Dự đoán các vấn đề chính của Việt Nam năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 01/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7407 người đang online, trong đó có 1080 thành viên. 09:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 132892 lượt đọc và 983 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    GAS đã tiếp tục sàn. Để phá vỡ lực hút xuống của GAS, cũng là một cách bẻ ngược xu thế downtrend, dòng ngân hàng tài chính lại được đồng loạt ủn lên. Tin hỗ trợ và dòng tiền lại được xem xét bơm vào liên tục mới đúng ý bác Huệ, bác Bình.
  2. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    24/5/2012
    Đại biểu lo kinh tế bị nhóm lợi ích lũng đoạn


    - Thảo luận tại tổ sáng 24/5, các đại biểu cho rằng, tình hình kinh tế đang rất xấu. Cần bắt đúng mạch, từ đó kê đơn thuốc đúng, đủ, đúng liều lượng và thời gian.

    Bắt đúng mạch, không tô hồng

    ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) phân tích việc đánh giá tình hình kinh tế gần như một cuộc khám bệnh. Nếu cứ cho là ta rất khỏe, không có vấn đề gì thì đến khi mắc bệnh sẽ rất khó chữa.


    [​IMG]

    ĐB Nguyễn Đình Quyền: Có lợi ích nhóm hay không?

    Nhìn vào báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ, theo ông Quyền, với 3 trang dành cho việc những việc đã làm được, có ấn tượng, chúng ta “chưa nhìn vào những gì thực sự là yếu kém”.

    ĐB Lê Văn Nga (Quảng Nam) nêu câu hỏi phải chăng cách đặt vấn đề của chúng ta có vấn đề khi mà lạm phát luẩn quẩn, kinh tế suy giảm là bỏ tiền ra.

    Trong khi đó, đối tượng cần uống thuốc đã bắt trúng hay chưa. Đơn cử, gói kích cầu năm 2009 hướng vào "ông lớn" mà không chú trọng vào nông nghiệp nông thông, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), chúng ta đã kê đơn, uống thuốc đúng luật nhưng uống quá liều. Đơn thuốc đưa ra trên cơ sở báo cáo tô hồng, nên thường chậm.

    Các đại biểu đề nghị xem kỹ giải pháp tổng thể. Không chỉ hỗ trợ DN, nhiều đại biểu đặt vấn đề kích cầu tiêu dùng, để khoan sức dân. “Đó là hai chân kiềng mà chính sách phải theo đuổi, để nền kinh tế có thể khôi phục”, ĐB Lê Minh Thông (Thanh Hóa) nói.

    Theo ĐB Trần Du Lịch, không thể chậm trễ hơn trong việc hỗ trợ DN. “Để chậm, tiểu thương bỏ chợ khác nào nông dân bỏ đất. DN chết rồi, muốn cứu cũng không được. Và năm sau, chúng ta sẽ chẳng còn nguồn thu”, ông Lịch chỉ rõ.

    Nhóm lợi ích lũng đoạn?

    Phát biểu trong 20 phút, ĐB tỉnh Long An Đặng Thị Hoàng Yến lưu ý con số DN phá sản chắc chắn lớn hơn nhiều so với báo cáo "màu hồng" của Chính phủ. "Chỉ tính trong 15 khu công nghiệp của chúng tôi, đã có 80% DN không có khả năng chi trả tiền thuê mặt bằng. Họ vẫn cầm cự sản xuất, cố gắng trả lương cho công nhân nhưng đành khất nợ tiền thuê mặt bằng nhiều tháng nay", bà Yến cho hay.

    Do "có thể đây là lần phát biểu cuối cùng", bà Hoàng Yến nhấn mạnh với "các đại biểu ở lại" nguy cơ nền kinh tế bị các nhóm lợi ích lũng đoạn. Nếu như báo cáo của Chính phủ nêu một câu ngắn gọn nhiệm vụ "tiếp tục kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô", thì theo bà, nếu không đưa ra được các biện pháp cụ thể, đây sẽ chính là một cái bẫy để các nhóm lợi ích thâu tóm DN.

    Bà Yến phân tích: Nghị quyết QH đặt mục tiêu tăng trưởng 6%, nhưng tại sao tăng trưởng tín dụng lại âm 1%? Nhiều DN, không chỉ vừa và nhỏ, mà cả DN lớn, cũng không thể tiếp cận vốn vay với lãi suất quy định, mà có hiện tượng môi giới vay ngân hàng, có nghĩa là DN phải chi thêm tiền mới hòng vay được ngân hàng. Vay không được, DN lâm vào thế phá sản, các nhóm lợi ích thôn tính họ dễ dàng, thôn tính luôn các dự án.

    Ở đoàn Hà Nội, ĐB Nguyễn Đình Quyền cũng nêu, cách đây 2 năm rưỡi, tại QH khóa 12 đã cảnh báo “một nền kinh tế thế này mà hàng trăm tổ chức tín dụng thì bất bình thường” thế nhưng giờ này ta mới đặt vấn đề và xây dựng đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

    Thực tại các DN chết dần, phá sản thì các ngân hàng lãi to, nhởn nhơ. Trong khi đó, ta chưa thấy động thái cụ thể nào. Chúng ta còn đợi đến khi nào?

    Ông Quyền đặt vấn đề liệu có lợi ích nhóm trong này không? Việc phản ứng chậm, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ở đâu?

    DNNN thua lỗ, ai chịu trách nhiệm?

    Nhiều đại biểu đề nghị làm rõ việc phân bố ngân sách và sử dụng vốn, tài sản nhà nước ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.


    [​IMG]
    ĐB Trần Du Lịch: Không thể chậm trễ hơn trong việc hỗ trợ DN

    ĐB Trần Du Lịch phân tích các DNNN với nguồn vốn chủ sở hữu đến 30 đến 40 tỷ USD, nhà nước không lấy thuế, nhưng hoạt động vẫn kém hiệu quả. Việc đầu tư ngoài ngành không hiệu quả không được giải trình.

    Chủ tịch UBND Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh đơn cử, không ít trường hợp, ta dùng ODA để đầu tư, “là tiền đi vay đấy, nhưng lấy tiền về lại đi sắm ô tô xịn!”.

    ĐB Phan Đình Trạc (Nghệ An) đặt vấn đề “sai phạm của Tập đoàn Dầu khí, Sông Đà làm giật mình với những con số khổng lồ…” Lại nữa, như trường hợp lãnh đạo Vinalines, sai phạm vẫn đề bạt. Như vậy thì kỷ luật nội bộ, kỷ cương xã hội sẽ như thế nào?

    Trong khi đó, ĐB Niê Thuật (Đắk Lắk) nêu, ở trường hợp Vinalines, Nhà nước bỏ ra hàng nghìn tỷ nhưng thông tin giờ đầu tư cho các công ty lớn, DNNN, công tác quản lý thế nào? “Bỏ ra hàng nghìn tỷ rồi bị mất đi, khi phát hiện thì đã quá muộn”.

    “Từ PMU18, Vinashin, giờ là Vinalines, toàn đồng tiền lớn cả, trong khi phân bổ nguồn vốn ở địa phương từng đồng cặn kẽ”.

    Các ĐB đề nghị, tới đây, trước khi phân bổ nguồn vốn cho các DN này, phải trình QH để QH phê chuẩn.

    ĐB Võ Thị Dung bức xúc sao ta có thanh tra, các cơ quan, Quốc hội có các ủy ban tiến hành giám sát, nhưng lãng phí đầu tư, thất thoát vẫn cao. “Phải giám sát kĩ việc sử dụng vốn ở các tập đoàn nhà nước… Việc sử dụng ngân sách, tiền thuế của người dân phải hiệu quả hơn”, ĐB Dung nói.

    Theo ĐB Thủy Trang (TP.HCM), cần chỉ rõ trách nhiệm của các cá nhân trong sai phạm ở các tập đoàn.

    P.Loan - T.Chung - X.Linh - V.Anh
  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    "Do "có thể đây là lần phát biểu cuối cùng", bà Hoàng Yến nhấn mạnh với "các đại biểu ở lại" nguy cơ nền kinh tế bị các nhóm lợi ích lũng đoạn. Nếu như báo cáo của Chính phủ nêu một câu ngắn gọn nhiệm vụ "tiếp tục kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô", thì theo bà, nếu không đưa ra được các biện pháp cụ thể, đây sẽ chính là một cái bẫy để các nhóm lợi ích thâu tóm DN. "

    Cuối cùng, cũng có người nói chính xác hiện trạng và nguy cơ nền kinh tế đang phải đối mặt: "Bị lũng đoạn". Số Tập đoàn Nhà nước chiếm thiểu số doanh nghiệp hoạt động nhưng ôm phần lớn lượng vốn của nền kinh tế, nếu không bị lũng đoạn thì thực sự chèo lái chống đỡ cho cả nền kinh tế mang tính điều tiết thực sự chứ không trở thành gánh nặng quá sức chịu đựng của dân như hiện tại. Bản chất của vấn đề là vừa đá bóng, vừa thổi còi. Tập đoàn kinh doanh đã thiếu sự giám sát chặt chẽ, lại tự quyền huy động vốn trong dân thông qua góp vốn vào thành lập các ngân hàng cổ phần để chi phối dòng tiền phục vụ cho chính những hoạt động kinh doanh thiếu sự giám sát đó. Vai trò thẩm định vốn của tổ chức tín dụng có vốn góp đó bị áp lực và bị coi nhẹ, dần dần tạo cơ hội cho sự lũng đoạn và tăng dần sự lũng đoạn đó ra cả nền kinh tế. Vậy nên, tái cơ cấu trước hết phải tái cơ cấu từ ngân hàng, giám sát và có chế tài cho những ngân hàng mà Tập đoàn đứng sau chi phối lũng đoạn, giữ cho hệ thống mạch máu ổn định trở lại trước khi nghĩ đến lành da đắp thịt. Ngân hàng trở lại đúng vai trò giám sát vốn của mình thì sẽ loại bỏ dần được sự lũng đoạn của các Tập đoàn. Sắp tới ngày họp giữa kỳ của các nhà tài trợ rồi đó, không đơn giản thuyết phục được họ khi sự lũng đoạn hiển hiện rõ như ban ngày đến vậy. Tài sản Nhà nước cũng đang lặng lẽ chuyển sang túi tư nhân trước khi bung vỡ thì không có gì là khó hiểu cả.

    "Các đại tập đoàn nhà nước đã tạo ra cái bóng rất lớn bao phủ nền kinh tế và dường như len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống. Hay nói cách khác, việc đầu tư tràn lan trên nhiều lĩnh vực ra nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau của doanh nghiệp nhà nước vẫn là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn.
    Với quy mô và độ phủ lớn như vậy nhưng hệ số ICOR (hệ số sinh lợi từ dòng vốn đầu tư) của khu vực doanh nghiệp nhà nước lại cao hơn gấp đôi khu vực ngoài nhà nước, phản ánh hiệu quả đầu tư thấp.
    Những nhân tố làm giảm chất lượng đầu tư thì cũng kìm hãm năng suất nền kinh tế, là nguyên nhân gây bất ổn kinh tế.
    Và theo phân tích của TS Thành, hiện trạng này tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn. Việc mở rộng đầu tư sẽ kéo dãn khoảng cách đầu tư - tiết kiệm, kéo theo mở rộng tín dụng, gây ra lạm phát và dẫn đến bất ổn. Sau đó, các chính sách bình ổn lại được đưa ra, gây méo mó và lộ diện những vấn đề trong cấu trúc của nền kinh tế."
    http://dantri.com.vn/c76/s76-577442/doanh-so-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-van-phu-bong-nen-kinh-te.htm



  4. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    chị Yến sẽ bị out vì dám đụng chạm nhóm lợi ích
  5. ilovemynickname

    ilovemynickname Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2012
    Đã được thích:
    0
    Tôi thích các Đại biểu QH có xuất thân từ giới Doanh nhân nhất.
  6. bupmangnon

    bupmangnon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    0
    chính vì chị ấy biết bị out nên mới dám đụng chạm,và DN của nhà chị ấy đang có nguy cơ bị thâu tóm.
  7. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Tự chủ quá rộng, báo cáo sai
    Luật DN nhà nước trước đây đã quy định trao cho DN quyền tự chủ quá rộng dẫn đến việc nhiều DN nhà nước không thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời với chủ sở hữu nhà nước cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính DN; cá biệt có DN còn báo cáo sai sự thật dẫn đến chỉ khi cơ quan thanh tra, kiểm tra vào cuộc mới chỉ ra cụ thể các sai phạm.
    Phân định rõ trách nhiệm
    Quy chế giám sát phân định rõ trách nhiệm của từng đối tượng. Cụ thể: chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm với vốn mà mình đã giao, với con người mà mình cử xuống, cả việc giao kế hoạch sử dụng vốn cho người đại diện. Nếu giao vốn mà người ta thực hiện đúng theo chỉ đạo nhưng vẫn xảy ra sai sót thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm, còn DN phải báo cáo và phải giải trình việc mình làm. Quy chế lần này thiết kế chế độ báo cáo thường xuyên theo quý, sáu tháng và năm. Trường hợp cần thiết có chế độ báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý, quản trị của chủ sở hữu.

    http://cafef.vn/20120527083123283CA33/ong-dang-quyet-tien-siet-viec-su-dung-von-nha-nuoc.chn
  8. bupmangnon

    bupmangnon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Sắp tới sẽ giao quyền quản lý các tập đoàn tổng công ty nhà nước cho quốc hội phải không chị Hiệu?Nhưng quốc hội không phải cơ quan chuyên trách nên em nghĩ nên giao cho SCIC quản lý hay hơn,Em rất SCIC nên học tập và làm theo mô hình của Tamesek Singapore.
  9. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập Công ty Đầu tư SCIC là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước làm chủ sở hữu.
    Thủ tướng Chính phủ giao Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thành lập Công ty trên theo quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc: Phân định rõ chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và Công ty Đầu tư SCIC tránh chồng chéo.
    Đồng thời, phải xác định mức vốn điều lệ của Công ty Đầu tư SCIC phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh; Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước không kiêm các chức danh lãnh đạo của Công ty Đầu tư SCIC.
    Được biết, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
    Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc thị trường.
    Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2006, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước quản lý danh mục đầu tư gồm các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế như: dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, xây dựng, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin…
    http://cafef.vn/20120524061511853ca36/thanh-lap-cong-ty-dau-tu-scic.chn


    Quốc Hội là cơ quan lập pháp, còn chính phủ là cơ quan hành pháp. Cứ mỗi kỳ họp Quốc Hội lại nóng lên vì mổ xẻ những vấn đề của Chính phủ có biểu hiện của thiếu minh bạch trong thi hành lập pháp. Đến một mức độ nào đó không thể kiểm soát, Quốc Hội được phép thu bớt phạm vi quyền tự quyết thi hành của Chính phủ bằng bổ sung chỉnh sửa luật, có không nhỉ? Ngược lại, khi Chính phủ muốn mở rộng quyền hành thì đề xuất .... sửa Hiến pháp theo mục đích của mình, giảm bớt quyền của Quốc Hội. Túm lại là đó là việc của Quốc Hội và Chính phủ, không bàn nhiều. Việc của chúng ta là xem kết cục thế nào, liệu việc thành lập công ty đầu tư SCIC có phải là một cách quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tốt hơn ko?
  10. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Phát biểu tại họp báo trước thềm Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam 2012 (CG giữa kỳ 2012) chiều 28/5, Giám đốc quốc gia World Bank Victoria Kwakwa cho biết các nhà tài trợ thực sự quan ngại trước những kết quả kinh doanh gần đây của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
    Những bình luận này được đại diện Ngân hàng Thế giới đưa ra sau nhiều câu hỏi của phóng viên xung quanh quan điểm của Nhà tài trợ quốc tế đối với những vụ phanh phui nợ nần, kết quả kinh doanh cũng như bê bối liên quan đến các "ông lớn" như Vinashin hay Vinalines. "World Bank cũng như nhiều nhà tài trợ khác không có số liệu cụ thể về những vụ việc này. Tuy nhiên, ở góc độ của mình, sự quan ngại là hoàn toàn dễ hiểu", bà Kwakwa cho biết. World Bank là đầu mối tổ chức các hội nghị CG thường niên, nơi các nhà tài trợ bàn về việc hỗ trợ vốn phát triển cho Việt Nam và đánh giá hiệu quả sử dụng dòng vốn đó.
    http://cafef.vn/20120528102623693CA33/nha-tai-tro-quoc-te-quan-ngai-ve-cac-tap-doan-viet-nam.chn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này