ĐT theo giá trị DN-Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn(Tiền và Cổ phiếu)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 02/03/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4050 người đang online, trong đó có 320 thành viên. 06:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 109042 lượt đọc và 2142 bài trả lời
  1. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Thấm thoắt thế mà cũng sắp hết ngày chủ nhật rồi, thời gian trôi nhanh thật. Việc bàn luận về chủ đề Tiền hay Cổ phiếu quan trọng mặc dù không thực sự sôi nổi như tôi hy vọng, nhưng cũng được nhiều bác chú ý theo dõi. Đáng tiếc là nhiều người chưa phát biểu chính kiến để ace khác được tham khảo. Nhưng dù sao đi nữa tôi vẫn hy vọng rằng việc đưa vấn đề này ra bàn luận đã và sẽ giúp ích cho mọi người và chúng ta cũng sẽ có thu hoạch từ những ý kiến đóng góp của mọi người.
    Sẽ thật là bất công nếu tôi nêu ra vấn đề rồi không phát biểu quan điểm của mình. Hơn nữa bản thân tôi cũng rất muốn biết những ý kiến phản biện cho quan điểm của mình về chủ đề này, chính vì thế tôi xin được nói ra quan điểm của tôi để ace cùng tham khảo và cho ý kiến. Một lần nữa chân thành cảm ơn tất cả đã nhiệt tình tham gia.
    Khi tham gia vào ttck, mỗi nhà đầu tư đều có chung mục đích đó là dùng nguồn vốn nhàn rỗi của mình (Tiền) để tìm kiếm lợi nhuận (cũng thường được hiểu là Tiền). Hàng hoá trên ttck là Cổ phiếu của các DN đang niêm yết. Tựu chung lại có 2 cách để thu được lợi nhuận trên ttck, cách thứ nhất thực hiện việc mua đi bán lại Cổ phiếu để thu lợi nhuận qua chênh lệch thị giá CP, cách thứ hai là thu lợi nhuận qua cổ tức dn chia cho những người góp vốn từ lợi nhuận qua sxkd của dn, điều này ai cũng biết.
    Quay trở lại vấn đề đang thảo luận, quan điểm của tôi là trên ttck Cổ phiếu quan trọng hơn tiền. Tôi lý giải quyết định này như sau:
    - Trên ttck nếu chúng ta nắm giữ Tiền thì chúng ta sẽ thu về ít lợi nhuận nhất, vì tiền trong tk dùng mua bán CP chỉ được hưởng ls kkh rất thấp. Ngược lại nếu chúng ta nắm giữ CP (và tất nhiên không phải bất cứ loại CP nào) thì chúng ta chắc chắn sẽ có được lợi nhuận cao hơn Tiền. Nếu bạn chọn CP có cổ tức và tỷ lệ cổ tức/thị giá (vào thời điểm mua CP) hợp lý thì ngay khi mua xong CP ấy đã gần như đảm bảo cho bạn một lợi nhuận rồi. Tất nhiên lợi nhuận ấy có thể nhiều lên hay ít đi tuỳ tình hình sxkd của dn, nhưng tỷ lệ rất cao là lợi nhuận ấy lớn hơn lợi nhuận nếu bạn giữ Tiền.
    - Trong 2 cách kiếm tiền trên ttck mà tôi nhắc đến ở trên, cách thứ nhất sẽ làm mất tg của nhà đầu tư hơn, chưa kể những tác động tâm lý khác. Tôi dùng hình ảnh "chạy theo tiền" để khái quát hình thức này. Khi nhà đầu tư ngừng tham gia gd (vì lý do nào đó) thì họ cũng không có lợi nhuận. Nếu xét thêm yếu tố về tg, mỗi người đều chỉ có 24h/ngày và ttck cũng chỉ gd 5 ngày/tuần và sức người là có hạn thì kiếm tiền theo cách này sẽ có giới hạn, chưa tính tới rủi ro thua lỗ có thể xảy ra. Cách thứ 2 nhà đầu tư chỉ mất tg nhiều trong giai đoạn đầu để xác định CP định mua, còn khi mua xong họ sẽ cần rất ít tg thậm chí có thể không cần ngó ngàng gì tới khoản đầu tư đó nữa những vẫn thu được lợi nhuận. Tôi dùng hình ảnh "bắt tiền làm việc thay mình" để diễn tả cách kiếm tiền này. Với cách này việc kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn của họ mà thôi, những giới hạn về tg và sức lực của con người đã gần như được loại bỏ, hay chính xác hơn là 1 nhà đầu tư với các công cụ quản lý dm đầu tư có thể kiếm tiền không giới hạn bằng phương thức này. Ngoài ra những tác động tâm lý do biến động thất thường của thị giá cp cũng không còn ảnh hưởng xấu tới nhà đầu tư nữa, họ có thể thanh thản vui sống và làm nhiều việc khác theo ý thích của mình, hay nói cách khác là tận hưởng cuộc sống cùng với việc đầu tư ck.
    - Mỗi người chúng ta trong cuộc sống đều có thu nhập và chi phí, giống như một dn vậy. Nếu thu nhập của chúng ta cao hơn chi phí thì chúng ta đang có tích luỹ và việc giàu có chỉ còn là vấn đề thời gian. Ngược lại nếu thu nhập ít hơn chi phí thì giống như một dn thua lỗ, lụn bại, chúng ta cũng mãi mãi luẩn quẩn trong việc nợ nần và nghèo đói. Điều này đúng và không phụ thuộc việc cá nhân đó kiếm được nhiều tiền hay ít tiền. Bản thân tôi, tôi muốn gia tăng thu nhập của tôi một cách chắc chắn qua việc mua và nắm giữ những CP đạt tiêu chí của mình mà không cần quan tâm nhiều tới biến động của ttck. Điều đó giúp cho tôi có thể yên tâm ghi thêm 1 khoản thu nhập cho mình

    Bởi những lý do trên nên tôi thấy CP quan trọng hơn Tiền! Cứ khi có tiền nhàn rỗi tôi lại tìm cách chuyển số Tiền nhàn rỗi ấy thành những CP mà tôi thấy nó mang lại Tiền cho tôi, và nếu không vì những biến động quá lớn của dn, tôi sẽ không rời bỏ tài sản của mình.
    Đây là quan điểm hết sức riêng tư tôi muốn chia sẻ với mọi người chứ không hề có ý áp đặt. Tôi cũng không cho rằng quan điểm này là đúng đắn cho mọi cá nhân khác, nhưng tôi biết và đã cảm nhận được nó đúng cho trường hợp của tôi. Với tinh thần trao đổi để học hỏi thêm nữa, rất mong được ace phản biện dưới mọi góc nhìn khác.
  2. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Trong cuốn "Cha giàu cha nghèo" tác giả cũng trích dẫn định nghĩa về tài sản từ Bách khoa toàn thư của Anh đấy. Ông cũng phân tích rõ là những định nghĩa ấy rất trìu tượng và khó hiểu cho phần đông con người trong xã hội. Em nên xem lại phần phân tích ấy của tác giả. Từ suy nghĩ ấy tác giả mới phát biểu lại định nghĩa khái niệm tài sản một cách đơn giản như anh đã trích dẫn. Còn khái niệm tiêu sản là một khái niệm anh chỉ thấy có duy nhất tác giả đưa ra mà thôi. Nó như là mặt trái của tài sản để giúp chúng ta dễ hiểu hơn mà thội. Một điều rất quan trọng nữa em chưa lĩnh hội được, đó là tính tương đối của các khái niệm. Nếu em vẫn cứ muốn lý giải 1 cách bất biến là 1 vật chỉ có thể hoặc là ts hoặc là không phải, giống như 1+1=2 trong toán học thì thật khó cho em có thể hiểu được vấn đề.
    CunSonic, Warren Banhmauhic thích bài này.
  3. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Em vẫn không đồng ý về cách định nghĩa đó. Tài sản hay tiêu sản mà tác giả định nghĩa chỉ là việc tăng hay giảm giảm giá trị của tài sản gốc mà thôi ( tài sản gốc là bất kể loại tài sản gì: hữu hình hay vô hình ). Em chỉ đồng ý cái lý luận mua tài sản sinh lợi của tác giá mà thôi. Còn định nghĩa về mặt từ ngữ của tác giả như vậy là có vấn đề. Chỉ có định nghĩa tài sản trong bác khoa toàn thư là chuẩn xác.
    CunSonicbaotoCK thích bài này.
  4. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    OK, anh cũng không có ý định thuyết phục em phải coi định nghĩa như thế là đúng. Nhưng anh thấy thường tư tưởng sẽ quyết định hành động của mình (có thể mỗi người ý thức được hay là không mà thôi). Nên nếu tư tưởng không có sự nhất quán thì sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới hành động rồi tác động tới kết quả. Vì thế cái căn bản nhất vẫn là mình cần thông suốt vấn đề trong chính tư tưởng của mình thì khi hành động mới có sự tự tin và đúng hướng.
    chinhqh, CunSonic, Warren B1 người khác thích bài này.
  5. xyz123vkc

    xyz123vkc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2012
    Đã được thích:
    6.162
    Nói cho ngắn gọn CP giấy chúng nhận tài sản , Tiền chỉ là chỉ là giấy. Nếu kg có tài sản , hàng hóa đảm bảo thì như tiền, hay CP cũng như nhau giống tiền Zimbabue ấy nhé .
    Các bác đọc thêm học thuyết kinh tế của Adam Smith, keynes, David ricardo ............ Thì các bác mới hiểu hết được đừng tranh luận những cái gì quá tầm
    chinhqh, racingtricycle, timur3 người khác thích bài này.
  6. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Vâng anh a. Nên anh em mình ngược nhau khi chọn tiền và cổ rồi:D. Thôi em với anh không bàn đến việc này nữa:)), vì em bảo thủ lắm :D
    CunSonicGa_moi thích bài này.
  7. magyar

    magyar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Đã được thích:
    3.075

    Nhưng xét cho cùng thì mục đích của mỗi chúng ta khi tham gia đầu tư là để đạt đến sự tự do về tài chính
    Để đạt được mục đích đó mỗi người sẽ sử dụng một phương tiên nào đó phù hợp với mình
    Em chọn phương tiện cổ phiếu vì nó phù hợp với bản thân em
  8. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Vâng cám bác cảnh tỉnh :drm3:drm3:drm3
    CunSonic thích bài này.
  9. xyz123vkc

    xyz123vkc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2012
    Đã được thích:
    6.162
    Nguồn gốc Phát sinh tiền ???
    Nguồn gốc phát sinh CP???
    Nó chỉ là vật ngang giá để lưu thông mua bán hàng hóa tài sản thôi . Cái gì cũng phải đi từ bản chất
    chinhqh, CunSonic, Ga_moi2 người khác thích bài này.
  10. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Kinh tế học : Các học thuyết kinh tế của Adam Smith - Lý thuyết “Bàn tay vô hình” (Invisible hand)
    Trong Adam Smith, Học Thuyết, Kinh Tế Học - 20:56 - No Comments

    Kinh tế học : Các học thuyết kinh tế của Adam Smith
    Lý thuyết “Bàn tay vô hình” (Invisible hand)

    [​IMG]
    Cũng như các nhà lý luận cổ điển khác, Adam Smith ủng hộ mạnh mẽ tư tưởng tự do kinh tế, đề cao tự do cạnh tranh. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của thời kì đầu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
    Trong tác phẩm “Nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, ông khẳng định rằng chế độ xã hội bình thường hợp với “trật tự tự nhiên” là xã hội tư bản, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở quy luật tự nhiên, còn xã hội không bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng tính ích kỉ cá nhân không chỉ là cơ sở lý thuyết của ông, mà Adam Smith còn đề cao tình cảm đạo đức của con người trong tác phẩm “Lý luận đạo đức”.

    Về nguyên lý bàn tay vô hình, theo ông: Mỗi cá nhân đều cố gắng sử dụng vốn của mình sao cho có được sản phẩm có giá trị cao nhất. Thông thường, cá nhân này không có chủ định củng cố lợi ích công cộng mà cũng chẳng biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Cá nhân này chỉ có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả riêng của mình. Trong quá trình này, một bàn tay vô hình đã buộc anh ta phải theo đuổi lợi ích của mình, anh ta đã bảo vệ luôn lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định làm việc này.
    “Bàn tay vô hình”, trước hết thể hiện lợi ích của các cá nhân, nó tác động như một lực đẩy, hướng con người tới công việc nào mà xã hội sẵn sàng trả tiền. Theo Adam Smith: Chúng ta không mong có bữa ăn trưa nhờ ở lòng hào phóng của người mổ thịt, người nấu bia, hoặc người làm bánh, mà ở cách nhìn của họ đối với lợi ích của bản thân họ. Chúng ta trông chờ không phải ở lòng nhân đạo của họ, mà ở tính tự tương thân của họ, và không bao giờ nói với họ về những nhu cầu của chúng ta, mà về những lợi ích của họ.
    Ông đã nêu ra những luận diểm quan trọng về cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, mà không cần có sự can thiệp của con người. Ông viết: Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quy định, ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình? Không phải vậy đâu hãy để mặc mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kì diệu, không cần kế hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả.
    Adam Smith đã đề cao hiệu quả của lợi ích cá nhân, theo ông: Con người bao giờ cũng cần đến những đồng loại của mình và thật vô ích khi chờ đợi sự tử tế duy nhất của họ. Sẽ thành công chắc chắn hơn, nếu nó hướng tới lợi ích cá nhân của họ... Anh hãy đưa cho tôi cái tôi cần và anh sẽ có được ở tôi cái mà chính anh cần. Thị trường sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó. Adam Smith cho rằng: Cứ để cho một cá nhân nào đó chạy theo lòng ham lợi của mình, anh ta sẽ thấy mọc lên những kẻ cạnh tranh làm anh ta mất nghề. Cứ để cho một người nào đó bán hàng hóa của mình quá đắt hoặc không muốn trả công cho công nhân của mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và không có người làm trong trường hợp thứ hai. Như vậy, những động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất-sự hài hòa của xã hội.
    Ông đã nhận thức rõ vai trò điều tiết của thị trường qua sự tác động của cung-cầu và giá cả, ông kết luận: Lợi ích cá nhân sẽ khôi phục sự cân bằng.
    Lý thuyết “Bàn tay vô hình” dựa trên sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự điều tiết của thị trường tự do cạnh tranh. Ông đã giải thích việc để giá cả thị trường được cân bằng, phải không xa rời chi chí sản xuất hàng hóa thực tế. Ông đã giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng những người sản xuất hàng hóa phải cung cấp những hàng hóa mà xã hội cần, sự tương đồng cơ bản trong thu nhập ở dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất của mỗi quốc gia. Nghĩa là ông đã tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự.

    Theo ông nhiệm vụ chính của nhà nước là công cụ để chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên nhà nước cũng có chức năng kinh tế, khi nó vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp tư nhân như đào sông, đắp đường..., nhưng nhà nước không nên can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, thị trường tự nó sẽ giải quyết tất cả.
    magyar, CunSonicGa_moi thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này