Dự đoán các vấn đề chính của Việt Nam năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 01/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2954 người đang online, trong đó có 70 thành viên. 02:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 132771 lượt đọc và 983 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505

    Của em cả đấy. Yên tâm, không thiếu hàng cho em đâu mà lo. Nhận định thị trường cho đến tháng 7 thế nào đã rõ rồi, thiết nghĩ không cần nhắc lại.
  2. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    89
    công nhận chi linh thiệt
    thank chị nhìu
  3. MONSTERS

    MONSTERS Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/11/2009
    Đã được thích:
    2
    Chị Hiệu ơi, mong chị đánh giá thêm về việc các Tập đoàn thoái vốn ngoài ngành ở các mã NH, BĐS, BH, CK và ảnh hưởng của nó đến TTCK 7 tháng cuối năm nhé? Liệu BTC đã bật đèn xanh cho thoái vốn dưới giá góp ko? Và bao giờ?
  4. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505

    1. Đọc kỹ lại những nhận định thời gian gần đây của tôi.
    2. Thoái vốn dưới hình thức nào?
    + Nếu chuyển qua Công ty mua nợ quốc gia thì giá càng thấp càng tốt vì bản chất là ko thất thoát đi đâu cả mà đỡ tốn tiền của dân.
    + Nếu thoái vốn trên sàn, đương nhiên thanh khoản thị trường sẽ mất khá nhiều thời gian để hấp thụ đấy, chừng 1 tháng cũng là nhanh. Ảnh hưởng thế nào thì sẽ rõ.
    + Nếu thoái vốn cho tư nhân thì tùy mức độ thẩm định chất lượng xấu/ tốt của đơn vị thoái vốn mà quyết tránh bán rẻ tài sản nhà nước hoặc đổ vỏ cho sân sau của BBs.

    Túm lại, sẽ cần cơ chế giám sát về chức năng thẩm định xét duyệt mua nợ rất chặt chẽ, nhất là nghiêm cấm mua nợ giá cao có liên quan đến sân sau của những đối tượng nhất định. Xây dựng và triển khai được cũng phải cả tháng.Trong thời gian đó, các doanh nghiệp BĐS sẽ buộc phải giảm giá hàng loạt để thanh lý hàng tồn kho vì đến hạn và quá hạn trả nợ, ko thể kéo dài hơn được nữa. Tự đánh giá thêm nhé bạn.
  5. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Đánh giá lại các sự kiện nổi bật trong tuần và tìm hiểu lại lịch sử chút, cũng thấy ra một số vấn đề khi so sánh với hiện tại:
    1. Thế giới:

    Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 bắt đầu từ một số hiện tượng và so sánh với hiện tại:
    + Vỡ bong bóng cổ phiếu các công ty công nghệ mạng được phố Wall thổi lên quá mức ---> vỡ bong bóng cổ phiếu Facebook hiện tại giống y chang.
    + Vỡ bong bóng giá hàng hóa (oil, gold)
    Nga được biết đến là nước bị thiệt hại nặng nhất do giá dầu lao dốc, bay mất tài sản tương đương 1/3 quỹ dự trữ của nước này.----> hiện tại y chang và có phần sâu hơn: đã lao dốc từ 110$/thùng dầu, gần 2.000$/oz vàng xuống 8x$/thùng dầu, 1.5xx$/oz vàng, TQ được biết đến là thiệt hại nặng do giá vàng giảm, bay kha khá giá trị quỹ dự trữ.
    + Thị trường BĐS Mỹ do cho vay dưới chuẩn quá nhiều từ năm 2003 đến năm 2008 đã vỡ ---> Thị trường BĐS các nước Châu Âu hiện đang xuất hiện tình trạng này cùng với khả năng đổ vỡ đồng EUR.
    + Mỹ tổ chức bầu cử Tổng thống ----> Năm nay Mỹ cũng tổ chức bầu cử Tổng thống.
    + Các định chế tài chính lớn chao đảo và đổ vỡ domino ----> hiện lại bắt đầu xuất hiện dấu hiệu xấu ở JP Morgan và Mỹ lại nóng lòng mong mỏi một cuộc giải cứu mới. Gói QE3 được nâng lên đặt xuống mà ko dám dùng vì nhiều lý do trong đó có cân nhắc về cuộc bầu cử cuối năm 2012, đổ vỡ Ngân hàng hàng loạt tại Hy lạp, Tây Ban Nha,… đang cầu cứu IMF cứu trợ.

    + Bất ổn nảy sinh ở nhiều quốc gia: xung đột Nga-Gruzia, thảm sát ở Mumbai,… ---> TQ- Phillipine nảy sinh mẫu thuẫn gay gắt, bất ổn diễn ra trên diện rộng mang tính trầm trọng hơn ở hầu khắp các nước: Trung Đông và Châu Âu khiến nhiều chính phủ phải giải tán, thảm sát ở Syria,…
    2. Việt Nam:
    + Sau khi sốt giá hàng hóa và lãi suất, tỷ giá thì cuối năm 2008 rơi vào suy thoái, kinh tế tê liệt và giảm phát, BĐS và chứng khoán lao dốc, cần gói kích cầu ---> hiện tại kinh tế cũng đang ở tình trạng tê liệt, vốn không hấp thụ được, BĐS đóng băng, chứng khoán cầm chừng.
    + Các ngân hàng VN dư thừa vốn ko cho vay ra được, gửi quanh lẫn nhau, cũng hạn chế đầu tư ra nước ngoài vì lo sợ sự đổ vỡ liên tiếp của các Định chế tài chính nước ngoài sẽ bị mất vốn --> hiện tại đang và sẽ diễn ra y chang và có phần cảnh giác hơn vì gửi quanh lẫn nhau cũng hạn chế hơn do một số ngân hàng nội yếu kém thiếu an toàn.
    + Nợ xấu bung ra ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa ----> Nợ xấu bung ra ở các tập đoàn vốn Nhà nước.
    + Vấn đề mới nảy sinh: bất ổn ngoại giao biển Đông. Về vấn đề này, càng cần phải tìm hiểu lịch sử để rõ hơn nguyên nhân và xu hướng diễn biến:
    (Còn tiếp)
  6. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Tuần qua, Bộ trưởng QP Mỹ đến thăm VN lần đầu tiên và điểm đến là Cảng Cam Ranh. Thực tế, Cảng Cam Ranh có ý nghĩa thế nào đối với quốc tế?

    Căn cứ Cam Ranh là một quân cảng quan trọng, và có thể nói ai quản lý Cam Ranh là người kiểm soát Biển Đông và con đường thông thương huyết mạch từ Ấn Độ Dương lên phía Bắc Thái Bình Dương. Năm 1964 Hải quân Mỹ bắt đầu nghiên cứu địa hình cảng Cam Ranh chuẩn bị mở rộng cuộc chiến bảo vệ miền nam Việt Nam ra miền Bắc. Và đầu năm 1965 sau khi Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện và đánh đắm một chiếc tàu trọng tải 100 tấn của Miền Bắc chở vũ khí tiếp tế cho bộ đội ta ở miền Nam tại Vũng Rô (trong vùng Đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên), Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ Hải Không quân.

    Từ năm 1965 đến năm 1973 Cam Ranh là một cứ điểm quan trọng của Mỹ. Quân đội và tiếp liệu cho toàn cuộc chiến đều ra vào qua cảng Cam Ranh. Sau Hiệp Định Paris 1973, Mỹ rút các lực lượng ra khỏi Cam Ranh, và giao lại cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Cộng Hòa không có phương tiện duy trì Cam Ranh như một căn cứ và chỉ sử dụng cảng hàng không Cam Ranh một cách giới hạn.Vào đầu tháng 4/1975 cảng Cam Ranh còn được sử dụng để tiếp người tị nạn từ miền Trung. Ngày 3/4/1975 quân đội Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Cam Ranh.

    Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, Hải quân Việt Nam ta một phần không có nhu cầu, một phần không có khả năng duy trì nên căn cứ Cam Ranh bỏ trống. Năm 1979, sau cuộc chiến biên giới với Trung quốc, Việt Nam cho Nga thuê Cam Ranh trong 25 năm. Mục đích chính yếu là dùng sự hiện diện của Nga ngăn ngừa một cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung quốc. Nga đã biến cải Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn ngoài lãnh thổ Nga. Nga cho xây thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi đưa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa, xây thêm cơ sở cho tàu ngầm ẩn núp, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại và kéo dài phi đạo. Năm 1991 Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc thay đổi. Giữa năm 2002, Nga rút khỏi Cam Ranh. Sau khi Nga rút đi, Trung quốc từng đặt vấn đề để thuê cảng Cam Ranh, nhưng Việt Nam vẫn còn đủ tỉnh táo để không “bán” Cam Ranh cho Trung quốc dù căn cứ được bỏ trống. Những năm gần đây, ta đã cho chuyển
    cảng hàng không dân sự Nha Trang vào Cam Ranh dùng cho các chuyến bay nội địa, có ý dân sự hóa hải cảng Cam Ranh, và sau đó quốc tế hóa Cam Ranh để giải tỏa áp lực đòi thuê của Trung quốc. Quyết định đó của VN là một quyết định có tính chiến lược đúng đắn chừng nào Trung quốc còn biết tự chế trong việc đòi quyền làm chủ Biển Đông và giành quyền kiểm soát con đường biển quan trọng của thế giới .Thời gian cho thấy Trung quốc dường như đặt mục tiêu “trở thành siêu cường” là một nhiệm vụ lịch sử và bước đầu là bung ra Biển Đông, biến Biển Đông thành cái “hồ nhà” của mình để dọn đường đi bốn biển năm châu. Trung quốc biết rằng sức mạnh của Hoa Kỳ đang đi xuống nhưng còn mạnh hơn mình nhiều và Trung quốc sẽ chờ đợi:10 năm, 15 năm, trước khi đọ sức với Hoa Kỳ.

    Nhưng với các nước nhỏ trong vùng Trung quốc không cần chờ đợi. Trung quốc dùng chính sách o ép bằng kinh tế và chính trị. Riêng với Việt Nam ngoài áp lực kinh tế Trung quốc còn dùng nợ nần và ơn nghĩa cũ để làm áp lực. Đối với Trung quốc, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nhất nên nếu trị được Việt Nam, các nước khác trong khối Asean sẽ phải cúi đầu thuần phục. Cho nên trong những năm qua Trung quốc đã triển khai một chính sách “lấn ép” Việt Nam trên Biển Đông. Và năm 2011 là năm Trung quốc làm những hành động bắt nạt Việt Nam lộ liễu nhất.

    Có nhiều dấu hiệu năm 2012 là năm căng thẳng. Trong tình hình hiện nay Cam Ranh trở thành một cái chìa khóa giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông. Nếu trong 10 năm qua (từ 2002 khi Nga rút ra khỏi Cam Ranh) Việt Nam đã từ chối yêu cầu sử dụng cảng Cam Ranh của TQ và nhắm quốc tế hóa cảng này là một chính sách khéo léo thì với các chuyển biến càng lúc càng tăng cường độ của Trung quốc có thể buộc Việt Nam phải có một chọn lựa khác, đó là đẩy nhanh quá trình quốc tế Cảng Cam Ranh cho những BBs đáng gờm với TQ như Mỹ và Nga. Cả Mỹ và Nga vậy là đã cùng hiện diện tại Cảng Cam Ranh.

    -----> Hiện tại và sắp tới, TQ sẽ liên tục áp lực lên Việt Nam bằng kinh tế, ko chỉ làm suy giảm về lợi nhuận mà còn cố tình làm mất cân đối kinh tế vùng miền, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp vốn là thế mạnh chủ đạo của VN. Cũng thật là giật mình khi thấy càng ngày, bà con nông dân càng mất phương hướng trong sản xuất nông nghiệp khi cứ liên tục chặt cây này trồng lại cây khác, ngày càng thu hẹp diện tích cây lâu năm, mất dần các cây đặc sản truyền thống. Sợ nhất là phá lúa đi trồng ba thứ lăng nhăng, nuôi đỉa phá hoại mùa màng,... Đáng sợ hơn nữa là những vùng dừa lớn hàng chục năm tuổi đã từng che chở bộ đội ta trong các trận chiến xưa, tạo địa hình riêng cho thế trận miền Nam, vừa tạo môi sinh phù hợp đang bị bà con đốn hạ hàng loạt. Tất cả đều do kiểu mua cao rồi bỏ chạy của thương lái TQ. Những đổ vỡ dây chuyền của đầu nậu thu mua cafe đã làm nản lòng bà con đổ công sức trồng cafe vùng Tây nguyên Đaklak. Còn gì nữa là thế mạnh nông nghiệp VN nếu không có giải pháp đối phó?
  7. noyoungnoold

    noyoungnoold Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Đã được thích:
    10
    :-bd với phân tích nhưng nếu như thế thì người ta cần đánh lên để kịp thoát trước khi tàu chìm, từ giờ đến 2/9 mà chạy thoát hàng được kha khá thì sao hả Hiệu ? mà suy thoái mạnh hay không thì quí 4 mới thể hiện rõ nhỉ ? hic hic, suy thoái vòng 2 đang lờ mờ nên cần chạy hàng trước khi đám đông nhìn rõ nó [};-
  8. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Từ phân tích trên, tôi cảm nhận rõ một điều:
    1. Không biết vô tình hay hữu ý, thế giới liêu xiêu loảng xoảng rất mạnh trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ để rồi gần đến kỳ bầu cử, Mỹ bỗng trở nên sáng giá khi có khả năng giơ tay cứu kinh tế toàn cầu bằng những gói cứu trợ khổng lồ mà họ thoải mái in ra. Tổng thống Mỹ đắc cử nhờ đó sẽ có quyền uy vô cùng lớn chi phối các nước khác.Vì vậy, cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trở lại trong vài tháng gần đây và có thể suy thoái mạnh trong tháng 6 này là điều có thể dự đoán. Gói QE3 sẽ cứ dền dứ cho đến cuối năm, khoảng tháng 11/2012 khi diễn ra chốt bầu cử Tổng thống Mỹ thì mới có khả năng xem xét tung ra thật sự. Vì vậy, cả giá vàng và USD sẽ cũng cứ rập rình vậy thôi, chưa có gì bứt phá mạnh đâu (Mỹ đang khống chế giá vàng bằng hô mồm gói QE3 đó thôi).

    2. Ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu thì VN không thể là ngoại lệ, nhất là hiện trạng đang mang đủ các dấu hiệu trùng với cuộc suy thoái đó. Quan trọng là giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của nó thế nào và tìm cách thoát khỏi nó ra sao, nhất là phải thoát khỏi vòng kiềm tỏa của TQ về kinh tế.
  9. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505

    Thì tuần rồi đã đánh lên để thoát hàng đó, nhưng số lượng chưa được nhiều lắm nên khả năng trong tháng 6 này sẽ còn giảm nhiều do quyết tâm thoát hàng. Một số mã có quỹ đỡ thì có thể cầm cự ko giảm nhiều lắm nhưng cũng phải chờ qua tháng 6 mới có khả năng tăng trưởng hay không.
  10. khotruc

    khotruc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Đã được thích:
    7
    Bài phân tích rất hay, tầm nhìn thế giới trong và ngoài nước rộng tuy nhiên tầm nhìn CK ngắn quá: phân tích hết TQ, Mỹ, Nga, EU, tiền vàng SX... mà mới chỉ kết luận CK VN đến cuối tháng 6, CKVN khoai thật
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này