DQC !!! Đam mê, sáng tạo, thành đạt!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Snow_Snow, 22/12/2010.

6139 người đang online, trong đó có 570 thành viên. 20:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 12525 lượt đọc và 392 bài trả lời
  1. congchucchoick

    congchucchoick Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2010
    Đã được thích:
    0

    :-ss lúc đó e sợ - 1 số bạn sốc
    1xx hay 2xx đây!
  2. quanggia-vst

    quanggia-vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    0
    nữa-lại thấy cụ cp lởm thò mặt vào-thế éo nào cũng phán
    "mai cắm đầu" khà khà
    cụ cứ phán cho e-cắm đầu mà ăn 5% 1 ngày e xin giổng mông cả đời tôn cụ làm .................t.ổ s.ư nói ngược-khà khà
  3. quanggia-vst

    quanggia-vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thím SN đâu-anh Do Tran Thu vào kìa!ra ...........nghênh tiếp!khà khà
  4. sananhtrang1989

    sananhtrang1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/05/2010
    Đã được thích:
    2

    ;))
  5. DoTranThu

    DoTranThu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Cứ cười cho nhiều vào
  6. quanggia-vst

    quanggia-vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    0
    éo có cụ-chúng e vẫn cười-có cụ lại càng cười nhiều hơn-cụ làm éo gì được chúng e-có ngon mai lên sàn nện nhau-dọa nhau gì cái xó xỉnh này!
    mà muốn DQC giảm thì bán cho nhiều vào-mà cụ có cp éo đâu mà bán!
    cho nên nói lại-cụ chém gió suông.................chúng e lại càng cười!mà cười thì chúng e càng ............vui trẻ khỏe-khà kàh
    mà ngẫm lại cái tính cách này cũng đúng-sinh hoạt từ 2007 mà có 13 người cám ơn.................chắc cụ tốt tính lắm đây!
  7. RobinHood.vn

    RobinHood.vn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Vím hodně ale říkam málo, že to je nová výzva!!!
  8. RobinHood.vn

    RobinHood.vn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Ludia, mal som Vás rád, bdejte !!!!
  9. quanggia-vst

    quanggia-vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    0
    tạm dịch là CUBA muôn năm!kàh kàh
  10. RobinHood.vn

    RobinHood.vn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhà ngoại giao gốc Việt trên đất Việt
    Chủ nhật , 8 / 2 / 2009, 0: 52 (GMT+7)

    Ông Lê Hồng Quang sinh năm 1964, tại Nghệ An. Sang du học tại Slovakia (khi ấy thuộc nước CH Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc) năm 1984. Hiện ông là Tham tán thương mại Đại sứ quán nước Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam. Ông có vợ và hai con, một trai một gái.

    [​IMG]Ảnh: Hồng VĩnhĐiều đặc biệt là, quốc gia này đã chọn một người gốc Việt, từng là lưu học sinh Việt Nam, làm tham tán thương mại trên chính quê hương ông. Có lẽ đây là trường hợp khá hiếm trong ngoại giao…
    Slovakia là nước cộng hòa thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (cũ), đã hội nhập đầy đủ vào EU, từ 1/1/2009 bắt đầu sử dụng đồng tiền euro.
    Slovaki nằm ở Trung Âu, là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Âu (trung bình 8%/năm), dân số khoảng 5 triệu người, cộng đồng người Việt ở đây có khoảng 5 nghìn người.
    Buổi trò chuyện đầu năm với ông Lê Hồng Quang diễn ra tại Hà Nội sau khi ông nhận nhiệm vụ tham tán thương mại Slovakia tại Việt Nam được hơn một tháng.
    Quê hương sinh dưỡng và quê hương cho mình trưởng thành
    Từ một lưu học sinh, ông trở thành tham tán thương mại nước Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam như thế nào?
    Đó là cả một quá trình phấn đấu cho quan hệ thương mại, ngoại giao của hai quốc gia. Từ những năm đầu của thập kỷ 90, hồi đó tôi đã làm cố vấn cho Vụ châu Á thuộc Bộ Kinh tế Slovakia.
    Năm 1994, tôi tham gia và đóng góp trong việc tổ chức cho đoàn thủ tướng Slovakia sang thăm chính thức Việt Nam. Sau này với tư cách là Chủ tịch Phòng Thương mại Slovakia - Việt Nam tôi tiếp tục nỗ lực đóng góp cho quan hệ thương mại giữa hai nước.
    Nhưng có lẽ điều cốt yếu nhất là tấm lòng luôn luôn muốn đóng góp phần nào cho quan hệ của hai nước, nơi quê hương đã sinh dưỡng ra mình và nơi đã cho mình trưởng thành. Đó là ao ước của bản thân tôi và cũng là của một thế hệ người Việt đã và đang sống và làm việc tại Slovakia.
    Việc mở lại đại sứ quán Slovakia tại VN có ý nghĩa như thế nào với sự hợp tác kinh tế giữa hai nước?
    Mục đích chính việc chính phủ Slovakia quyết định mở lại Đại sứ quán tại Việt Nam là tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước vốn còn khá hạn chế như hiện nay, chưa khai thác được tiềm năng lớn sẵn có.
    Phòng lãnh sự trực tiếp làm việc tại Hà Nội thay vì sang Bangkok sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam giảm đựợc gánh nặng lớn cả về công sức lẫn chi phí khi nộp đơn xin và nhận giấy phép lao động, giấy phép cư trú và thị thực nhập cảnh.
    Là người gốc Việt, trở thành quan chức ngoại giao nước ngoài trên chính quê hương mình, ông tự thấy mình phải đối mặt với những thách thức gì?
    Thách thức lớn nhất là quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước còn quá khiêm tốn. Trọng trách được giao phó cũng như tham vọng cá nhân của tôi trên cương vị tham tán thương mại là tăng cường thúc đẩy quan hệ này lên tầm cao mới, đáp ứng được sự mong đợi, đặc biệt là sự tin tưởng của chính phủ Slovakia - quốc gia đầu tiên cử người Việt làm đại diện kinh tế thương mại ở Đại sứ quán tại chính quê hương của mình .
    Bên cạnh đó, hẳn có nhiều thuận lợi?
    Tôi có thuận lợi lớn so với các đồng nghiệp ngoại quốc khác, là người gốc Việt tôi có những hiểu biết về Việt Nam nhất định trong các lĩnh vực cũng như các mối quan hệ cá nhân khác và hy vọng sẽ vận dụng được thuận lợi này trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam
    Tôi đã rất trăn trở

    [​IMG]Lễ trình Quốc thư Slovakia lên ************* ***************** (16/12/2008)Kỷ niệm đáng nhớ nhất thời tuổi trẻ của ông?
    (Cười) Để cân đo đong đếm đâu là kỷ niệm đáng nhớ nhất thời tuổi trẻ thì quả là khó. Tuổi trẻ ai cũng đầy ắp những kỷ niệm vui, buồn và đặc biệt chúng tôi, những người đã có gần trọn tuổi thanh xuân nơi đất khách.
    Nhân đây tôi cũng xin kể lại một kỷ niệm nho nhỏ, đó là những ngày mới sang Slovakia. Hồi đó chúng tôi được học tiếng tại một trung tâm nghỉ mát cách thành phố khoảng 60km. Mới rời đất nước được khoảng vài tuần, chúng tôi ai cũng nhớ nhà, nhớ Việt Nam đến da diết. Vào ngày nghỉ chúng tôi rủ nhau ra phố chơi cho khuây khỏa. Chúng tôi khoảng 10 sinh viên, mỗi người đều mặc quần áo thể thao, kẻ đi dép người đi giày (hồi đó, theo chúng tôi là oách lắm).
    Đến thành phố, chúng tôi vào trung tâm mua bán lớn nhất, và trong khu mua bán sầm uất và lịch sự đó chúng tôi nhìn thấy một người Việt Nam. Cảm giác sung sướng, xúc động tràn về như được gặp lại người thân, bất luận người đó là ai, chúng tôi đã tiến đến làm quen.
    Nhưng rồi chúng tôi vô cùng ngạc nhiên vì càng đuổi theo, người đó càng chạy xa. Sau này mỗi lần nghĩ lại chúng tôi mới nhận thấy đó là lỗi tại mình, có lẽ người đó đã ngượng thay cho cách ăn mặc luộm thuộm của chúng tôi.
    Những năm về sau, bản thân khi nào gặp những người mới sang, tôi luôn mong muốn cho họ hiểu được những bài học đầu tiên này, dù làm việc gì, ở cương vị nào, chúng ta, những người con xa xứ hãy là sứ giả tốt cho con người và đất nước của mình.
    Nếu làm một phép so sánh (không thật đầy đủ lắm) thế hệ trẻ Slovakia và VN, thì đâu là điểm giống và khác nhau cơ bản giữa họ?
    Thế hệ trẻ Việt Nam và Slovakia có những điểm tương đồng đặc trưng của tuổi trẻ nói chung như hiếu kỳ, thích tìm tòi cái mới, học hỏi lối sống hiện đại.
    Về những điểm khác nhau cơ bản, tuổi trẻ Việt Nam gây ấn tượng với tinh thần hiếu học, thái độ lễ phép với người lớn tuổi trong giao tiếp, về lòng hiếu khách. Khả năng tiếp thu tri thức khoa học rất tốt, nhất là thông qua máy tính. Đây chính là những đức tính truyền thống mang bản sắc Việt Nam.
    Ngược lại, tôi nhận thấy còn sự yếu kém về trình độ ngoại ngữ, tư duy thực tiễn, thói quen ỷ lại, tính thụ động và cuối cùng là sự giới hạn của kiến thức phổ thông cần thiết cho một thanh niên, kể cả những người đã tốt nghiệp đại học.
    Tôi thấy khá phổ biến là họ không quan tâm đến lịch sử dân tộc Việt Nam, không biết nhiều các danh nhân đất Việt, ngay cả lịch sử hiện đại với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hiểu biết về địa lý, lịch sử các nước khác thì càng giới hạn.
    Một vấn đề nổi cộm cần được nhà nước và xã hội quan tâm là nhiều bạn trẻ không được chuẩn bị hành trang cần thiết cho đường đời: Đó là thành thạo một tay nghề cơ bản. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một tình trạng đáng báo động hiện nay là nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm trong khi các công ty đa quốc gia đang đầu tư ở Việt Nam rất lúng túng trong việc tuyển chọn vì thiếu nhân sự thích hợp.

    [​IMG]Sinh hoạt cùng cộng đồng người Việt tại SlovakiaNhững điểm yếu này là vật cản lớn mà nhiều thanh niên Việt Nam đang phải đối mặt trên con đường hội nhập.
    Thanh niên Slovakia có kiến thức phổ thông sâu rộng hơn nhiều và do ảnh hưởng của giáo dục và lối sống truyền thống, tính tự lập của họ rất cao. Phần lớn họ vào đời với một tay nghề được đào tạo kỹ, có kiến thức ngoại ngữ cơ bản. Vì vậy, họ không ngần ngại ra nước ngoài sống làm việc khi thị trường lao động trong nước không đáp ứng được.
    Khi trở thành công dân Slovakia ông có suy nghĩ gì? Ông có tham vấn gia đình và người thân trước khi quyết định không?
    Tất nhiên đó là cả một sự trăn trở, với bản thân, cùng gia đình và bè bạn. Hồi đó tôi đã cố gắng giữ cho mình được 2 quốc tịch, nhưng sau này vì nguyên tắc của ngoại giao tôi đã tạm thời từ bỏ quốc tịch Việt Nam.
    Tự hào khẳng định về cộng đồng người Việt

    “Tuổi trẻ Việt Nam gây ấn tượng với tinh thần hiếu học, thái độ lễ phép với người lớn tuổi trong giao tiếp, về lòng hiếu khách. Khả năng tiếp thu tri thức khoa học rất tốt, nhất là thông qua máy tính. Đây chính là những đức tính truyền thống mang bản sắc Việt Nam.
    Ngược lại, tôi nhận thấy họ còn yếu kém về trình độ ngoại ngữ, tư duy thực tiễn, thói quen ỷ lại, tính thụ động và cuối cùng là sự giới hạn của kiến thức phổ thông cần thiết đối với một thanh niên, kể cả những người đã tốt nghiệp đại học”.
    “Những năm về sau, bản thân khi nào gặp những người mới sang, tôi luôn mong muốn cho họ hiểu được những bài học đầu tiên, dù làm việc gì, cương vị nào, chúng ta, những người con xa xứ hãy là sứ giả tốt cho con người và đất nước của mình”.
    Hiện ông vẫn là chủ tịch Hội người Việt Nam tại Slovakia. Xin ông cho biết những nhận xét về cộng đồng người Việt ở đây?
    Cộng đồng người Việt tại Slovakia hình thành từ thập niên 70, lúc bấy giờ trên cơ sở các hiệp định trao đổi giáo dục và lao động được ký kết giữa hai nhà nước. Nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh và lao động tiếp tục ở lại kinh doanh và làm việc sau khi Slovakia thay đổi thể chế.
    Từ hơn một năm trở lại đây có thêm khoảng 1.000 người sang lao động ở các nhà máy xí nghiệp, nâng tổng số người Việt định cư lên 5.000.
    Tôi có thể tự hào khẳng định rằng đây là một cộng đồng ít tai tiếng, có uy tín tại Slovakia, được chính quyền sở tại đánh giá cao những đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Slovakia. So với các cộng đồng khác, người Việt rất năng động, thích nghi nhanh và sớm hòa nhập với môi trường mới.
    Điểm mạnh là cộng đồng đã tạo dựng nền tảng vững chắc cho cuộc sống lâu dài xuất phát từ việc xác định Slovakia là quê hương thứ hai. Hơn 20% số họ đã trở thành công dân Slovakia, 30% có hộ khẩu thường trú. Lĩnh vực kinh doanh của người Việt rất đa dạng, không ít cá nhân và doanh nghiệp khá thành công, đại đa số có mức thu nhập đảm bảo cuộc sống hiện tại và có tích lũy.
    Người lao động Việt Nam tại Slovakia có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầy thử thách hiện nay. Một số thành viên cộng đồng tham gia giảng dạy, nghiên cứu và làm việc ở các viện khoa học, trường đại học và các tổ chức văn hoá, giáo dục, xã hội Slovakia cũng như các tổ chức quốc tế đóng tại Slovakia.

    [​IMG]Ông Lê Hồng Quang cùng vợ và các conThế hệ thứ hai của cộng đồng là niềm kiêu hãnh của các bậc phụ huynh. Đa số các em, các cháu đạt kết quả học tập tốt từ bậc phổ thông cơ sở đến đại học và sau đại học. Được đào tạo trong một nền giáo dục tiên tiến, tương lai rộng mở với các em.
    Về an ninh trật tự, trong nội bộ cộng đồng rất bình ổn, nếu không muốn nói là bình ổn nhất trong cộng đồng các nước khu vực Trung và Đông Âu, hầu như không xảy ra va chạm hoặc tranh chấp nào nghiêm trọng, bà con biết giữ gìn uy tín chung của cộng đồng .
    An ninh xã hội ở Slovakia cũng ổn định, lối sống và sinh hoạt của người Việt cũng hạn chế tối đa mọi va chạm với các phần tử quá khích, phân biệt chủng tộc.
    Người lao động VN sẽ có thêm cơ hội, hoặc thuận lợi, khó khăn gì?
    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng khôn lường hiện nay, các nhà sản xuất đang phải giảm sản lượng đáng kể, cạnh tranh về sức lao động tăng đột biến, yêu cầu chất lượng người lao động cũng theo đó phải được nâng cao.
    Tuy có thế mạnh là nhanh nhẹn, học hỏi nhanh nhưng người lao động Việt Nam có nhiều hạn chế như ý thức kỷ luật kém, trình độ ngoại ngữ rất hạn chế và tay nghề chuyên môn còn chưa cao.
    Ông có lời khuyên nào dành cho họ?
    Để vượt qua người lao động Slovakia và người lao động các nước khác, thuyết phục các chủ sử dụng lao động nhận mình, người lao động Việt Nam cần phải khắc phục các điểm yếu nêu trên.
    Một câu hỏi đời thường: Trong gia đình ông, ngôn ngữ nào được sử dụng chủ yếu?
    Trong gia đình, chúng tôi hoàn toàn nói bằng tiếng Việt. Các con tôi thông thạo tiếng Việt từ bé nên không gặp trở ngại nào khi dùng tiếng của quê hương. Theo tôi ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú nên chuyện dùng tiếng Việt trong gia đình người Việt là điều tự nhiên và đáng khuyến khích.
    Xin cảm ơn và chúc ông có một nhiệm kỳ thành công trên quê hương Việt Nam!

    Cách đây nhiều năm tôi có dịp phỏng vấn một nhà ngoại giao gốc Việt, bà Vi Lê - tham tán thương mại Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, vợ của ông Pete Peterson, đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại CHXHCN
    Việt Nam. Ngẫu nhiên, hôm nay tôi lại có dịp trò chuyện với một nhà ngoại giao gốc Việt khác: ông Lê Hồng Quang, cũng là một tham tán thương mại (Đại sứ quán nước CH Slovakia tại Hà Nội).
    Có điều khác là, bà Vi Lê chỉ nói được tiếng Anh vì bà rời Việt Nam khi còn quá nhỏ; còn ông Lê Hồng Quang thì hoàn toàn nói tiếng Việt.


Chia sẻ trang này