ĐT theo giá trị DN-Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn(Lấy tĩnh chế động)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 11/04/2014.

4410 người đang online, trong đó có 468 thành viên. 11:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 104003 lượt đọc và 2115 bài trả lời
  1. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    @anhmauhic:
    Nhân cuối tuần rỗi rãi và em lại quan tâm muốn tìm hiểu thêm về P/B và P/E nên anh sẽ tổng hợp lại những điều nên biết về 2 chỉ số này để em tham khảo. Vì anh cũng không được đào tạo bài bản mà chủ yếu tự tìm hiểu nên anh sẽ trình bày theo cách hiểu của anh những k/n cơ bản em có thể tham khảo thêm sách chuyên môn cho chuẩn, anh sẽ dành nhiều hơn cho việc pt ý nghĩa của các chỉ số này. Bác @xyz123vkc với kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm làm kế toán trưởng dn cho ý kiến thêm nếu có thiếu sót nhé.

    1. P/B (Thị giá/Giá trị sổ sách trên một cp)

    a. Giá trị sổ sách (GTSS) trên mỗi cổ phần (bookvalue per share)

    Định nghĩa của GTSS trên mỗi cp là tỷ số giữa vốn chủ sở hữu chia cho số cp (trong trường hợp dn có cả cổ phiếu ưu đãi thì phải loại trừ số cp ưu đãi, để dễ hiểu ta coi như dn chỉ có cp phổ thông).

    Để dễ hình dung, em nên mở 1 bản bctc của 1 dn nào đó rồi xem Bảng Cân đối kế toán của dn. Một Bảng cân đối kế toán sẽ bao gồm 2 phần lớn Tài sản và Nguồn vốn. Để tự tính được GTSS trên mỗi cp em chỉ cần quan tâm mục Vốn chủ sở hữu bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kt: lấy tổng giá trị vốn chủ sở hữu chia cho vốn đầu tư của chủ sở hữu rồi nhân với 10000đ là ra.

    Cách tính trên đây bám vào đ/n nêu ở trên và dễ thực hiện nhưng lại không giúp ta hiểu cơ cấu tài sản của dn. Muốn hiểu cơ cấu ts của dn thì ta lại phải xem chi tiết các hạng mục bên phần Tài sản của bảng cân đối kt, và vì trên Bảng cân đối kt thì Tổng ts bằng Tổng nguồn vốn nên người ta có thể đưa ra công thức tính GTSS trên mỗi cp =(Tổng ts – nợ)/số cp. Việc có loại trừ giá trị tài sản cố định vô hình hay không thì nên tùy từng dn mà áp dụng còn chiếu theo đ/n chuẩn thì không.

    Diễn giải nôm na GTSS trên mỗi cp sẽ là GTSS trên mỗi cp phản ánh giá cp khi đem qui đổi tất cả ts của dn sang tiền rồi trừ đi số nợ của dn.

    Với sự hiểu biết về GTSS trên mỗi cp như trên, ta sẽ thấy có một số điều cần lưu ý về chỉ số này như sau:

    - Vì TSCĐ của dn được kế toán theo nguyên giá vào thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng rồi được chiết khấu qua việc tính hao mòn TSCĐ nên giá trị ghi trên sổ sách không phản ánh đúng giá trị thật của TSCĐ vào thời điểm đánh giá dẫn đến GTSS trên mỗi cp có thể phản ánh sai lệch so với thực tế

    - Do sự sai biệt giữa GTSS của TSCĐ với giá trị thực tế và giá trị sử dụng của TSCĐ nên 1 dn có GTSS trên mỗi cp lớn hơn chưa chắc đã là dn có hoạt động sxkd tốt hơn.

    b. P/B (Thị giá/GTSS trên mỗi cp)

    Nhà đầu tư khi tính tỷ lệ P/B là muốn so sánh giữa thị giá và GTSS của cp dn. Ví dụ: 1 cp có thị giá 30k nhưng GTSS trên mỗi cp là 15 có nghĩa là cp đó đang được gd với giá trị gấp 2 lần GTSS. Để nhận định về tỷ số P/B làm cơ sở cho quyết định đầu tư thì có 2 ý kiến trái ngược nhau:

    - P/B nhỏ thì tốt: với lý luận là 2 dn với cùng GTSS trên mỗi cp thì việc phải bỏ vốn ít hơn để có thể sở hữu cp rõ ràng là điều lợi hơn

    - P/B lớn thì tốt: với lý luận là 2 dn với cùng GTSS trên mỗi cp thì việc thị trường sẵn sàng trả giá cao hơn để được sở hữu cp thể hiện dn đó tốt hơn và có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn nên để đầu tư ta nên chọn dn có P/B lớn hơn

    Rõ ràng việc đánh giá của cả 2 nhận định trên đều có lý của nó, không dễ gì nói cái nào đúng hơn cái nào. Tuy nhiên đối với chỉ số P/B thì ta không nên so sánh trực tiếp giữa 2 dn, bởi vì cơ cấu ts của mỗi dn 1 khác và nhiều cái khác nữa như ngành nghề, qui mô dn nên không thể đánh đồng 2 dn có cùng GTSS trên mỗi cp bằng nhau là như nhau. Tốt hơn hết để GTSS trên mỗi cp của 1 dn sát với thực tế, ta nên làm 1 việc mà dn chưa làm đó là định giá lại TSCĐ của dn (1 cách tương đối) rồi tính GTSS trên giá trị TSCĐ đó.

    Qua những phân tích trên thì ta có thể thấy rõ là chỉ nên tham khảo chỉ số P/B cũng như chỉ số GTSS trên mỗi cp chứ không thể dùng các chỉ số này để làm quyết định đầu tư được.

    2. P/E (Thị giá/Thu nhập ròng của mỗi cp)

    Để có cái nhìn khái quát về P/E và Thu nhập ròng của mỗi cp EPS (Earnings per share), em có thể tham khảo trang này http://vi.wikipedia.org/wiki/Tỷ_số_P/E

    Có 1 số điều cần lưu ý thêm về EPS và P/E như sau:

    - Các chỉ số EPS và P/E chỉ là con số tương đối vì lợi nhuận của dn có thể có sai biệt lớn qua các quí khác nhau trong khi Thu nhập ròng bình quân mỗi cp được tính là Thu nhập ròng của 4 quí gần nhất. Mặt khác khi EPS thay đổi chưa chắc đã kéo theo sự thay đổi của thị giá với cùng tỷ lệ.

    - EPS tính toán không đồng nghĩa với lợi nhuận thực tế nđt có thể nhận được vì nói chung các dn không chia hết toàn bộ số lợi nhuận thu được trong năm tc. Cá biệt có 1 số trường hợp lợi nhuận của dn chỉ được ghi nhận trên sổ sách còn thực tế dòng tiền mặt yếu do đọng ở công nợ (các khoản phải thu) hay ở lượng hàng tồn kho thực tế quá lớn. Trong những trường hợp ấy, có thể nhiều năm liền nđt không được trả cổ tức hay nói cách khác là thực tế không thu được lợi nhuận từ vốn đã đầu tư và khi đó ý nghĩa của P/E cũng không đúng trong thực tế

    - Tương tự như chỉ số P/B thì đối với chỉ số P/E cũng có 2 cách nhận định trái chiều:

    + P/E càng thấp càng tốt để đầu tư: những nđt ủng hộ quan điểm này dựa trên ý nghĩa của P/E để cho rằng với cùng số vốn bỏ ra đầu tư thì P/E sẽ bé hơn khi EPS tăng và như vậy trên lý thuyết thời gian thu hồi vốn sẽ ngắn hơn nên được lợi hơn.

    + P/E cao sẽ hấp dẫn để đầu tư hơn: những nđt có quan điểm này dựa trên cơ sở ý nghĩa của thị giá cp để cho rằng với cùng EPS thì cp có thị giá lớn hơn (đồng nghĩa với P/E cao hơn) sẽ có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn do đó hấp dẫn để đầu tư hơn.

    Vậy thì thực tế quan điểm nào là đúng và quan điểm nào là chưa chính xác? Theo ý kiến cá nhân anh nhận thấy rằng do EPS của dn không đồng nghĩa với lợi nhuận thu được thực tế của nhà đầu tư nên nhiều khi dn có EPS thấp hơn lại trả cổ tức cao hơn (vì tỷ lệ % lợi nhuận đem ra trả cổ tức cao hơn) do đó quan điểm thứ nhất là không phải lúc nào cũng đúng mà còn tùy thuộc chính sách trả cổ tức của từng dn. Mặt khác nếu đứng trên quan điểm cho rằng thị giá cp là phản ánh khách quan đánh giá của thị trường về giá trị dn thì quan điểm thứ 2 có vẻ là hợp lý hơn (thị trường không ngu khi định giá 2 cp có cùng EPS nhưng lại có thị giá cao thấp khác nhau).

    Qua phân tích trên có thể thấy các chỉ số P/E và EPS của dn không nên được dùng làm kim chỉ nam cho quyết định đầu tư mà nên xem xét kết hợp thêm nhiều yếu tố khác của dn và mục đích đầu tư của chính cá nhân nđt.
  2. thongcancook

    thongcancook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Đã được thích:
    4.728
    Liệu có bao nhiêu người tin rằng kinh tế đang phục hồi ? Doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn và tăng trưởng trở lại ?

    Bác nào KHÔNG TIN nó tăng trưởng và CHƯA vượt qua được khó khăn thì like 1 phát.
  3. Angler

    Angler Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    1.285
    Like bác, về tổng thể thì như vậy. Nhưng xét riệng từng doanh nghiệp thì lại khác, mà mình thì cũng chỉ mua CP của vài doanh nghiệp thôi >:D<
    anhmauhicthongcancook thích bài này.
  4. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    DN khó khăn thì lúc nào chả có? Ngay cả lúc đang thuận lợi nhất thì cũng tiềm ẩn đầy rẫy khó khăn. Bác nào đã điều hành dn rồi thì sẽ thấu hiểu điều này rõ nhất
    anhmauhicthongcancook thích bài này.
  5. nownotyesterday

    nownotyesterday Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    17/05/2014
    Đã được thích:
    114
    Đầu tư Ck ai cũng mong kinh tế hồi phục và phát triển. Ngành của mình chọn phải tăng trưởng vượt bậc so với mặt bằng chung (cái này mới khó đoán phải không ae). Tình hình f319 còn xum tụ như giờ thì e là không like cho bác đcj ròi:-j
    anhmauhicthongcancook thích bài này.
  6. thongcancook

    thongcancook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Đã được thích:
    4.728
    Hehehe mình cũng chỉ thăm dò tính lạc quan của vài mem topic giá trị thôi, chứ ngoài kia đa phần xanh-đỏ ManU-ManCity.

    Theo cảm nhận của hàng loạt khách hàng EU, Mỹ, Nam Mỹ, Nga, Trung Quốc, Trung Đông, vài nước bắc Phi thì mọi thứ vẫn còn rất xấu và vẫn đang giữ nguyên hiện trạng xấu. Đặc biệt TQ, thị trường đang xấu đi rõ rệt và ngày càng khó hơn. Nên các doanh nghiệp "ra biển lớn" của VN chắc cũng không thể hết khó khăn.

    Về thị trường nội địa (chậu cá lia thia, hay cái ao làng), sức cầu giảm do mất việc làm, doanh số giảm, tuy nhiên 1 số mặt hàng chính vẫn duy trì. Có thể 1 số doanh nghiệp chạy theo được vài chính sách của nhà nước có thể có thấy chút ánh sáng le lói, nhưng không thể gọi là thành công được.

    Nếu xét tính tương đối của thị trường VN, ROE phải cỡ 15%-20%/năm mới gọi là cầm cự được, còn nếu thấp hơn mặc dù về mặt số liệu tuyệt đối thấy vẫn ổn, nhưng xét về sức mua thì phải gọi là sụt giảm. Có thể doanh nghiệp đang cố hướng nhà đầu tư đến con số tuyệt đối tăng trưởng, nhưng về giá trị con số đó thì sẽ bị "lập lờ" (ví dụ: 2 năm trước 1 ổ bánh mì 10k, năm nay nó phải là 15k).

    VD: Ngành cơ bản trong cơ cấu kinh tế của VN là nông nghiệp và chăn nuôi, chọn nó là vì nó đại diện cho phần lớn dân số. Xét ở mức độ có quy mô, có kỹ thuật, không phải làm đại hay tự phát hay nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Và nhìn chung ai cũng đang kêu gào Cứu cứu ...
    - Ngành cá Tra (ngành thê thảm nhất): Hiện tại mức độ lợi nhuận mà mọi người vẫn đang kêu gào cứu thì lợi nhuận khoảng 15-20% / 6 tháng, những năm khủng hoảng lợi nhuận nó 5-10%/6 tháng và mọi người treo ao bỏ nuôi hàng loạt.
    - Ngành nuôi heo: đang rất tốt lợi nhuận khoản 35-40%/3-4 tháng tùy khâu chọn giống. Thời điểm khó khăn thì kinh doanh nhỏ lẻ hộ gia đình hòa vốn, lỗ 10%, nuôi công nghiệp vẫn lãi 5-10%/4 tháng và nếu áp dụng tốt VAC thì vẫn lãi to.
    - Trồng lúa: miễn bàn, cái này gọi là đóng góp chứ không phải là kinh tế.
    - Trồng rau theo quy hoạch và có tiêu chuẩn: 1ha (giá BDS khoản 600tr/ha) một năm cho lợi nhuận 300tr
    - Trồng cây ăn trái: hên xui vì chủ yếu do thương lái TQ làm giá. Những thứ ít người trồng thì lợi nhuận 700tr/ha (giá đất vườn khoảng 700-800tr/ha) ví dụ như sầu riêng, mít .... Những thứ bị đè thì ... làm phân bón như xoài, dưa hấu ....

    Ở topic này mình chia sẽ vài mức độ so sánh để các bác giá trị đánh giá thực trạng vĩ mô tổng quát. Ai cũng biết trong lúc khó khăn vẫn có những doanh nghiệp tăng trưởng, hay trong lúc tăng trưởng vẫn có những doanh nghiệp khó khăn. Nhưng với cái nhìn 2 chiều, lạc quan và bi quan, mỗi người sẽ tự có 1 cảm nhận chung về tình hình và đặt được cho mình 1 mục tiêu phù hợp hơn. Quan điểm tiêu cực của mình là đặt tất cả trứng vào 1 rổ, nên phải thật đắn đo.
  7. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Vâng, anh phân tích rất sát. Cũng như việc đưa ra hai luận điểm rồi đến quan điểm cá nhân. Thực tế thì các chỉ số cũng như là tiềm năng của doanh nghiệp, của ngành là một phần. Cái thực tế mà chúng ta nhận được là cổ tức. Mà cái này thì phụ thuộc vào nhân sự, vào HDQT là chính. Nên các chỉ số tốt mà cổ tức không ổn định khá cho nhà đầu tư thì cũng chưa phải là hay.
    toiyeucophieu thích bài này.
  8. ruby2608

    ruby2608 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2013
    Đã được thích:
    2.960
    Vậy theo bác khi VNI vượt đỉnh 6x thì nền kinh tế tăng trưởng rồi à? Em dốt ko hiểu mong đại ca chỉ bảo thêm
  9. thongcancook

    thongcancook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Đã được thích:
    4.728
    Tăng là tăng so với cái gì và giảm là giảm so với cái gì ? Tăng hay giảm chung chung là 1 cách nói cho qua chuyện nhầm "lập lờ" vài yếu tố.

    Xin lỗi bác mình chưa từng quan tâm tới điểm VNI nên không biết gì về mấy chỉ số đó, cũng như chẳng biết gì về thị giá. Cái mình quan tâm là nếu tăng lợi nhuận bao nhiêu, sập sàn thì lợi nhuận bao nhiêu, và so với nông dân đi nuôi heo thì nó như thế nào. Từ đó ra quyết định đầu tư thôi.
    Last edited: 18/05/2014
    brock lesnarwarmheart18 thích bài này.
  10. willstrong

    willstrong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Đã được thích:
    7.902
    Chào Bác, Em đang bị mất phương hướng , Xin Bác chia sẻ rõ thêm về cách ra quyết định đầu tư này không ah? Cảm ơn Bác

Chia sẻ trang này