Đóng sóng kết quả KD/LN quí 4/2021- VOS doanh nghiệp vận tải biển lợi nhuân cưc lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi WanBes, 14/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5469 người đang online, trong đó có 550 thành viên. 20:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 25542 lượt đọc và 184 bài trả lời
  1. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.979
    Biến, qua ăn bánh vẻ bất động sản , hàng quyết còi kìa
  2. H319319

    H319319 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2021
    Đã được thích:
    149
    Lợi nhuận là nền tảng, là cái gốc của tương lai. Chỉ trừ những trường hợp đem lợi nhuận đi đốt.
    WanBesTuanTVN thích bài này.
  3. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.979
    H319319 thích bài này.
  4. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.923
    "Do giá cước giao ngay vào cuối năm 2021 đã tăng gấp đôi so với cuối năm 2020, giá hợp đồng theo đó sẽ tăng đáng kể trong năm 2022. Điều này cũng sẽ giữ cho giá cho thuê tàu ở mức cao trong một thời gian dài và sẽ có lợi cho các công ty niêm yết.
    Mặt khác, giá cước vận tải nội địa dự kiến sẽ tăng lên đáng kể, nhờ nhu cầu vận chuyển nội địa phục hồi từ mức thấp trong năm 2021, khi hoạt động sản xuất hồi phục trở lại.
    Thêm vào đó, nguồn cung tàu đang khan hiếm, do một nửa đội tàu trong nước hiện đang ký hợp đồng cho thuê ra thị trường quốc tế. Tình hình này dự kiến sẽ kéo dài trong ít nhất 2 năm trước khi các hợp đồng cho thuê tàu kết thúc. Qua đó, sẽ có lợi cho tất cả các công ty vận tải có tàu container vận hành ở thị trường nội địa.
    Ngoài ra, nhu cầu vận chuyển vẫn mạnh mẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu tái dự trữ hàng tồn kho; tăng trưởng sản lượng cảng có thể cải thiện từ mức thấp trong năm 2021; hay đề xuất tăng giá dịch vụ cảng biển nếu được thông qua… sẽ là những yếu tố được kỳ vọng hỗ trợ tích cực cho ngành vận tải biển trong năm 2022."

    https://baotintuc.vn/kinh-te/doanh-...-mat-bang-loi-nhuan-moi-20220114122639136.htm
    nguyenkhanh7xH319319 thích bài này.
  5. nguyenkhanh7x

    nguyenkhanh7x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2020
    Đã được thích:
    507
    càng đè thì càng mua; ôm cùng lái đến khi có báo cáo quý 4 xem sao
    WanBesH319319 thích bài này.
  6. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.923
    Điểm mặt các “ngôi sao” tăng trưởng năm 2021
    • Tác giả : Hoàng Tùng
    • 08/12/2021 09:00
    • (BĐT) - Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, mặt hàng thép chính thức bước chân vào câu lạc bộ các mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Diễn biến tích cực từ xuất khẩu thép phần nào phản ánh kết quả kinh doanh lạc quan của các doanh nghiệp trong ngành bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19. Bên cạnh thép, vận tải biển, hóa chất là những ngành có kết quả kinh doanh tăng trưởng cao trong năm 2021.
    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp sản xuất thép báo lãi kỷ lục. Ảnh: Hoài Tâm

    Sau 11 tháng năm 2021, xuất khẩu sắt thép cán mốc 10,8 tỷ USD với mức tăng trưởng gần 130% so với cùng kỳ năm 2020. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhu cầu thị trường tăng mạnh giúp xuất khẩu sắt thép gặp nhiều thuận lợi. Các nhà sản xuất lớn trong nước như Hoà Phát, Tôn Hoa Sen hay Nam Kim đều đạt giá trị xuất khẩu ấn tượng.

    Doanh nghiệp ngành thép được hưởng lợi nhờ nhu cầu sắt thép tăng ở châu Á, châu Mỹ và châu Âu khi các khu vực này đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Sau 9 tháng năm 2021, nhiều doanh nghiệp trong ngành báo lãi kỷ lục, cao hơn nhiều so với kết quả kinh doanh của các năm trước. Đơn cử như Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, lợi nhuận trước thuế lên đến 29.000 tỷ đồng, tăng 88% so với con số thực hiện cả năm 2020. Đây là con số lợi nhuận kỷ lục của Hòa Phát từ trước đến nay. Công ty CP Thép Nam Kim cũng báo lãi trước thuế hơn 2.000 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2021, gấp hơn 6,2 lần so với con số thực hiện năm 2020 (320 tỷ đồng).

    Một ngành khác tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận trong bối cảnh dịch bệnh, sau nhiều năm bết bát là vận tải biển. Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO), Công ty CP Vận tải biển Vinaship là đại diện tiêu biểu cho những doanh nghiệp vận tải biển nhiều năm thua lỗ, phải nhờ đến các khoản thu nhập khác để có lãi, đã gặp thời đảo ngược tình thế trong năm 2021. Đối với VOSCO, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 đạt 256,7 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 203 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế đạt 407 tỷ đồng. Tương tự, với Vinaship, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9 tháng 2021 đạt 114,4 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ở mức 138 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần tổng lợi nhuận của cả 3 năm trước đó.

    Sự bùng nổ lợi nhuận là kết quả của nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng vọt trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu sụp đổ dưới sức nặng của đại dịch Covid-19 khiến giá cước vận chuyển tăng cao hơn bao giờ hết. Chỉ số BDI (viết tắt của Baltic Dry Index, tạm dịch là “chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic”) do Sở Giao dịch Baltic (Anh) công bố hàng ngày để đánh giá mức phí thuê tàu chở nguyên liệu thô, tăng liên tục từ đầu năm nay và đạt mức đỉnh 5.647 điểm vào ngày 7/10/2021 - mức cao nhất kể từ năm 2011. Chỉ số này hiện đã giảm mạnh nhưng vẫn cao hơn mặt bằng nhiều năm trước đó. Ngoài hưởng lợi từ giá cước vận tải tăng cao, doanh nghiệp ngành vận tải biển còn được lợi từ tăng trưởng xuất khẩu. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.


    Hóa chất cũng là một trong số ít ngành có kết quả kinh doanh “vụt sáng” trong năm 2021. Đơn cử như các doanh nghiệp phân bón báo lãi lớn nhờ giá bán tăng cao (tăng 20% trong tháng 8) do chuỗi cung ứng bị gián đoạn và không bị ảnh hưởng nhiều bởi gia tăng chi phí đầu vào (than và khí đốt) do có thể chuyển phần lớn chi phí tăng sang người mua. Những doanh nghiệp như Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao… đều ghi nhận kết quả kinh doanh 9 tháng 2021 cao hơn nhiều so với con số thực hiện cả năm ngoái. Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang - doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng hóa chất - ghi nhận con số kỷ lục 1.113 tỷ đồng lãi trước thuế 9 tháng đầu năm, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của doanh nghiệp này vượt mốc 1.000 tỷ đồng.

    Còn gần 1 tháng nữa mới kết thúc năm 2021, các doanh nghiệp thép, vận tải biển và hóa chất được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ so với năm ngoái nhờ kết quả tích cực sau 9 tháng đầu năm. Bên cạnh các ngành này, ngành hàng không, dịch vụ, du lịch, xây dựng… chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19 và khó có thể hồi phục sớm.
    https://baodauthau.vn/diem-mat-cac-ngoi-sao-tang-truong-nam-2021-post117402.html
    H319319 thích bài này.
  7. hangonline

    hangonline Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    2.679
    Hihi b có thù với dòng này à??? Cũng nên thận trọng, tuy nhiên giảm này là ngon đới
  8. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.923
    Triển vọng Ngành Cảng Biển & Logistics năm 2022: Gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn kéo dài trong năm
    Lượt xem: 10
    Ngành cảng biển & logistics tăng 94% trong năm 2021, cao hơn 60% so với chỉ số VNIndex. Các cổ phiếu vận tải biển có mức tăng giá tốt nhất bao gồm: HAH (+295%); VOS (+722%); VNA (+673%); và MVN (+205%). Hầu hết các cổ phiếu chính trong ngành đều có kết quả khả quan như GMD (+44%); VSC (+45%); SGP (+183%); PHP (+72%); và TMS (+142%). VTP là cổ phiếu có mức tăng giá kém khả quan hơn. Giá cổ phiếu ngành cảng biển & logistics tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm và chậm lại trong nửa cuối năm 2021 khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4.

    [​IMG]

    Những điểm chính của ngành trong năm 2021

    • Thị trường vận tải biển phục hồi mạnh do gián đoạn chuỗi cung ứng

    Dịch Covid-19 đã tác động rõ rệt lên cả cung và cầu, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trên thị trường vận tải container toàn cầu. Năm 2021 là một năm lịch sử đối với ngành vận tải container toàn cầu, được đánh dấu bằng tình trạng tắc nghẽn cảng nghiêm trọng, giá cước vận tải và giá thuê tàu tăng rất cao, và lượng tàu đặt đóng mới tăng mạnh. Từ phía nguồn cung, tình trạng thiếu lao động và thời gian kiểm dịch kéo dài đã tác động đến chuỗi cung ứng, dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng, chậm trễ trong việc xếp dỡ container và làm giảm năng lực vận chuyển. Từ phía cầu, việc đóng cửa biên giới và giãn cách xã hội đã làm thay đổi về hành vi của người tiêu dùng, dẫn đến sự chuyển dịch chi tiêu của người tiêu dùng từ dịch vụ sang hàng hóa – khiến nhu cầu vận chuyển container tăng lên. Nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng mạnh đã đẩy giá cước vận tải container lên mức cao kỷ lục tăng 5 lần so với mức trung bình 10 năm trước dịch Covid, hay gấp 2 lần so với cuối năm 2020.

    Tình trạng thiếu tàu cũng đẩy giá cho thuê tàu lên khoảng 5 - 7 lần so với mức trước dịch Covid, làm thị trường mua bán tàu cũ nóng lên và đẩy lượng đơn đặt hàng đóng tàu mới lên tới 23% trọng tải đội tàu hiện có trên toàn cầu - mức cao nhất kể từ năm 2014. Tình trạng dư cung trong những năm gần đây ở Việt Nam đã giảm đáng kể do một nửa đội tàu container trong nước đã được đưa ra thị trường quốc tế với các hợp đồng cho thuê dài hạn (ít nhất là 2 năm). Do đó, giá cước vận tải nội địa đã cải thiện đáng kể từ 40% - 100% so với đầu năm, theo ước tính của chúng tôi. Điều này giúp cải thiện biên lợi nhuận đối với cả đội tàu chạy nội địa và đội tàu cho thuê. Chúng tôi cho rằng tình trạng này sẽ tiếp diễn trong ít nhất 2 năm nữa do đội tàu cho thuê chưa quay lại thị trường nội địa trong thời gian ngắn, trong khi việc đầu tư mới để mở rộng đội tàu có phần hạn chế.

    Giá cước vận chuyển hàng rời biến động mạnh trong năm 2021. Chỉ số vận tải hàng khô Baltic Dry Index (BDI) tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 năm qua, do nhu cầu hàng rời cao và nguồn cung tàu giảm. Tuy nhiên, giá cước vận chuyển hàng rời đã giảm - 60% so với mức đỉnh của tháng 10 sau cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc và lo ngại về tốc độ tăng trưởng yếu đi của nền kinh tế Trung Quốc. Nhìn chung, giá cước vận chuyển hàng rời vẫn ở mức khá cao trong năm 2021, kết thúc năm cao gấp 2 lần so với mức trung bình 10 năm.

    [​IMG]

    [​IMG]

    • Các cảng biển Việt Nam duy trì tăng trưởng trong bối cảnh dịch Covid-19

    Tổng sản lượng qua cảng duy trì tăng trưởng nhờ hoạt động tốt trong 6 tháng đầu năm 2021. Sản lượng container qua cảng tăng +26% trong 6 tháng đầu năm 2021 nhưng giảm -8% trong 6 tháng cuối năm 2021 – dẫn đến mức tăng trưởng 6% cho cả năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 trong nửa cuối năm 2021, khi các khu vực sản xuất chính ở các tỉnh phía Nam phải áp dụng các quy định giãn cách nghiêm ngặt.

    Các cảng nước sâu giữ tốc độ tăng trưởng vượt trội khi nhu cầu vận chuyển bằng tàu mẹ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh trong năm 2021. Khu vực Cái Mép dẫn đầu tăng trưởng với mức tăng sản lượng +12% trong 11T2021. Mặc dù chịu tác động tiêu cực từ làn sóng Covid thứ tư hoành hành ở các tỉnh phía Nam, khu vực Cái Mép vẫn tăng trưởng tốt nhờ cảng Gemalink đi vào hoạt động làm tăng tổng công suất xếp dỡ của cả khu vực thêm 25%.

    Cụm cảng sông ở Hải Phòng đã khôi phục đà tăng tốt sau khi tăng trưởng khá thấp trong năm 2020, tăng +13% trong 11T2021. Cần lưu ý rằng HICT (cảng biển nước sâu đầu tiên tại Lạch Huyện) đã giảm tốc và mất thị phần kể từ Q2/2021 do tình trạng cạn luồng do phù sa bồi đắp, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của các tàu cỡ lớn. Các cảng sông trong khu vực đã được hưởng lợi và đạt mức tăng trưởng 2 con số trong năm 2021.

    Biểu cước cảng biển chưa được điều chỉnh tăng do Covid-19.

    Theo đề xuất ban đầu của Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam, giá dịch vụ cảng biển sẽ tăng 10%/năm trong 3 năm kể từ ngày 1/7/2021. Tuy nhiên, kế hoạch này đã phải hoãn lại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kỳ dịch Covid-19.

    • Tăng trưởng lợi nhuận cao trong toàn ngành, đứng đầu là các công ty vận tải biển

    Theo chúng tôi quan sát, tăng trưởng lợi nhuận cao và biên lợi nhuận được cải thiện ở phần lớn các công ty trong ngành trong năm 2021. Các công ty vận tải biển thuộc nhóm có mức tăng trưởng lợi nhuận hàng đầu nhờ vào sự phục hồi lợi nhuận bất ngờ trong thời gian dịch bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận thấy mức định giá P/E của các công ty vận tải biển vẫn ở mức hợp lý, ngay cả khi giá cổ phiếu đã tăng mạnh. Mặt khác, mức tăng giá tốt của nhiều cổ phiếu cảng biển đã đưa định giá P/E của các cổ phiếu này lên mức cao nhất trong lịch sử.

    [​IMG]

    Triển vọng tăng trưởng năm 2022

    Tình trạng tắc nghẽn cảng trên toàn cầu và năng lực vận chuyển container hạn chế khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng hiện đang ở mức đỉnh điểm, với thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài kỷ lục, số lượng tàu lớn chờ đợi tại các cảng, tình trạng thiếu tài xế xe tải, khung trọng tải và kho bãi. Tất cả những sự mất cân bằng về cung và cầu này sẽ mất vài tháng để giải quyết. Ban đầu, chúng tôi ước tính tình hình này có thể được cải thiện vào Tết Nguyên đán năm 2022. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron và có thể cả những biến thể khác trong tương lai sẽ tiếp tục thách thức chuỗi cung ứng toàn cầu. Tình hình có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi chính sách “Không Covid” của trung Quốc. Do đó, chúng tôi cho rằng tình trạng tắc nghẽn sẽ chưa thể giảm bớt ít nhất là tới Q2/2022.

    Chưa có áp lực từ khối lượng tàu container đặt đóng mới. Mặc dù lượng đơn đặt hàng tàu container hiện đang ở mức 23% so với đội tàu hiện tại, phần lớn dự kiến sẽ được bàn giao trong khoảng năm 2023-2024. Theo Clarksons, tăng trưởng về nhu cầu vận tải biển vẫn cao hơn nguồn cung trong năm 2022 (tốc độ tăng trưởng nhu cầu dự kiến là 4,2% so với tăng trưởng tổng trọng tải là 3,8%).

    Nhu cầu vận chuyển vẫn mạnh mẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu tái dự trữ hàng tồn kho. Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu của Mỹ hiện đang ở mức thấp kỷ lục, do các doanh nghiệp và các hãng bán lẻ duy trì chính sách hàng tồn kho rất thấp. Một khi mọi thứ trở về mức bình thường, hành vi tiêu dùng có thể cân bằng trở lại và dịch chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng có thể giảm tốc. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng các hoạt động tái dự trữ hàng tồn kho sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu vận chuyển container trong năm 2022.

    Giá cước vận chuyển container giao ngay dự kiến sẽ giảm dần trên thị trường quốc tế khi tình trạng tắc nghẽn giảm bớt (nhiều khả năng sẽ xảy ra trong nửa cuối năm 2022). Tuy nhiên, doanh thu thực tế của các công ty vận tải đến từ giá hợp đồng được ký vào đầu năm. Do giá cước giao ngay vào cuối năm 2021 đã tăng gấp đôi so với cuối năm 2020, chúng tôi nhận thấy giá hợp đồng sẽ tăng đáng kể trong năm 2022. Điều này cũng sẽ giữ cho giá cho thuê tàu ở mức cao trong một thời gian dài và sẽ có lợi cho các công ty niêm yết như HAH, GMD.

    Giá cước vận tải nội địa dự kiến sẽ tăng lên đáng kể. Nhu cầu vận chuyển nội địa sẽ phục hồi từ mức thấp trong năm 2021, khi hoạt động sản xuất hồi phục trở lại nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao. Mặt khác, nguồn cung tàu đang khan hiếm do một nửa đội tàu trong nước hiện đang ký hợp đồng cho thuê ra thị trường quốc tế. Tình hình này dự kiến sẽ kéo dài trong ít nhất 2 năm trước khi các hợp đồng cho thuê tàu kết thúc. Điều này sẽ có lợi cho tất cả các công ty vận tải có tàu container vận hành ở thị trường nội địa.

    Tăng trưởng sản lượng cảng có thể cải thiện từ mức thấp trong năm 2021, do hoạt động sản xuất phục hồi trở lại sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. Chúng tôi ước tính tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức trung bình trong nửa đầu năm 2022 và tăng tốc trong nửa cuối năm. Ước tính tốc độ tăng trưởng cả năm đạt khoảng 10%-20%, cao hơn mức tăng trưởng hàng năm trong điều kiện thông thường. Các cảng biển nước sâu còn dư công suất có thể có mức tăng trưởng cao hơn, như Gemalink và SSIT, trong khi các cảng sông có thể tăng trưởng ở tốc độ tăng của ngành.

    Đề xuất tăng giá dịch vụ cảng biển sẽ là yếu tố hỗ trợ tich cực nếu được thông qua. Việc tăng dần giá dịch vụ cảng biển để tiến tới ngang tầm các nước trong khu vực ASEAN là mục tiêu chiến lược của các cảng biển Việt Nam. Việc tăng giá 10% có thể sẽ được thực hiện trong năm 2022 nếu tình hình dịch Covid-19 được cải thiện. Tuy nhiên, tác động thực tế có thể khác nhau đối với từng khu vực cảng, cụ thể các khu vực có mức độ cạnh tranh cao như Hải Phòng có thể khó nhìn thấy tác động lớn trong khi các cảng ở khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn như Cái Mép sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

    Chúng tôi nhận thấy các công ty vận tải container có tiềm năng tăng lợi nhuận đáng kể do giá cho thuê tàu và giá cước vận tải nội địa cao. Mức tăng trưởng lợi nhuận của các công ty cảng có thể khác nhau, với tiềm năng tăng trưởng cao hơn cho các cảng biển nước sâu còn dư công suất như Gemalink (thuộc sở hữu của GMD) và SSIT (SGP và MVN). Các cảng ở khu vực Hải Phòng có thể tiếp tục đà tăng trưởng do hoạt động kém khả quan của cảng nước sâu Lạch Huyện, tuy nhiên vẫn có rủi ro cảng Lạch Huyện có thể sớm giải quyết xong các vấn đề về luồng và nhờ đó lấy lại vị thế cạnh tranh.

    [​IMG]

    Nguồn: SSI
    http://tvi.com.vn/tin-tuc?slug=trie...ian-doan-chuoi-cung-ung-van-keo-dai-trong-nam
    nguyenkhanh7xH319319 thích bài này.
  9. H319319

    H319319 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2021
    Đã được thích:
    149
    Dự là một năm hái lộc của VOS.
    nguyenkhanh7xWanBes thích bài này.
  10. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.923
    Việt Nam đang tái khởi động lại nền kinh tế sau làn sóng covid làn thứ 4 , hàng hoá xuất nhập khẩu tăng lại nhộn nhip. Vì vậy ngành vận tải biển sẻ hưởng lợi rất lớn
    http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Xuat-nhap-khau-lap-ky-luc-voi-kim-ngach-gan-670-ty-USD/457491.vgp#:~:text=Quý IV, kim ngạch xuất,19% so với năm trước.ịp .
    "Thông tin mới nhất từ Tổng cục Thống kê (TCTK), trong tháng 12/2021, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 66,5 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước.
    Riêng trong tháng cuối cùng của năm, ước tính kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 8,3% so với tháng trước và tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Quý IV, kim ngạch xuất khẩu quý IV/2021 ước đạt 95,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 16,4% so với quý III/2021."
    nguyenkhanh7xH319319 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này