Đóng góp từ thiện---Thành lập Quĩ Tấm Lòng Vàng F319

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi leader001, 22/12/2007.

2348 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 02:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 88880 lượt đọc và 983 bài trả lời
  1. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Bác Chuyên quyết định thế là rất hợp lý...số tiền lớn nên bác giúp 2 cụ ở Huế 10 triệu chia làm 2-3 lần gì đó để các cụ chi tiêu hợp lý trong thời gian dài....còn lại hơn 10T thì bác cứ gom lại, đợt sau có các trường hợp khó khăn khác bác giúp họ là đẹp....mỗi lần cần anh em lại hò nhau ủng hộ thêm hì hì...thanks n good lucks....
  2. baochinv

    baochinv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2007
    Đã được thích:
    30
    Mai em sẽ chuyển ủng hộ hai cụ 200.000đ mặc dù đợt rồi cũng vỡ mặt đôi chút!! Khà khà
  3. wall

    wall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2001
    Đã được thích:
    175


    Mình mới nhớ ra mình có đứa cháu làm ******* ở Thành phố Huế, nếu cần người giữ tiền đưa thường ngày để mình hỏi nó xem có giúp được không?
  4. cun1982ewe

    cun1982ewe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Em nhảy vào TT đúng đỉnh đầu năm, đã vỡ mấy cái mẹt rồi bác ạh.
    Trở lại chủ đề chính, em có ý kiến thế này:
    - Vì số tiền tương đối lớn và có thể còn tăng thêm nên em đồng ý với qđiểm: Tặng tiền tươi thóc thật cho 2 cụ 2-3 triệu + một ít quà tết (tuỳ tình hình) vì là các cụ còn nhận được tiền hỗ trợ của 1 vài cá nhân khác. Dành 10 triệu trao dần cho các cụ (cái này nhờ Bàbà thu xếp khi vào Huế - có thể thông qua Ngân hàng hay cá nhân nào đó đáng tin cậy).
    - Có thể chúng ta sẽ tiếp tục trợ giúp 2 cụ nhưng dù gì cũng không nên đề cập hay hứa hẹn trước khả năng này, tránh việc nói được mà không làm được. Chúng ta sẽ theo dõi cuộc sống của 2 cụ và tuỳ tình hình sẽ tính.
    - Số tiền còn lại + số tiền sẽ nhận được sau này thì cả box sẽ thảo luận cách thức sử dụng sau chuyến đi của và báo cáo tình hình của Bàbà ạh.

  5. kimhoababa68

    kimhoababa68 Thành viên quen thuộc Not Official

    Tham gia ngày:
    04/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Cháu cần nè bà bà. Bà bà cho cháu biết đi. Cháu rèn luyện từ bi giờ vậy


    [/quote]

    OK, bàbà sẽ ưu tiên số 1 cho chủ topic này ----leader001. Sẽ có hướng dẫn cụ thể để làm đúng, nhanh thôi. Sau 1/2 tháng sợ rằng phong độ manly quá, cứ tằng tằng 1-2tiếng thì chẳng mấy chốc anh em lại tranh nhau cướp nick skeleton ----BỘ XƯƠNG. Hì hì, cái gì cũng phải điều độ nếu không thì ngay cả đối tác cũng.......lạy...... Sau đó thỉnh thoảng tập lại để củng cố.....cứ thế, rất thích hợp với các sếp 5x>.


    Được kimhoababa68 sửa chữa / chuyển vào 15:43 ngày 26/12/2007
  6. bigboyblue

    bigboyblue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Đã được thích:
    0
    ôi anh em chứng khoán thật là tuyệt vời,em cảm động quá,còn nhiều người như thế này trong Xh bây giờ lắm các bác ạ,quỹ vì người nghèo,quỹ từ thiện,em đíu tin qũy nào,toàn một lũ ******** ăn chặn vì em ra đường nhiều lúc nhìn các cụ lang thang mà em đau lòng,xót xa,mất niềm tin,..giờ chỉ có anh em ta đùm bọc nhau kiểu này là hay nhất,khi nào xong việc em cũng ra ngân hàng gửi cho các cụ một ít gọi là,các bác chịu trách nhiệm cố gắng nhé,coi như tích đức cho con cháu về sau
  7. tinh_le

    tinh_le Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù đang bị lụt dã man nhưng với tấm lòng tương than tương ái của người Vn ta, tôi xin ủng hộ vào quĩ quyên góp cho hai cụ 200.000đ (tôi vừa chuyển cho bác Chuyên đó). Theo tôi: bác nên đưa 5 tr cho hai cụ nhân chuyến đi này rùi gửi người cháu bác Wall 5 tr để biếu hai cụ vào dịp Tết nguyên đán, rùi cũng phải tính phương án chuyển tiền đều cho hai cụ tiền tiêu hàng tháng (khoảng 1 tr). Ah, nhân chuyến đi vào Huế bác cũng thử tìm hiểu xem tại sao cái lũ con bất nghĩa của các cụ lại bỏ rơi như thế. Tôi cũng có mẹ già nên rất hiểu tấm lòng của các cụ lắm, rất bao dung.
  8. wall

    wall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2001
    Đã được thích:
    175
    Bà bà nhớ tìm hiểu về con cháu 2 cụ này cái nhé
    Chứ tận 9 người con cơ mà..
  9. cun1982ewe

    cun1982ewe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác đọc cái này thì biết được lũ con cháu ấy:
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/12/761253/

  10. tholan1

    tholan1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Đã được thích:
    675
    90 tuổi kéo xe nuôi vợ ốm:
    Không đi kéo xe, ông ốm như chơi!?
    10:12'' 26/12/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Những ngày này, ngôi nhà của vợ chồng cụ Lựu có nhiều tiếng cười hơn, những tấm lòng hảo tâm đã ít nhiều hướng về với vợ chồng cụ. Nhưng, câu chuyện bên chén trà nhạt vẫn còn bỏ ngỏ câu hỏi lớn: ?o9 người con sao không nuôi nổi ông bà??.

    >> 90 tuổi kéo xe chở hàng nuôi vợ ốm
    >> Bạn đọc chia sẻ với cụ già 90 tuổi kéo xe

    ?oKiếm chưa đủ ăn thì làm sao lo cho cha mẹ?!

    Câu chuyện của ông già ở cái tuổi cửu thập mà vẫn phải ngược xuôi, phải lo lắng đủ điều để kiếm lấy kế sinh nhai cho bản thân mình và người vợ ốm liệt giường, kiếm ít tiền mua thuốc phòng lúc vợ chồng trái gió trở trời vẫn đang được nhiều người kể. Còn khi nghe những đứa con nói về trách nhiệm đối với bậc làm cha làm mẹ thì không ai không khỏi xót lòng.

    Gia đình một người con của cụ Lựu: không sung túc, nhưng nếu có tấm lòng, cũng đủ lo cho cha mẹ!

    Khi chúng tôi trở lại nhà ông Lựu thì may mắn gặp được người con trai ông ghé lại thăm nhà. Người con út tên Dũng sống gần vợ chồng ông nhất, anh lập gia đình và đã có 2 đứa con nhỏ. Đôi vợ chồng này vẫn phải sống trong một ngôi nhà tuềnh toàng, anh Dũng phải đầu tắt mặt tối ngoài bến xe, vệ đường làm nghề xe ôm để nuôi vợ, nuôi con.

    Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết: 90 tuổi chở hàng thuê nuôi vợ ốm, bạn đọc trên cả nước đã rất nhiệt tình bày tỏ tấm lòng đồng cảm với vợ chồng cụ Lựu. Những món quà, những phần tiền ủng hộ cho vợ chồng ông Lựu đã ít nhiều góp thêm phần để ông thuốc thang, chăm sóc bà Nguyễn Thị Đào, người vợ đang ốm nặng. Qua báo VietNamNet, ông Phan Thế Lựu gởi lời cảm ơn chân thành đến những cơ quan, tổ chức, những tấm lòng hảo tâm đã quan tâm đến vợ chồng ông.

    Ngồi ngẫm một hồi, anh Dũng tần ngần kể: ?oEm cũng còn khổ lắm, kiếm cho được miếng ăn cho cả gia đình em đã khó thì lấy đâu ra để lo cho ba mẹ. Những người anh của em thì mỗi người một ý cốt chỉ lo cho gia đình mình?.

    Vợ anh Dũng chỉ ở nhà nấu cơm, và chăm cho 2 đứa con. Ngay cả chuyện chăm cho mẹ chồng chén nước, têm cho miếng trầu người con dâu này cũng không làm được, chứ đừng nói gì đến chuyện nấu cơm, giặt đồ cho bố, mẹ chồng.

    Những hôm ông Lựu đi kéo xe chở hàng, bà Đào nằm co quắp một mình trên giường, cơn đau liên tục hành hạ. Lúc khát nước bà gọi con, nhớ tên đứa nào thì luôn miệng gọi tên đứa ấy. Kêu không thấy con, bà luôn miệng đòi chết đi cho đỡ khổ, nằm trên giường mà than thở một mình: ?oChết đi cho sướng chú ơi, tui đẻ nhiều con cũng bằng không thôi?.

    Ngày bà Đào trở bệnh, lúc đầu 4 đứa con trai cũng lui tới thăm nom, nhưng rồi bệnh tình của bà Đào không hề thuyên giảm mà nặng thêm. Những đứa con của ông bà nản chí, coi như bệnh của mẹ mình là một gánh nặng, họ thưa dần những lần lui tới.

    Để lại đôi vợ chồng già sống thui thủi bên nhau, cũng từ đó mà ông Lựu không còn tin vào chữ hiếu của những đứa con mình: ?oTụi nó chỉ biết lo cho cái thân nó thôi?.

    Những người con ở gần không đoái hoài gì đến cuộc sống của cha, của mẹ. Đứa ở xa lâu lâu mới về thăm nhà một lần, cũng không có gì để bù đắp cho vợ chồng ông, trái lại còn: ?oĐến thăm không có chi cả, rồi cũng không có tiền để về, tui phải đi mượn hàng xóm để con có tiền đi xe?. Ông Lựu kể.

    ?oKhông đi kéo ông đổ bệnh liền?!

    Gần 2 năm trước, 4 đứa con trai của ông bà có một lần ngồi lại cùng nhau để tính chuyện phụng dưỡng cho cha, cho mẹ. Cả 4 đều nhất trí cùng nhau góp mỗi người 100 ngàn mỗi tháng để ông bà chi tiêu trong nhà. Sau buổi họp gia đình đó, ông Lựu được nhận từ con 4 trăm ngàn. Cầm tiền con đưa ông vui lắm, nghĩ rằng từ nay đã đỡ cơ cực phần nào.

    Chị Phan Thị Cúc: "Không đi kéo hàng, có khi ông đổ bệnh như chơi!?"

    Sau khi đưa cho vợ chồng ông tiền, cả 4 anh em đồng tâm khuyên nhủ ông Lựu bán xe kéo đi để ở nhà chăm sóc mẹ. Ông tin con đem bán chiếc xe kéo đã gắn với cuộc đời mình.

    Nghỉ kéo xe hàng thuê được gần 1 tháng, ông tưởng mình đã ?ogiải nghệ? ở cái tuổi gần đất xa trời. Thế nhưng, tháng sau, ông hỏi con tiền để mua gạo, mua thức ăn cho hai vợ chồng thì cả 4 đứa con trai cứ lần lữa hẹn và cuối cùng cả bốn lắc đầu không đóng góp nữa.

    4 người con trai của cụ vốn dĩ không hợp tính nhau, mỗi lần ngồi lại bàn chuyện lo cho cha mẹ đều sinh ra cãi cọ, mỗi người một ý, mạnh ai người nấy lo cho thân mình. Mỗi khi ngồi lại với nhau bàn về chuyện của cha ai cũng trốn tránh trách nhiệm. Họ sợ mình phải mang gánh nặng nuôi dưỡng ông bà.

    Cả 4 đứa con hứa được với người cha đã gần 90 tuổi một lời hứa nửa vời. Ông lại phải đi vay tiền để sắm lại chiếc xe kéo mưu sinh.

    Con ông không quan tâm đến cuộc sống của những đấng sinh thành, thế mà khi chúng tôi hỏi tại sao lại để cho một cụ già 90 tuổi rong ruổi trên đường tìm kế mưu sinh thì được các con ông giải thích một cách vô trách nhiệm rằng: ?oÔng không đi kéo có khi ông đổ bệnh như chơi?!?

    Mỗi ngày khi tất bật ngược xuôi kiếm kế sinh nhai, ông không mong gì hơn là những đứa con mình siêng năng đến thăm mẹ, thăm ba. ?oTui cũng biết mình không nên đòi hỏi gì ở con cái cả. Chỉ mong con nghĩ cho mẹ nó đang bệnh ốm, lỡ khi tui có chuyện gì thì bà ấy không ai chăm nom? - Ông kể.

    Mấy ngày nay, ngôi nhà ông vui hơn vì có những tấm lòng hướng về đôi vợ chồng già khốn khổ. Những chuyến thăm là những món quà nhỏ, món tiền ít ỏi để hỗ trợ ít nhiều cho vợ chồng ông. Ông Lựu phải ở nhà chỉ ai đến nhà gọi đi kéo hàng ông chạy đi nhanh rồi về chăm cho bà Đào, và để nhà có người tiếp khách. Bên chén trà trong ngôi nhà dột nát vẫn là câu chuyện buồn về cuộc đời và những đứa con ôn

Chia sẻ trang này