Dòng TÂN CẢNG: TCL - IST - TCW - ILB - PNP - QSP...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timestock, 07/06/2021.

2743 người đang online, trong đó có 124 thành viên. 00:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 224966 lượt đọc và 710 bài trả lời
  1. Smart_StockerVN

    Smart_StockerVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    3.135
    Alo bác. Bác theo dõi TCL lâu bác có để ý khoản uỷ thác đầu tư cho cty mẹ khoảng 1.6 tr cp MBB ko bác?
    Nội dung uỷ thác thế nào bác nhỉ?
    Giá vốn có 14 tỷ mà giờ giá hợp lý khoảng 62 tỷ, sắp tới MBB lại chia cổ phiếu tiếp thì nở ra khối đấy
  2. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.443
    Thằng nào trong TÂN CẢNG cũng có khoản này hết b ah
    Ủy thác cho tổng Tân cảng cầm mbb
    Mbb trả ctuc tiền thì về cty còn cp thì vẫn để ủy thác nhưng ghi nhận số lượng MBB tăng lên
    Smart_StockerVN thích bài này.
    Smart_StockerVN đã loan bài này
  3. Smart_StockerVN

    Smart_StockerVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    3.135
    Ngon bác ạ. Coi như của chìm, một ngày đẹp giời nó hoá thành cục tiền thì tha hồ chia
    m_sieudn thích bài này.
  4. m_sieudn

    m_sieudn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2011
    Đã được thích:
    22.749
    TCL khá đẹp :) . Gia em no chat qua nen chi dung ngoai ngam thoi
  5. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.443
    Smart_StockerVN thích bài này.
  6. Smart_StockerVN

    Smart_StockerVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    3.135
    Giá cước container tăng vượt tầm kiểm soát, chuẩn bị cho kịch bản giá mọi loại hàng hóa tăng vọt
    CHỦ NHẬT, 13/06/2021, 09:54
    “Quả bom” lạm phát toàn cầu chờ ngày phát nổ?

    Giá cước vận chuyển hàng hóa tăng vọt trên toàn cầu sẽ tác động lên túi tiền của bạn sớm hơn so với tưởng tượng. Từ tách café bạn uống mỗi sáng cho đến những món đồ chơi trẻ em, tất cả đều sẽ tăng giá.
    [​IMG]
    Theo dữ liệu từ Drewry Shipping, chi phí để vận chuyển 1 container hàng hóa kích thước 40 feet bằng đường biển từ Thượng Hải tới Rotterdam hiện đã chạm mức cao kỷ lục 10.522 USD – tăng 547% so với mức trung bình 5 năm gần đây. Vì 80% hàng hóa trên toàn thế giới được vận chuyển bằng đường biển, cước phí tăng đe dọa sẽ kéo theo giá của mọi mặt hàng đều tăng, từ đồ chơi trẻ em, đồ nội thất, linh kiện ô tô đến cả những thứ nhỏ nhặt như café, đường. Điều này khiến nỗi lo về lạm phát càng tăng lên trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn đang đến từ nhiều phía.

    "Suốt 40 năm trong nghề bán lẻ đồ chơi, tôi chưa từng thấy tình hình giá cả căng thẳng đến vậy", Gary Grant, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của chuỗi đồ chơi The Entertainer ở nước Anh chia sẻ. Ông đã phải ngừng nhập khẩu những con gấu teddy cỡ đại từ Trung Quốc vì sẽ phải tăng gấp đôi giá bán lẻ mới đủ để bù đắp chi phí vận chuyển.

    [​IMG]
    Giá cước container tăng chóng mặt. Nguồn: Bloomberg

    Hiện thị trường đang phải cùng lúc đối mặt với một loạt yếu tố căng thẳng: nhu cầu tăng vọt, tình trạng thiếu container, các cảng tắc nghẽn và cả thiếu tàu cũng như thiếu công nhân bốc dỡ tại cảng. Hệ quả là mọi tuyến đường đều phải chịu sức ép lớn. Gần đây dịch bệnh lại bùng phát tại một số trung tâm xuất khẩu của châu Á như tại một số cảng của Trung Quốc khiến tình hình càng tồi tệ hơn.

    Các chặng đường dài bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ví dụ chi phí vận chuyển hàng từ Thượng Hải đến Rotterdam hiện cao hơn 67% so với tới bờ Tây nước Mỹ.

    Trước đây chi phí vận chuyển thường được coi là không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát bởi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Tuy nhiên hiện nay các nhà kinh tế học cho rằng cần phải chú ý nhiều hơn đến yếu tố này. HSBC ước tính giá cước vận chuyển bằng container tăng 205% sẽ khiến chi phí sản xuất của khu vực euro tăng thêm 2%.

    Các nhà bán lẻ đối mặt với 3 lựa chọn: tạm ngừng nhập hàng, tăng giá hoặc tự hấp thụ chi phí để sau này mới chuyển gánh nặng lên người tiêu dùng. Cuối cùng thì cả 3 lựa chọn đều sẽ dẫn đến giá cả tăng, theo Jordi Espin – chuyên gia của Hội đồng các nhà vận tải biển ở châu Âu, tổ chức đại diện cho khoảng 100.000 nhà bán lẻ, bán buôn và nhà sản xuất. Theo ông, hiện tại thì một phần gánh nặng chi phí đã được chuyển sang cho người tiêu dùng.

    [​IMG]
    Chi phí sản xuất ở châu Âu tăng mạnh.

    Gần đây châu Âu đã ngừng nhập khẩu cá trống từ Peru vì với cước phí quá cao thì giá không còn cạnh tranh so với nguồn nội địa nữa. Tương tự, người trồng olive ở châu Âu đã ngừng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong khi đó những nút thắt cổ chai trên chuỗi cung ứng và chi phí gia tăng ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu những hạt café Arabica mà Starbucks ưa chuộng cũng như những hạt café robusta từ châu Á thường được dùng để sản xuất café hòa tan.

    Bị ảnh hưởng nhiều hơn là những công ty sản xuất các mặt hàng cồng kềnh nhưng giá trị không cao như đồ chơi và đồ nội thất. Đối với một số nhà sản xuất đồ nội thất giá rẻ, cước phí hiện đã chiếm tới 62% tổng giá bán lẻ, theo Alan Murphy, CEO của công ty tư vấn Sea-Intelligence ở Copenhagen.


    Các công ty vẫn đang cố gắng hết sức để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Một số ngừng xuất khẩu đến một vài thị trường trong khi một số thử tìm kiếm nguồn hàng hóa hoặc nguyên vật liệu ở gần hơn để cắt giảm chi phí. Tình trạng càng kéo dài lâu thì sẽ càng có nhiều công ty phải tái cấu trúc, rút ngắn chuỗi cung ứng.

    Cho đến nay các NHTW vẫn coi nhẹ hiện tượng cước phí vận tải tăng lên trên toàn cầu với lập luận đà tăng giá xuất phát từ những điểm tắc nghẽn trên chuỗi cung ứng sẽ sớm phai nhạt dù có thể kéo dài đến hết năm nay. Thêm nữa các công ty thường ký hợp đồng theo năm với các hãng tàu, vì thế giá cước trên thực tế có thể thấp hơn nhiều so với giá giao ngay mà báo chí giật tít.

    Tuy nhiên giới phân tích cảnh báo không nên coi thường nguy cơ lạm phát. "Kể cả khi mức độ nhỏ hơn so với ước tính, cơn sóng lạm phát đã tích tụ suốt hơn 1 năm và do đó sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Tồn tại nguy cơ chúng ta đang đánh giá các tác động thấp hơn so với thực tế có thể xảy ra", giáo sư Volker Wieland của Goethe University (Frankfurt, Đức) nhận định.

    Tham khảo Bloomberg
    --- Gộp bài viết, 13/06/2021, Bài cũ: 13/06/2021 ---
  7. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.443
    https://bnews.vn/cong-ty-co-phan-icd-tan-cang-long-binh-sap-tra-co-tuc/199142.html
    "Về hoạt động kinh doanh, năm 2021, ILB xác định cạnh tranh ngành logistics là rất cao, dù vậy doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ việc các cảng nội địa tại Tp. Hồ Chí Minh đã khai thác hết công suất và sẽ di dời ra ngoại thành trong tương lai.

    Bên cạnh đó, đề án thu phí hạ tầng cảng biển Hồ Chí Minh được áp dụng, áp lực giảm chi phí logistics khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đồng Nai sẽ tìm đến các cơ sở cung cấp dịch vụ có lợi nhất."


    ILB trả cổ tức 15% giá 25.5k
    IST trả cổ tức 34% giá 31k...
    Chắc IST phải 4x mới phù hợp thời điểm này...
    IST vốn hóa có 370 tỷ mà có Nửa triệu m2 kho bãi
  8. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.443
    ILB và TCL lại dẫn dòng...
    Chúc mừng cổ đông TÂN CẢNG
    cầm chặt thôi
    --- Gộp bài viết, 14/06/2021, Bài cũ: 14/06/2021 ---
    Đến lượt TCW bứt phá...
    Dòng này đúng là ko cản được rồi
  9. Smart_StockerVN

    Smart_StockerVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    3.135
    Ô thế éo nào. TCL hãm dòng Tân Cảng à các bác
  10. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.443
    Cứ từ từ b
    Nó xanh thế còn gì nữa
    Hàng đầu tư chất lượng chứ có phải rác đâu mà thích là tím được
    TCL TCW IST ILB...
    Smart_StockerVN thích bài này.

Chia sẻ trang này