Dự đoán các vấn đề chính của Việt Nam năm 2012 (Phần 2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 19/07/2012.

3008 người đang online, trong đó có 74 thành viên. 05:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 51745 lượt đọc và 397 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    http://cafef.vn/20120919092737854CA33/xay-dung-xong-phuong-an-so-tan-dan-khoi-song-tranh-2.chn
  2. kukukumalu

    kukukumalu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    43

    http://cafef.vn/2012091903091292CA3...at-ban-tung-126-ty-usd-kich-thich-kinh-te.chn
    Đúng như chị Hiệu Dự đoán đấy!!!
  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Với kiểu in tiền và bơm tiền bất cần biết ngày mai của nhiều nước, hậu quả sẽ khó lường. Một thế giới đầy bất ổn.

    “Soi” nguyên nhân 9 vụ siêu lạm phát tồi tệ nhất lịch sử

    Chủ đề: siêu lạm phát, in tiền, thâm hụt ngân sách, đồng nội tệ
    In tiền để phục vụ chiến tranh, thâm hụt ngân sách nặng nề, chính sách vay nợ sai lầm... là những nguyên nhân dẫn tới các cuộc siêu lạm phát tồi tệ nhất lịch sử.

    Mới đây, 2 nhà kinh tế học Steve Hanke và Nicholas Krus vừa đưa ra những dữ liệu thống kê mới nhất về 56 vụ siêu lạm phát đã xảy ra trong lịch sử. Khi siêu lạm phát xảy ra, niềm tin vào đồng tiền pháp định của 1 quốc gia cũng như khả năng tín dụng của đồng tiền ấy biến mất hoàn toàn.
    Thông thường, siêu lạm phát là xu hướng hay xảy ra ở các nước đang phát triển, điển hình như các nước Mỹ Latinh trong khủng hoảng nợ phá hủy khu vực này trong những năm 1980. Tuy nhiên, thậm chí một vài nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay – như Trung Quốc, Đức và Pháp – cũng đã từng trải qua những vụ siêu lạm phát tồi tệ.
    1. Hungary
    [​IMG]

    Thời gian: Tháng 8/1945 – Tháng 7/1946
    Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 207%
    Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 15 giờ

    Nền kinh tế Hungary bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh thế giới thứ 2. Với vị trí nằm trong vùng có chiến tranh, theo ước tính, khối lượng vốn tư bản của Hungary bị sụt giảm mất 40%. Tồi tệ hơn, trước đó nước này đã “điên cuồng” sản xuất bất chấp ngập trong nợ nần để phục cho người Đức. Tuy nhiên, chính người Đức lại lờ tịt khoản chi trả cho số hàng hóa này.

    Khi Hungary ký hiệp ước hòa bình vào năm 1945, nước này buộc phải trả lại khối Xô Viết lượng tiền bồi thường khổng lồ tương đương với 20 - 25% ngân sách . Trong khi đó, chính sách tiền tệ của Hungary lại chịu sự điều khiển của khối liên minh.
    Ngân hàng Trung ương Hungary đã cảnh báo việc in tiền để trả nợ sẽ mang lại những hậu quả tồi tệ. Tuy nhiên, liên minh Xô Viết đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo này và đưa ra kết luận rằng siêu lạm phát được tạo với mục tiêu chính trị là phá hủy tầng lớp trung lưu.
    2. Zimbabwe
    [​IMG]
    Thời gian: Tháng 3/2007 – Tháng 11/ 2008
    Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 98%
    Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 25 giờ
    Siêu lạm phát của Zimbabwe là hệ quả của việc sản lượng liên tục sụt giảm trong 1 thời gian dài theo sau các cải cách ruộng đất được thực hiện bởi cựu Thủ tướng Robert Mugabe trong giai đoạn 2000 – 2001. Trong đợt cải cách này, các nông dân da trắng bị tịch thu đất đai và sau đó phân phối lại cho nông dân da màu. Hậu quả là sản lượng sụt giảm tới 50% trong 9 năm tiếp theo.
    Các cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa và chi phí khổng lồ phải bỏ ra khi tham gia vào chiến tranh Congo khiến thâm hụt ngân sách chính phủ tăng lên nhanh chóng. Thêm vào đó, dân số của Zimbabwe cũng giảm mạnh do người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài. Chi tiêu chính phủ tăng lên trong khi nguồn thu thuế ngày càng sụt giảm buộc những nhà lãnh đạo quốc gia này phải in tiền hàng loạt. Đây là nguyên nhân khiến cuộc siêu lạm phát tồi tệ nhất trong thế kỷ 21 bùng nổ.
    3. Nam Tư
    [​IMG]
    Thời gian: Tháng 4/1992 – Tháng 1/1994
    Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 65%
    Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 34 giờ
    Sự sụp đổ của Liên minh Xô Viết khiến vai trò trên trường quốc tế của Nam Tư bị suy giảm. Trước đó Nam Tư từng là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây. Liên bang Nam Tư cũng phải tan vỡ và xung đột giữa các nước thành viên liên tục xảy ra trong những năm tiếp theo.
    Trong thời gian này, thương mại trong nội bộ liên bang sụp đổ và kéo theo đó là sản lượng công nghiệp lao dốc. Cùng thời gian đó, các nước này cũng bị áp đặt lệnh cấm vận quốc tế.
    4. Đức
    [​IMG]
    Thời gian: Tháng 8/1922 – Tháng 12/1923
    Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 21%
    Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 3 ngày 17 giờ
    Một vài năm sau khi tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức phải đối mặt với tình trạng siêu lạm phát. Chiến tranh kết thúc, Đức phải bồi thường khoản tiền khổng lồ cho các nước chiến thắng. Tuy nhiên, Đức không được phép trả tiền bồi thường bằng đồng tiền đang lưu hành là đồng Papiermark bởi đồng tiền này đã yếu đi đáng kể trong suốt thời kỳ chiến tranh khi quốc gia này nỗ lực đi vay mượn để chi trả cho cuộc chiến.
    Do đó, Đức buộc phải bán một lượng lớn Papiermark để đổi lấy đồng tiền nước ngoài được các nước thắng trận chấp nhận. Khi đến hạn trả nợ vào mùa hè năm 1921, đồng Papiermark bị bán tống bán tháo với bất cứ giá nào khiến giá trị đồng tiền nước Đức gairm giá mạnh. Siêu lạm phát bùng nổ.
    5. Hy Lạp
    [​IMG]
    Thời gian: Tháng 5/1941 – Tháng 12/1945
    Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 18%
    Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 4 ngày 6 giờ
    Ngân sách của Hy Lạp suy giảm từ thặng dư 271 triệu drachma ở năm 1939 xuống thâm hụt 790 triệu drachma trong năm 1940. Nguyên nhân là do chiến tranh thế giới thứ 2 khiến ngoại thương lao dốc. Thời kỳ này cũng mở đầu cho giai đoạn tồi tệ tiếp theo khi Hy Lạp bị khối Phát xít chiếm đóng vào cuối năm 1940.
    Các khoản chi ngân sách cũng tăng lên đáng kể bởi chính quyền bù nhìn bị điều khiển bởi khối Phát xít khi có tới 400.000 quân phát xít chiếm đóng ở đây. Thêm vào đó, tổng thu bị giảm từ 67,4 tỷ drachma ở năm 1938 xuống chỉ còn 20 tỷ vào năm 1942. Với doanh thu thuế sụt giảm, Hy Lạp buộc phải in tiền hàng loạt và điều này dẫn đến cuộc siêu làm phát vào những năm đàu thập kỷ 40.
    6. Trung Quốc
    [​IMG]
    Thời gian: Tháng 10/1947 – Tháng 5/1949
    Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 14%
    Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 5 ngày 8 giờ
    Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Quốc bị chia tách bởi nội chiến. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát đất nước và đưa ra các chính sách tiền tệ khác nhau. Hậu quả là hệ thống tiền tệ của nước này bị chia tách với 10 loại tỷ giá khác nhau vào năm 1948.
    Trong suốt cuộc đụng độ, tiền tệ là vấn đề trung tâm và 3 phe phái gồm Quốc dân Đảng, Đảng cộng sản Trung Quốc cùng với phát xít Nhật đã gây nên chiến tranh tiền tệ với rất nhiều thủ đoạn nhằm đánh bật đồng tiền của đối phương.
    Để tài trợ cho cuộc chiến, Quốc dân Đảng đã tạo nên thâm hụt ngân sách khổng lồ và cuối cùng phải in tiền tạo ra siêu lạm phát. Ngay cả Ngân hàng Trung Ương Đài Loan cũng bị cuốn vào vòng xoáy này.
    7. Peru
    [​IMG]
    Thời gian: Tháng 7/1990 – Tháng 8/1990
    Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 5%
    Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 13 ngày 2 giờ
    Peru đã có thời gian dài chiến đấu với lạm phát trong suốt nửa sau của thế kỷ 20. Những năm đầu 1980, Tổng thống Fernando Belaunde Terry buộc phải thực hiện thắt lưng buộc bụng theo yêu cầu của IMF và đó là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, Peru đã không tuân thủ những biện pháp này.
    Sau đó, Alan Garcia được chọn là người thay thế vào năm 1985 với hàng loạt các biện pháp cải cách kinh tế. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ làm nền kinh tế suy yếu thêm và Peru bị loại khỏi thị trường vốn quốc tế. Tính trạng này kéo dài nhiều năm khiến Peru lâm vào cuộc siêu lạm phát.
    8. Pháp
    [​IMG]
    Thời gian: Tháng 5/1795 - Tháng 11/ 1796
    Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 5%
    Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 15 ngày 2 giờ
    Cuộc cách mạng Pháp xảy ra sau thời kỳ Pháp phải gánh những khoản nợ dai dẳng khi tham gia chiến tranh trong đó có chiến tranh ở Mỹ và Anh.
    Một trong những chính sách kinh tế phổ biến của cuộc cách mạng Pháp là chính sách quốc hữu hóa đất đai. Chính phủ Pháp phát hành tín phiếu “assignat” qui định người nắm giữ chúng sẽ được có thể chuộc lại đất đai trong tương lai. Tuy nhiên, trong nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách, chính phủ Pháp đã phát hành quá nhiều và cuối cùng phải giảm giá tín phiếu dẫn đến siêu lạm phát.
    9. Nicaragua
    [​IMG]
    Thời gian: Tháng 6/1986 – Tháng 3/1991
    Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 4 %
    Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 16 ngày 10 giờ
    Năm 1979, kinh tế thế giới suy thoái đồng thời các nước Mỹ Latinh cũng gặp phải khủng hoảng tài chính. Kinh tế Nicaragua suy giảm tổng cộng 34% trong thời kỳ 1978-1979.
    Đối mặt với tình trạng này, chính phủ Nicaraguan chuyển sang chính sách tài khóa mở rộng và tăng vay nợ nước ngoài để kích thích lực cầu nội địa. Khoản chi ngân sách càng được tăng lên khi phải tài trợ cho chiến tranh. Mặc dù ban đầu lạm phát nằm trong tầm kiểm soát do nguồn vốn được giám sát chặt chẽ và tỷ giá giữ ở mức cố định, cuộc cải cách kinh tế năm 1985 đã xóa bỏ hết các chính sách này và gây ra siêu lạm phát.
    http://news.zing.vn/tai-chinh-chung...ieu-lam-phat-toi-te-nhat-lich-su/a274360.html
  4. dongsongnho

    dongsongnho Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Đã được thích:
    1
    Sau hơn 2 tháng cố đỉn phán giá chứng khoán sẽ lên, đừng nhìn vào 1 vài phiên mà phải tính cho dài hạn, chị thiên lý vạn lý này đã bi quan rồi. Năng lực nhận xét thì good nhưng khả năng dự đoán của chị lý này bằng 0.
  5. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Có những vấn đề bất ngờ xảy ra dù có nằm trong dự liệu nhưng đến nhanh quá trước khi có khả năng thích nghi, ví dụ như gói QE3 của Mỹ, làm xoay chuyển tình hình người ta gọi là BIẾN CỐ. Thật là bảo thủ nếu tự bịt mắt mình và tự nhủ: Không có, không có. Quay đầu là bờ.
  6. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Chế độ bản vị vàng đang trở lại nên dự trữ ngoại hối bằng vàng của một nước có lẽ sẽ quyết định giá trị thực của đơn vị đồng nội tệ. Với kho dự trữ vàng hơn 8.000 tấn, lớn nhất thế giới, Mỹ tự tin khi tiếp tục in tiền ra khắp thế giới và mua vàng vào. Rõ ràng, Mỹ đã chọn cho mình giải pháp nắm giữ tài sản thực.
  7. Riseall

    Riseall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Đã được thích:
    953
    Em đang cầu (mặc dù sác xuất thấp) là đến lúc nào đó Mỹ quyết định quay lại chế độ bản vị vàng đây. Lúc đó em sẽ đổi đời.:-ss
  8. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    http://cafef.vn/20120921071350439CA53/thi-truong-vang-the-gioi-co-the-sap-co-bien-dong-lon.chn
  9. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Thứ bảy, 22/9/2012, 07:40 GMT+7
    writeSociable('http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/09/kinh-te-viet-nam-con-xau-den-het-nam-2013/','Kinh+tế+Việt+Nam+còn+xấu+đến+hết+n� �m+2013','Kinh+tế+Việt+Nam+còn+xấu+đến+h ết+năm+2013','sociable',1002293026);
    'Kinh tế Việt Nam còn xấu đến hết năm 2013'

    Các chuyên gia tài chính tỏ ra bi quan khi nhận định về sự chuyển động của nền kinh tế vào cuối năm nay. Thậm chí nhiều quan điểm cho rằng tình hình có thể xấu đến hết năm 2013.
    > ‘Kinh tế sẽ rơi vào giảm phát nếu vẫn còn trì trệ như hiện nay’

    Tại Ngày hội chứng khoán diễn ra ở Dinh Thống Nhất TP HCM ngày 21/9, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã chia sẻ góc nhìn đa chiều với hàng trăm nhà đầu tư trẻ về thách thức của kinh tế Việt Nam trong vài năm tới. Câu chuyện được các chuyên gia xới lên nhiều nhất là nợ xấu.
    Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính Đại học Kinh tế TP HCM, Lê Đạt Chí không đồng tình với dự báo theo kiểu kỳ vọng rằng năm sau kinh tế sẽ tốt hơn năm trước. Ông khẳng định chắc chắn sẽ chỉ có một kịch bản kinh tế bi quan cho những năm sắp tới. "Nhiều người cứ đoán mò năm 2012 hay năm 2013 kinh tế sẽ sáng sủa hơn nhưng cách nghĩ này thiếu cơ sở", ông nhấn mạnh.
    Theo ông Chí, GDP Việt Nam dựa trên đầu tư công, FDI (vốn nước ngoài) và tín dụng. Với bối cảnh kinh tế toàn cầu không thuận lợi và nguồn lực giới hạn của Việt Nam như hiện nay thì không thể mong đợi kinh tế khởi sắc, càng không thể mơ về gói kích thích kinh tế.
    Chuyên gia kinh tế này dự báo, nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam thời điểm này chỉ để thăm dò hơn là đổ tiền vào đầu tư. Tâm điểm của Việt Nam trong thời gian tới là xử lý nợ và đối mặt với giảm phát. Ông cho rằng giảm phát có 9 giai đoạn và nguy hiểm hơn lạm phát rất nhiều. Việt Nam đang lún sâu vào giai đoạn thứ hai của quá trình này, nợ quá nhiều và hạn chế cho vay thêm.
    "Nếu kích thích kinh tế lúc này không khéo sẽ kích nhầm", ông Chí lo ngại.
    [​IMG]Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng năm 2012 là giai đoạn kinh tế Việt Nam thực sự đụng chạm vào các vết thương để tìm biện pháp chữa bệnh. Ảnh: Vũ LêTrong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận xét: "Năm nay rất khó dự báo. Nền kinh tế đang điều hành không dừng lại ở việc bấm nút để tăng giảm nhiệt độ nữa. Những gì diễn ra cho thấy kinh tế đòi hỏi những giải pháp vượt tầm kiểm soát thông thường".
    Theo ông Hiển, năm 2012 là giai đoạn Việt Nam thực sự đụng chạm vào các vết thương để tìm biện pháp chữa bệnh. Nhiều khả năng giai đoạn 2013-2015, Chính phủ có thể chọn mô hình kinh tế bền vững, kiểm soát cẩn thận dòng tiền chảy ra thị trường. Chính sách này sẽ gây sức ép không nhỏ đến bất động sản và giá vàng.

    Chuyên gia này dự báo, xu thế thoái vốn của công ty có cổ phần nhà nước trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường buộc phải tiếp nhận một nguồn cung khá lớn nhưng đây không phải là tín hiệu xấu. Trái lại, doanh nghiệp tư nhân 100% còn có cơ hội sàng lọc, tìm kiếm động lực phát triển. Chính thị trường sẽ đo lường giá trị của nguồn cung, công ty tốt sẽ được mua, công ty yếu buộc phải chết, theo đúng quy luật chung của thị trường.
    [​IMG]Tiến sĩ Alan Phan thừa nhận hiện ông vẫn rất bi quan khi nhìn về ngắn hạn của nền kinh tế trong năm 2012-2013. Ảnh: Vũ LêCòn Chủ tịch Công ty quản lý quỹ Saigon Asset Management (SAM), Nguyễn Thế Lữ cho biết, vòng đời của các quỹ đầu tư trung bình là 5-7 năm, giai đoạn các quỹ đầu tư ồ ạt vào Việt Nam là năm 2005-2007 đã sắp hết hạn. Như vậy, từ cuối năm 2012 trở đi, hàng loạt quỹ đầu tư sẽ đến kỳ xem xét lại danh mục đầu tư và đưa ra quyết định tiếp tục ở lại thị trường Việt Nam hay thoái vốn. Ông cho biết thêm, hiện nay chưa có dòng tiền mới đổ vào Việt Nam vì nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra cực kỳ thận trọng.
    Có cái nhìn ít căng thẳng hơn, Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa, Alan Phan chia sẻ với các nhà đầu tư trẻ: "Tôi luôn có niềm tin rất lớn vào triển vọng tăng trưởng lâu dài của nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư với tầm nhìn lâu dài luôn mang lại sự bền vững, ít rủi ro".
    Cơ sở để ông Alan Phan tin tưởng chính là các ngành sở trường của Việt Nam gồm: nông nghiệp, du lịch, hàng tiêu dùng... Những thứ mà theo ông, bạn bè quốc tế đang tìm kiếm và khao khát trong khi Việt Nam không thiếu. Nếu nông nghiệp tiến lên một bước sản xuất hàng hóa xanh - sạch - tinh thì cơ hội mở rộng thị trường là rất lớn.
    Tuy nhiên, Tiến sĩ Alan Phan thừa nhận hiện ông vẫn rất bi quan khi nhìn về ngắn hạn của nền kinh tế trong năm 2012-2013. Điều ông lo lắng là tâm lý không chịu thay đổi tiếp tục bao trùm lên nền kinh tế, tạo thành sức ì. "Chúng ta cần những nhân tố mới tạo lực đẩy cho nền kinh tế", ông nhận định.

    Vũ Lê


    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2...-het-nam-2013/
  10. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Nói thẳng ra là các quỹ hoạt động tại VN thời gian từ năm 2007 huy động vốn ồ ạt từ cá nhân và các tổ chức đều tiềm ẩn nhiều vấn đề, đặc biệt là sử dụng vốn quỹ không hiệu quả một cách "hữu ý". Nếu theo chu trình làm sạch hệ thống tài chính, tiếp nối sau các CEO ngân hàng sẽ là các CEO quỹ sẽ phải giải trình, sẽ vỡ ra nhiều vấn đề.

    Đôi khi, việc bảo toàn vốn được đưa lên hàng đầu sẽ tốt hơn thay vì đau đầu tính toán lãi bao nhiêu.

Chia sẻ trang này