1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Dự án khí - điện Lô B - Ô Môn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ninhngoc, 02/12/2022.

7236 người đang online, trong đó có 990 thành viên. 09:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 682490 lượt đọc và 1851 bài trả lời
  1. Gachuilong

    Gachuilong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2020
    Đã được thích:
    271
    Nampham0606 thích bài này.
  2. ckvietnam2016

    ckvietnam2016 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2016
    Đã được thích:
    310
    Lãi cả 50% tồi ko chốt lời à cụ.
  3. lockland

    lockland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Đã được thích:
    1.144
  4. lockland

    lockland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Đã được thích:
    1.144
    Trong tháng 5 trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp
    Cập nhật lúc 06:36, Thứ ba, 21/05/2024 (GMT+7)
    [​IMG]



    (Thanh tra) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 232/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
    [​IMG]
    Nhà nước ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp tiêu dùng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để nhận được tín chỉ xanh. Ảnh: baochinhphu.vn
    Tại Thông báo, Phó Thủ tướng khẳng định: Chủ trương xây dựng Nghị định về cơ chế DPPA đã được đề cập tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được quy định tại Luật Điện lực. Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo Bộ Công Thương khẩn trương triển khai xây dựng Nghị định. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách mới về cơ chế DPPA theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, công việc triển khai còn chậm, nội dung dự thảo Nghị định còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ, cụ thể:

    Về phạm vi: điểm b Khoản 1 Điều 47 Luật Điện lực quy định: "Mua điện trực tiếp của đơn vị phát điện thông qua hợp đồng có thời hạn hoặc mua điện giao ngay trên thị trường điện lực". Theo đó, Luật chỉ quy định "đơn vị phát điện" chung mà không giới hạn cho riêng đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (NLTT). Về việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương cần có giải trình phù hợp trong bối cảnh chủ trương chính sách của Việt Nam cam kết sẽ đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Vì vậy, trong Nghị định này sẽ tập trung cho phát triển NLTT thay vì phát triển năng lượng hóa thạch; tuy nhiên phải nghiên cứu mở rộng phạm vi đối với nguồn điện sinh khối, điện sản xuất từ rác.

    Về đối tượng áp dụng: Rà soát bảo đảm thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp cần thiết giới hạn về đối tượng áp dụng (quy mô nhà máy điện từ 10MW trở lên), Bộ Công Thương cần làm rõ đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp, các cơ sở, luận chứng; nghiên cứu và làm rõ sự phù hợp khi quy định về đối tượng khách hàng có sản lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng từ 500.000 kWh; đồng thời xem xét có giới hạn về công suất giữa nhà sản xuất và dịch vụ thương mại để bảo đảm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ các bên tham gia mua bán điện trực tiếp, bảo đảm an toàn lưới điện; có chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp tiêu dùng năng lượng xanh, NLTT để nhận được tín chỉ xanh.

    Về chính sách DPPA: Đây là một chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư và phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Yêu cầu nghiên cứu xây dựng chính sách có độ mở, theo cơ chế thị trường; cần quy định rõ các hình thức mua bán điện trực tiếp, đồng thời quy định trách nhiệm của bên mua, bên bán, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chính sách này, nhất là công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả, tuyệt đối không để sơ hở, xảy ra cơ chế xin-cho cụ thể:

    Đối với trường hợp bên mua, bên bán ký hợp đồng trực tiếp và kết nối đường dây trực tiếp với nhau, không thông qua hệ thống lưới điện của quốc gia: Cần nêu rõ Quy hoạch điện VIII không hạn chế về quy mô công suất, các dự án phát triển điện NLTT (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà), điện sản xuất từ rác, điện sinh khối chỉ cần phù hợp với Quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch; cần quy định cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể (về thuế VAT, môi trường, phòng cháy chữa cháy, điều kiện kỹ thuật đảm bảo an toàn trong sản xuất và sử dụng điện, an toàn trong xây dựng), trình tự thủ tục đơn giản để khuyến khích tối đa; không quy định cứng về hợp đồng mà để các bên tự thỏa thuận theo cơ chế thị trường; Đối với trường hợp bên mua, bên bán ký hợp đồng với nhau trực tiếp nhưng thông qua hệ thống đường dây truyền tải điện quốc gia:

    + Làm rõ vai trò của Nhà nước và của EVN và của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia trong việc: (i) Công bố công khai minh bạch về nhu cầu phụ tải của từng khu vực, vùng, miền và khả năng điều độ, tính toán khả năng truyền tải, để công bố công suất nguồn điện NLTT có thể hấp thụ tại các khu vực, EVN phải cung cấp thông tin về quy mô các nguồn điện NLTT được ký kết Hợp đồng mua bán điện để báo cáo với Bộ Công Thương điều chỉnh từ các loại điện nền như than, khí, thủy điện…; (ii) Xây dựng và công bố công khai về các chi phí (đảm bảo tính đúng, tính đủ) khi sử dụng dịch vụ hệ thống truyền tải của EVN (hoặc bên thứ 3), sử dụng hạ tầng, phí tổn thất; Đồng thời phải xem xét để đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn điện và quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải-phân phối, bảo đảm việc truyền tải lên hệ thống điện được an toàn và không ảnh hưởng đến tình hình an ninh cung ứng điện;

    + Việc khách hàng chấp nhận giá điện cao để đạt được tín chỉ cacbon và thị trường cacbon nên phải có các quy định cụ thể để công khai thông tin về các doanh nghiệp đang sử dụng năng lượng sạch để có chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp tiêu dùng năng lượng xanh, NLTT để nhận được tín chỉ xanh… Cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, EVN về thủ tục chứng nhận và công khai thông tin về doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng điện xanh, sạch để được cấp tín chỉ xanh;

    + Định nghĩa rõ khách hàng lớn, trong đó cần coi chủ đầu tư khu công nghiệp là một khách hàng lớn và cần mở rộng đối tượng khách hàng là các nhà cung cấp dịch vụ, không nên chỉ giới hạn là các nhà sản xuất;

    + Một số khái niệm điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối hoặc điện tái tạo sử dụng pin lưu trữ cần được định nghĩa rõ, trong đó nếu điện từ NLTT mà sử dụng pin lưu trữ thì coi đó là điện nền và cần có chính sách giá điện cho loại hình điện NLTT kết hợp pin lưu trữ phát vào các khung giờ cao điểm của hệ thống điện, khi mà nhà nước thiếu điện thì loại hình điện này được tính toán bổ sung để ưu tiên sớm và cần nghiên cứu thêm về giá điện 2 thành phần.

    + Các nội dung quy định của Nghị định này cần phải bổ trợ cho Nghị định quy định về điện mặt trời mái nhà để khuyến khích phát triển loại hình này theo đúng Quy hoạch điện VIII.

    Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tại cuộc họp để xây dựng cơ chế chính sách về DPPA theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các chủ trương của Đảng, Luật Điện lực, Luật Giá, các Nghị quyết của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định của pháp luật có liên quan, hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ trong tháng 5 năm 2024.
  5. lockland

    lockland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Đã được thích:
    1.144
    Phê duyệt khung giá điện khí, cao nhất gần 2.600 đồng/kWh
    CÔNG THƯƠNG28/05/2024 11:27
    Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1260/QĐ-BCT về việc phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí hóa lỏng.
    Cụ thể, khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) năm 2024 là 0 - 2.590,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trong đó, mức giá trần là 2.590,85 đồng/kWh. Tỷ giá áp dụng là 24.520 đồng/USD.

    [​IMG]
    Theo Quyết định1260/QĐ-BCT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị phát điện đàm phán giá mua bán điện trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về phương pháp xác định giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với quy định pháp luật về xây dựng.

    Theo Quy hoạch điện 8 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2030, Việt Nam phải phát triển 30.424 MW điện khí; trong đó, khí tự nhiên trong nước là 7.900 MW, được thực hiện từ 10 dự án đã được duyệt trong quy hoạch; 13 dự án khí hóa lỏng với công suất 22.524 MW sẽ phải nhập khẩu từ nước ngoài.

    Bộ Công Thương cho rằng, đây là thách thức đặt ra đối với Việt Nam. Tính đến ngày 22-5, hầu hết các dự án điện khí đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư và chưa có nhiều tiến triển, đặc biệt là 3 dự án Cà Ná, Nghi Sơn, Quỳnh Lập với tổng công suất 4.500 MW vẫn chưa lựa chọn được nhà đầu tư.
    --- Gộp bài viết, 28/05/2024, Bài cũ: 28/05/2024 ---
    Tháng 6/2024.. Cụ 1 lệch 1 năm roài..
    Hôm nay bộ công thương chính thức ký giá điện.. Khâu Hạ Nguồn chính thức thông.
    Haitacsg, ninhngoclylinh91 thích bài này.
  6. lockland

    lockland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Đã được thích:
    1.144
    GAS khâu hạ nguồn đó bác..
    Lô B chờ mỗi quyết định giá bán của bộ công thương. Hôm qua bộ công thương ký rồi..
    Thời hoàng kim của P đã tới
    --- Gộp bài viết, 29/05/2024, Bài cũ: 29/05/2024 ---
    :drm4
    ninhngoc thích bài này.
  7. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.782
    Tóm lại là đủ điều kiện để GENCO2 ký bao tiêu nốt khí cho các nhà máy Ô Môn còn lại (ngoài 1) chưa bác?
    lockland thích bài này.
  8. lockland

    lockland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/12/2005
    Đã được thích:
    1.144
    Chính thức mở chốt quan trọng nhất cho loạt dự án trong Quy hoạch điện VIII - cú hích lớn với PVB, PVD, PVS?
    27-05-2024 16:52|Băng Băng

    Việc triển khai các dự án trong Quy hoạch điện VIII sẽ thúc đẩy hoạt động cho các doanh nghiệp dầu khí mảng xây lắp PVS, PVD, PVC, PVB,… Do đó, bất kỳ tin tức nào liên quan đến tiến độ đều có thể đóng vai trò là chất xúc tác tích cực cho một số mã cổ phiếu ngành này.


    POW ‘nổi sóng’ thanh khoản đứng đầu thị trường, vì đâu?

    PVI Holdings muốn niêm yết trên sàn HoSE, Tập đoàn Dầu khí sẽ thoái vốn trước năm 2025

    Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá phát điện nhà máy tuabin khí chu trình hỗ hợp sử dụng khí hóa lỏng.

    Theo đó, khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG năm 2024 là từ 0 - 2.590,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tức mức giá trần là 2.590,85 đồng/kWh. Quyết định về khung giá phát điện nhà máy tuabin khí chu trình hỗ hợp sử dụng khí hóa lỏng có hiệu lực kể từ ngày hôm nay 27/5/2024.

    Các thông số sử dụng tính toán mức giá trần này bao gồm: công suất tinh 1.579.125 kW; suất tiêu hao nhiệt tinh ở mức tải 85% (6.330,2 BTU/kWh); giá LNG (không bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí tồn trữ, tái hóa và phân phối khí sau tái hóa) là 12,9792 USD/triệu BTU; tỷ giá 24.520 đồng/USD.

    Căn cứ vào khung giá phát điện trên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị phát điện sẽ đàm phán giá mua bán điện chính thức không vượt qua mức giá trần.

    Giá bán khí, điện - “kim chỉ nam” để đẩy nhanh dự án trong Quy hoạch điện VIII


    Đáng chú ý, theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW (23 dự án). Trong đó, nhà máy điện khí sử dụng khí khai thác trong nước có 10 dự án, nhà máy điện khí LNG có 13 dự án.

    Song, đến thời điểm hiện tại, hầu hết dự án điện khí đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư vẫn chưa có nhiều tiến triển. Việc "giậm chân tại chỗ" một phần nguyên nhân do các vướng mắc liên quan đến tiến độ giải phóng mặt bằng tại các địa phương; một số địa phương chưa thể đàm phán, ký kết thỏa thuận đấu nối cho dự án do chưa xác định được chủ đầu tư các dự án đường dây truyền tải để giải tỏa công suất; các đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư của nhà đầu tư chưa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành…

    Tuy nhiên, phần việc quan trọng nhất để có được quyết định đầu tư cuối cùng của dự án là các bên liên quan đàm phán được giá bán khí, bán điện. Đây được coi là “kim chỉ nam” nếu muốn đẩy nhanh dự án.

    Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng, không chỉ bảo đảm đủ tổng nguồn trong Quy hoạch, mà còn là nguồn điện nền để huy động, khai thác nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời. Như vậy, quyết định mới ban hành có thể là động lực giúp các dự án điện khí được đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thiện.

    PVB, PVC, PVD, PVS - Kỳ vọng từ siêu dự án

    [​IMG]
    (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
    Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu tập trung đẩy nhanh các dự án khai thác khí quan trọng Lô B. Theo Bộ Công Thương cho biết, dự án Lô B sẽ đón dòng khí đầu tiên chậm nhất vào quý 3/2026. Nhà máy nhiệt điện khí Ô Môn I và IV sẽ tiêu thụ khí đầu tiên, sau đó là các dự án Ô Môn III và II.

    Lô B - Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 10 tỷ USD. Việc dự án triển khai sẽ thúc đẩy hoạt động cho các doanh nghiệp dầu khí mảng xây lắp PVS, PVD, PVC, PVB,… Do đó, bất kỳ tin tức nào liên quan đến tiến độ dự án Lô B đều có thể đóng vai trò là chất xúc tác tích cực cho một số mã cổ phiếu ngành này.

    [​IMG]
    Nguồn: VCI
    Chứng khoán Vietcap (VCSC) đánh giá PVS là công ty được hưởng lợi sớm nhất với các hợp đồng cơ khí dầu khí tiềm năng trị giá 500 triệu USD từ năm 2024.

    Hồi cuối năm 2023, Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SWPOC) đã hợp đồng EPC dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn với Liên danh nhà thầu Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) - Lilama 18 (Lilama 18).

    Về PV Drilling (PVD), doanh nghiệp ước tính sẽ có hơn 1.000 giếng cho dự án lớn Lô B - Ô Môn, và 3 giàn khoan từ đầu năm 2026. Bên cạnh các hợp đồng khoan tiềm năng, PVD dự kiến tham gia đấu thầu các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, các dịch vụ liên quan đến khoan cho dự án Lô B và đang xem xét các phương án khả thi nhất để tham gia.


    Nhà điều hành dự án khí Lô B cũng đã ký kết hợp đồng khung cung cấp dịch vụ hỗ trợ quản lý dự án với các nhà cung cấp dịch vụ (Liên danh PSL Orion, CTCP Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam, Liên danh PV Chem - Amoria Bond, Xí nghiệp Dịch vụ Đầu tư Khoan Dầu khí - thuộc PVD).

    PVChem (PVC) cũng là một trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khâu thượng nguồn cho dự án Lô B - Ô Môn (cung cấp bùn khoan và hoá chất khoan trong đó giá trị hợp đồng đạt 335 tỷ đồng).

    Về PV Coating (PVB), doanh nghiệp dầu khí có cổ phiếu tăng mạnh nhất nửa tháng qua là đơn vị độc quyền trong nước về thực hiện các dự án bọc ống dẫn dầu khí. PVB cho biết luôn chủ động bảo dưỡng sửa chữa hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị,… để sẵn sàng thi công bọc ống cho dự án trọng điểm Lô B, Cá Voi Xanh.

    Ước tính hợp đồng bọc ống chiếm khoảng 5 - 6% tổng mức đầu tư dự án Lô B - Ô Môn với chiều dài đường ống toàn tuyến là hơn 340 km; doanh thu kỳ vọng từ 1.800 - 2.200 tỷ đồng. Với biên lợi nhuận gộp kỳ vọng trung bình 22 - 25% và có thể cao hơn vì nhà máy khấu hao hết, PVB có thể mang về khoảng 450 - 500 tỷ lợi nhuận gộp từ giữa năm 2022 đến nửa đầu năm 2024, tương ứng lãi ròng 300 - 400 tỷ đồng.

    PVC-MS (PXS) cùng Vietsovpetro là thầu phụ cho dự án Lô B - Ô Môn với hợp đồng trị giá 1,27 tỷ USD - cung cấp 1 giàn khoan xử lý trung tâm và nhiều giàn dầu giếng.


    [​IMG]
    Nguồn: MBS
    Trong cập nhật mới nhất của MBS, công ty chứng khoán này nhận định một số doanh nghiệp niêm yết có thể được hưởng lợi nhờ tham gia vào các công đoạn khác nhau của chuỗi dự án Lô B – Ô Môn, có thể kể đến: PVS (tham gia các gói thầu EPCI#1 và EPCI#2 ở khâu thượng nguồn; tham gia gói thầu EPC đường ống bờ), PVD (có thể tham gia vào giai đoạn đầu của dự án từ năm 2025 và khoan các giếng khai thác bổ sung vào giai đoạn sau của dự án), GAS (quản lý đường ống vận chuyển khí Lô B).

    >> Gần 2.100 tỷ đồng giá trị thầu tại dự án đường dây 500 kV mạch 3 về tay Tập đoàn PC1

    Theo Kiến thức Đầu tư
  9. Nampham0606

    Nampham0606 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2018
    Đã được thích:
    367
    buinhatnguyen thích bài này.
  10. buinhatnguyen

    buinhatnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2012
    Đã được thích:
    5.198
    Hôm nay dòng P vào form đánh nhưng WTI giảm mạnh đêm qua nên hơi khó đánh.

Chia sẻ trang này