Dòng dẫn sóng thị trường ngày mai

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 03/03/2022.

2021 người đang online, trong đó có 82 thành viên. 05:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15304 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.076
    Múc gấp đầu tư công anh em ơi.
    BI-TRI-DUNG thích bài này.
  2. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.076
    "CÔNG" thôi anh em ơi.
    BI-TRI-DUNG thích bài này.
  3. nkt245

    nkt245 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/05/2021
    Đã được thích:
    131
    Tôi chọn HHV, C4G được không cụ chủ?
  4. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.076
    Ngon quá bro ơi.
  5. stockhcm5

    stockhcm5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2020
    Đã được thích:
    15.154
    Xi măng tăng giá
  6. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.076
    CÔNG anh em ơi
    papa3979ThaaoLinh thích bài này.
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.076
    Nhóm xây dựng hạ tầng kỳ vọng đón sóng đầu tư công

    HoSE: VCG), Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HoSE: HHV), Tập đoàn Cienco4 (UPCoM: C4G)… sẽ đứng trước cơ hội trong năm 2022-2023 khi Chính phủ tập trung đẩy mạnh đầu tư công.

    Việc nhóm doanh nghiệp này đã vượt qua được những điều kiện đấu thầu trước đây sẽ tạo thêm ưu thế cho họ có thể tiếp tục tham gia các dự án hạ tầng lớn tiếp theo trong giai đoạn 2021-2025 nhằm tiết kiệm thời gian thực hiện dự án và có thể hoàn thành trước năm 2026.

    Ngoài ra, một số doanh nghiệp trong ngành cũng đã và đang cải thiện năng lực tài chính để sẵn sàng tham gia thi công nhiều dự án quy mô lớn như Fecon huy động được 416 tỷ đồng từ đợt phát hành riêng lẻ trong tháng 11/2021, Cienco 4 đã được UBCK chấp thuận phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và dự kiến sẽ thu về 1.124 tỷ đồng hay Đèo Cả cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 với giá tối thiểu 10.000 đồng/cp.

    Gặp khó trong 2 năm đại dịch

    Trong hai năm qua – giai đoạn cũng được đánh giá hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công khi vốn và tỷ lệ giải ngân đều cao, kết quả kinh doanh nhóm doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cho thấy sự phân hóa.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng

    Năm Covid thứ nhất, “ông lớn” ngành xây dựng, đầu tư bất động sản, Vinaconex (HoSE: VCG) báo lãi cao nhất lịch sử 2.155 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính đột biến từ hoạt động tái cấu trúc vốn đầu tư, bên cạnh giảm tải các gánh nặng chi phí tài chính, vận hành. Sang năm 2021, hụt thu tài chính khiến lãi giảm 69% về 787 tỷ đồng, thực hiện 53% chỉ tiêu lợi nhuận.

    Theo Agriseco, Vinaconex đã trúng thầu thi công nhiều dự án đầu tư công quan trọng giai đoạn 2021-2025 thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam với tổng backlog khoảng 12.000 tỷ đồng và sẽ tiếp tục được gia tăng trong tương lai.

    Chứng khoán KIS cho rằng công ty có nhiều lợi thế nhờ vào tiềm lực cùng với mối quan hệ chặt chẽ với Bộ Xây dựng – cổ đông lớn nhất trước đây. Đơn vị đang tham gia vào nhiều dự án hạ tầng lớn như cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu, Vĩnh Hảo –Phan Thiết. Song song với xây dựng, Vinaconex cũng phát triển mảng bất động sản với quỹ đất hơn 2.000 ha và một số dự án đang được phát triển đảm bảo được nguồn thu trong 5 năm tiếp theo.

    [​IMG]
    Các dự án hạ tầng giao thông đáng chú ý đang được thi công. Ảnh: VNDirect

    Fecon (HoSE: FCN) báo lãi đi lùi hai năm qua. Năm 2021, công ty ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 10 năm hoạt động với 115 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, tương đương 65% kế hoạch.

    Theo giải trình, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ chào thầu và tiến độ triển khai các dự án của khách hàng dẫn đến giảm sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của công ty. Tiến độ thu tiền một số dự án bị chậm do ảnh hưởng của đại dịch đến tình hình tài chính của khách hàng, đồng thời dự án Metroline 3 Hà Nội vẫn bị dừng thi công do chưa giải quyết xong vấn đề giải phóng mặt bằng khiến tăng thời gian vay vốn.

    Mảng xây dựng (thường chiếm khoảng 85-95% tổng doanh thu) đã ghi nhận mức tăng trưởng kép 20,4% trong giai đoạn 2014-2018, trước khi giảm xuống chỉ còn 5,3% trong giai đoạn 2018-2020. Biên lãi gộp cũng đã giảm xuống còn 14-15% trong giai đoạn 2018-2020 từ mức 15-19% giai đoạn 2014-2017. Ban lãnh đạo công ty cho biết biên lợi nhuận bị thu hẹp chủ yếu do cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng nền móng ngày càng tăng và vốn đầu tư của Nhà nước vào phát triển cơ sở hạ tầng thấp trong giai đoạn 2018-2020 khiến công ty thiếu hụt các dự án quy mô lớn. Để cải thiện kết quả kinh doanh, Fecon đang hướng đến là tổng thầu tại các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng nhằm giành được tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

    VNDirect cho rằng Fecon là một trong số ít các nhà thầu nội địa có chuyên môn kỹ thuật sâu về nền móng, xử lý nền và công trình ngầm. Theo quy hoạch tại Hà Nội và TP HCM, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển thêm 4 tuyến metro với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2027. Thi công tuyến metro đòi hỏi trình độ chuyên môn và thiết bị kỹ thuật cao do đó VNDirect nhận định doanh nghiệp đã có kinh nghiệm như Fecon sẽ có nhiều lợi thế khi tham gia vào lĩnh vực này.

    [​IMG]
    Giá trị hợp đồng các dự án của mảng xây lắp thực hiện năm 2021-2022. Ảnh: VNDirect

    CII (HoSE: CII) báo lỗ đậm 375 tỷ đồng trong quý IV/2021, kéo theo lỗ 341 tỷ đồng cả năm – đây là lần đầu tiên công ty báo lỗ kể từ khi công khai BCTC. Trong văn bản giải trình, ông Lê Quốc Bình - Tổng giám đốc CII cho biết trong hai quý cuối năm, việc giãn cách xã hội kéo dài khiến doanh thu sụt giảm mạnh. Hai mảng đem lại doanh thu chính là thu phí giao thông và bất động sản bị ảnh hưởng. Tất cả trạm BOT phải dừng thu, hoạt động kinh doanh bất động sản bị tê liệt hoàn toàn từ đền bù, xây dựng, đến kinh doanh trong thời gian giãn cách. Việc doanh thu giảm mà vẫn phải ghi nhận các chi phí phát sinh, chủ yếu là chi phí lãi vay và phân bổ lợi thế thương mại khiến công ty bị lỗ lớn quý IV và lũy kế cả năm.

    Những doanh nghiệp 'ngược dòng'

    Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp xây dựng hạ tầng báo lãi tăng trưởng năm qua. Trong đó, lợi nhuận sau thuế Tracodi (HoSE: TCD) gấp đôi lên 342 tỷ đồng. Kết quả này được đóng góp từ doanh thu các mảng xây dựng, khai thác đá và đầu tư.

    Vừa qua, công ty mẹ của Tracodi- Bamboo Capital đã ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với UBND tỉnh Sóc Trăng và UBND tỉnh Bến Tre. Dự kiến, lộ trình từ năm 2021-2025, Bamboo Capital sẽ đầu tư khoảng 20.000 - 30.000 tỷ đồng để phát triển các dự án trọng điểm tại hai tỉnh này, theo đó Tracodi sẽ tham gia các dự án đầu tư hạ tầng giao thông tại hai địa phương.

    Làn sóng đầu tư công cũng tác động đến công ty con khai thác và chế biến vật liệu xây dựng An Giang (Antraco) của Tracodi. Phía doanh nghiệp cho biết sản lượng tiêu thụ đá kỳ vọng tăng 20-30% trong năm nay. Mỏ đá mà Antraco được phép khai thác nằm tại núi Dài Lớn, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những mỏ đá lộ thiên có trữ lượng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, mỏ đá được cấp phép trữ lượng khai thác giai đoạn 1 là 28 triệu m³ (đã khai thác khoảng 20 triệu m³), thời hạn khai thác đến năm 2026. Sản lượng khai thác cho phép hàng năm là 1,5 triệu m³.

    Tracodi cũng hưởng lợi từ triển khai các dự án bất động sản, năng lượng của công ty mẹ. Theo ước tính từ công ty, giá trị xây lắp trong giai đoạn 2022–2024 khoảng 7.000 tỷ đồng đảm bảo doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trong các năm sắp tới từ các dự án lớn như: Hội An D’or, Casa Marina, các nhà máy năng lượng.

    Với Đèo Cả (HoSE: HHV), doanh thu thuần năm ngoái tăng 55% lên 1.859 tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu vận hành các trạm thu phí tăng từ 937 lên hơn 1.264 tỷ đồng; hoạt động xây lắp đem về 550 tỷ đồng, gấp 4 lần thông qua việc ký kết và thực hiện các gói thầu của dự án cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận, Cam Lâm - Vĩnh Hảo... Theo đó, Đèo Cả ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 67% lên gần 293 tỷ đồng, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ gấp đôi lên 272,5 tỷ đồng.

    Hiện công ty đang tập trung hoàn thành các gói thầu xây lắp và tập trung triển khai dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, chuẩn bị tham gia thi công tối thiểu 100 km cao tốc Bắc - Nam trong giai đoạn 2022 - 2025. Cùng với đó, Đèo Cả sẽ lên kế hoạch triển khai đầu tư các dự án ở Cao Bằng, Lâm Đồng, Lào Cai, Lai Châu… cùng các dự án bất động sản, khu công nghiệp khác.

    [​IMG]
    Đơn vị: tỷ đồng
  8. Tamsaigon

    Tamsaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2019
    Đã được thích:
    213
    Chỉ sợ vật liệu đầu vào tăng cao. Nên cũng hơi căng bác chủ ơi.
  9. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.076
    Vấn đề đó đã có Đoảng và Nhà Lước no vì các dự án vốn chính phủ có điều chỉnh giá vật liệu mà. Việc của anh em mình là chọn hàng múc và lướt thôi.
  10. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.076
    Vẫn phải CÔNG thôi anh em ơi.

Chia sẻ trang này