Dòng TÂN CẢNG: TCL - IST - TCW - ILB - PNP - QSP...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timestock, 07/06/2021.

2870 người đang online, trong đó có 280 thành viên. 07:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 225070 lượt đọc và 710 bài trả lời
  1. Smart_StockerVN

    Smart_StockerVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    3.135
    Khách hàng, đối tác họ mua. Ai làm việc với Tân Cảng mới biết nó chất như thế nào
    thokem thích bài này.
  2. thokem

    thokem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2018
    Đã được thích:
    1.136

    Bộ đội có khác. Quân lệnh như sơn, chỉnh tề, dúi tiền không nhận
    Smart_StockerVN thích bài này.
  3. konghai1309

    konghai1309 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2021
    Đã được thích:
    2.207
    bác @timestock ơi, ILB có mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 53.038k ko thấy thuyết minh nhỉ, mà đến cái chỗ đó em lại thấy phần thuyết minh nó để trống ra cả tảng. ????
  4. Smart_StockerVN

    Smart_StockerVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    3.135
    Tiền gửi ngắn hạn thôi bạn.
    --- Gộp bài viết, 18/02/2022, Bài cũ: 18/02/2022 ---
    Có mục trả trước cho người bán là đột phá. Cụ thể là trả trước cho cty CP xây dựng T.Cons, khả năng là lại đầu tư thêm kho nữa
    Duduconxanh thích bài này.
  5. konghai1309

    konghai1309 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2021
    Đã được thích:
    2.207
    Khả năng là tiền gửi trên 3 tháng ah bác. còn khoản trả trước chắc là do mở rộng cái diện tích kho mà em nhớ đã nói lâu lâu rồi ấy. vụ làm kho hoá chất để nâng cấp lên cảng cạn sao mãi ko thấy thông tin gì bác nhỉ
    Smart_StockerVN thích bài này.
  6. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.446
    ILB sẽ ngon sau vài năm nữa vì đang đầu tư nhiều.(đang trồng thêm cây).
    IST thì đang hưởng quả ngọt rồi.
    Smart_StockerVNkonghai1309 thích bài này.
  7. konghai1309

    konghai1309 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2021
    Đã được thích:
    2.207
    Dạ bác, em kiểu cho vào watchlist để theo dõi doanh nghiệp đến khi đạt trạng thái cân bằng tốt nhất bác ah. Em đang canh me Xê Lờ Hát bác ah. Kakaka
    timestock thích bài này.
  8. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.446
    Xê Lờ Hát thì quả ngọt rụng trúng đầu rồi :D
    konghai1309 thích bài này.
  9. Smart_StockerVN

    Smart_StockerVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    3.135
    Chuẩn bác. Cứ nhìn TCL giai đoạn 2016-2019 sẽ thấy hình hài của ILB hiện nay
    IST thì quá chất rồi. Nhưng xét về quy mô thì khó mà tạo đột phá như ILB đc
    Dòng Tân Cảng này vẫn quan điểm tích sản thôi. Con nào cũng ngon cả
    konghai1309 thích bài này.
    Smart_StockerVN đã loan bài này
  10. Smart_StockerVN

    Smart_StockerVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    3.135
    Doanh nghiệp vận tải biển sẽ thiết lập nền lợi nhuận mới
    THY HẰNG | 17/02/2022, 16:00:08
    Chuyên gia nhận định, doanh nghiệp ngành vận tải biển tiếp tục “như diều gặp gió” trong năm 2022, thậm chí, sẽ thiết lập nền lợi nhuận mới trong giai đoạn tới.

    Theo đó, cước vận tải biển có thể sẽ hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao do căng thẳng trong chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

    [​IMG]
    Các doanh nghiệp vận tải biển sẽ thiết lập nền lợi nhuận mới trong giai đoạn tới.​

    Trao đổi với DĐDN, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhấn định, thị trường sẽ tạm thời ổn định trên mặt bằng giá mới và ngành logistics sẽ tăng trưởng mức 14-15% năm 2022.

    Khó khăn vẫn tiếp diễn với ngành như giá cước vận tải biển vẫn có chiều hướng tăng chưa hạ nhiệt dù cho tiếp tục phát triển như 2021.

    Đồng quan điểm, các chuyên gia từ Trung tâm phân tích SSI Research cũng cảnh báo rằng, tình trạng tắc nghẽn cảng trên toàn cầu và năng lực vận chuyển container hạn chế khó có thể giải quyết trong ngắn hạn.

    Ở thời điểm đầu năm 2022, sự gián đoạn chuỗi cung ứng được đánh giá đang ở mức đỉnh điểm, với thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài kỷ lục, số lượng tàu lớn chờ đợi tại các cảng, tình trạng thiếu tài xế xe tải, khung trọng tải và kho bãi. Tất cả những sự mất cân bằng về cung và cầu này sẽ mất vài tháng để giải quyết.

    "Ban đầu, chúng tôi ước tính tình hình này có thể được cải thiện vào Tết Nguyên đán năm 2022. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron và có thể cả những biến thể khác trong tương lai sẽ tiếp tục thách thức chuỗi cung ứng toàn cầu", các chuyên gia phân tích.

    Cũng theo SSI Research, dự báo tình hình có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi chính sách “Không COVID” của Trung Quốc và vì vậy tình trạng tắc nghẽn nhiều khả năng sẽ chưa thể giảm bớt, ít nhất là tới quý 2 năm 2022.

    Song bất chấp những khó khăn trên, tăng trưởng sản lượng qua cảng được nhìn nhận có thể cải thiện từ mức thấp trong năm 2021, do hoạt động sản xuất phục hồi trở lại sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.

    SSI Research ước tính tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức trung bình trong nửa đầu năm 2022 và tăng tốc trong nửa cuối năm. Kéo theo tốc độ tăng trưởng cả năm đạt khoảng 10-20%, cao hơn mức tăng trưởng hàng năm trong điều kiện thông thường.

    [​IMG]
    Cước vận tải biển có thể sẽ hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao do căng thẳng trong chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết triệt để.​

    Đại diện Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF), Phó Chủ tịch phụ trách Chính sách về Chuỗi cung ứng và Hải quan Jonathan Gold cho biết: “Chúng ta sẽ không chứng kiến hàng nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ như chúng ta đã thấy vào thời điểm này năm ngoái, nhưng thực tế lượng hàng nhập vẫn không giảm là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhu cầu tiêu dùng vẫn đang tăng”.

    Từ thực tế về nhu cầu vận chuyển mạnh mẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu tái dự trữ hàng tồn kho, tăng trưởng sản lượng cảng có thể cải thiện từ mức thấp trong năm 2021 nói ở trên, hay đề xuất tăng giá dịch vụ cảng biển nếu được thông qua… Phó Chủ tịch thường trực VLA nhấn mạnh: “Đây sẽ là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho sự tiếp tục lên ngôi của ngành vận tải biển trong năm 2022. Thậm chí, các doanh nghiệp vận tải biển sẽ thiết lập nền lợi nhuận mới trong giai đoạn tới”.

    Trên thực tế, với lợi nhuận cao, nhiều hãng tàu đang tích cực củng cố nội lực để tiếp tục duy trì vị thế. Một vị Chuyên gia trong ngành chia sẻ: “Bên cạnh hoạt động truyền thống là đặt đóng những con tàu mới, vốn tăng trưởng rất mạnh trong thời gian qua, thì một số hãng tàu lớn đã có những chiến lược riêng của mình để “tiêu tiền”.

    Theo đó, hãng tàu MSC đã hoàn tất thương vụ trị giá trên 500 triệu USD để mua lại 67% cổ phần của Log-In Logistics để củng cố sự phát triển tại thị trường Nam Mỹ. Trong khi đó, Maersk bỏ ra 3,6 tỷ USD mua lại LF Logistics – một doanh nghiệp dịch vụ logistics mạnh tại thị trường châu Á. Cũng chính Maersk đã mua lại Pilot Freight Services – doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng tại Bắc Mỹ với giá 1,68 tỷ USD. Với những bước đi này, Maersk đang cho thấy tham vọng lấn sâu vào lĩnh vực logistics cho thương mại điện tử và giải pháp logistics trọn gói.

    Như vậy, mới nền móng từ năm “hưởng lợi” như 2021, cùng sự chuyển mình với những xu hướng mới, các doanh nghiệp vận tải biển được cho là vẫn tiếp tục một năm 2022 “lên ngôi”.

    Báo cáo triển vọng ngành cảng biển năm 2022, các chuyên gia của Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, tỷ lệ tiêm chủng cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn, là yếu tố hỗ trợ hoạt động cảng biển được thông suốt. Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ được khôi phục và ít có khả năng bị áp dụng các biện pháp phong tỏa quy mô lớn như năm ngoái.

    VCBS nhận định, giai đoạn giá cước thuận lợi đã đem đến cho các doanh nghiệp vận tải container nguồn lực tài chính dồi dào cho kế hoạch đầu tư mở rộng đội tàu. Qua đó, giảm thiểu áp lực đến kết quả kinh doanh trong giai đoạn giá cước sụt giảm.

    Về dài hạn, VCBS cho rằng, dư địa tăng trưởng của các doanh nghiệp vận tải container Việt Nam vẫn còn khá nhiều. Nhất là khi doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam sở hữu lợi thế vượt trội và hưởng lợi từ nhu cầu lớn của hoạt động vận tải container nội thủy kết nối các điểm tập kết hàng hóa, cảng nội địa và cảng nước sâu. Hoạt động vận tải đường thủy đã thể hiện rõ nhiều ưu điểm so với vận tải đường bộ trong giai đoạn dịch bệnh.

Chia sẻ trang này