Dự báo nhập khẩu ure về Việt Nam sẽ giảm, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi QuangCAD, 23/05/2024.

2847 người đang online, trong đó có 291 thành viên. 08:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 323 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. QuangCAD

    QuangCAD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2018
    Đã được thích:
    1.683
    Theo đánh giá mới đây của hãng nghiên cứu thị trường Agromonitor, nhu cầu ure tại Việt Nam dự kiến sẽ hồi phục trở lại trong năm nay sau 2 năm đối mặt với “bão giá”. Theo đó, dự báo tiêu thụurê trong nước tạiViệt Nam năm 2024 sẽ ở mức 2,05-2,11 triệu tấn, tăng so với 1,74-1,93 triệu tấn trong năm 2022 - 2023.

    Xuất khẩu urê của Việt Nam năm nay cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ hoặc ổn định so với năm 2023.Đáng chú ý, Agromonitor nhận định, mặc dù khu vực Châu Á dự kiến sẽ chứng kiến sự gia tăng sản lượng từ các nhà máy urê mới, nhất là từ Ấn Độ và Bangladesh, điều này có thể sẽ tạo ra thêm cạnh tranh cho Việt Nam, nhưng thị trường Campuchia vẫn mang lại tiềm năng xuất khẩu.

    [​IMG]

    Dự kiến xuất khẩu urê của Việt Nam năm 2024 ở mức 550-570 nghìn tấn. Ở chiều ngược lại, dự báo nhập khẩu urê về Việt Nam trong năm nay sẽ giảm so với năm 2023, ước đạt 200-250 nghìn tấn. Tuy nhiên, tiến độ nhập và khối lượng nhập về Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tình hình sản xuất trong nước và chính sách giá.

    Đặc biệt, dự thảo Luật thuế Giá trị gia tăng sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 7 khai mạc vào ngày 20/5 vừa qua và dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 8/2024. Trong đó, phân bón được đề xuất áp dụng mức thuế Giá trị gia tăng VAT 5%.

    Bộ Công Thương, Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các doanh nghiệp đã nhiều lần kiến nghị việc chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế suất 5%. Cùng với đó, Chính phủ đã rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đề xuất nội dung kiến nghị chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%.

    Trong phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hồi tháng 4/2023, nhiều đại biểu đã tán thành khi dự thảo luật đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế nhằm giúp sản phẩm phân bón trong nước cạnh tranh “sòng phẳng” hơn với các mặt hàng nhập khẩu.

    Đối với thị trường NPK trong nước, Agromonitor hiện dự báo, tiêu thụ và sản xuất NPK đều cùng tăng lên, với tiêu thụ tăng 11-15% lên 2,9-3 triệu tấn và sản xuất tăng 1-3% lên 2,63-2,65 triệu tấn. NPK Cà Mau và NPK Phú Mỹ dự kiến tăng sản lượng.

    Về nhập khẩu, dự kiến sẽ duy trì hoặc giảm nhẹ so với năm 2023, với nguồn cung chính từ Trung Quốc và Nga. Dự báo nhập khẩu NPK về Việt Nam trong năm nay sẽ ở mức 500-550 nghìn tấn, giảm so với 548 nghìn tấn năm 2023.

    Trên thị trường thế giới, các tổ chức uy tín hiện dự báo nhu cầu tiêu thụ urê toàn cầu năm 2024 ước đạt 189 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2023. Trong đó nhu cầu urê sử dụng phân bón trực tiếp dự đoán khoảng 146 triệu tấn. Mức tăng trưởng nhu cầu, được dự báo vào khoảng 2,2 triệu tấn mỗi năm.

    Châu Á vẫn sẽ là thị trường lớn nhất về sử dụng urê trực tiếp và cũng sẽ thống trị tăng trưởng trong hai thập kỷ tới về tổng khối lượng mặc dù tốc độ tăng trưởng phần trăm được dự báo sẽ ở mức vừa phải, 0,7% mỗi năm, với mức tăng khối lượng lớn nhất cho đến nay là ở Nam Á. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng chậm lại do sự bão hòa của thị trường kết hợp với sự can thiệp của chính phủ.

    Dự báo tăng trưởng mạnh mẽ ở Châu Mỹ Latinh và Châu Phi, những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chia sẻ trang này