"Đối thoại với tương lai" P2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi noyoungnoold, 13/09/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5440 người đang online, trong đó có 633 thành viên. 22:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 58002 lượt đọc và 1021 bài trả lời
  1. phanthao89

    phanthao89 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    411
    Thì em có nói bác không phải là con người đâu.
    Em đang nói là những ai vào đọc topic này mừ ;))
  2. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Thôi tôi xin bác, bác viết thế thì bác coi thường các anh em quá, khuyên chân thành là về đội nón đi ko anh em sắp ném đá cho vỡ đầu đấy.
    Đố bác biết con gì đội nón ?[:D]
  3. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Em nghĩ là mấy thằng buôn xe thồ hoa quả đó sẽ bị ******* xóm bác hỏi thăm, tình hình này có lẽ cũng phải xử điểm vài vụ mang tính răn đe, ngay cả anh Phụ Tùng Việt Nam nghe đâu cũng bị OUT
  4. ThanhBMW

    ThanhBMW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Đã được thích:
    1.537
    Thực ra mà nói ở cái cơ chế này lên đến bộ trưởng bộ tài chính mà công chính liêm mình thì cứ như kiểu đang nghe **** kể chuyện nghe nghiện trình bầy í .
    Bối rồi quá
    :-/:-/:-/
  5. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    TỔNG HỢP Ý KIẾN NHÂN DÂN

    Văn hóa tranh luận

    21/09/2011 9:04:48 SA Việc ông An đã từng thi toán quốc tế chắc cách nay đã 30 hoặc 40 năm rồi. Có còn giá trị nhiều trong hội thảo cấp bộ không nhỉ ! Có cần phải xưng danh không nhỉ...
    Cao anh Khoa
    Người đại biểu của dân
    21/09/2011 9:04:19 SA
    Qua bài viết trên tôi thấy còn nhiều lãnh đạo mình còn lo cho dân nhiêu lắm. Người mang tiếng nói của mình đại diện cho nhân dân. Phải thêm nhiều những người như vậy thì đất nước mới tốt đẹp lên được chứ.
    Một bạn đọc
    Hoan hô ông Vũ Đình Huệ
    21/09/2011 9:02:27 SA
    Hoan hô Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, Ông nói rất hay, phải như vậy dân chúng tôi mới được nhờ chứ.
    Minh Phạm
    Đề nghị đi học lại
    21/09/2011 9:01:21 SA

    Tôi thống nhất cao với ý kiến của Bộ trưởng Vương Đình Huệ: "Sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân". Tôi đề nghị đưa các ông đang bênh vực "lợi ích nhóm" đi học lại về quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với mục tiêu phát triển đất nước.


    Đồng Tranh
    Bộ trưởng Huệ
    21/09/2011 9:01:18 SA
    Đọc qua thì có cảm nhận tích cực về Bộ trưởng Bộ Tài chính, nên trích thêm nọi dung sau để mọi người có thêm thông tin: Ông Huệ sinh năm 1957, là GS TS, 1979-2011 là giảng viên - trưởng khoa - Hiệu phó ĐH TC KT Hà Nội, 2001-2011: Phó rồi Tổng kiểm toán, Tổng kiếm toán Nhà nước.
    Tam
    "Kỷ nguyên" mới về giá xăng dầu?
    21/09/2011 9:00:56 SA
    Là lãnh đạo bộ, ông Lộc An hiểu rõ hơn ai hết cần phải điều hành giá cả xăng dầu trên tầm vĩ mô sao cho hài hoà lợi ích của dân và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chứ không khoe khoang giỏ toán (đi thi quốc tế). Tôi đồng tình với lập luận sắc bén của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và tôi cũng mong rằng Ông Vương Đình Huệ sẽ làm nên "kỷ nguyên" mới trong điều hành giá xăng dầu.
    NGUYỄN CÔNG THÀNH

    Nên nhìn nhận từ nhiêu khía cạnh

    21/09/2011 9:00:35 SA

    Đúng là những lời nói của Bộ trưởng Vương Đình Huệ rất hợp lòng dân, lấy dân làm gốc. Nhưng thử phân tích một chút về phía những câu nói của doanh nghiệp, thiết nghĩ lãnh đạo cũng cần biết lắng nghe: "Việc lãi lỗ xăng dầu đúng là không thể tách ra từng mặt hàng được", câu nói này tôi cho là đúng, về lý thuyết thì có thể phân định được nhưng thực tế thì không.
    - Lãi lỗ theo mặt hàng chỉ có thể xác định được lãi gộp (do theo dõi theo mặt hàng ) = DT - GV - Nhưng tới chi phí thì sao? không thể theo dõi chi phí đứng ở cột bơm bơm bao nhiêu lít xăng, lít dầu tách bạch trong một ngày, với hệ thống hơn 2k cửa hàng thì việc này là khó khả thi.
    - Thế nên việc tính lãi lỗ theo từng mặt hàng xăng riêng dầu riêng chỉ mang tính tương đối (phân bổ chi phí theo sản lượng).


    Trung Vinh
    Tín hiệu vui cho dân
    21/09/2011 8:58:01 SA
    Tôi thấy rất tự hào về những gì mà Bộ Trưởng của chúng ta phản biện, đó là tín hiệu rất tốt để giúp dân và giúp đất nước. Chúc Ngài có nhiều sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ khó khăn của mình. Trân trọng, Vu Nguyen
    Nguyễn Thanh Vũ
    Hoan nghênh
    21/09/2011 8:56:58 SA
    Cảm ơn và hoan nghênh sự khẳng khái và quyết liệt một cách có cơ sở của Bộ trưởng Vương Đình Huệ. Cơ chế giá xăng dầu vốn đã có dấu hiệu khuất tất từ nhiều năm nay,h y vọng nhân dịp này bóc trần được phần nào sự thật về một khuất tất có hệ thống từ trước đến nay!
    NGUYỄN ĐÌNH tRUNG

    Cần phải minh bạch
    21/09/2011 8:56:57 SA
    Việc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu báo cáo lỗ không tách bạch là không chấp nhận được. Là một người dân tôi hoan nghênh ý kiến của Bộ trưởng Vương Đình Huệ.
    Đặng Lệ Vân

    Hoan nghênh ý kiến của Bộ Trưởng Bộ Tài chính

    21/09/2011 8:56:25 SA
    Tôi rất tán đồng với ý kiến của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: "Quan điểm điều hành của Bộ Tài chính sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân".
    Trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay cần phải có nhưng chính sách thật đúng đắn điều đó sẽ như một liều thuốc tốt giúp ổn định nền kinh tế VN. Từ năm 2008 đến nay các mặt hàng thiết yếu như lương thực, giá xăng, giá điện, trong đó đặc biết là giá xăng dầu liên tục tăng không ngừng trong khi đồng lương của các CBCNV dù có tăng nhưng cũng tăng không kịp so với đà tăng giá. Các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối thì cứ kêu lỗ đòi tăng giá, nếu như tăng giá thì đời sống của hơn 80 triệu dân sẽ ra sao?
    Việc Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phải nhanh chóng báo cáo về lãi lỗ từng mặt hàng cụ thể, từ đó sẽ cho đi kiểm tra, phúc tra và công bố là một biện pháp hay giúp các các vị lãnh đạo của những doanh nghiệp xăng dầu hiểu rõ hơn về chính doanh nghiệp của mình. Không lẽ một tập đoàn kinh tế lớn lại chỉ có các khoản lãi (lỗ) chung chung?
    Hãy để ý các cả hàng tạp hóa nhỏ lẻ ở VN cho dù chủ các cửa hàng này ít học nhưng vẫn biết được trong số mấy chục mặt hàng mình đang bán ra, giá đầu vào cũng như đầu ra của các mặt hàng này như thế nào từ đó biết được mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào bán chậm để có biện pháp nhập hàng hợp lý.

    Tiền không là lá

    84 triệu dân đang chờ "lời đanh thép" của ông Huệ được thực thi

    21/09/2011 8:52:21 SA
    Cơ chế điều hành xăng dầu trong thời gian qua còn quá nhiều điều bất cập, giá dầu thế giới giảm trong khi giá dầu trong nước lại tăng. Cơ chế thị trường không điều phối được cung cầu, giá cả mà thay vào đó là sự độc quyền và hệ lụy kéo theo giá cả thị trường tăng, lạm phát tăng, lãi suất tăng. Hai Bộ cùng nhau quản lý sự cung cầu, giá cả thị trường lại có quan điểm trái ngược nhau tới 180 độ.
    Hoan nghênh bộ trưởng Vương Đình Huệ, và 84 triệu dân đang mong chờ những hành động để thực thi chính sách của mình.

    Hồ Xuân Hướng
    Phải kiên quyết và mạnh dạn
    21/09/2011 8:48:34 SA
    Đầu tiên tôi hoan nghênh Bộ trưởng Huệ. Cần phải kiên quyết hơn. Chính phủ đã bị các tập đoàn uy hiếp, khống chế, làm giá nhiều năm. Phải mạnh dạn hơn" vì lợi ích của hơn 80 triệu dân". Tổng công ty Xăng dầu đã vì sự chiếm lĩnh 60% thị trường xăng dầu trong nước mà thao túng thị trường và có nguy cơ lủng đoạn chính phủ. Khi cần tăng giá họ lỗ bao nhiêu ngàn tỷ, trong khi luôn mở rộng cơ sở kinh doanh. Kinh doanh xăng dầu lỗ mà có thấy ai đóng cửa đâu?
    sáu sỹ
    Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân
    21/09/2011 8:46:01 SA
    Đúng vậy, tôi rất tâm đắc câu này: "Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân". Hi vọng giá cả xăng dầu sẽ minh bạch.
    Trần Văn Lượng
    Quan điểm của ông Huệ hợp lòng dân
    21/09/2011 8:38:38 SA
    Lời phát biểu và chỉ đạo của ông Huệ trong buổi tọa đàm với ban điều hành giá xăng dầu đã thể hiện được quan điểm, đường lối rõ ràng minh bạch. Quan điểm ấy theo nhìn nhận của chúng tôi sẽ hoàn toàn vì lợi ích của nhân dân vì vậy nó chắc chắn sẽ được nhân dân đồng tình ủng hộ.
    Trong thời gian gần đây giá xăng dầu trên thế giới liên tục giảm giá nhưng xăng dầu trong nước hầu như không có biến động theo thị trương thế giới. Ngành xăng dầu liên tục kêu thua lỗ trong đầu tư vậy mà cán bộ công nhân viên của ngành xăng dầu vẫn là nhưng đối tượng có tjhu nhập hơn hẳn với các ngành khác. Vậy hỏi thua, lỗ ỏ đâu?

    Nguyễn Quốc Chiến
    Cảm kích ông Huệ
    21/09/2011 8:38:24 SA
    Tôi rất cảm kích tấm lòng, kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của ông Vương Đình Huệ. Nếu ta có nhiều lãnh đạo có tâm, có tầm như ông thì sợ gì lạm phát, người dân nghèo đỡ khổ biết bao nhiêu. Tôi cũng hy vọng, Bộ Công thương, với nhiều tài năng thi toán quốc tế, có thể xây dựng một bảng báo cáo minh bạch, chi tiết về lỗ lãi của từng mặt hàng xăng dầu để người dân biết mà trông vào. Chứ "tăng như nước sông Đà, giảm như cà phê phin" thế này thì làm sao mà người dân sống nổi.
    Minh Hải
    Cần phát huy hơn nữa vai trò Bộ Tài chính
    21/09/2011 8:34:12 SA
    Xin cảm ơn Bộ trưởng Vương Đình Huệ! Làm Bộ trưởng Bộ Tài chính cần phải có tính mạnh mẽ dứt khoát như vậy mới điều hành được mấy bác xăng dầu, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, mọi biến động lên hay xuống đều ảnh hưởng đến CPI của đất nước, đặc biệt là ảnh hưởng đến đồng bào cả nước ta.
    Các bác xăng dầu kêu lỗ đây là bài ca muôn thủa của các bác mà, nếu mà lỗ như các bác kêu thì các bác đã bỏ của chạy lấy người từ lâu rồi, các cây xăng cũng đã đóng cửa hết rồi, phải không?
    Chúng ta cần kiểm toán, thanh tra, phúc tra các công ty xăng dầu đầu mối và làm cho minh bạch mới được, người dân không sợ tăng giá đúng với thị trường mà chỉ sợ gian lận trong việc tăng giá đây đó để một bộ phận đút túi làm của riêng.

    ĐÌNH PHÙNG
    Sốc
    21/09/2011 8:28:26 SA
    Tôi rất sốc khi một cán bộ cấp vụ Bộ Công thương phát biểu với lời lẽ và ngôn từ như vậy: "Tôi nghe tin cứ nghĩ Bộ Tài chính bị làm sao” (lời ông Lộc An). Có phải vì ông học nhiều toán quá không? Ông khoe đi thi toán quốc tế ra đây làm gì? Bộ trưởng Huệ nói đúng: "“dù học nhiều nhưng cũng cần có kiến thức thực tế”! Chỉ có trình trạng lộn xộn trong quản lý mới có cấp vụ phát biểu như vậy. Hãy sang các nước xem sự phân vai ở quản lý nhà nước như thế nào.
    Các doanh nghiệp nói rằng lỗ hàng trăm tỷ đồng?! Các vị lấy tiền đâu ra để bù? Lấy từ túi ra bù a? Hay tiền Chính phủ? Tiền thuế dân? Nghe vô lý quá. Làm quản lý mà chỉ vì cơ chế phong bì, thỏa hiệp với doanh nhân thì nước nghèo, dân khổ.

    Nguyễn Tú Nghệ
    Tôi rất ủng hộ Bộ trưởng Bộ tài chính
    21/09/2011 8:27:30 SA
    Là người dân tôi thật sự bàng hoàng kiểu lên tiếng của các vị lãnh đạo tự khoe mình là có tài, nhưng ở đây là tính toán của kẻ bán người mua cần gì phải giải bài toán đi thi quốc tế, chỉ cần bài toán lớp 3 là đã tính ra được 1 lít nhiên liệu lời lãi, lỗ như thế nào rồi. Tôi rất phục tân Bộ trưởng Bộ Tài chính đã vì người dân dám đứng ra để yêu cầu các cơ quan phải thực sự nghiêm túc trong việc điều hành giá. Doanh nghiệp kêu lỗ mà cây xăng mọc như nấm, sao không phá sản đi để lập lại doanh nghiệp khác.
    Phan Anh
    Hoan hô Bộ trưởng Tài chính
    21/09/2011 8:26:08 SA
    Là một người từ kiểm toán nên việc am hiểu tường tận các doanh nghiệp xăng dầu hơn ai hết, nên Bộ trưởng trả lời rất hay và đây cũng là bước đột phá trong quản lý xăng dầu; nhân dân luôn ủng hộ ông để dân được nhờ.
    Trần Phi Sơn
    Ông Huệ đã nghĩ đến hơn 80 triệu dân
    21/09/2011 8:24:51 SA
    Hoan hô Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã nghĩ đến 80 triệu dân và thẳng thắn chỉ ra những khuất tất trong ngành xăng dầu. Xem lại cách lãnh đạo của Bộ công thương có phải do yếu kém hay cố tình che giấu cho doang nghiệp nhập nhằng để móc túi người dân?
    truongvancuonggs
    Xúc động quá
    21/09/2011 8:24:22 SA
    Lâu lắm rồi mới có người điều hàng sáng suốt và quyết liệt như bác Huệ. Nghe câu: vì 80 triệu dân VN chứ không vì các đầu mối dầu mà tôi chảy nước mắt. Vâng, dân chúng tôi khổ vì giá xăng dầu quá rồi, thu nhập không đủ đổ xăng qua ngày, còn các anh Petro cứ kêu lỗ thử hỏi thu nhập các anh gấp mấy chục lần chúng tôi?
    windvivu
    Có gian lận ở các tổng công ty xăng dầu?
    21/09/2011 8:23:30 SA
    Ông Huệ đanh thép: “Nếu cần công bố gian lận tôi sẽ công bố các gian lận”. Thực tế là có rất nhiều gian lận của các tổng công ty xăng dầu, nhưng tại sao gian lận lại không được công bố, mọi thông tin phải minh bạch thì mới điều hành giá xăng dầu tốt được? Dù sao thì cũng rất cảm ơn ông Vương Đình Huệ. Mong sao ông sớm công bố các gian lận để các tổng công ty hết kêu oan thị Mầu.
    Đặng Đức Hiếu
    Giải thích việc tăng giảm?
    21/09/2011 8:23:08 SA
    Người dân chúng tôi chỉ mong lãnh đạo doanh nghiệp xăng dầu và Bộ Công thương giải thích rõ vì sao những lúc tăng giá xăng dầu thì tăng gấp đôi, gấp ba..., còn lúc giảm thì giảm nhỏ giọt. Hơn nữa, tại sao lúc tăng giá thì không nghe giải trình chi tiết vì sao tăng, còn lúc giảm thì tranh luận, lý giải, thống kê này nọ?...
    C.K
    Hoan nghênh các bộ
    21/09/2011 8:22:48 SA
    Dù kết quả quản lý, điều hành giá xăng dầu trước và hiện tại như thế nào thì chưa rỏ, nhưng qua phần tranh luận minh bạch giữa đại diện các Bộ như thế là rất đáng hoang nghênh. Vì có như thế chúng ta mới rỏ được thực hư thế nào, theo tôi chúng ta cũng cần phải thanh tra, kiểm tra lại việc lãi, lỗ của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nhạy cảm này. Tại sao lỗ? Trong khi xăng khác, dầu cũng nhiều loại và giá cả lại càng khác, vậy đã báo lỗ thì lỗ bao nhiêu, loại nào lỗ, tại sao lỗ?
    Thống nhất với ý kiến của Bộ trưởng Tài chính là phải làm minh bạch ra các khoản lỗ, lý do lỗ trước khi xuất chi ngân sách của Nhà nước để bù, không nên lấy ngân sách để làm lãi thêm ra cho doanh nghiệp?

    Hung Hai
    May mắn là trong 2 bộ còn nhiều lãnh đạo còn nghĩ cho dân
    21/09/2011 8:22:05 SA
    Giá xăng và giá điện còn nhiều bất cập quá, Bộ Tài chính và Bộ Công thương hãy kiểm toán kỹ lại, nhất là giá điện, đã đầu tư cách đây vài chục năm, gần đây đầu tư ít mà doanh thu ngày càng tăng cao do nhu cầu sản xuất và sử dụng, cũng ít phải đầu tư hơn nhiều mà suốt ngày kêu lỗ, đòi tăng giá. Còn thu nhập do cho VNPT hay các công ty di động thuê cột thì đi vào đâu?
    Mai Hương Thân
  6. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Petrolimex gian lận trong quản trị?
    (23/09/2011 14:07:00) - Cục Quản lý giá: “Có căn cứ để khẳng định doanh nghiệp lãi 780 đồng/lít xăng dầu”; chuyên gia: “Doanh nghiệp khai gian giá nhập khẩu, chi phí…”.
    >>Cần thiết chia nhỏ Petrolimex?

    >>Chuyên đề Bát nháo thị trường xăng dầu

    Giá xăng dầu đang được dư luận quan tâm, đặc biệt trong vài ngày gần đây có tranh luận nảy lửa giữa lãnh đạo Bộ Công Thương, Tài chính và doanh nghiệp (DN) đầu mối nhập khẩu.

    Trong khi các DN than lỗ thì Bộ Tài chính lại cho rằng DN đang có lãi. DN lỗ hay lãi, có hạch toán được việc kinh doanh từng mặt hàng xăng dầu?... Cơ quan quản lý và các nhà nghiên cứu nêu rõ: Nếu không hạch toán được từng mặt hàng là DN gian lận. Bộ Tài chính hoàn toàn có căn cứ để khẳng định DN lãi 780 đồng/lít xăng dầu…

    Giá khai ở hải quan “tố cáo” xăng dầu có lãi

    Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), không thể tách bạch lỗ lãi trong kinh doanh từng mặt hàng xăng dầu như thông tin của người đứng đầu Tổng công ty Xăng dầu VN nêu (Petrolimex) là chuyện phi lý. “Anh nói thế thì quản trị DN của anh quá kém. Nói thẳng ra là anh gian lận trong quản trị chứ không thể có chuyện không tách bạch được mặt hàng này lỗ hay lãi. Chi phí giá vốn của từng mặt hàng xăng dầu… là tách bạch vì rất rõ ràng về lợi nhuận, các khoản thuế, phí… đều có định mức cụ thể. Vấn đề chưa rõ ràng ở đây là giá nhập khẩu và Bộ Tài chính đang cử ba đoàn đi kiểm tra tại các DN nhập khẩu xăng dầu lớn” - ông Tuấn nói.

    PGS Ngô Trí Long, chuyên gia tài chính lâu năm nghiên cứu về giá xăng dầu, cũng khẳng định: Petrolimex không tách bạch được lỗ lãi là khó chấp nhận. Nguyên tắc trong hạch toán bao giờ cũng hạch toán từng mặt hàng một chứ không hạch toán tùm lum. Nếu anh nói anh không thể hạch toán được, tách bạch lỗ lãi từng mặt hàng thì tại sao khi cổ phiếu chưa lên sàn, anh báo lỗ; khi chuẩn bị lên sàn thì lại bảo lãi. Như vậy là giấu đầu hở đuôi, mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất…

    Việc Petrolimex cho rằng không có chuyện họ lãi tới 780 đồng/lít xăng dầu như thông tin của Bộ Tài chính, vậy Bộ Tài chính dựa vào căn cứ nào để đưa ra con số này. Ông Tuấn thông tin: “Bộ Tài chính dựa trên giá thực nhập khẩu theo số liệu cơ quan hải quan khai báo. Đây là giá chính xác để tính toán thực tế DN nhập về là bao nhiêu. Sau đó lấy giá bán trừ đi giá nhập cộng với các chi phí, thuế, phí… để ra được con số này. Petrolimex kêu không lãi như vậy là vấn đề của họ. Chắc chắn sau khi có kết quả về giá nhập, Bộ Tài chính sẽ chỉ ra thực tế DN đang lỗ hay lãi”.



    [​IMG]
    Giá xăng dầu đang gây nhiều tranh cãi cần được minh bạch lời lỗ. Ảnh: HTD

    Khai gian, giá sẽ mù mờ


    Ông Long cũng nhận định: Cơ cấu giá của xăng dầu rất minh bạch. Giá vốn và các khoản thuế, phí, các khoản thu khác, chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức... rất rõ ràng. DN chỉ có thể “tùm lum” được ở giá CIF (giá CIF bằng giá FOB cộng với chi phí vận tải và bảo hiểm). Giá xăng dầu tưởng minh bạch mà không minh bạch khi DN đầu mối tìm cách lách.

    “Cụ thể, DN có thể lách bằng cách mua lúc giá rẻ nhưng khai lúc giá đắt. Thế nhưng điều này vẫn có thể kiểm tra được qua chứng từ nhập khẩu. Điểm nữa để giá xăng dầu mập mờ là chi phí kinh doanh. Người ta quy định là 600 đồng/lít xăng dầu nhưng DN có thể nâng lên bằng cách chia cho đại lý 900 đồng. Sau đó, đại lý trả tiền lại cho DN. Làm ăn không hiệu quả, chi phí bất hợp lý thì anh phải chịu chứ không thể để người tiêu dùng gánh thay” - ông Long nói.

    Ông Tuấn cũng cho biết: Thực tế, cơ sở tính giá hiện hành lại căn cứ theo giá Platt’s Singapore dù đây chỉ là giá tham chiếu. Mục đích của việc lấy giá này để tính giá cơ sở là Nhà nước muốn khuyến khích quản trị doanh nghiệp hiệu quả. DN cần tính toán xem nhập hàng vào lúc nào để có lãi. DN có gian lận hay không, lỗ hay lãi Bộ Tài chính sẽ chứng minh sau khi có kết luận của ba đoàn kiểm tra giá nhập khẩu xăng dầu tại các DN đầu mối lớn.

    Về thông tin hải quan có hai giá nhập khẩu xăng dầu của ông Bùi Ngọc Bảo (Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Petrolimex), ông Tuấn khẳng định: “Không thể có việc này! Giá cuối cùng hải quan tính là giá thực tế DN ký hợp đồng với bạn hàng. Khi hàng về hải quan có thể tạm tính với giá DN khai báo. Tuy nhiên, giá để hải quan áp thuế là giá hợp đồng nên không có chuyện hai giá”.



    Ngăn chặn hành vi gửi giá

    Hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với các thương vụ tại Trung Quốc, Lào và Campuchia để nắm được giá xăng dầu cũng như cơ chế điều hành tình hình kinh doanh của các nước này. Với giá nhập khẩu mà khai báo hải quan được xem là căn cứ pháp lý để tính thuế thì hiện nay có nhiều mặt hàng nhập vào VN đang được xem là bị gửi giá, tức là tăng giá trước khi nhập vào VN. Do vậy, riêng mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính quyết tâm kiểm soát giá cả minh bạch nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của 84 triệu người dân VN.

    Ông NGUYỄN ANH TUẤN, Cục phó Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính

    Bộ trưởng Bộ Tài chính biết thủ đoạn gian lận của DN

    Với 10 năm giữ chức vụ lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước, tôi tin Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ hiểu những thủ đoạn gian lận của DN. Petrolimex có gian lận? Có lãi 780 đồng/lít xăng? Bộ Tài chính hãy chứng minh bằng những con số cụ thể cho dư luận biết.

    PGS NGÔ TRÍ LONG, chuyên gia về giá cả
  7. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Cần thiết chia nhỏ Petrolimex?
    (23/09/2011 11:30:29) - Áp dụng Luật Cạnh tranh chống độc quyền, thì với những doanh nghiệp (DN) có thị phần trên 30% thì phải bị chia nhỏ. Đồng nghĩa với việc Nhà nước phải thiết lập cơ chế cạnh tranh bằng cách chia nhỏ Petrolimex để DN này không tiếp tục khống chế thị trường.
    >>Lỗ, lãi xăng dầu phụ thuộc... cách tính?

    Đây là ý kiến của TS Nguyễn Quang A tiếp sau cuộc đối thoại được coi là có phần "nặng lời" giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ với đại diện các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu hôm 20.9.

    Lúng túng trong điều hành giá

    Theo các chuyên gia kinh tế: Việc điều hành thị trường xăng dầu thời gian qua rơi vào bế tắc như hiện nay có nguyên nhân chính là sự nửa vời trong thực hiện NĐ 84 về quản lý, kinh doanh xăng dầu. Việc có NĐ nhưng không thực hiện theo NĐ, DN đổ lỗi cho cơ quan quản lý; cơ quan quản lý lúng túng trong những thời điểm đòi hỏi phải đưa ra quyết định; rút cuộc, NTD gánh chịu.

    [​IMG]
    Thị trường xăng dầu những ngày qua "nóng" bởi những ý kiến trái chiều về việc điều hành ngành hàng này. Ảnh: Kỳ Anh

    NĐ 84 cho phép DN được điều chỉnh tăng giá trong trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng so với giá bán lẻ trong mức 7%, DN được tăng 7%; trường hợp vượt 7-12%, thì DN được quyền tăng tăng 7%, cộng thêm 60% của mức giá cơ sở tăng từ 7-12%, 40% còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong những thời điểm nhạy cảm khi giá thế giới tăng cao, vượt quá sức chịu đựng của DN, Bộ Tài chính vẫn đề nghị DN giữ ổn định giá bán.

    Như vậy, việc điều hành xăng dầu đang cùng lúc đặt ra quá nhiều mục tiêu, nhưng đều bất khả thi. Muốn ổn định thị trường xăng dầu nhưng bản thân luôn phụ thuộc vào nguồn cung và giá cả thế giới; việc nhập khẩu phụ thuộc phần lớn vào các DN đầu mối, trong khi lại chưa tạo ra một thị trường minh bạch, bình đẳng. Là người theo dõi lâu năm lĩnh vực giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - cũng chua xót thừa nhận: “Giá xăng dầu chưa hoàn toàn được vận hành theo cơ chế thị trường”.

    Vì sao không cạnh tranh thực sự?

    Vấn đề đặt ra đối với thị trường xăng dầu hiện nay là bản thân việc thiết kế thị trường đã không minh bạch. TS Nguyễn Quang A cho rằng: “Vì sao thị trường có tới 11 đầu mối kinh doanh xăng dầu, nhưng đều nghe ngóng vào động thái của “ông lớn” Petrolimex. Petrolimex tăng, các DN khác tăng, Petrolimex giảm, các DN khác giảm. Vì thế bảo Petrolimex phải minh bạch giá nhập khẩu, chi phí kinh doanh là chuyện khó tin”.

    Đồng tình với quan điểm này, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng: “Xuất phát điểm của các DN có sự chênh lệch lớn như lợi thế hạ tầng kỹ thuật; năng lực về cầu cảng, kho chứa; mạng lưới phân phối, vốn, thị phần..., nhưng lại đưa về cùng một mặt bằng để cạnh tranh với nhau, dẫn đến DN mạnh càng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường; DN nhỏ phải nhìn DN lớn”.

    Hiện NĐ 84 quy định khống chế chi phí kinh doanh định mức cho tất cả các đầu mối xăng dầu tối đa là 600đ/lít, cũng không hợp lý do những yếu tố chủ yếu dẫn đến chi phí đầu vào khác nhau, giá vốn khác nhau nên chi phí hình thành giá 1 lít xăng của DN cũng khác nhau. Theo TS Long, nguyên tắc quản lý theo cơ chế thị trường là nếu sản phẩm có tính độc quyền thì phải do Nhà nước kiểm soát bằng hình thức định giá. Chỉ giao việc định giá cho DN quyết định khi thị trường cạnh tranh thực sự.

    Để có giải pháp cho vấn đề này, theo TS Nguyễn Quang A: Áp dụng Luật Cạnh tranh chống độc quyền, thì với những DN có thị phần trên 30% thì phải bị chia nhỏ. Đồng nghĩa với việc Nhà nước phải thiết lập cơ chế cạnh tranh bằng cách chia nhỏ Petrolimex để DN này không tiếp tục khống chế thị trường. Cùng với việc chia nhỏ Petrolimex, các DN đầu mối còn lại cần được sáp nhập lại để còn khoảng 2-3 DN lớn có thị phần tương đương, cạnh tranh nhau, từ đó có lợi cho NTD. Còn TS Ngô Trí Long gút lại: Giai đoạn trước mắt, cần chấm dứt giao quyền tự định giá cho DN độc quyền, có thiết chế cơ quan độc lập kiểm soát giá.
  8. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    Các bác vui lòng không trao đổi chuyện chính trị to tát trong thớt này nhé, rất cám ơn.
  9. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Công ty CP hóa dầu Petrolimex giấu lãi: Petrolimex bao che?
    (23/09/2011 08:10:15) - Từ một công ty con, người ta có thể nghĩ về cách hạch toán của công ty mẹ là Petrolimex. Chính Petrolimex hạch toán theo cách nào? Chưa ai biết được, nếu như không kiểm toán.
    >> “Trần tình” của Petrolimex đã hợp lý?

    Có một thực tế là sau khi kiểm toán, quý nào, năm nào cũng có một số công ty giấu lỗ bị kiểm toán phát hiện, rất hiếm có công ty giấu lãi. Trong số hiếm hoi những công ty giấu lãi, đáng chú ý là Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (mã chứng khoán PLC), một công ty con của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

    Liên tục giấu lãi

    PLC là công ty có vốn điều lệ hơn 430 tỷ đồng, Petrolimex nắm giữ gần 80% cổ phần, tức là Petrolimex chi phối mọi hoạt động của PLC. Điều ai theo dõi thị trường chứng khoán cũng có thể thấy là PLC đã liên tục “giấu lãi” với số tiền quá “khủng”. Báo cáo tài chính mới nhất của PLC là 6 tháng đầu năm 2011. Trước kiểm toán, lợi nhuận trước thuế 134,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 103,5 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Một kho sản phẩm của PLC.

    Tuy nhiên, sau khi soát xét, Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam chỉ rõ: “Theo chính sách kế toán của công ty, thành phẩm và hàng hóa được xác định theo phương pháp giá hạch toán. Chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế của thành phẩm, hàng hóa được phân bổ cho giá trị thành phẩm, hàng hóa xuất bán và giá trị hàng hóa, thành phẩm tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Nếu thực hiện phân bổ chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế theo đúng phương pháp nêu trên thì giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2011 sẽ giảm 88.706 triệu đồng và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2011 sẽ tăng lên với giá trị tương đương”.

    Nghĩa là nếu căn cứ theo giá thực tế, thì khoản lãi thật của PLC trong 6 tháng đầu năm phải tăng thêm 88,7 tỷ đồng (tính tròn), đó chính là khoản lãi thật được “giấu” trong chi phí theo giá hạch toán. Dù kiểm toán còn lưu ý lợi nhuận có giảm 19,3 tỷ đồng nếu trích lập dự phòng khó đòi đầy đủ tại một công ty con của PLC, nhưng khoản lợi nhuận hợp nhất tăng thêm sau kiểm toán vẫn rất lớn.

    Trong văn bản giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, PLC chỉ công bố phần chênh lệch sau kiểm toán của công ty mẹ: Tăng thêm 60,4 tỷ.

    Trước đó, trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2010, khoản chênh lệch lợi nhuận hợp nhất được “giấu” trong chi phí theo giá hạch toán theo phương pháp nói trên lên tới 129,8 tỷ đồng.

    Chưa hết, khoản lợi nhuận được “giấu” tương tự trong 6 tháng đầu năm 2009 là 61,6 tỷ đồng. Những khoản đó đều do Công ty Kiểm toán Deloitte chỉ ra. Các khoản lợi nhuận thật được “giấu” trong chi phí hạch toán đó sẽ đi về đâu nếu như không được kiểm toán?

    Con sai, mẹ có đúng?

    Từ một công ty con, người ta có thể nghĩ về cách hạch toán của công ty mẹ là Petrolimex. Có thể khẳng định việc hạch toán “giấu lãi” theo cách trên đây PLC chắc chắn thực hiện theo sự chỉ đạo của công ty mẹ, vì như đã nói, Petrolimex có quyền chi phối mọi hoạt động của PLC. Còn chính Petrolimex thì hạch toán theo cách nào? Chưa ai biết được, nếu như không kiểm toán.

    Khi kiểm tra tài chính Petrolimex, ngoài việc kiểm tra giá thật từ nguồn cung nhập khẩu xăng dầu và các chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, còn phải kiểm toán các báo cáo tài chính của Petrolimex giống như đã kiểm toán báo cáo tài chính của PLC.

    Vì vậy, theo chúng tôi, khi kiểm tra tài chính Petrolimex, ngoài việc kiểm tra giá thật từ nguồn cung nhập khẩu xăng dầu và các chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, còn phải kiểm toán các báo cáo tài chính của Petrolimex giống như đã kiểm toán báo cáo tài chính của PLC. Nếu làm được như vậy, sẽ biết được một phần sự thật.

    Chúng tôi nói “sẽ biết được một phần sự thật”, bởi vì muốn biết được toàn bộ sự thật thì phải kiểm tra cả chất lượng xăng dầu nữa. Trên cơ sở xác định được các chỉ số thật về hàm lượng lưu huỳnh cũng như các yếu tố khác trong các lô xăng dầu nhập khẩu, rồi đối chiếu với các chỉ số ghi trong hóa đơn, đối chiếu với giá cả tương ứng từ chính nguồn cung cũng như các hãng khác trên thế giới, khi ấy mọi thứ mới có thể sáng rõ. Nhưng, chắc chắn là làm được điều này không dễ chút nào!
  10. QUANGTRUNG2004

    QUANGTRUNG2004 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    153
    Minh bạch giá xăng dầu: Nói là làm
    (22/09/2011 14:51:09) - Những phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại hội thảo về “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” được dư luận đánh giá rất cao, người dân đồng tình và báo chí đưa tin như là một sự kiện cực “nóng”.
    >>Petrolimex phản bác chuyện "lãi to"

    >>Xăng dầu rối vì cơ chế điều hành

    >> Chuyên đề : Bát nháo thị trường xăng dầu

    Vì sao vậy? Bởi vì ít khi người dân được chứng kiến một bộ trưởng có thái độ dứt khoát trước một vấn đề liên quan đến trách nhiệm xử lý của mình, nhất là thái độ đó công khai trước báo chí. Lối nói xuê xoa, chung chung diễn ra quá nhiều nên cách nói quả quyết, đi thẳng vào bản chất sự việc đã thực sự gây bất ngờ và ngạc nhiên. Đặc biệt là lời nói đó chứa đựng bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần sẵn sàng chịu trách nhiệm. Trí tuệ và tinh thần trách nhiệm là những thứ quá quý hiếm hiện nay.


    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ (nguồn ảnh: internet)

    Một bộ trưởng tranh luận thẳng băng với lãnh đạo của bộ khác và các doanh nghiệp để minh bạch những điều còn tù mù là chuyện quá bình thường ở các quốc gia, nhưng ở VN lại trở thành một sự kiện. Cũng giống như việc một quan chức đứng ra chịu trách nhiệm về một vấn đề trong lĩnh vực mình quản lý và xin từ chức là chuyện quá bình thường ở các quốc gia, nhưng ở VN là chuyện chưa hề xảy ra.

    Ông bộ trưởng nói: “Hơn mười năm làm ở kiểm toán nhà nước, tôi đã biết rất rõ các doanh nghiệp xăng dầu. Vì vậy quan điểm điều hành của Bộ Tài chính sẽ không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân”. Nếu như chỉ dừng lại ở một câu nói thôi thì dân sướng cái bụng được vài hôm rồi quên ông ngay, nhưng điều mà dân chúng coi trọng ông chính là ở chỗ nói là làm.

    Ngay hôm 20/9, Bộ Tài chính quyết định kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh của 4 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu. 3 tổ kiểm tra sẽ làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để xác định giá vốn các mặt hàng xăng dầu tồn kho tính đến ngày 26/8, giá nhập khẩu trong giai đoạn từ 1/1 đến hết ngày 15/9; rà soát các khoản chi phí thực tế liên quan đến kinh doanh của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh xăng, dầu. Sau đợt kiểm tra này, chắc chắn việc lỗ, lãi của các doanh nghiệp sẽ được làm rõ, không u u minh minh như từ trước đến nay. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lỗ hay lãi mà Bộ Tài chính còn không biết thì ai biết?

    Ông Vương Đình Huệ là người có kiến thức, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính và rất tự tin về năng lựccủa mình. Ông dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Cán bộ lãnh đạo có được nhiều người như vậy thì may cho dân cho nước biết mấy!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này