Đóng sóng kết quả KD/LN quí 4/2021- VOS doanh nghiệp vận tải biển lợi nhuân cưc lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi WanBes, 14/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5417 người đang online, trong đó có 542 thành viên. 20:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 25537 lượt đọc và 184 bài trả lời
  1. Hoangbanker89

    Hoangbanker89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2017
    Đã được thích:
    1.169
    trẩu?
  2. tungtrth

    tungtrth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Đã được thích:
    100
    Mình được biết số hợp đồng vận tải theo mùa của các doanh nghiệp ký với VOS đã mang lại lơi nhuận bàng cả năm 2021 rồi các bác nhé!
    H319319 thích bài này.
  3. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.923
    Vận tải biển khởi sắc trước sóng COVID-19
    17:00 12/01/2022
    Dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng sâu rộng trong thời gian dài nhưng sản lượng vận tải biển và hàng hóa thông qua cảng biển vẫn giữ đà tăng.
    Xem xét chuyển sang vận tải biển thay thế khi đường bộ ùn ứ
    Vận tải biển tăng trưởng ấn tượng trong đại dịch
    Ít nhất 6 hành lang vận tải biển xanh sẽ được thiết lập vào năm 2025
    Giá cước tăng cao, nhiều doanh nghiệp vận tải biển lãi lớn

    Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển vẫn tăng trưởng, ước đạt 156,5 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020; tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2021 ước đạt 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020, trong đó khối lượng hàng container ước đạt 23,9 triệu TEUs, tăng 6% so với năm 2020. Đây được xem là mức tăng khá tích cực trong bối cảnh vận tải biển gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

    Về vận tải biển quốc tế, hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu đi hầu hết các thị trường trên thế giới như châu Mỹ, châu Âu, châu Á, trong đó một số tuyến vận tải xa điển hình tuyến Việt Nam đi châu Mỹ với 18 tuyến (Lạch Huyện 2 tuyến/tuần, Cái Mép-Thị Vải 16 tuyến/tuần); tuyến Việt Nam đi châu Âu 2 tuyến/tuần (2 tuyến/tuần tại cảng Cái Mép -Thị Vải); tuyến Việt Nam đi châu Á, Phi, Australia (Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh…).

    Giá cước vận tải thế giới tăng cao kéo theo chi phí vận tải biển của Việt Nam cũng tăng cao kỷ lục trong năm 2021. Ví dụ, thời điểm trước lúc leo thang, mức cước vận tải trung bình cho một container 40feet từ Việt Nam vào khoảng 1.500 - 1.800 USD đi đến các cảng bờ Tây nước Mỹ; và khoảng 2.200 - 2.500 USD để đi đến các cảng chính phía bờ Đông. Mức giá cước đã tăng vọt một cách nhanh chóng vào tháng 2 ở mức 3.000 - 4.000 USD (cảng chính bờ Tây); 5.000 - 6.000 USD (cho các cảng bờ Đông), tháng 3 ở mức 5.000 - 6.000 USD (cảng chính bờ Tây); 8000 - 9.000 USD (cho các cảng bờ Đông). Đến tháng 9/2021 đã giữ mức kỷ lục 11.000 - 17.000 USD (cảng chính bờ Tây); 18.000 - 22.000 USD (cho các cảng bờ Đông).

    Giá cước vận tải biển cao cùng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng mạnh khiến lợi nhuận của nhiều công ty logistics kinh doanh dịch vụ vận tải biển tăng đột biến trong năm 2021, nhưng đồng thời cũng gây khó khăn và gánh nặng chi phí rất lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa.

    Bên cạnh đó, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng trưởng mạnh cũng giúp các công ty khai thác cảng đạt được lợi nhuận tích cực bất chấp khó khăn do dịch COVID-19.

    Theo đại diện Công ty Cổ phần Cảng Nghệ Tĩnh, năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch COVID-19, Cảng Nghệ Tĩnh đã nỗ lực vượt qua, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, đạt được nhiều kết quả khả quan. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng năm 2020 đạt khoảng 4.224.375 tấn, tăng 11,72% so với năm 2019 và tăng 11,17% so với kế hoạch. Doanh thu từ hoạt động khai thác cảng năm 2020 đạt 197 tỷ 686 triệu đồng, tăng 8,06% so với năm 2019 và tăng 6,86% so với kế hoạch năm.





    Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), Tổng Giám đốc VIMC Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết, 2021 là một năm đặc biệt với tổng công ty. Từ một doanh nghiệp nhà nước luôn nằm trong "top đầu" về thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản, nhưng năm 2021, doanh thu của Tổng công ty ước đạt 19.604 tỉ đồng (tăng 124% cùng kỳ 2020; đạt 129% kế hoạch 2021), lợi nhuận tăng trưởng ước đạt 3.750 tỉ đồng. Nếu năm 2020, VIMC lỗ tới 145,3 tỉ đồng thì sang năm 2021, mức lãi đã tăng 554% kế hoạch.

    Trong đó, khối vận tải biển đạt sản lượng 23 triệu tấn (tăng 102% cùng kỳ 2020; đạt 121% kế hoạch 2021). Đối với cảng biển, sản lượng hàng thông qua cảng đạt 126 triệu tấn (tăng 114% cùng kỳ 2020), sản lượng container ước đạt 5,4 triệu TEU (tăng 105% cùng kỳ).

    Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết VIMC tiền thân là Vinalines, đã trải qua thời gian đặc biệt khó khăn, thậm chí "bết bát”, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng chung của ngành vận tải biển toàn cầu. Tuy nhiên vận tải biển sau nhiều năm lỗ đã lần đầu tiên có lãi, nhờ được hưởng lợi từ đại dịch COVID-19 nên giá dịch vụ vận tải trên thế giới tăng cao, tác động kéo theo cước vận tải tăng lên.

    Dù vậy, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng cho rằng vận tải biển phải phát triển bền vững, không chỉ dựa vào “té nước theo mưa” theo đại dịch. VIMC phải xem xét đội tàu đã thực sự mạnh, làm ăn có lãi chưa, kết quả lãi có được duy trì sau 2021 hay không?

    Theo Lan Vũ/diendandoanhnghiep.vn
  4. Hoangbanker89

    Hoangbanker89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2017
    Đã được thích:
    1.169
    mua chưa mày, cho chít cái tội láo nháo
    --- Gộp bài viết, 17/01/2022, Bài cũ: 17/01/2022 ---
    F0 bị sặc chưa em
  5. H319319

    H319319 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2021
    Đã được thích:
    149
    Nhìn bảng điện...Ông nào chả sặc...từ ông bờ lu sịp cho đến ông mìn cạp. Bác có vẻ thích đi gây chuyện, cắn càn nhỉ.
  6. chutieuhamchoi

    chutieuhamchoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/12/2004
    Đã được thích:
    236
    Mịa, BĐS đạp đã đành. Con ngon như VOS cũng bị đạp rồi nhỏ lẻ lại đua nhau chạy bằng sạch thì cũng tài.
  7. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.923
    "Ví không có cảnh đông tàn .
    Làm sao có cảnh huy hoàng ngày mai."
    Last edited: 17/01/2022
    nguyenkhanh7x thích bài này.
  8. Hoangbanker89

    Hoangbanker89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2017
    Đã được thích:
    1.169
    Chú xem ai cắn ai
  9. ForgetMe

    ForgetMe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/12/2017
    Đã được thích:
    488
    VOS em đang mất 20%, nhưng may tỉ trọng nhỏ.
    May chuyển hướng NAV sang PVT, BSR đúng ngày anh QC bán chui nên thoát được cơn đại nạn!
  10. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.923
    Ai bán thì cứ bán , ai mua thì cứ mua ...
    Giá cước tăng, hãng tàu của HAH, VOS có thêm một quý “hốt bạc”

    17:59 | 28/10/2021

    (HQ Online) - Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong quý 3/2021 khi cả sản lượng và giá cước vận tải cùng tăng cao.

    [​IMG]Thêm doanh nghiệp vận tải biển sắp mở rộng đội tàu
    [​IMG]Lợi nhuận khả quan, doanh nghiệp vận tải biển tăng đầu tư cho đội tàu
    [​IMG]
    Tàu Haian West vừa được HAH đưa vào khai thác hồi tháng 4/2021, giúp nâng cao năng lực khai thác của Hải An trên thị trường vận tải biển
    Báo cáo tài chính quý 3/2021 của Công ty CP Vận tải xếp dỡ Hải An (HAH) ghi nhận doanh thu thuần tăng 65% so với cùng kỳ năm trước, đạt 476 tỷ đồng. Trong khi giá vốn tăng thấp hơn, chỉ 38%, nên lợi nhuận gộp tăng vọt lên 140 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm 2020.

    Dù các chi phí trong kỳ đều tăng, nhưng đều ở mức thấp hơn so với mức tăng của lợi nhuận gộp. Do đó, lợi nhuận sau thuế thu về gần 93 tỷ đồng, gấp 4 lần quý 3/2020. Lũy kế 9 tháng năm 2021, HAH lãi ròng 284 tỷ đồng, tăng hơn 200% và vượt 80% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

    Theo ông Vũ Thanh Hải, Tổng giám đốc Hải An, trong kỳ, giá cho thuê tàu tăng trong khi các tàu khai thác cũng đạt sản lượng và giá cước tăng cao đã giúp lợi nhuận từ đội tàu cải thiện mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước. Đối với hoạt động cảng và depot, sản lượng hoạt động khai thác cảng và depot cũng tăng lên do đội tàu đem lại. Thêm vào đó, lợi nhuận từ các công ty liên kết cũng tăng lên.

    Gần đây, HAH đã công bố bảng giá cước vận tải mới, có hiệu lực từ ngày 13/10. Theo tính toán của SSI Research, giá cước tăng 36% so với quý 3/2021 và tăng trung bình 46% so với đầu năm, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng giá cước vận tải quốc tế.

    Đáng chú ý, đây là lần điều chỉnh giá thứ 2 của HAH trong vòng một tháng. SSI Research nhận định, điều này phản ánh nhu cầu vận tải container mạnh mẽ trong quý 4/2021 khi hoạt động sản xuất dự kiến sẽ dần trở lại sau các đợt giãn cách xã hội do Covid-19, trong khi nguồn cung trong nước khan hiếm do nhiều tàu container trong nước đã được cho thuê ra thị trường quốc tế trong năm nay.

    Trước nhu cầu vận tải tăng cao, HAH liên tục triển khai các kế hoạch mở rộng đội tàu. Doanh nghiệp này vừa thông qua kế hoạch đầu tư đội tàu container đầy tham vọng trong giai đoạn 2021 – 2024 với 3 - 4 tàu mới có tổng trọng tải khoảng 6.000 TEU, bổ sung thêm 55% trọng tải của đội tàu hiện tại. Trong đó, có 1-2 tàu đóng mới có trọng tải 1.800 TEU theo mẫu “SDARI Bangkok Max IV”, dự kiến sẽ bàn giao trong năm 2023 - 2024. Hải An cũng sẽ mua 2 tàu cũ trọng tải 1.000 - 1.500 TEU. Hai tàu này sẽ được sử dụng cho các tuyến nội địa ngắn (Miền Trung/Cái Mép đến TP.HCM) hoặc các chặng nội Á (Hải Phòng đến Hồng Kông/Miền Nam Trung Quốc).

    Trước đó, HĐQT HAH cũng đã phê duyệt phương án đóng mới tàu container tải trọng 1.800 TEU tại Trung Quốc sau khi vừa tiếp nhận 2 tàu mới là Haian East và Haian West vào hồi đầu năm nay. Hiện đội tàu của Hải An gồm 8 tàu có tổng sức chứa 11.000 TEU.

    Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (VOS) cũng ghi nhận doanh thu tăng trưởng 36% trong quý 3/2021, đạt 453 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 186 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 21 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2021, công ty lãi ròng 408 tỷ đồng, khả quan hơn rất nhiều so với mức lỗ 139 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020.

    Theo giải trình của ban lãnh đạo VOS, trong quý 3 và 9 tháng năm 2021, đội tàu của công ty hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm trước. Công ty đã tận dụng được các cơ hội của thị trường để tăng doanh thu, cải thiện kết quả kinh doanh. Cụ thể, VOS đã ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho một số tàu hàng khô. Đồng thời có nhiều biện pháp hiệu quả để kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả việc bảo quản, bảo dưỡng tàu để giảm thiểu sự cố, đảm bảo hiệu suất khai thác của các tàu.

    Ngoài ra, trong quý 3/2021, VOS đã thuê tàu trần tàu dầu sản phẩm Đại An trong thời hạn 3 năm và chuẩn bị nhận bàn giao tàu dầu sản phẩm Đại Phú đi thuê theo hình thức thuê tàu trần đề tăng năng lực vận chuyển của đội tàu.



    Nguyễn Hiền
    H319319 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này