ĐT theo giá trị DN-Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn(Tiền và Cổ phiếu)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 02/03/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8109 người đang online, trong đó có 1004 thành viên. 10:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 109046 lượt đọc và 2142 bài trả lời
  1. hungtri

    hungtri Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    3.460
    Tư tưởng cuả tác giả đơn giản và ý nghĩa triết lý là chỗ này :
    - Bạn mua một BĐS ( nhà , đất hoặc nhà và đất ) , nếu nó sinh lời chủ động , vd như cho thuê thì đó là tài sản
    - Nhưng cùng miếng BĐS đó , bạn mua để ở thì đó là tiêu sản , vì bạn mất tiền mua và tiền duy tu bảo trì . . .
    CunSonic, Ga_moianhmauhic thích bài này.
  2. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA DAVID RICARDO


    David Ricardo (1772 – 1832) là người bảo vệ lợi ích của bộ phận tư sản công nghiêp, chống chế độ phong kiến và tin tưởng vào tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản, cho rằng chủ nghĩa tư bản là hợp lý và tồn tại vĩnh viễn. Thế giới quan của D.Ricardo là thế giới quan duy vật tự phát và máy móc, trong phương pháp cũng song song tồn tại cả phương pháp khoa học và phương pháp tầm thường. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học”. Đặc biệt tài sản vô giá của ông là kiến thức kinh tế thực tế, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.

    Lý luận về giá trị

    Lý luận về giá trị là lý luận chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm kinh tế của Ricardo, là cơ sở của học thuyết của ông và được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phê phán, phát triển lý luận giá trị của A.Smith.

    + Ông định nghĩa giá trị hàng hoá, hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà hàng hoá khác trao đổi, là số lượng lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Ông phê phán sự không nhất quán trong khi định nghĩa về giá trị của A.Smith.

    + Ông cũng đã có sự phân biệt rõ ràng dứt khoát hơn giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, ông nhấn mạnh “ tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, mặc dầu nó rất cần thiết cho giá trị này”. Từ đó ông phê phán sự đồng nhất hai khái niệm tăng của cải và tăng giá trị.

    + Theo ông lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao động trực tiếp, mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuất ra các công cụ, dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy.

    + Về thước đo giá trị, ông cho rằng cả vàng hay bất cứ một hàng hoá nào không bao giờ là một thước đo giá trị hoàn thiện cho tất cả mọi vật. Mọi sự thay đổi trong giá cả hàng hoá là hậu quả của những thay đổi trong giá trị của chúng.

    + Về giá cả ông khẳng định: giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, những biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá, ông cũng đã tiếp cận với giá cả sản xuất thông qua việc giải thích về giá cả tự nhiên.

    + Ricardo cũng đã đề cập đến lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng ông chưa lý giải việc quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn.

    + Ông cũng là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c, v, m, tuy nhiên ông chưa phân biệt được sự chuyển dịch của c vào sản phẩm như thế nào, và không tính đến yếu tố c2. D.Ricardo bác bỏ quan điểm cho rằng tiền lương ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá.

    + Tuy nhiên trong lý luận giá trị của D.Ricardo cũng còn những hạn chế, đó là:

    Chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận.

    Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Mác phạm trù này chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá).

    Chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá.

    Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào, thậm chí cho răng lao

    động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.

    Chưa phân tích được mặt chất của giá trị và các hình thái giá trị.
    magyar, CunSonicGa_moi thích bài này.
  3. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Theo tôi thì vợ là tiêu sản còn con là tài sản =)). Bác nào còn có bồ nữa thì có thêm siêu tiêu sản rồi=))=))=))
    racingtricycleCunSonic thích bài này.
  4. Warren B

    Warren B Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/02/2014
    Đã được thích:
    415
    Phần kết luận của bác chủ Top rất hay, nhất là 2 câu "chạy theo đồng tiền" và "bắt tiền làm việc cho mình". Vote cho bác nhé. Tớ theo câu 2 triệt để, tớ mua đủ CP mà theo tớ là tốt nhất, sau đó khoá tủ và chỉ nhìn vào TTCK để xem cho biết chứ không hề có ý định lướt lát, kể cả khi thị trường tăng hay giảm điểm. Theo quan điểm của tớ về CK, không thể mò đáy đoán đỉnh được, dựa vào TA thì càng không chính xác nữa. Vậy sao phải nhảy ra nhảy vào mất thời giờ và lo lắng? Tớ thấy rằng, nếu đã đầu tư đúng CP cơ bản tốt, thì cho dù TTCK sụp đổ ít nhất mình cũng ăn cổ tức hàng năm và cổ tức này cũng ngang hoặc hơn lãi ngân hàng rồi. Còn nếu TT tốt và tăng thì mình cũng có cơ hội nhân đôi hay 3 tài sản đấy chứ, nhưng chỉ khi bán mới thấy điều đó thôi. Vậy nếu đã chọn cổ đúng và yên tâm với cổ tức, tớ không bị sốt ruột phải bán hay mua, mà có thể tự do chọn khi nào tốt nhất để quyết định. Mà ngay cả khi TT tăng 3 lần thì bán cũng vẫn tiếc vì cổ tốt. Còn về tính bền vững của DN VN thì xem ra không bằng DN Mỹ. Số DN như Vinamilk không nhiều, tuy nhiên không phải kg có. PVD, HAG, DHG, FPT... là những DN có lợi thế cạnh tranh thấy rõ. Những DN này có bề dày hoạt động và có người cầm quân có tài thao lược không dễ lên voi xuống chó như nhiều DN khác nên tính lâu dài là hoàn toàn có thể. Ít nhất cũng 20 năm nữa các bác à, đủ để các bác đổi đời vài lần ấy chứ....
    Nếu đã đầu tư và TTCK, thì đừng coi nó như canh bạc. Ngay cả tỷ phú Warren cũng chỉ có lãi suất trung bình 25%/năm thôi. Các bác cứ lướt và đòi ăn bằng lần thì nguy hơn an là điều dễ hiểu. Tuy nhiên cũng tuỳ và tuổi tác và khí chất mỗi người.
    magyar, Ga_moi, kientrungbk2 người khác thích bài này.
  5. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    Bất cứ thứ gì nếu được bảo lãnh hàng hóa thì có thể là tiền, dù là không khí, hay chỉ là một bộ mã trên máy tinhs . như Bitcoin chẳng hạn .
    CunSonic, TuHanhXunganhmauhic thích bài này.
    kinhkha139 đã loan bài này
  6. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    Như vậy tiền là giấy chứng nhận hàng hóa.

    Cổ phiếu là giấy chứng nhận "tài sản".

    "tài sản" sinh cổ tức -> Cấm cổ tốt hơn cầm tiền?

    tuy nhiên "tài sản" có thể biến thành "tiêu sản" . Vì một DN có thể làm ăn thu lỗ, và như thế chờ thành bộ máy ngốn tiền chứ không sinh lời .

    Vì thế có lúc phải cẩm tiền khi cổ phiếu chở thành tiêu sản .

    Bên trên tôi nói trên góc độ của người đầu tư . Còn đầu cơ thì chỉ quan tâm giá, giá lên cầm cổ giá xuống cầm tiền

    nên có thể nói, đầu cơ là đầu tư tăng giá . Cũng là một cách đầu tư .
    fan_xi_fang, Ga_moi, CunSonic3 người khác thích bài này.
  7. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    lai lòng vong hơn nữa ở góc độ người đâu cơ, ko có khái niệm cổ tốt, cổ xấu, chỉ có khái niệm cổ tăng giá, ko thêm quan tâm tài sản, và thấy rằng người đầu tư thật là ngớ ngẩn, họ quan tâm vào quá nhiều đến tài sản làm gì, trong khi đầu tư cơ bản là mua thấp bán cao, mua của người chán bán cho người thèm, cổ tức dù có chia thì cũng bị điều chỉnh giá .

    Cho nên các bác suy ngâm kỹ sẽ thấy cả 2 đều có cái lý của mình, đều đúng, và có gì đó thiếu sót thiếu hoàn thiện, đầy đu?
  8. hOsAn

    hOsAn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2010
    Đã được thích:
    2.788
    Thực ra tôi thấy vấn đề Tiền và Cổ lúc tt lên xuống như bác gà nói,mấu chốt chính là vấn đề :VỐN
    Với ndt nhỏ,vốn nhỏ,mua dễ,bán dễ thì khi nhận thấy dấu hiệu tt đi xuống 1 cách rõ ràng có thể bán chốt lời và mua lại giá rẻ hơn nhằm giảm giá vốn:hợp lý
    Với tổ chức hoặc ndt vốn lớn,việc làm này là không hợp lý vì việc mua bán này chủ là ngắn hạn,và với việc nắm giữ nhiều cp,nếu tt đ.c hoặc giảm ngắn hạn mà bán ra cp như trường hợp của ndt nhỏ,thi vô tình tạo áp lực cung lên chính cp mình nắm giữ dẫn đến giá cp giảm sâu hơn và ngược lại,khi mua lại số cp đã bán thì sẽ làm giá cp tăng lên
    Do đó với trường hợp này chỉ có cách chọn dn tốt,tăng trưởng,tiềm năng,cổ tức đều...để đầu tư lâu dài và khi thoái vôn cũng theo lộ trình cụ thể,lúc này họ sẽ bán khi tt đang lên và mua lại khi tt giảm để có thể bán đắt,mua rẻ(cái này ngược với ndt nhỏ là thấy tt xuồn mới bán,lên mới mua)
    Nói tóm lại,vốn khác nhau sẽ có những hành xử rất khác nhau khi tt lên xuống,và phụ thuộc vào mục tiêu,mục đích đầu tư khác nhau mà có hành đông khác nhau.rất khó để đánh giá thế nào là đúng,là sai trong chủ đề bác đưa ra,vì ttck tất cả chỉ là tương đối,có thể là đúng với ng này,với cp này nhưng lại là sai với ng khác,cp khác.tôi nghĩ sẽ k bao giờ có được 1 kq đúng với tất cả mọi người!
    magyar, Ga_moi, kientrungbk4 người khác thích bài này.
  9. hailocxuan

    hailocxuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2014
    Đã được thích:
    600
    ok
  10. Thaodan2008

    Thaodan2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2012
    Đã được thích:
    3.350
    Theo em, các bác cứ hỏi anh Đức, a Long hay chị Thanh sao giữ lắm CP thế làm gì kể cả khi giá xuống 50% ... =))=))=))
    E thì em bán b,ố đi rùi mua lại sau >:)>:)>:)
    anhmauhic thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này