Dự đoán các vấn đề chính của Việt Nam năm 2012 (Phần 2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 19/07/2012.

2884 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 04:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 51742 lượt đọc và 397 bài trả lời
  1. Fight-To-Win

    Fight-To-Win Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Hiệu làm ơn đừng tổ gò nữa nhá 425---------->395[r24)]
  2. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    hiệu thoát hết hàng rồi , chúc mừng chúc mừng =D>
  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Nên bắt đầu từ “cái chết lành mạnh”
    Tại Hội thảo “Cơ chế xử lý nợ: Xu hướng thế giới và thực tiễn Việt Nam”, do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) thuộc Bộ Tài chính vừa diễn ra, ý kiến cho rằng việc xử lý nợ xấu nên bắt đầu từ những “cái chết lành mạnh” đã thu hút được nhiều sự quan tâm.
    Theo TS. Quách Mạnh Hào, Chủ nhiệm Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), với thông điệp không để cho ngân hàng nào đổ vỡ của cơ quan quản lý, thì tất cả các ngân hàng đều yên tâm sẽ được xử lý nợ xấu. Điều này có thể tạo ra hệ lụy tiêu cực. Thực tế, không ít ngân hàng quy mô nhỏ thời gian qua luôn dẫn đầu các cuộc chạy đua tăng lãi suất, nếu không muốn nói là huy động tiền trong dân bằng mọi giá. Hệ quả là khi bối cảnh vĩ mô bất ổn như hiện tại, thì nợ xấu tăng nhanh… Với những ngân hàng như vậy mà Nhà nước vẫn đứng ra bảo hộ xử lý nợ xấu là không bình thường. Điều này, ở một khía cạnh nào đó có nguy cơ gián tiếp “bật đèn xanh” cho các ngân hàng tiếp tục cho vay dễ dãi, khiến cho nợ xấu chồng lên nợ xấu?
    Với cách tiếp cận như vậy, ông Hào khuyến nghị, việc xử lý nợ xấu cần tiến hành theo hai bước. Bước một là bắt đầu từ những “cái chết lành mạnh”. Nghĩa là cơ quan quản lý cần triển khai các giải pháp đồng bộ, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, để sẵn sàng cho những ngân hàng có nợ xấu cao, quản trị rủi ro và khả năng hoạt động kém được giải thể, phá sản, hoặc sáp nhập. Bước hai, sàng lọc thành các nhóm ngân hàng có tỷ lệ và đặc trưng nợ xấu khác nhau, để xử lý theo nguyên tắc chỉ “tiếp máu” cho các ngân hàng đáng sống.
    Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Đình Lưu, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho rằng, đã đến lúc có các giải pháp đồng bộ để cho phá sản các ngân hàng làm ăn yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu cao, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến an toàn hệ thống. Điều này vừa giúp dần “làm sạch” hệ thống ngân hàng thông qua quy luật đào thải của thị trường, vừa giảm thiểu sức ép cho Nhà nước về thu xếp nguồn lực tài chính để xử lý nợ xấu.
    http://khampha.vn/kinh-te/chi-nen-tiep-mau-cho-nh-dang-song-c10a30330.html
  4. dongsongnho

    dongsongnho Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Đã được thích:
    1
    Hiệu thoát hết hàng thì ck nó sẽ lên như diều ý!
  5. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Của đau con xót. Những nạn nhân hay đối tác của bầu Kiên lần lượt lên tiếng. Bức tranh toàn cảnh rõ nét dần lên, phản ánh rõ thực trạng có liên quan đến tình hình nợ xấu đang làm đau đầu các nhà điều hành. Điểm mặt, chỉ tên, rõ địa chỉ nợ xấu đang được thực hiện sẽ lộ diện thêm những người có trách nhiệm quản lý tài sản thế nào, kể cả tư nhân hay nhà nước
  6. EGG_VN

    EGG_VN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    150
    Thật nực cưới khi nhà nước cứ gia sức bảo vệ cho các NH yếu kém, với lý luận ngụy biện nều NH đổ vỡ sẽ gây ra hệ lụy dậy truyền cho toàn bộ hệ thống tài chính
    Những NH yếu kém, các tập đoàn, TCT hoạt động yếu kèm thua lỗ không để cho nó phá sản chẳng khác nào nhà nước mang tiền thuế của dân đi nuôi các con nghiện...
  7. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Theo qui định mới tại Thông tư 21 của Ngân hàng Nhà nước, quan hệ nhận/ gửi tiền giữa các ngân hàng chuyển thành quan hệ vay/ cho vay tín dụng, áp dụng từ ngày 1/9/2012 đã phản ánh thêm đánh giá rủi ro trong giao dịch liên ngân hàng, gửi chéo lẫn nhau giữa các NH. Kiểm soát dòng tiền đang ngày một chặt chẽ hơn, khiến giao dịch liên ngân hàng sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, quý IV sắp tới sẽ là kỳ đáo hạn chốt sổ ngân hàng, nhu cầu thanh khoản sẽ gia tăng và đó sẽ là bài thi ngặt nghèo với các ngân hàng yếu kém.
  8. luotsong6888

    luotsong6888 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2009
    Đã được thích:
    66
    Vậy cũng có nghĩa là quý IV sẽ có dòng tiền mạnh vào CK hả bà chị?:-bd
  9. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Đọc lại "cái chết lành mạnh" ở trang trước đi.
  10. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Không còn nhẫn nại bị động chờ đợi tái cơ cấu chung, các tổ chức đang tự cảm nhận sự khó khăn đến với mình theo nhiều cách khác nhau: cắt giảm lương, thay đổi nhân sự cấp cao liên tục, truy đòi công nợ ráo riết,...

    Siêu bão đang về.

Chia sẻ trang này