------Đón bão------29.06.2011.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 28/06/2011.

7108 người đang online, trong đó có 1023 thành viên. 12:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 7323 lượt đọc và 152 bài trả lời
  1. .Eagle2011.

    .Eagle2011. Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Đã được thích:
    62
    có nên ss ko bác? bác cho e lời khuyên chân tình nhé? thanks bác
  2. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Khi sáng short quá ngon, mai đầu giờ nó mà hồi lên Pác short cho em, mà Pác short mã nào vậy, tốt nhất là chat với em, có gì trao đổi thêm.
  3. .Eagle2011.

    .Eagle2011. Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2011
    Đã được thích:
    62
    e vừa add yahoo của bác, bác ko ol àh?
  4. nhatpapan

    nhatpapan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Add spy đi cụ. vào đó chém nó sung[r2)][r2)]
  5. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Toàn rủ rê suốt ngày chém gió.;));))
  6. TapChoiChung

    TapChoiChung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    325
    18h - 30/6 - HCM - trời đang mưa to :-??
    ko biết khi nào thì bão đến :-??
  7. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Chuẩn bị đi là vừa Pác, nó đến, kéo theo gió mùa và lũ lụt nên sẽ ở lại hơi lâu chút, sau bão trời có hững nắng rồi đi vào âm u tiếp.:-ss:-ss
  8. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    4 nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu tiền đồng


    [​IMG]
    Tồn kho lớn, chợ đen bùng nổ, vốn chôn ở TTCK, BĐS và việc doanh nghiệp rút vốn quay vòng và vay mượn lẫn nhau thay vì gửi ngân hàng là các nguyên nhân gây ra thiếu tiền đồng.
    Trong bối cảnh hiện nay, rất ít người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp rót tiền vào vàng, chứng khoán, USD. Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng cũng giảm mạnh. Vậy tiền đồng đang nằm ở đâu? Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nguyên nhân đầu tiên lý giải tiền đi đâu chính là lạm phát. Giá cả tăng cao đã làm người dân, doanh nghiệp (DN) phải tăng giữ lại lượng tiền nhất định trong ví. Tuy nhiên, lý do căn bản nhất khiến lượng tiền thiếu hụt trong hệ thống ngân hàng lại xuất phát từ những chính sách hiện nay.
    Thông thường, vốn lưu động của DN được gửi ở tài khoản của ngân hàng. Nhờ khoản tiền này, DN được vay bảo lãnh, trả chậm, khiến tiền mặt không bị lưu thông quá nhiều. Hơn nữa, khoản tín dụng này cũng được ngân hàng luân chuyển cho nhiều DN sử dụng trong cùng một thời điểm, giúp tăng nhanh vòng quay của đồng tiền.
    Thế nhưng, từ khi tín dụng bị siết chặt, lãi suất bị đẩy lên cao, các DN rơi vào cảnh thiếu vốn. Vì vậy, DN rút vốn ra để quay vòng và vay mượn lẫn nhau, thay vì thông qua hệ thống ngân hàng. Nghịch lý đang diễn ra là tiền lưu thông nhiều, nhưng vốn của DN vẫn thiếu.
    Bên cạnh đó, áp dụng trần lãi suất huy động cũng là một nguyên nhân khiến dòng tiền đi khỏi ngân hàng. Với lạm phát 6 tháng đầu năm tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang bị âm.
    TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, mức trần lãi suất 14%/năm hiện nay đã lỗi thời, cần xem xét lại. Ngoài ra, để thu hút dòng tiền quay lại hệ thống ngân hàng, Nghị quyết 11 của Chính phủ phải được thực hiện tốt để kéo lạm phát giảm xuống.
    Một lý do nữa khiến thị trường khan hiếm tiền là chợ đen bùng nổ. Theo ông Lê Xuân Nghĩa, hiện không chỉ vay đảo nợ, mà ngay cả vay sản xuất bình thường, DN cũng phải tìm đến thị trường chợ đen với lãi suất lên tới 12%/tháng (với cho vay đảo nợ). Sự sôi động của thị trường chợ đen đã hút một bộ phận tiền gửi của dân cư, thậm chí của cả DN, gây ra tình trạng thiếu tiền hiện nay.
    Báo cáo của NHNN cho thấy, một lượng tiền bơm ra để cứu thanh khoản của các ngân hàng vào cuối năm 2010 đến nay, vẫn không trở lại hệ thống ngân hàng. Trong 4 tháng đầu năm nay, tiền ngoài hệ thống ngân hàng tăng 4,12% so với cuối năm 2010.
    Nhiều chuyên gia lo ngại, tình trạng căng thẳng tín dụng, chợ đen bùng phát kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, vì tín dụng chợ đen tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Cũng theo TS. Nghĩa, hàng tồn kho tăng nhanh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng tiền đồng hiện nay.
    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, lượng sản phẩm tồn kho của nhiều ngành tăng mạnh. Cụ thể, tính đến tháng 5/2011, mức tồn kho của ngành sản xuất nước trái cây tăng 135,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tồn kho của sản phẩm cà phê sữa hòa tan, bột nêm và bột gia vị tăng gần 100%; tồn kho sản phẩm giải khát có ga, sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, thức ăn gia súc… tăng 17% đến 40%. Trong lĩnh vực công nghiệp, gần 70% số sản phẩm cũng có mức tồn kho cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, dù DN đã cắt giảm sản xuất.
    Bên cạnh đó, một lượng tiền rất lớn cũng đang bị “chôn” vào chứng khoán và bất động sản. Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán VnDirect, nhiều công ty bất động sản lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Vạn Phát Hưng, Sacomreal… đang sở hữu lượng hàng tồn kho “khủng”, dao động từ 1.000 đến 3.000 tỷ đồng
    Với lãi suất cho vay trung bình trên 20%/năm như hiện nay, nếu không giải quyết được tình trạng hàng tồn kho, nhiều DN sẽ không chỉ dừng lại ở co hẹp sản xuất, mà còn đứng trước nguy cơ phá sản. Để giải bài toán này, ông Cao Sĩ Kiêm cho rằng, cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 11 của Chính phủ và các chính sách tài chính, tiền tệ của NHNN để kiềm chế lạm phát.
    Theo Hà Tâm
    Báo Đầu tư

  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Cho vay kinh doanh chứng khoán sẽ bị siết chặt hơn


    [​IMG]
    Dự thảo Thông tư mới của NHNN dự kiến có hiệu lực từ 1/10 quy định các TCTD phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn phải từ 10% trở lên mới được cho CTCK vay để tự doanh.
    Ngân hàng nhà nước vừa công bố dự thảo Thông tư quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo đó, việc cho vay kinh doanh chứng khoán sẽ bị siết chặt hơn.
    Thông tư nêu trên được Ngân hàng Nhà nước xây dựng nhằm thay thế Thông tư 13 và 19 ban hành 2010 (về các tỷ lệ an toàn vốn) và Thông tư 15 ban hành năm 2009 (quy định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được ngân hàng sử dụng cho vay trung - dài hạn). Văn bản dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1/10.
    Về cơ bản, các quy định tại dự thảo không có nhiều thay đổi so với các văn bản trước đó khi Ngân hàng Nhà nước vẫn yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tài sản có rủi ro. Tỷ lệ cấp tín dụng từ vốn huy động cũng được giữ nguyên ở mức 80% đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 85% với công ty tài chính.
    Tuy nhiên, dự thảo lại quy định cụ thể và khá chặt đối với hoạt động cấp tín dụng cho khu vực phi sản xuất, đặc biệt là cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Cụ thể, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá để khách hàng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu. Tuy vậy, hoạt cho vay vẫn được thực hiện dưới hình thức bảo lãnh vay vốn đầu tư.
    Về điều kiện đối với ngân hàng, dự thảo quy định các tổ chức tín dụng phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn phải từ 10% trở lên mới được cho công ty chứng khoán vay để tự doanh, cho vay có bảo đảm (cầm cố cổ phiếu, bảo đảm bằng tài sản khác, ứng trước đối với cổ phiếu khách hàng đã bán). Ngoài ra, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này tại các ngân hàng cũng không được vượt quá 3% vốn tự có.
    Cũng theo dự thảo Thông tư, các tổ chức tín dụng được phép góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng... nhưng phải nắm giữ số cổ phần này tối thiểu 3 năm. Ngoài ra, ngân hàng thương mại (bao gồm cả các công ty con, công ty liên kết với ngân hàng) cũng chỉ được phép mua, nắm giữ cổ phiếu của tối đa là 2 tổ chức tín dụng khác.
    Theo Nhật Minh
    VnExpress
  10. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    TS Cao Sỹ Kiêm: Không thể sớm đưa lãi suất huy động về 14%/năm


    [​IMG]
    Nếu diễn biến của CPI tiếp tục được kiểm soát tốt, khả năng NHNN sẽ tính đến việc hạ lãi suất cho vay tái chiết khấu và tái cấp vốn so với mức 14%/năm hiện nay.
    Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, với việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 chỉ tăng 1,09% so với tháng 5 thì lãi suất huy động và cho vay sẽ có điều kiện để giảm dần. Tuy nhiên, theo TS. Kiêm, trước mắt khó có thể kỳ vọng lãi suất thực đầu vào sẽ giảm về mức trần quy định (14%/năm).
    Nhiều dự báo gần đây đều cho rằng, lãi suất sẽ hạ nhiệt theo dấu hiệu của lạm phát và CPI tháng 6 vừa được Tổng cục Thống kê công bố chỉ tăng 1,09% so với tháng 5/2011. Theo ông, lãi suất liệu có sớm giảm?
    CPI chỉ tăng hơn 1% trong tháng 6 là dấu hiệu cho thấy lạm phát bắt đầu được kiểm soát theo chiều hướng hạ nhiệt dần. Điều này sẽ tác động tích cực lên mặt bằng lãi suất tiền đồng đang ở mức cao hiện nay. Vì thế, khả năng lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng ta không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc lãi suất sẽ giảm nhanh và sớm.

    Trước mắt, lãi suất thực huy động trên thị trường sẽ khó đồng loạt giảm ngay về mức trần 14%/năm, mà phải theo chiều hướng giảm dần từ mức 17 - 18%/năm hiện nay.
    Ngoài việc chỉ số CPI tháng 6 vừa được công bố ở mức tương đối thấp, có còn dấu hiệu nào cho thấy lãi suất sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới đây, thưa ông?
    Hiện ngoài dấu hiệu ổn định của lạm phát, đang có hai yếu tố khác tác động tích cực lên diễn biến của mặt bằng lãi suất, đó chính là việc các ngân hàng thương mại cũng đang từng bước cắt giảm dần chi phí đầu vào, thôi trả lãi suất huy động cao (19 - 20%/năm) cho những khoản tiền gửi có giá trị lớn.

    Mặt khác, nếu diễn biến của CPI tiếp tục được kiểm soát tốt trong những tháng tiếp theo, thì khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tính đến việc hạ lãi suất cho vay tái chiết khấu và tái cấp vốn so với mức 14%/năm hiện nay. Những yếu tố trên sẽ là tiền đề để giảm dần mặt bằng lãi suất đầu vào, cũng như hạ lãi suất cho vay.
    Điều đó cũng có nghĩa áp lực về lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng sẽ hạ, thưa ông?
    Vấn đề đặt ra là khi chiều hướng lãi suất đầu vào đi xuống theo tín hiệu của lạm phát thì lãi suất cho vay thỏa thuận cũng phải giảm theo, chứ không chỉ có chi phí đầu vào hạ mà lãi suất đầu ra vẫn giữ nguyên. Đó mới chính là mục đích mà chúng ta cần đạt được.

    Có như vậy mới giảm được áp lực cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất - kinh doanh đang đứng trước nguy cơ đình trệ do mặt bằng lãi suất vay vốn cao. Còn nếu lãi suất huy động thấp, nhưng lãi suất cho vay vẫn cao thì chỉ có lợi cho ngân hàng thương mại.
    Theo ông, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt được 7,05% tính đến ngày 10/6 là thấp hay phù hợp với mục tiêu kiểm soát dưới 20% mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra?
    Tôi cho rằng, mức tăng trưởng dư nơ tín dụng 7,05% đạt được trong hơn 5 tháng đầu năm là thấp. Vì nếu tính trên mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng của cả năm nay mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra ở mức 20% thì đến thời điểm này dư nợ cũng phải đạt mức 10%.

    Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một điều là nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là với doanh nghiệp thường dồn vào những tháng cuối năm.

    Đáng chú ý là do có nhiều dự báo về việc lãi suất tiền đồng sẽ giảm trong 2 quý cuối năm, nên các doanh nghiệp cũng kỳ vọng đến thời điểm này sẽ tiếp cận được vốn ngân hàng với lãi suất rẻ hơn để phục vụ mùa sản xuất - kinh doanh cao điểm vào dịp cuối năm 2011.

    Tuy nhiên, với chủ trương kiểm soát chặt tăng tưởng dư nợ, giảm dần cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất để kiểm soát lạm phát, thì khả năng chính sách tiền tệ vẫn sẽ khá thận trọng.
    Theo Thùy Vinh
    Đầu tư chứng khoán

Chia sẻ trang này