Đóng sóng kết quả KD/LN quí 4/2021- VOS doanh nghiệp vận tải biển lợi nhuân cưc lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi WanBes, 14/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5839 người đang online, trong đó có 626 thành viên. 22:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 25544 lượt đọc và 184 bài trả lời
  1. nolovetoday

    nolovetoday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2018
    Đã được thích:
    1.305
    Mấy hôm nay topic này vắng nhỉ? Bán hết rồi sao?
  2. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.979
    CEO hãng container lớn nhất thế giới dự đoán tương lai chuỗi cung ứng: Tôi ước được nói tình hình đang trở nên tốt hơn
    Báo Tổ quốc | Khoảng 1 tiếng
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (3)
    [​IMG]

    Hãng tàu container lớn nhất thế giới Maersk có một vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. CEO của hãng cho biết sẽ còn nhiều khó khăn ở phía trước.

    Giám đốc điều hành của Maersk Søren Skou trao đổi với CNN hôm 9/2 rằng các vấn đề của chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và đẩy lạm phát gia tăng trong đại dịch Covid-19. Và tình trạng tắc nghẽn sẽ không được được cải thiện nhiều.

    Ông nói: "Hiện tại tình hình dường như không cải thiện là bao. Tôi ước mình có thể nói rằng mọi thứ đang trở nên tốt hơn, nhưng các con số lúc này không thể hiện điều đó".

    Giám đốc điều hành của công ty vận tải container lớn nhất thế giới cho biết nhu cầu vẫn cao và thương mại toàn cầu thực sự bị hạn chế bởi năng lực vận chuyển hiện có.

    Tình trạng thiếu lao động đang gây ra nhiều vấn đề tại các cảng bao gồm Bờ Tây nước Mỹ. Ông cho biết không có đủ người điều khiển cần cẩu dỡ hàng và thiếu tài xế xe tải cũng như công nhân kho để vận chuyển hàng hoá.

    Skou nói: "Chúng tôi vẫn thấy cảnh hàng hoá xếp hàng dài ở Mỹ, đặc biệt là ở Los Angeles. Mọi thứ di chuyển rất chậm".

    Vị CEO bày tỏ hy vọng rằng tình hình có thể được cải thiện khi các hạn chế trong đại dịch được dỡ bỏ và số công nhân mắc bệnh giảm đi. Ông nói rằng sự phục hồi có thể diễn ra trong "vài quý tới".

    Các vấn đề về chuỗi cung ứng đã đẩy giá một số mặt hàng lên cao gây ra lạm phát. Tình trạng này buộc các NHTW trên thế giới phải rút lại các biện pháp kích thích và tăng lãi suất.

    Trong báo cáo tài chính "chưa từng có" được công bố ngày 9/2, Maersk cho biết hoạt động kinh doanh vận tải biển của họ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022 và "bình thường hoá" trong nửa cuối năm.

    Công ty cũng cho biết doanh thu năm 2021 tăng hơn 50% lên 61,8 tỷ USD. Lợi nhuận tăng 15,5 tỷ USD, đạt 19,7 tỷ USD.

    Nguồn: CNN

    Khánh Ly
    https://fireant.vn/home/content/news/6602781
    vitco76 thích bài này.
  3. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.979
    Chỉ số BDI tăng bứt phá , canh VOS giá tốt nhập hàng đón sóng vận tải biển :o):o):o)
    [​IMG]
    vitco76 thích bài này.
    vitco76 đã loan bài này
  4. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.864
    Canh múc VOS lên 25-26 chốt . Đỏ không mua tím lấy gì mà bán . Chỉ số BDI có thể lên 5000-6000 trong quí 1/2022. Sóng ngành vận tải đang xuất hiện >:D:D:D<
    --- Gộp bài viết, 11/02/2022, Bài cũ: 11/02/2022 ---
    VNI chỉnh trong phiên xong rồi . Múc VOS đi anh em ơi <:-P<:-P<:-P<:-P<:-P
    --- Gộp bài viết, 11/02/2022 ---
    :drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
    nolovetoday thích bài này.
  5. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.979
    Múc ngay và luôn anh em ơi :o):o):o)
  6. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.864
    Nhanh lên , nhanh lên VNI xong rồi . Múc hết hàng T+ VOS sẻ phi thôi <:-P<:-P<:-P
  7. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.979
    Tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu cần mất nhiều thời gian để hồi phục
    Đầu tư chứng khoán | 39 phút
    Chia sẻĐăng lạiBình luận
    Các dấu hiệu đang gia tăng cho thấy một cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đã làm nhiễu các dự báo lạm phát của ngân hàng trung ương.

    Các kênh thương mại đã trở nên tắc nghẽn đến mức tình trạng bình thường chưa thể diễn ra vào năm sau trước khi các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất xem hoạt động kinh doanh từ xa như bình thường - ngay cả khi giả định rằng một bước ngoặt mới của đại dịch không tạo ra sự tàn phá mới.

    Giám đốc điều hành Steve Cahillane của tập đoàn thực phẩm Kellogg cho biết: “Hy vọng vào nửa cuối năm nay, chúng tôi bắt đầu chứng kiến sự tháo dỡ dần dần về tình trạng thiếu hụt, về tắc nghẽn, về sự mất trật tự tổng thể trong chuỗi cung ứng”.

    "Tôi cho rằng, cho đến năm 2024, sẽ có bất kỳ hình thức nào quay trở lại môi trường bình thường, bởi vì nó đã bị biến dạng nghiêm trọng”, ông cho biết.

    Hệ thống thương mại toàn cầu chưa bao giờ phải đối mặt với bất cứ thứ gì tương tự như đại dịch Covid-19.

    Bắt đầu từ năm 2020, các công ty đã phản ứng với suy thoái kinh tế bằng cách hủy bỏ kế hoạch sản xuất cho năm tiếp theo, trong khi đó nhu cầu lại gia tăng do việc triển khai vắc xin nhanh chóng và hỗ trợ tài chính cho chi tiêu của các hộ gia đình giàu có trên thế giới.

    Đồng thời, các biện pháp ngăn chặn virus và các cụm lây nhiễm gây ra tình trạng thiếu lao động và đóng cửa nhà máy cũng như chi tiêu của người tiêu dùng đang chuyển từ dịch vụ sang hàng hóa.

    Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của Ngân hàng Trung ương châu Âu đã ví sự sụp đổ này giống như hậu quả của Thế chiến II, khi nhu cầu bùng nổ và các công ty phải nhanh chóng trang bị lại từ sản xuất hàng quân sự sang hàng dân dụng.

    Các nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu như Đức đã chứng kiến sự phục hồi bị bóp nghẹt do tắc nghẽn nguồn cung cấp cho các nhà máy, trong khi chi phí vận chuyển tăng cao kết hợp với giá nhiên liệu cao hơn đã đẩy lạm phát của Mỹ lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ.

    Khi biến thể Omicron có triệu chứng nhẹ hơn cho thấy các cơ quan chức năng có thể nới lỏng các hạn chế, thì có những tín hiệu dự kiến cho thấy nguồn cung vẫn có thể gặp khó khăn.

    Cuộc khảo sát của Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ (ISM) vào tuần trước cho thấy những dấu hiệu cải thiện trong hoạt động giao hàng của nhà cung cấp và lao động Mỹ trong tháng thứ ba liên tiếp.

    IHS Markit cho biết: “Mặc dù những hạn chế của chuỗi cung ứng tiếp tục cản trở tăng trưởng, nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy, đây đã qua mức đỉnh của chúng, một yếu tố góp phần làm giảm nhẹ lạm phát giá mua”.

    Trong khi điều này làm tăng hy vọng của các ngân hàng trung ương về việc giảm áp lực lạm phát một cách rõ ràng hơn vào cuối năm, họ cũng biết rằng, các thông điệp từ nền kinh tế thực vẫn còn lẫn lộn.

    Soren Skou, người đứng đầu tập đoàn vận tải biển khổng lồ Maersk cho biết, ông đang làm việc với giả định rằng sẽ có nhiều người trở lại làm việc tại các cảng, nhiều tàu đóng mới sẽ đi vào hoạt động và người tiêu dùng sẽ bắt đầu ưa chuộng dịch vụ trở lại.

    "Vào một thời điểm nào đó trong năm nay, chúng ta sẽ thấy tình hình bình thường hơn", ông dự đoán.

    Nhà phân tích chuỗi cung ứng Sea-Intelligence cho biết, tình trạng tắc nghẽn hiện tại chưa có tiền lệ nhưng kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy sẽ mất 8-9 tháng để các mạng lưới cảng và nội địa phục hồi.

    Tuy nhiên, bất kỳ giải pháp nào sẽ phụ thuộc vào việc không có thêm cú hích nào đối với chuỗi cung ứng đang căng thẳng nghiêm trọng.

    Những yếu kém đó đã được nêu bật trong tuần này khi Toyota, General Motors, Ford và Stellantis cho biết, hoạt động sản xuất đã bị ảnh hưởng tại các nhà máy ở Bắc Mỹ của họ gặp khó khăn do tình trạng thiếu phụ tùng xuất phát từ các cuộc biểu tình phản đối đại dịch của các chủ xe tải Canada.

    Đối với người tiêu dùng, sẽ phải mất một thời gian trước khi họ thấy bất kỳ áp lực hữu hình nào của chuỗi cung ứng và họ không nhất thiết phải mong đợi sự quay trở lại mức giá hoặc mức độ sẵn có trước đại dịch.

    Các giám đốc điều hành tại các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất khác cho biết, họ kỳ vọng giá một loạt nguyên liệu thô sẽ tăng trong năm, nhưng họ tin tưởng rằng họ có thể tăng giá sản phẩm của mình để bù đắp một phần hoặc toàn bộ mức tăng của giá đầu vào.

    Hạc Hiên / Theo báo chí nước ngoài
    https://fireant.vn/home/content/news/6636878
    Hèn gì chỉ BDI tăng lên từng ngày ....
    H319319, Huybtovitco76 thích bài này.
    vitco76 đã loan bài này
  8. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.864
    Tuần sau dòng Vận tải biển sẻ dẫn sóng ...
    [​IMG]
    [​IMG]
    TuanTVN thích bài này.
    vitco76 đã loan bài này
  9. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.864
    Sự bùng phát biến thể Omicron ở Trung Quốc là tin xấu cho các chuỗi cung ứng toàn cầu
    Tác giả Hạc Hiên / Theo báo chí nước ngoài

    12/01/2022 14:18
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Một đợt bùng phát lây nhiễm biến thể omicron ở Trung Quốc đang khiến các nhà sản xuất lo lắng về sự gián đoạn bên trong quốc gia thương mại lớn nhất thế giới nay.
    Trong năm 2020 và 2021, chiến lược Zero Covid của Trung Quốc vẫn cho phép các nhà máy có thể mở cửa xuyên suốt đại dịch để sản xuất mọi thứ từ thiết bị y tế đến máy tính xách tay mà người tiêu dùng toàn cầu săn đón với tốc độ kỷ lục. Nhưng đã có những trường hợp lây nhiễm tại chỗ được xác nhận kể từ giữa tháng 10 và khả năng cần phải có những biện pháp khắt khe hơn nữa để hạn chế sự lây lan của biến thể omicron, gây hậu quả nghiêm trọng đối với các cảng và nhà máy khi nhiều thành phố bị phong tỏa.

    Cho đến nay, Trung Quốc không phải đối mặt với những vấn đề xuất hiện ở những nơi khác như tình trạng thiếu một số thực phẩm ở Úc hoặc Nhật Bản, hay ước tính có khoảng 5 triệu công nhân ở nhà vì bị ốm ở Mỹ vào tuần trước.

    Tuy nhiên, chính sách Zero Covid khó có thể chấm dứt khi Trung Quốc chuẩn bị đăng cai Thế vận hội mùa đông vào tháng tới và một loạt các sự kiện chính trị vào cuối năm. Các nhà hoạch định chính sách phải quyết định mức độ gia tăng các biện pháp hạn chế và xem xét điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và thương mại toàn cầu đang chậm lại.

    Thomas O’Connor, chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Gartner ở Sydney cho biết: “Thực tế, Trung Quốc vẫn là trung tâm của ngành sản xuất toàn cầu. Nếu có sự cố ngừng hoạt động sản xuất hoặc hậu cần đáng kể ở Trung Quốc đi kèm với những thách thức liên quan đến covid, thì điều đó sẽ tác động lớn đến môi trường kinh tế toàn cầu”.

    Trong những tuần gần đây, các đợt bùng phát lẻ tẻ rải rác trên khắp Trung Quốc của cả biến thể delta và omicron đã khiến các nhà máy sản xuất quần áo và vận chuyển khí đốt xung quanh một trong những cảng biển lớn nhất của Trung Quốc ở Ninh Ba bị gián đoạn.

    Có những thành phố khác gần đó đang phải đối mặt với một số hạn chế và chính quyền ở trung tâm sản xuất và công nghệ ở Thâm Quyến đã thắt chặt các hạn chế đối với các phương tiện vào thành phố hôm 11/1. Điều đó làm dấy lên lo ngại về sự chậm trễ tại cảng Yantian gần đó, một trong những cảng container lớn nhất ở châu Á và đã bị đóng cửa một phần trong một tháng vào năm ngoái sau khi dịch bệnh bùng phát.

    Những rắc rối ở Trung Quốc xảy ra khi nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi biến thể omicron với tình trạng thiếu tài xế xe tải, phi công, nhân viên siêu thị và các nhân viên tuyến đầu khác, kéo dài tình trạng khan hiếm nguồn cung, đã ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng trên toàn cầu phần lớn năm 2021 và khiến giá cả tăng vọt.

    Theo phân tích của Oxford Economics, chi phí vận chuyển container đã tăng mạnh, giá nguyên liệu thô vẫn ở mức cao và sự gián đoạn có thể sẽ kéo dài trong năm nay.

    Năm ngoái, hoạt động sản xuất trên khắp các khu vực Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng khi các quốc gia sản xuất như Việt Nam và Malaysia thực thi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, gây ra sự chậm trễ kéo dài trong việc sản xuất chất bán dẫn, quần áo... Điều này cũng thúc đẩy một số công ty đưa hoạt động sản xuất trở lại Trung Quốc, nơi có thể xuất khẩu lượng hàng hóa kỷ lục bất chấp sự bùng phát trong nước thường xuyên, tắc nghẽn vận chuyển và các vấn đề tại các cảng ở Mỹ và các nơi khác.

    Tuy nhiên, theo Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Holdings, sự gia tăng số ca nhiễm omicron trên khắp Trung Quốc và phần còn lại của châu Á có thể là nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn chuỗi cung ứng trong năm nay.

    Các nhà kinh tế của Bank of America cảnh báo rằng, châu Á vẫn chưa chứng kiến một làn sóng lây nhiễm biến thể omicron lớn, đồng nghĩa với tác động tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.

    Nếu Trung Quốc thành công trong việc ngăn chặn virus một lần nữa, điều đó sẽ giảm bớt áp lực nguồn cung toàn cầu.
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/su-bu...o-cac-chuoi-cung-ung-toan-cau-post289266.html
    TuanTVN thích bài này.
    TuanTVN đã loan bài này
  10. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.979
    Last edited: 13/02/2022
    vitco76H319319 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này