DRG-DRI: Game thoái vốn quý I 2022

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockpro88, 22/01/2022.

4627 người đang online, trong đó có 589 thành viên. 08:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 55647 lượt đọc và 336 bài trả lời
  1. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.308
    Dĩ nhiên khi DRG thoái 30,6% DRI thì DRG sẽ ghi nhận lợi nhuận đột biến trong năm nay.

    Việc bán số lượng lớn sẽ thu hút nhiều cá mập và có thể thu gom thêm trên sàn để nắm chi phối sẽ kích giá tăng mạnh.

    Ngoài ra việc "tác động vật lý" để thoái được giá cao cũng sẽ kích giá cổ phiếu trên sàn.

    Tóm lại, với game này thì cả 2 mẹ con đều hưởng lợi lớn, dòng tiền lớn đã vào thì sẽ chưa dừng lại!
    --- Gộp bài viết, 16/03/2022 ---
    ~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)~o)
    --- Gộp bài viết, 16/03/2022 ---
    DRG đã trình hồ sơ thoái vốn lên UBCKNN, bước cuối cùng để thực hiện bán đấu giá 30,6% DRI:

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 16/03/2022 ---
    **==**==**==**==**==**==**==
    stockpro88 đã loan bài này
  2. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.308
    sản lượng chỉ thun năm 2021 tăng trưởng mạnh và bắt đầu có lãi sau thời gian tái cơ cấu:
    [​IMG]
  3. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.308
    https://baodautu.vn/cao-su-dak-lak-ky-vong-tu-tang-gia-cao-su-tu-nhien-d161852.html
    Cao su Đắk Lắk kỳ vọng từ tăng giá cao su tự nhiên

    Khắc Lâm - 10/03/2022 14:24


    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Theo dữ liệu cập nhật từ Trading Economics, giá hợp đồng tương lai của cao su tự nhiên trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom) trong phiên cuối cùng của tháng 2/2022 đã giao dịch ở mức 260 JPY/kg (tương đương 2.260 USD/tấn), là mức giá cao nhất kể từ cuối tháng 5/2021 đến nay.

    Nguyên nhân đẩy giá cao su tự nhiên tăng mạnh một mặt được đánh giá đến từ sự tăng cao của giá dầu thế giới, khiến giá cao su nhân tạo được sản xuất từ chế phẩm dầu mỏ tăng theo, bởi thế giá cao su tự nhiên cũng tăng.

    Bên cạnh đó, nhu cầu cao su tự nhiên cũng được dự báo tăng trong năm nay khi các nền kinh tế đẩy mạnh phục hồi sản xuất, ngân hàng trung ương của nhiều nước tung ra các gói hỗ trợ lớn, trong khi nguồn cung mặt hàng này hạn chế do thời tiết bất lợi tại một số quốc gia sản xuất cao su tự nhiên.

    Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) ước tính sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 14,6 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 14,4 triệu tấn. Việc giá hợp đồng cao su tự nhiên trên thị trường thế giới tăng mạnh được đánh giá sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm từ mủ cao su hưởng lợi, trong đó có Cao su Đắk Lắk.

    Theo báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh tháng 1/2022, do CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk (Cao su Đắk Lắk) công bố, trong tháng đầu năm nay, Công ty đã xuất khẩu 930,72 tấn mủ thành phẩm với giá bán bình quân 1.763,87 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,64 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng xuất khẩu tăng 50,8%, trong khi đơn giá bán bình quân tăng 4,5%. Cùng với việc tiêu thụ 315 tấn ở thị trường nội địa (cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận), tổng cộng doanh thu lũy kế tháng đầu năm của Công ty đạt 2,167 triệu USD, tăng 108% so với cùng kỳ năm 2021.

    Cũng trong tháng đầu năm nay, Cao su Đắk Lắk cho biết, đã ký hợp đồng xuất khẩu 614,4 tấn với đơn giá bình quân 1.842,67 USD/tấn, tăng 106% về sản lượng so với hợp đồng ký được trong tháng 1/2021, trong khi về đơn giá, mức tăng là 11,74%. So với tháng 1/2022, mức giá bình quân đã ký kết cũng tăng 4,46%.

    Kết quả này cho thấy tình hình tiêu thụ của Công ty trong tháng đầu năm rất tốt với sự cải thiện mạnh cả về sản lượng và giá bán. Với việc giá cao su trên thị trường thế giới đang tăng mạnh, đơn giá bán bình quân dự báo sẽ duy trì xu hướng tăng trong các tháng tiếp theo.

    Cao su Đắk Lắk hiện là một trong 50 doanh nghiệp xuất khẩu cao su dẫn đầu năm 2020 tính theo kim ngạch xuất khẩu (xếp thứ 34/50 - Tạp chí Cao su số 1/2021). Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu thực hiện tại công ty con do Công ty đầu tư 100% vốn là Công ty TNHH Cao su Đắk Lắk tại Lào, đang quản lý 8.810 ha cao su, trong đó 8.341 ha đã đưa vào khai thác; 498,64 ha điều và 17,65 ha bạch đàn, 1 nhà máy chế biến mủ công suất 18.000 tấn/năm. Tỷ lệ xuất khẩu chiếm 62,88% sản lượng của Công ty với các thị trường lớn là Đài Loan (21,44%), Ấn Độ (16,24%), Mỹ (14,68%)…

    Cơ cấu vườn cây trẻ đem lại năng suất khai thác cao được đánh giá là điểm mạnh của Công ty so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành. Số liệu năm 2020 cho biết, năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha, trong đó có những lô cao su kinh doanh năm thứ 5, 6 đạt trên 2,65 tấn/ha.

    Trong năm 2021, nhờ giá cao su thế giới tăng trưởng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn nửa đầu năm đã giúp doanh thu thuần hợp nhất của Công ty đạt 599,8 tỷ đồng, tăng 35,9% so với thực hiện năm 2020. Biên lợi nhuận gộp đạt 42,3%, tăng đến 13,6 điểm phần trăm so với năm 2020. Khấu trừ chi phí, Công ty thu về 77,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 3,17 lần năm 2020. Mặc dù so với kế hoạch đã đề ra, Công ty chỉ vượt 2% mục tiêu doanh thu, nhưng đã vượt 68% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

    Báo cáo tài chính của Cao su Đắk Lắk cũng cho biết, tính đến cuối năm 2021, Công ty đang có dư nợ vay 278,3 tỷ đồng, giảm 27,4% so với đầu năm và chiếm 25% trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 36,6%. Xét trên cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ vay của Công ty ở mức khá an toàn, chi phí lãi vay cũng không lớn so với lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh của Công ty tạo ra.

    Tuy nhiên, do hoạt động của Cao su Đắk Lắk tập trung ở công ty con đặt tại Lào, nên dư nợ vay của Công ty chủ yếu bằng đồng kíp Lào (LAK), điều này khiến kết quả kinh doanh chịu tác động khá lớn từ biến động tỷ giá trong bối cảnh thị trường tiền tệ thế giới nhiều biến động thời gian qua. Như trong năm 2021, việc đồng kíp giảm xuống mức thấp nhất 15 năm so với đồng USD đã tăng đáng kể đến chi phí tài chính của Công ty.
    stockpro88 đã loan bài này
  4. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.308
  5. Nguoi_Dua_Do

    Nguoi_Dua_Do Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2021
    Đã được thích:
    6
    ko đâu bác nhé, đè ko cho bán giá cao mới đúng, lái chưa chắc là chủ doanh nghiệp đâu
  6. Nguoi_Dua_Do

    Nguoi_Dua_Do Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2021
    Đã được thích:
    6
    mục đích chính để chi phối doanh nghiệp à bác, e chưa hiểu ý bác nói lắm
    stockpro88 thích bài này.
  7. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.308
    http://tapchicaosu.vn/2022/03/17/the-gioi-co-the-thieu-hut-nguon-cung-cao-su-trong-nam-2023/
    Thế giới có thể thiếu hụt nguồn cung cao su trong năm 2023
    CSVN – Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với năm 2021. Năm 2023, dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu thiếu hụt, sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028 và có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn.

    [​IMG]
    Ảnh: Vũ Phong
    Sản lượng tăng
    Theo (ANRPC), việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu cao su trong năm 2022. Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.

    ANRPC dự báo sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với năm 2021. Năm 2023, dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu thiếu hụt, sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028 và có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn. Dự báo này đã được thực hiện trên cơ sở đánh giá xu hướng trồng và khả năng mở rộng diện tích cây cao su trưởng thành ở các quốc gia sản xuất cao su. Ngành cao su tự nhiên đã thoát ra thời kỳ kéo dài nguồn cung dư thừa.

    Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 2 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á tăng trở lại. Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su tăng do tâm lý lạc quan, tuy nhiên đà tăng vẫn bị hạn chế bởi lo ngại về doanh số bán ô tô của Nhật Bản tháng 1 giảm. Doanh số bán ô tô mới giảm làm tăng thêm các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nhật Bản có thể bị thu hẹp trong quý I/2022 do sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục và sự gia tăng các trường hợp nhiễm biến thể Omicron.


    Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, trong ngắn hạn, giá cao su có thể sẽ tiếp tục tăng do cây cao su bước vào thời kỳ nghỉ khai thác, nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng trở lại sau kỳ nghỉ đông. Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị hạn chế bởi sự lan rộng của biến thể Covid-19 mới trên toàn cầu, cùng với sự chậm lại trong sản xuất ô tô đã làm tăng lên mối lo ngại về nhu cầu tiêu thụ trên thị trường yếu đi. Tại Hội nghị quốc tế ngành cao su tại Việt Nam, diễn ra vào cuối năm 2021, ông Dar Wong, Giám đốc đầu tư của Công ty Tư vấn ALA, cho rằng, trong quý 1/2022, khả năng rất lớn thị trường sẽ phục hồi lại và giá cao su trên thị trường thế giới sẽ nằm ở khoảng 2.000–2.100 USD/tấn. Nhìn chung, trong cả năm 2022, giá cao su sẽ tăng lên khá mạnh, có nhiều hỗ trợ và sẽ nằm trong mức từ 2,1-3,8 USD/kg.

    Nhu cầu tăng ở những thị trường chủ lực của Việt Nam
    Cùng với nhu cầu nhập khẩu cao su của các thị trường lớn như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhờ kinh tế ở các thị trường này đang dần hồi phục sẽ là tín hiệu lạc quan cho việc xuất khẩu cao su Việt Nam. Những tín hiệu tích cực về mặt thị trường được thể hiện khá rõ về nhu cầu từ 2 thị trường lớn nhất của cao su Việt Nam là Trung Quốc và Ấn Độ.

    Trung Quốc là thị trường lớn nhất của cao su Việt Nam năm 2021 với lượng và trị giá xuất khẩu sang nước này trong năm 2021 là 1,4 triệu tấn và 2,3 tỷ USD. Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, Trung Quốc đang có nhu cầu tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên mỗi tháng.

    Trong đó, chỉ có khoảng 115.000 tấn được đáp ứng từ nguồn cung nội địa. Như vậy, mỗi tháng, quốc gia này thiếu khoảng 385.000 tấn cao su tự nhiên. Do đó, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn để bù đắp mức thiếu hụt trong 5 tháng cuối năm 2021 và dự báo sẻ phải nhập thêm 2 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu trong thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 4/2022.

    Còn theo dự báo của Tổng cục Cao su Ấn Độ, trong năm 2022, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này chỉ đạt 800.000 tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ lên tới 1.240.000 tấn. Như vậy, Ấn Độ cần nhập khẩu 440.000 tấn cần nhập khẩu. Do nhu cầu nhập khẩu cao su của Ấn Độ tăng cao nên trong năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu sang Ấn Độ 119.000 tấn cao su, trị giá 212 triệu USD, tăng tới 93,9% về lượng và 138,1% về trị giá.

    Q.A (tổng hợp)
    stockpro88 đã loan bài này
  8. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.308
  9. tungzin07

    tungzin07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2018
    Đã được thích:
    308
    giá dầu đang lên mai lại có cớ phi tiếp =))
    stockpro88 thích bài này.
  10. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.308
    cao su tự nhiên mới chỉ bắt đầu chu kỳ tăng giá thôi bác.
    cổ phiếu thiên thời và siêu game nữa sẽ tạo thành siêu phẩm
    mtam137 thích bài này.
    stockpro88 đã loan bài này

Chia sẻ trang này