừu tượng và những ý niệm chẳng ăn nhập gì tới hậu quả của việc ta làm. "Có lợi" và "có hại" cũng giúp cho con người nhận biết mục tiêu của mình. Những điều ta làm hoặc sẽ đối nghịch hoặc sẽ thuận chiều với con đường ta đang đi.

    Phương pháp dạy dỗ của Đức Phật khiến cho tôi càng tin tưởng thêm rằng chúng ta cần gieo xuống nơi tâm hồn con trẻ những hạt giống của tình thương, những hạt giống của ý thức về việc mỗi hành động của nó sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Sức mạnh của sự quán chiếu và lòng từ bi sẽ không có được nếu đứa trẻ chỉ biết vâng theo lời của người lớn: hãy quán chiếu, và hãy có lòng từ bi! Những giá trị này chỉ có thể có được qua gương của người khác, nhất là của cha mẹ đứa trẻ.

    Đức Phật cũng dạy cho La Hầu La hãy xem xét sau khi làm một việc gì đó, nó có gây tổn hại gì không. Nếu có, thì phải đến gặp một người có tuệ giác và sám hối để tránh lặp lại lỗi lầm trong tương lai. Tôi đã học được cách hướng dẫn con trẻ phát triển lòng chính trực bằng cách nhận ra lỗi lầm của mình. Và lòng chính trực đó tuỳ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ thấy lỗi lầm của con mình ra sao. Cách hành xử của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đạo đức của con trẻ: nếu cha mẹ cho con trẻ thấy được là mình có thể được tin tưởng được, và mình chỉ muốn giúp cho con mình trưởng thành hơn là muốn trừng phạt con, thì đứa trẻ sẽ trở nên thành thật với cha mẹ của chúng hơn.

    THIỀN ĐỊNH

    Câu chuyện thứ hai nói về việc Đức Phật đã dạy thiền cho La Hầu La ra sao, để phát triển nền tảng của nội tâm (Trung Bộ Kinh, 62). Lúc đó La Hầu La được 10 tuổi. Câu chuyện bắt đầu trong lúc hai cha con đang đi thiền hành. Trong lúc thiền hành, La Hầu Ha chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và tư tưởng đó Đức Phật đã đọc được. Ngài nói với con:"Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi (me), không phải là của tôi (mine), không phải là tự ngã của tôi (myself)." Rồi Đức Phật giảng tiếp: ta phải loại bỏ hết tất cả tưởng, hành, thức cũng như bất cứ khái niệm nào về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi. Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về thiền viện, và không ăn uống gì cả suốt ngày hôm đó.

    Tôi cho rằng đây là sự dạy dỗ căn bản cho con trẻ. Tôi không thể tưởng tượng được một em thiếu niên có thể hiểu được những lời Phật dạy như thế. Tôi nhớ lại, rất rõ ràng, rằng ở vào tuổi đó, đầu óc tôi chỉ toàn nghĩ đến dung mạo của tôi ra sao. Tôi thường nghe nói rằng điều này rất là quan trọng cho tiến trình phát triển của các em về "cái tôi", và quá trình đi tìm kiếm bản thân mình. Có nên trách một em trai 14 tuổi về những ý tưởng phù du như vậy hay không? Có phải Đức Phật đã xen vào những vấn đề nằm trong tiến trình phát triển bình thường của con trẻ, thay vì để các em thảo luận với nhau? Nếu không có hiểu biết về "cái tôi", làm sao một thiếu niên có thể phát triển thành một người lớn với sự cân bằng về tâm lý?

    Đức Phật trả lời những câu hỏi này qua những gì Ngài đã làm cho con của Ngài. Tối hôm đó, sau khi bị Đức Phật quở trách, La Hầu La đến xin cha dạy cho mình phương pháp thiền quán hơi thở. Trước hết, Đức Phật dùng thí dụ để minh hoạ làm sao đạt được sự thanh thản trong lúc ngồi thiền. Ngài dạy:

    "Con phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên đó. Vì vậy, nếu con tập thiền giống như đất, con sẽ không có cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. Hãy tập thiền như nước, như lửa, như gió, và như không gian: tất cả đều không cảm thấy phiền bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích. Thực tập được như nước, như lửa, như gió, như không gian, tâm của con sẽ không còn vướng bận gì cả."

    Rồi, trước khi dạy cho La Hầu La phép thở, Đức Phật dạy cho con về quán tâm từ như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm, về tâm bi để vượt thắng sự tàn ác, về tâm hỷ để thuần phục những sự bất toại nguyện, và về tâm xả để ngăn chặn những bất an, thương ghét. Sau đó, Ngài mới bắt đầu dạy cho con phép thở qua 16 giai đoạn. Những giai đoạn này chia thành 3 phần: a) tịnh tâm; b) định tâm để nhận biết thân tâm và phát triển tuệ giác; và c) buông xả. Cuối cùng, Ngài nhấn mạnh rằng bằng sự thực tập ý thức từng hơi thở của mình, con người sẽ có khả năng ý thức một cách bình thản hơi thở cuối cùng của mình trước khi từ giã cõi đời.

    Khi đọc về cách thức Đức Phật dạy con về phép thở để nhận biết thân tâm của mình, tôi nhận thấy đó cũng là một phương pháp để xây dựng một khái niệm vững chắc về “cái tôi”. Tôi tự nghĩ, phải chăng các em thiếu niên ở thời đại ngày nay hay chấp vào "cái tôi" của mình và có nhiều ý niệm phân biệt mình với kẻ khác, là vì các em không cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình và với người khác? Và tôi tin rằng, cái chấp và sự phân biệt ấy sẽ không còn nữa nếu các em cảm thấy an vui được với chính mình cũng như thoải mái với người chung quanh.

    Khi đi giảng dạy thiền cho thiếu niên, tôi nhận thấy khả năng thiền của các em nhảy bực vào khoảng 13-14 tuổi. Có nhiều em có thể nhập thiền rất sâu, tuy rằng các em không duy trì được trạng thái này lâu lắm. Tôi đã biết rất nhiều người trẻ dùng phương pháp thiền định để ổn định tinh thần và tìm về sự thảnh thơi giữa những thử thách của tuổi mới lớn.

    Tuy nhiên, thiền quán hơi thở không chỉ ích lợi cho các em thiếu niên, mà nó còn là cuộc hành trình suốt cuộc đời của con người. Đức Phật đã kết thúc bài giảng của mình bằng cách chỉ cho La Hầu La thấy giá trị của việc tập thiền quán hơi thở như thế nào đối với giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.

    TUỆ GIÁC

    Trong đoạn kinh thứ ba và cuối cùng, Đức Phật đã hướng dẫn La Hầu La trả lời một loạt những câu hỏi về tuệ giác giải thoát (Trung Bộ Kinh , 147). La Hầu La đã dâng trọn thời niên thiếu của mình cho con đường đạt đến giác ngộ; trong một đoạn văn, Ngài được xem là một nhà tu gương mẫu và tinh chuyên. Khi La Hầu La tròn 20 tuổi, Đức Phật biết rằng con trai của mình đã gần đạt đến sự giải thoát. Ngài đã làm một việc rất cảm động: Ngài đi bộ cùng với con vào sâu trong rừng. Ngồi dưới gốc của một trong những cây đại thụ già cỗi, Ngài đã hướng dẫn La Hầu La một cuộc pháp đàm rất kỹ về thuyết vô ngã. Đối với một người đã đạt đến trình độ tu tập cao như La Hầu La, những tư tưởng nằm sâu trong tiềm thức về cái ngã là chướng ngại cuối cùng của sự giải thoát. Ngồi nghe Đức Phật giảng, La Hầu La đã thấy được tự tính vô ngã của vạn pháp, và đó chính là bước cuối cùng giúp La Hầu La đạt đến sự giải thoát trọn vẹn.

    Thuyết vô ngã của Đức Phật không phải là đơn giản. Người ta rất dễ hiểu lầm nó là một triết thuyết trừu tượng, mà không thấy được thực ra đó chính là những lời dạy rất thực tế về việc làm sao để tìm thấy hạnh phúc bằng cách buông bỏ hết tất cả. Đối với tôi, việc Đức Phật dạy con về thuyết vô ngã trong rừng sâu rất cần thiết. Tôi thấy mình có cái nhìn khác khi ở giữa thiên nhiên so với khi ở giữa phố thị. Tôi nhận thấy cảm giác an lạc và thảnh thơi mà thiên nhiên mang lại giúp mình dễ thoát ra được cái “ngã" hơn. Quán chiếu về sự buông xả trong khi đọc muột cuốn sách về Phật pháp trong nhà rất là khác với khi mình ngồi dưới một gốc cây. Trong khi đọc bài pháp thứ ba này, tôi chiêm nghiệm được sự quan trọng của việc biết mình (tự tri) giữa cảnh thiên nhiên.

    Ngày xưa, lúc La Hầu La 7 tuổi, đến xin với cha được thừa hưởng gia tài, Ngài đã không hề tưởng tượng được là 13 năm sau đó, Ngài đã được thừa hưởng một gia tài quý báu nhất mà một người làm cha mẹ có thể để lại cho con của mình. Trong Phật giáo, giác ngộ là hạnh phúc lớn lao nhất. Tôi ước mong con cái của tôi sẽ tìm thấy sự an lạc, thảnh thơi, và an lành trên con đường đi tới giải thoát. Có lẽ, trên con đường trở thành người lớn, chúng cũng sẽ được dạy về đạo đức, thiền định, và tuệ giác [như La Hầu La vậy].

    (Nguyên tác: "Buddha as a Parent", Tạp chí Inquiring Mind, số Xuân 2
  2. Tuyduyen

    Tuyduyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    1.889
  3. themoon1407

    themoon1407 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/04/2014
    Đã được thích:
    7.914
    Hạnh phúc
    (Hiểu về trái tim)

    Không có cái hạnh phúc nào từ trên trời rơi xuống, cũng không có cái thiên đường chỉ toàn là hạnh phúc. Bởi ý niệm hạnh phúc chỉ có khi còn người biết cảm nhận khổ đau.

    Thỏa mãn cảm xúc

    Hạnh phúc luôn là niềm khao khát lớn nhất của con người. Tùy vào hiểu biết của mỗi người qua từng xã hội và từng thời đại, mà hạnh phúc được quan niệm một cách khác nhau. Những người cứ gặp phải xui rủi triền miên, nên họ quả quyết rằng trên đời này làm gì có hạnh phúc. Còn những người trẻ thì cứ mơ mộng hạnh phúc chắc hẳn rất tuyện diệu và tin rằng nó chỉ nằm ở cuối con đường mình đang đi. Và hằng bao lớp người đã đi gần hết kiếp nhân sinh mà vẫn đuổi theo hạnh phúc như trò chơi cút bắt: có khi tóm được nó thì nó lại tan biến, có khi ngỡ mình tay trắng thì lại thấy nó chợt hiện về. Mặc dù ai cũng mong muốn có hạnh phúc, nhưng khi được hỏi hạnh phúc là gì thì phần lớn mọi người đều rất lúng túng. Họ định nghĩa một cách rất mơ hồ, hoặc chỉ mỉm cười trong mặc cảm.

    Chẳng phải ta cũng như bất kỳ người trẻ nào, đã từng cảm thấy thật hạnh phúc khi cầm được mảnh băng tốt nghiệp sau nhiều năm vật lộn với đèn sách đó sao? Thế nhưng, liền sau đó ta lại than phiền phải kiếm được việc làm có nhiều tiền, khiến bạn bè ai cũng nể phục thì mới thật sự hạnh phúc. Rồi cái cảm giác hạnh phúc ấy không ở lại bao lâu, ta lại nghĩ nếu không cưới được người mình yêu thì sao gọi là hạnh phúc. Và chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ta lại trông đứng trông ngồi có một đứa con, rồi thêm đứa nữa cho vui nhà cui cửa, đẹp lòng hai họ. Những ngày thangs hạnh phúc ấy đến rồi đi vội vã, bây giờ ta lại ao ước được dọn ra riêng, được sở hữu một căn hộ đắt tiền thì mới gọi là hạnh phúc trọn vẹn. Rồi khi thấy bạn bè ai cũng chạy xe đời mới, con của họ được học những trường danh tiếng, chức vụ của họ được nhiều người ngưỡng mộ, nên ta lại lo sợ nếu không theo kịp họ thì hạnh phúc mình đang có cũng chỉ là tầm thường, chẳng đáng vào đâu.

    Ta cứ bỏ hình bắt bóng, đứng núi này trông núi nọ. Rốt cuộc, ta chẳng biết hạnh phúc là gì cả. Tuy ta cảm nhận được hạnh phúc chính là những cảm giác sung sướng, dễ chịu, thoải mái khi đạt được những gì mình mong muốn, nhưng ta không lý giải được tại sao những cảm giác ấy lại đến rồi đi quá vội vàng. Rồi ta cũng mặc kệ, chẳng buồn tìm hiểu thêm. Ta cứ sống theo thói quen cũ, dốc hết năng lượn để nắm bắt những thứ mà ta tin chắc nếu không có nó thì ta không thể nào hạnh phúc được. Thật lạ, ta không biết được cái gì ngay trong hiện tại có thể làm cho ta hạnh phúc, thì làm sao ta quả quyết những gì trong tương lai có thể làm cho ta hạnh phúc? Hạnh phúc có phải là vấn đề của thời gian hay không gian không? Hạnh phúc có cần hội đủ những điều kiện tối ưu cho nó không? Chẳng lẽ những người không có những điều kiện ấy thì họ không thể hạnh phúc sao?

    Thật ra những điều kiện của hạnh phúc vẫn luân có mặt, chỉ có điều nó không còn hấp dẫn ta nữa thôi. Không phải do nó mất đi tính hữu dụng mà do nhu cầu hưởng thụ của ta đã biến đổi, ta đã mau chóng nhàm chán. Một phần là do bản năng hưởng thụ trong ta quá lớn, một phần là do ta bị tác động sâu đậm bởi tâm thức xã hội. Đôi khi, ta vất vả cả chục năm trời để sắm cho bằng được một món đồ quý giá chỉ vì ta lo sợ nếu không có nó thì đời sống của mình sẽ không được an toàn. hoặc chỉ vì ta muốn chứng tỏ cho mọi người biết mình là ai, chứ ta có tận hường nó được bao nhiêu đâu. Mọi tranh đấu của ta chung quy cũng chỉ để có thật nhiều tiện nghi vật chất và tiện nghi tinh thần (danh dự), để thỏa mãn cảm xúc, phục vụ chu cái tôi ham thích hưởng thụ không biết dừng của mình.

    Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phúc hiện tại này ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vũng vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng đê nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổng định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người... Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời.

    Một kẻ khôn ngoan thì không cần chạy thục mạng đến tương lai để kiếm những thứ chỉ đem tới những cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành ra nhiều thời gian và năng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có. Không cần quá nhiều tiện nghi, chỉ cần sống một cách bình an và cui vẻ là ta đã có hạnh phúc rồi. Ngay khi đời sống chưa mấy ổn định, ta vẫn có thể hạnh phúc vì thấy mình còn may mắn giữ được thân mạng này. Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, mộ người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người vừa suýt mất đi người thân trong gang tất, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào. Hạnh phúc của họ rất đỗi bình thường: đôi khi chỉ là một hơi thở, một nắm cơm hay một cái nhìn nhau lần cuối. Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mãi công tìm kiếm. Có chăng nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có nghiện ngập chứ có bao giờ đủ!

    Thỏa mãn ý chí

    Khi hay tin người thân đang bị kẹt trong cơn bão tuyết, tuy đang nàm trong nệm ấm chăn êm nhưng ta cũng không tài nào hạnh phúc được. Bấy giờ, ta không cần cái cảm giác sung sướng ấy nữa. Chỉ cần có mặt kịp thời để cứu giúp người thân, dù phải trải qua cái cảm giác lạnh buốt trong bão tuyết thì ta cũng hài lòng. Cũng như những bậc cha mẹ làm việc quần quật suốt ngày để kiếm tiền cho con ăn học thành tài. Tuy phải chấp nhận sự mệt nhọc thể xác, nhưng họ vẫn cảm thấy thật hạnh phúc vì đã làm tròn tâm nguyện. Cũng như những người hoạt động chính trị chấp nhận hy sinh để đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy bị khảo tra rất đau đớn nhưng họ vẫn thấy tự hào vì đã thực hiện được lý tưởng. Thế nên, hạnh phúc không chỉ là những cảm xúc dễ chịu, đôi khi ta phải hy sinh những cảm xúc ấy để đổi lấy thứ hạnh phúc sâu sắc hơn: đó là thỏa mãn ý chí.

    Mặc dù thỏa mãn ý chí vẫn còn đứng trên nền tảng phục vụ cái tôi - thực hiện cho bằng được điều mình muốn làm - nhưng đó là sự hưởng thụ rất tinh tế và phải để tâm sâu sắc lắm thì ta mới nhận ra. Nó vượt qua những đòi hỏi tầm thường của thói quen, dốc hết bản năng sinh tồn để chịu đựng, vận dụng tất cả những hiểu biết và kỹ năng luyện tập để xử lý. Vì thế, phẩm chất của nó chắc chắn sẽ bền vững hơn loại hạnh phúc chỉ đơn giản được tạo bằng những cơn cảm xúc. Bởi bản chất của cảm xúc luôn biến đổi không ngừng theo tâm thức và sự chi phối của những đối tượng xung quanh. Tức là, hạnh phúc được thỏa mãn cảm xúc bị điều kiện hóa nhiều hon hạnh phúc khi được thỏa mãn ý chí.

    Như vậy khi gặp hoàn cảnh khó khăn, đối đầu với những cảm giác khkoong mấy dễ chịu, thì ta đừng với chống trả. Hãy ý thức là mình đang thực hiện mục đính lớn lao, nên không thể đòi hỏi những tiện gnhie hưởng thụ tầm thường được. Nếu lỡ mức khó khăn của hoàn cảnh lên tới đỉnh điểm, khiến cho cảm giác khó chịu biến thành khổ dâu, thì ta cũng đừng vội bỏ chạy. Chính cái khổ đau ấy sẽ giúp ta nhận ta được giá trị của hạnh phúc. Cũng như đã từng bị đói, ta mới biết cái quý giá của thức ăn; đã từng chịu cái giá rét của mùa đông, ta mới mong đợi nắng ấm về; đã từng bị mất mát chia lìa, ta mới nâng niu từng phút giây đoàn tụ; đã từng trải qua tai nạn thập tử nhất sinh, ta mới yêu thương quá đỗi cuộc đời này. Cho nên ta đừng sợ khổ đau, cũng đùng chia cắt rạch rồi giữa hạnh phúc và khổ đau, vì nếu không có khổ đau thì ta sẽ không biết thế nào là hạnh phúc.

    Nên nhớ, ngọc chỉ có trong đó và sen chỉ ở dưới bùn. Ngọc được kết tinh từ sỏi đá, sen được kết tinh từ bùn nhơ. Không thể nào tìm kiếm ngọc ở ngoài đá hay tìm kiếm sen ở ngoài bùn. Cũng vậy, không có cái hạnh phúc nào từ trên trời rơi xuống, cũng không có cái thiên đường nào chỉ toàn là hạnh phúc. Bởi ý niệm hạnh phúc chỉ có khi con người biết cảm nhận khổ đau. Hạnh phúc không thể thiếu khổ đau và cũng không thể tách rời với khổ đau. Vậy còn nơi nào tuyệt diệu hơn cõi đời này, vì nó có cả hạnh phúc lẫn khổ đau!

    Hạnh phúc chân thật

    Hạnh phúc khi được sống chung với người mình yêu thương thường không còn nguyên vẹn sau đôi ba năm. Hạnh phúc mua được căn nhà như ý thường không kéo dài quá đôi ba tháng. Hạnh phúc được thăng chức thường bị lãng quên ngay sau đôi ba tuần. Hạnh phúc được khen ngợi thường tan thành mây khói chỉ sau đôi ba tiếng. Tồi ta lại khát khao đi tìm và dễ dãi tin vào một đối tượng nào đó trong tương lai sẽ mang lại hạnh phúc lâu bền hơn. Hạnh phúc của ta quả thật ngắn ngủi. Đôi khi ta phải mất rất nhiều thời gian và năng lực để tạo dựng, nhưng rồi nó cứ bỏ mặc ta mà đi một cách tàn nhẫn. Tại vì ta đã vay mượn những điều kiện bên ngoài, nhồi nặn chúng thành những thứ để ta hưởng thụ, nên ta không làm chủ được nó là phải. Ta biết rất rõ nguyên do nhưng không thể làm khác hơn, vì ta không thể vượt qua nổi bóng tối tham lam quá lớn của chính mình.

    Thật ra, hạnh phúc thỏa mãn cảm xúc hay hạnh phúc thỏa mãn ý chí cũng đều xuất phát từ tâm của con người, chứ không phải do điều kiện bên ngoài. Nhưng đó là những phần tâm lý cạn, chưa thấy được giá trị sâu sắc bên trong của mình. Cái tràng thái tâm lý không muốn tìm kiếm thêm điều gì và không cần phải loại bất cứ điều gì mới chính là hạnh phúc chân thật. Nó bằng lòng và chấp nhận tất cả. Nó chân thật vì nó được tao ra từ sự bình an của chính lòng mình, chứ không lệ thuộc vào những thuận cảnh bên ngoài. Chính vì thế mà người xưa hay nói lạc phải đi liền với an - an lạc thì mới bền vững. Một người không có nhiều tiền, không có quyền lực, không được ai ngưỡng mộ, nhưng lúc nào cũng có thể mỉm cười và tiếp xúc sâu sắc với những giá trị mầu nhiệm trong thực tại, thì đó chẳng phải là mẫu người hạnh phúc sao? Sống như thế mới thật sự là đáng sống!

    Tâm tham cầu và tâm chống đối thì ai cũng có. Nhiều người trải qua vài biến động lớn lai trong đời thì những năng lượng ấy đột nhiêu suy giảm. Nhưng phần lớn đều phải siêng năng luyện tập từng ngày từng giờ thì mới chuyển hóa những thới quen lâu đời ấy. Thật ra, nhưng mong cầu hay chống đối cũng chỉ là những phản ứng phục vụ cho cái tôi dại khờ của ta mà thôi. Chỉ cần ta nhận ra bản chất chân thật của mình, luôn sống trong tỉnh thức để biết rõ mình đang làm gì và với thái độ nào, tập buông bỏ dần những tham cầu và chống đối không cần thiết. Nhờ đó cái tôi bé nhỏ này sẽ tan chảy vào vũ trụ, nó sẽ vận hành đồng điều với mọi người và vạn vật. Hạnh phúc trong ta sẽ rộng mở đến vô cùng.

    Có thể nói tâm ta như thế nào thì ra sẽ cảm nhận hạnh phúc như thế ấy. Bởi hạnh phúc vốn luôn có sẵn trong tâm ta - ở đây và ngay bây giờ.

    (Thiền sư Thích Minh Niệm)
    [​IMG]
  4. GiaiphongThuDo

    GiaiphongThuDo Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    196
    PHÉP MẦU CỦA LÒNG LƯƠNG THIỆN

    Trong một quán ăn, bà lão nọ mua một bát canh và ngồi xuống bàn ăn thì đột nhiên nghĩ ra mình quên lấy bánh mì

    Bà đứng dậy đi lấy bánh mì rồi trở lại bàn ăn, và bà kinh ngạc vì chổ ngồi của mình có một người con trai da đen đang ngồi và đang uống bát canh của bà.

    Bà rất tức giận và nghĩ: “Tên này sao lại dám uống bát canh của mình !Nhưng có lẽ vì nó quá nghèo, quá đói, và có lẽ mình không nói gì hết bỏ qua. Nhưng cũng không thể để một mình nó uống hết bát canh “

    Thế là bà giả bộ như không có chuyện gì ngồi cùng bàn với anh ta , cầm cái muỗng và lặng lẽ múc canh uống . như vậy hai người cùng uống bát canh đó , và nhìn nhau lặng lẽ không nói một tiếng gì

    Lúc này người thanh niên da đen, đột nhiên đứng dậy bưng đến một đĩa bánh mì đặt xuống trước mặt bà lão và đĩa bánh mì cắm hai cậy nĩa

    Hai người tiếp tục ăn, ăn xong hai người đứng dậy và đi về . “Hẹn gặp lại" bà lão nói rất tình cảm. Hẹn gặp lại người thanh niên da đen trả lời rất nhiệt tình
    Anh ta tỏ ra vẻ rất vui rất thanh thản và vui mừng vì anh ta tự cho rằng hôm nay mình làm được một điều tốt, giúp đỡ một bà lão nghèo.
    Sau khi người thanh niên đi khỏi, bà lão mới phát hiện bàn bên cạnh còn để một bát canh không người uống , và đó chính là bát canh của bà !!!

    Trong cuộc sống rất đa dạng, phức tạp như thế. Sự hiểu lầm, ngăn cách thậm chí , oán hận giữa người với người thường xuyên xảy ra . chỉ cần tâm ta lương thiện, tha thứ nhường nhịn lẫn nhau thì hiểu lầm, oán hận cũng biến thành câu chuyên cảm động đáng nhớ.
    (QTCS)
    baovelephai, choivoi, Binh Yen3 người khác thích bài này.
  5. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    Hi hi, hay quá, nick em đúng ngày kỷ niệm 10 năm giải phóng Thủ Đô luôn.

    :-bd=D>:drm3
    --- Gộp bài viết, 04/11/2014, Bài cũ: 04/11/2014 ---
  6. GiaiphongThuDo

    GiaiphongThuDo Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    196
    [​IMG]


    ĐỂ RỒI XEM

    Ngày xửa ngày xưa ở đất nước Trung Quốc có 1 anh nông dân nghèo khốn khổ. Anh ta không có nhiều tiền và để thay thế máy kéo, anh sử dụng 1 con ngựa già để cày cấy cánh đồng của mình.
    Một buổi trưa hôm nọ, trong khi đang làm việc trên cánh đồng, con ngựa già đột nhiên lăn đùng ra chết. Mọi người trong vùng thấy vậy liền nói: Ồ, thật là 1 điều khủng khiếp đã xảy ra. Nhưng anh nông dân chẳng tỏ vẻ gì lo lắng, anh ta vẫn bình tĩnh đáp lại: "Để rồi xem ". Sau đó vì cảm phục bản lĩnh của anh nông dân nghèo lạc quan, mọi người trong làng tụ tập lại và góp tiền mua tặng anh ta 1 con ngựa mới coi như 1 món quà chia sẻ rủi ro.
    Bây giờ phản ứng của mọi người là: Anh ta là 1 người may mắn. Nhưng anh nông dân chỉ nói:" Để rồi xem ".
    2 ngày sau, con ngựa mới phóng qua rào và chạy mất. Mọi người trong làng lắc đầu than:" Thật là 1 anh chàng tội nghiệp ". Anh nông dân mỉm cười và nói:" Để rồi xem ".
    Sau 1 vài ngày dạo chơi, rốt cuộc, con ngựa cũng tìm được đường về nhà, và mọi người một lần nữa lại mừng cho anh: "Thật là một anh chàng tốt số". Nhưng anh nông dân chỉ lại nói: "Để rồi xem".
    Không lâu sau, khoảng vào cuối năm, anh nông dân trẻ trong một cú té ngựa đã bị gãy chân. Người trong làng bàn tán: "Thật tiếc cho anh nông dân đen đủi". Anh nông dân vẫn thản nhiên: "Để rồi xem".
    Hai ngày sau, quân đội đến làng để bắt quân dịch. Khi họ trông thấy anh nông dân với chiếc chân bó bột, họ đã không nhận anh. Được dịp, mọi người lại xì xào: "Số anh ta hên thật". Anh nông dân trẻ cũng chỉ cười: "Để rồi xem"...

    ********

    ... Trong cuộc sống, không có gì là chắc chắn. Nhiều lần chúng ta cứ tưởng rằng đấy là tai họa nhưng thực chất đó lại là một món quà ẩn dấu. Và khi tâm hồn chúng ta rộng mở, tất cả những trở ngại hay tình huống khó khăn mà chúng ta gặp trong cuộc sống sẽ biến thành những phần thưởng mà từ đó chúng ta có thể rút ra được những bài học quý giá.
    (TTFB)
  7. GiaiphongThuDo

    GiaiphongThuDo Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    196
    NỖI ĐAU VÀ NIỀM HẠNH PHÚC!

    Trong cuộc sống bên cạnh những niềm vui là những nỗi buồn. Đến 1 ngày nào đó có thể bạn sẽ phải đối mặt với những nỗi đau không dễ gì xoa dịu...

    Đau ...là khi mất đi 1 người mà mình vô cùng yêu quý để rồi nhận ra rằng họ rất quan trọng nhưng đã không còn cơ hội để nói với họ điều ấy.

    Đau ...là khi chứng kiến người bạn bật khóc nức nở không sao kìm lại được khi đưa tiễn người cha về nơi an nghỉ cuối cùng.

    Đau ...là khi ngồi bên cạnh người bạn thân vừa mất đi đứa trẻ chưa kịp chào đời mà không thể thốt lên lời nào.

    Đau ... là khi nhìn cậu học trò nhỏ bé rụt rè "mẹ con nói không có tiền nên cho con nghỉ học."

    Đau... là khi một mình bước đi trong cơn mưa và chợt nhận ra mình cô đơn, tội nghiệp biết nhường nào.

    Đau ...là khi nhận ra những người bên cạnh không phải lúc nào cũng đối xử với mình bằng tất cả tình cảm như mình dành cho họ.

    Đau ... là khi trong cuộc sống có ai đó làm mình tổn thương, rơi lệ nhưng vẫn phải chấp nhận.

    Đau ... là khi làm cho ai đó đau đớn mà không biết làm cách nào để xoa dịu vết thương trong tim họ.

    Đau ... là khi không thể nói cho ai đó biết được tình cảm thật đang tuôn chảy trong tâm hồn mình

    Đau ...là khi nhận ra cuộc sống không chỉ toàn niềm vui mà 1 nửa trong đó là nỗi buồn.
    ***

    Nhưng bên cạnh những nỗi đau bao giờ cũng là niềm hạnh phúc..

    Hạnh phúc là khi đón chào 1 người thân vừa được sinh ra đời. Một tế bào mới của xã hội.

    Hạnh phúc là khi nhìn nụ cười của mẹ mỗi khi khen "hôm nay mẹ nấu ăn tuyệt vời"

    Hạnh phúc là khi nhỏ bạn thân hớn hở "tao có em bé rồi".

    Hạnh phúc là khi học trò lí nhí hỏi "sao sang năm cô không dạy con nữa?"

    Hạnh phúc là khi cô đơn nhất chợt nhận ra luôn có những người yêu quý và quan tâm đến mình.

    Hạnh phúc là khi cố gắng tha thứ cho ai đó dù họ đã từng làm mình tổn thương sâu sắc.

    Hạnh phúc là khi một mình chạy xe trên con phố dưới cơn mưa bất chợt. Gió táp vào mặt làm tâm hồn thanh thản đến lạ!

    Hạnh phúc là khi cố gắng làm lại tất cả từ những sai lầm dù cho điều đó giờ đây đã quá muộn màng.

    Hạnh phúc là khi có thể hét lên cho cả thế giới biết rằng mình đã yêu ai đó rất nhiều.

    Và... Hạnh phúc là khi nhận ra thế giới không phải chỉ toàn nỗi buồn mà 1 nửa trong đó là niềm vui.
    ***

    Nỗi đau và niềm hạnh phúc đôi khi chỉ giản dị như thế nhưng nó lại phụ thuộc hoàn toàn vào cách nghĩ của từng người. Không có nỗi đau nào quá lớn và cũng không có hạnh phúc nào nhỏ nhoi. Tất cả là do khả năng thẩm thấu những khó khăn trong cuộc sống của từng người. Nỗi đau và niềm hạnh phúc của người này đôi khi chẳng là gì với những người khác...

    ... Vì vậy, đừng trách phiền khi ai đó không hiểu ta. Đó đơn giản vì họ không nhìn cuộc sống giống như cách ta đã nhìn mà thôi!
    (STFB)

    baovelephai, Binh Yen, kokuma831 người khác thích bài này.
  8. DauYeuS2M

    DauYeuS2M Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    323
    Em sướng vì thay được Avatar như đón điện về bản mường xa xôi ý. @};-:))

    baovelephai, Binh Yenkokuma83 thích bài này.
  9. GiaiphongThuDo

    GiaiphongThuDo Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    196
    Cuộc thi trèo cây... (Bài học cuộc sống)


    [​IMG]

    Tại một khu rừng nọ, nhằm tìm ra những con vật tài giỏi để giao một số trọng trách, người ta tổ chức một kỳ thi với sự tham gia của các con vật tại đó, gồm: Quạ, Khỉ, Chim cánh cụt, Voi, Cá, Hải cẩu và Chó.

    Khi cả bọn đông đủ, vị giám thị ra đề. “Để công bằng, tất cả phải làm chung một bài kiểm tra: Hãy leo lên cái cây kia!“.

    Cuộc thi bắt đầu. Quạ thi đầu tiên và tạo được sự bất ngờ vì sự giỏi giang của mình, nó chọn con đường nhanh nhất là bay thẳng lên đỉnh cây.

    Giám thị coi thi phán rằng: “Con rất giỏi và thông minh, chọn con đường nhanh nhất, không theo một trình tự nào và tới được đỉnh cây chỉ trong vài giây, con được 10 điểm.“

    – “Cảm ơn thầy, đó là điều hiển nhiên.” – Quạ đáp.

    Đến phiên Khỉ thi, một sự khởi động nhẹ nhàng, Khỉ vặn mình để chuẩn bị trèo lên cây, chiếc cây cao nhưng khỉ vẫn mỉm cười và tự tin rằng chuyện này trong tầm tay mình vì ngày nào nó chả luyện trèo hết cây này, đến cây khác nhuyễn như cháo. Thật vậy, Khỉ chỉ cần chốc lát là leo lên tận đỉnh của cây và thầy giám thị vui vẻ chấm:

    – “Con làm tốt lắm, đi theo trình tự, theo đúng bài bản và đã leo lên được đỉnh cây nhưng con không có sự thông minh, con chỉ có ý chí và cần cù của con nên con cũng thành công. Ta cho 9 điểm.“

    – “Cảm ơn thầy, cần cù, chăm chỉ là một phần của thành công ạ.” – Khỉ đáp.

    Đến phiên Chim cánh cụt thi, cảm thấy rụt rè và sợ hãi khi thấy cái cây quá to và cao, đang đứng rui rẩy thì Voi lên tiếng.

    – “Thưa, con xin phép cho con thi trước được không ạ?“
    – “Ta đồng ý.” – Giám thị trả lời.

    Thế là Voi thay Chim cánh cụt thi trước và điều bất ngờ xảy ra khi voi húc liên tục cả thân hình đồ sộ của mình vào thân cây, khiến thân cây rung chuyển, chao đảo và rồi ngã bật gốc xuống. Thầy giám thị tức tối liền quát to:

    – “Cậu làm cái quái gì thế? Định phá kỳ thi của ta sao?”
    – “Dạ, không ạ, đó chỉ là cách của con, mặc dù có tổn hại nhưng con vẫn hoàn thành bài thi.“

    Voi ung dung đi từ gốc cây đến đỉnh cây. Và lần lượt từ Chim cánh cụt, Hải cẩu và Chó chỉ cần leo lên thân cây và đi từ gốc đến đỉnh cây 1 cách dễ dàng và về đích hoàn thành bài thi.

    Nhưng riêng cá thì không thể, nó không thể nào ra khỏi bể để làm bài kiểm tra giống như các bạn mình, Quạ và Khỉ nhìn khinh khi, dè bỉu, giám thị cũng liên tục hối thúc không chút cảm thông. Nó buồn lắm và tự trách mình thật tệ hại, kém cỏi so với người khác, một cảm giác bất tài, vô dụng choán tâm trí nó. Ý định nảy sinh trong đầu cá bây giờ là chết để được giải thoát, một kẻ bất tài thì chết cũng có gì đáng tiếc chứ.

    Nhưng khi cá chưa kịp làm gì, bỗng nó thấy cả nhóm Voi, Chim cánh cụt, Hải cẩu và Chó cùng nhau đẩy cái cây xuống dòng sông gần đó, rồi nhanh chóng, bọn chúng đưa cá đến gần sông thả xuống nước và từ đó cá cũng bơi từ gốc lên đỉnh cây và hoàn thành bài kiểm tra một cách thuận lợi.

    Bài học:

    Nhân loại luôn cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng khi nhắc đến những bậc vĩ nhân như Albert Einstein, Alfred Nobel hay Leonardo da Vinci… hay Bill Gates, Steve Jobs…. Người ta gọi họ là “Thiên tài”, là “Vĩ nhân” và khao khát mình cũng có được trí tuệ, khả năng như vậy. Nhiều người cảm thấy mình thật bé nhỏ, tự ti khi tự đặt mình lên “bàn cân” với những người tài giỏi xung quanh như thế và mất hẳn niềm tin vào chính bản thân mình.

    Những lúc đó mong bạn hãy nhớ đến câu chuyện này và câu nói của Albert Einstein: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng nó thật sự thấp kém.“

    Hãy cứ cố gắng với những gì mình có, liên tục dùi mài, phát triển nó, không bằng đường này thì đường khác, chúng ta nhất định sẽ tìm được môi trường, điều kiện để thể hiện những khả năng của mình.
    (TTZM)

    baovelephai, Binh Yenkokuma83 thích bài này.
  10. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    TỈNH DẬY!
    [​IMG]
    Thế gian này có quá nhiều chuyện phiền não, vì vậy, rất nhiều người đi gặp Phật Tổ cùng hỏi về một vấn đề:

    “Con nên làm thế nào, mới không còn những điều phiền muộn?”

    Phật Tổ cho đáp án đều như nhau:

    “Chỉ cần buông tay, con sẽ thôi không phiền não nữa.”

    Có một người thanh niên, cho rằng mình thông minh tỏ ý không phục, bèn đi gặp Phật Tổ và hỏi:

    “Trên thế gian này có hàng ngàn hàng vạn người, thì sẽ có hàng ngàn hàng vạn điều phiền não. Nhưng, Người cho họ giải pháp đều hoàn toàn như nhau, vậy đó chẳng khác gì buồn cười lắm hay sao?”

    Phật Tổ không nổi giận, chỉ hỏi ngược lại chàng thanh niên:

    “Buổi tối con ngủ có thường hay nằm mơ không?”
    “Đương nhiên là có!” Chàng trai trả lời.

    “Vậy, mỗi buổi tối nằm mơ, giấc mơ đều như nhau không?” Phật Tổ lại hỏi.

    “Đương nhiên là khác nhau rồi!” Chàng trai trả lời. “Con ngủ hàng ngàn hàng vạn lần, thì sẽ mơ hàng ngàn hàng vạn lần giấc mơ.”

    Phật Tổ mỉm cười nói:

    “Nhưng cách kết thúc giấc mơ, đều như nhau cả, đó là: TỈNH DẬY!”

    Namo Buddhaya
    baovelephai, Binh Yenkokuma83 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này