Dự đoán các vấn đề chính của Việt Nam năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 01/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3084 người đang online, trong đó có 70 thành viên. 02:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 132771 lượt đọc và 983 bài trả lời
  1. ThaiUyen

    ThaiUyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Trời,bọn TQ làm gì cũng chẳng cần lý do.
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Có những điều mà các Cụ dạy "THIÊN CƠ BẤT KHẢ LỘ". Nói trước e bước không qua. Từ từ sẽ rõ. Đức nhân thắng số, mà nhân không có đức thì... chịu.
  3. Immortal1982

    Immortal1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    Theo chị thì có thể hi vọng bao nhiêu % về cái e tạm gọi là " giảm bớt ăn tham để tạm chia sẻ lợi ích nhóm" với các đối tượng còn lại, đặc biệt là DN để trước hết cứu mình, sau đó là " chia sẻ khó khăn" với DN. E nghĩ nếu cứ tham lam ăn cả thì chìm tàu cả lút. NHNN toàn chơi kiểu khôn lỏi hạ LS huy động, cái chính mà mọi ng đều mong đợi là hạ LS cho vay, áp trần LS cho vay, rồi tái nạm ngành NH, TC, Tập đoàn, TCT NN thì nói rất chung chung hay tránh né. Có hi vọng trong vòng 2,3 năm tới có thay đổi gì đó của nhóm BBs NN này ko chị? Từ tái nạm nhân lực, cơ cấu vốn, cho đến chống thất thoát hiệu quả hơn....????
  4. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Càng sớm càng tốt!
  5. khotruc

    khotruc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Đã được thích:
    7
    Công nhận chủ top rất có năng khiếu về phân tích và cách diễn đạt các vấn đề quốc tế, vĩ mô. Rất đang muốn nghe nhận định của chủ top về vấn đề nội bộ vn mình. Thanks
  6. quytacso1

    quytacso1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    32
    Cái minh bạch hóa này đâu chỉ cần thiết cho mỗi lĩnh vực BĐS không đâu? Cái này cần cho cả nền kinh tế chứ đâu chỉ riêng gì cái BĐS. Nói chuyện với mấy bạn Tây các bạn ấy đánh giá cao tính không rõ ràng của toàn bộ nền kinh tế, với các bạn ấy 1+1=2 nhưng ở VN thì 1+1=x với x thuộc tập {1,2...n}
  7. FreeCashFlow

    FreeCashFlow Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Đã được thích:
    952
    Chủ nhật, 10/06/2012, 13:29

    Thương lái Trung Quốc lại giở trò: “Cắm chốt” cảng cá





    [​IMG]
    Bốn thương lái Trung Quốc hoạt động trong thời gian dài tại khu vực cửa khẩu biển An Phú và thuê nhà ở trọ tại xã Nghĩa An nhưng chính quyền địa phương không hay biết

    Nhiều tháng qua, tại cảng cá An Phú (xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) luôn có thương lái Trung Quốc túc trực thu mua hải sản, ngư dân bị thất thu vì thương lái câu kết với đầu nậu.
    Trong hai ngày 7 và 8-6, chúng tôi về cảng cá An Phú, không khí buôn bán khá nhộn nhịp. Hiện cảng cá này có 2 người Trung Quốc dưới danh nghĩa thương lái thu mua hải sản túc trực từ sau Tết Nguyên đán đến nay. Trong đó, có một người tên Lu De Chu (SN 1961) sinh sống tại đây hơn 10 năm qua. Người còn lại tên Guo Peng (SN 1991).
    Thương lái và đầu nậu giữ giá
    Cả hai người này đều tạm trú tại nhà ông Trần Văn Ngô và bà Lê Thị Kiểu (thôn Cổ Lũy Bắc hay còn gọi là thôn Làng Cá). Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết 2 người này thuê luôn ngôi nhà của ông Ngô để ở và làm nơi thu mua hải sản. Hai người Trung Quốc này thường ra bến cá mỗi khi có tàu cá của ngư dân cập cảng và xem hàng, sau đó nói nhỏ với đầu nậu về chất lượng cá. Khi thấy chúng tôi đưa ống kính máy ảnh lên chụp, 2 người này nhanh chóng che mặt và bỏ vào trong nhà kéo cửa lại.
    Ông Lê Văn Bàn, trưởng thôn Cổ Lũy Bắc, cho biết từ ngày 2 người này đến mua cá tại địa phương, nhiều ngư dân bị thất thu bởi hầu hết các chủ tàu đi đánh bắt xa bờ đều phụ thuộc đầu nậu là bà Kiểu. “Ngư dân nghèo, gom góp đóng được con tàu là mừng rồi, còn tổn phí ra khơi đều mượn ở nậu nên khi ghe về đến cảng đều phải bán cho nậu đã cho mượn tiền nên bị ép giá. Còn giá cả giữa nậu và người Trung Quốc thì bí mật nên không được tiết lộ” – ông Bàn cho hay.
    Ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú, cho biết khi chính quyền phát hiện xử phạt thì chủ nậu mới đến khai báo và cũng không hề đưa những người Trung Quốc này đến trình diện nên chính quyền địa phương cũng chẳng biết mặt mũi những người này. “Dường như đầu nậu đã “bảo kê” trọn gói cho người Trung Quốc đến địa bàn sinh hoạt nên rất khó quản lý. Luật thì chỉ xử phạt hành chính, nặng nhất là trục xuất khỏi địa phương. Không có biện pháp chế tài nào mạnh tay hơn” – ông Dũng nói. Theo tìm hiểu của phóng viên, từ đầu năm đến nay có ít nhất 20 người Trung Quốc về đây thu mua hải sản. “Sau Tết đến cuối tháng 4, người Trung Quốc ở đây đông lắm. Nhưng từ ngày báo chí đưa tin người Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp ở nhiều địa phương thì chưa đến một tuần, những người Trung Quốc đó bỏ đi lúc nào không hay” - ông Bàn kể.
    Không biết để kiểm tra (?)
    Cách đây 2 tháng, chúng tôi về cảng cá An Phú và thấy có 4 người Trung Quốc thu mua hải sản tại nhà bà Kiểu. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 2 người khác đến thay thế. “Những người này đến đi thoắt ẩn thoắt hiện nên không biết quản lý thế nào. Họ đi taxi từ TP Quảng Ngãi xuống làm việc. Cách đây một tuần họ ngủ qua đêm liên tục ở đây.
    Nhiều lần chúng tôi đi kiểm tra và thấy những người này đang ở trong nhà thuê của bà Kiểu nhưng cũng chỉ nhắc nhở chứ không có thẩm quyền xử phạt” – ông Bàn nói. Còn theo ông Phạm Thanh Vũ, Trưởng ******* xã Nghĩa Phú: “Cách đây 2 tháng, chúng tôi phát hiện 3 người Trung Quốc đang sinh hoạt tại địa phương. Chúng tôi xử phạt hành chính và yêu cầu phải làm “giấy xin phép vào khu vực biên giới” thì chủ nậu là DNTN Bình Châu có trụ sở tại xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi đứng ra “lo trọn gói” . Khi được cấp giấy, 2 ngày sau, những người Trung Quốc này đã “biến mất” khỏi địa bàn”.
    Bà Võ Thị Lệ Thu, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa An, cho biết trước Tết Nguyên đán có một người Trung Quốc đến ở và thu mua mực tại nhà ông Trần Hữu Hưng (thôn Phổ An) và sau tết có hai người một nam một nữ đến mua mực nhưng họ đến rồi đi nhanh chóng nên không biết để kiểm tra.

    Theo NIÊM HÀ
    NLĐ
  8. FreeCashFlow

    FreeCashFlow Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Đã được thích:
    952
    Thứ 6, 25/05/2012, 10:06

    Thương lái Trung Quốc ào ào mua dứa xanh





    [​IMG]
    Việc thương lái Trung Quốc mua khóm của nông dân là điều bình thường, nhưng việc chọn trái to và còn xanh để mua là điều cần quan tâm.
    Báo NTNN số 124/2012 đã thông tin về việc gần đây nhiều thương lái người Trung Quốc tìm đến vùng Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) để thu mua trái khóm (dứa). Điều đáng nói là họ chỉ chọn những trái khóm cỡ to và còn xanh để mua với giá cao.Vì thương lái Trung Quốc mua khóm với giá cao và thiếu thông tin nên một số hộ dân đã vô tư thu hái những trái xanh bán cho họ.
    Mỗi ngày thu mua 20- 30 tấnTheo tìm hiểu của chúng tôi ngày 24.5, thương lái Trung Quốc hiện đặt cơ sở thu mua khóm tại dốc cầu Kinh Xáng (thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Khóm mà họ chọn mua là loại có trọng lượng từ 1 - 2 kg/trái trở lên và còn xanh tươi trên cành. Giá mỗi kg khóm, họ thu mua là 4.000 đồng, cao hơn mức giá của thương lái nội địa từ 500- 800 đồng /kg.
    Thấy được giá, nhiều nông dân huyện Tân Phước tranh thủ tỉa những trái to, đẹp còn xanh tươi trên cành để bán cho thương lái Trung Quốc. Nhiều bà con trong vùng cho biết, tính trung bình mỗi ngày, thương lái Trung Quốc thu mua từ 20- 30 tấn khóm ở vùng này. Sau đó họ cho đóng thùng đưa lên xe container chở đi.
    Ông Hồ Văn Trường - Chủ tịch UBND xã Tân Lập 2 (huyện Tân Phước) thừa nhận: “Gần đây có chuyện nhiều thương lái Trung Quốc đến săn lùng mua khóm to, trái còn xanh. Tuy nhiên chỉ nghe thương lái nói vậy chứ chưa biết giá cả như thế nào. Xã cũng chưa có động thái nào đối với chuyện này. Tôi nghĩ nông dân thấy ai mua giá cao thì cứ bán thôi”.
    Việc thương lái Trung Quốc mua khóm của nông dân là điều bình thường, nhưng việc chọn trái to và còn xanh để mua là điều cần quan tâm. Từ lâu nay, Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang là đối tác chính để nông dân địa phương bán khóm thương phẩm, phục vụ cho nhà máy chế biến nước trái cây xuất khẩu. Thế nhưng, việc thương lái Trung Quốc nhảy vào mua ngang và chọn những trái khóm to, đẹp sẽ làm cho nguồn nguyên liệu của nhà máy của công ty bị thiếu hụt.
    Dụ nông dân dùng thuốc kích thích
    Ông Bùi Công Thành - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước) cho biết, trước đây thương lái Trung Quốc còn tìm đến và trao đổi với Ban chủ nhiệm hợp đồng thu mua khóm loại trái to, nhưng với điều kiện HTX phải sử dụng một loại thuốc “kích thích” do họ cung cấp để trái tăng trọng nhanh.
    Do đảm bảo thương hiệu VietGAP của khóm Tân Lập nên chúng tôi từ chối. Vì biết thuốc họ đưa ra như thế nào mà phun xịt, còn việc chọn khóm to mua rồi số khóm nhỏ phải làm sao... Đây là kiểu “ăn xổi ở thì” không bền vững.
    Ông Huỳnh Văn Bườn - Trưởng phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn huyện Tân Phước cho biết, hiện nay một số thương lái Trung Quốc đến mua khóm với giá cao. Huyện đã làm việc với chính quyền các xã, tuyên truyền vận động nông dân cảnh giác với thương lái lạ, nhất là vấn đề tiền bạc.
    Nông dân tuyệt đối không được nhận hóa chất nào của họ đưa để phun xịt cho khóm tăng trọng nhanh, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng khóm và dẫn tới thương hiệu mất uy tín.
    Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc thương lái Trung Quốc đến tuyển chọn mua khóm trái to còn xanh trên cây là điều cần thận trọng. Bởi thực tế đã xảy ra việc thương lái Trung Quốc “quỵt” tiền của nông dân khi mua cua, tôm sú, khoai lang ở Cà Mau và Vĩnh Long...
    Theo Trường Duy
    Dân việt
  9. FreeCashFlow

    FreeCashFlow Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Đã được thích:
    952
    Thứ Sáu, 08/06/2012 - 16:58

    Chính sách mua gạo “khó hiểu” của Trung Quốc


    Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đầu năm đến nay ở mức cao nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, từ hơn một tháng qua, việc xuất khẩu gạo đang bị phía Trung Quốc gây khó dễ.

    [​IMG]
    VFA cho rằng, việc tiêu thụ lúa gạo nửa cuối năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn.
    Ảnh: Lê Hoàng Yến
    Cho đến trước tháng 4 năm nay, việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc diễn ra khá thuận lợi. Nội trong bốn tháng đầu năm này, khách hàng Trung Quốc mua tới 1,2 triệu tấn gạo từ Việt Nam, trong đó đã nhận 400.000 tấn, số còn lại sẽ giao trong các tháng còn lại của năm 2012. Theo đánh giá, đây là lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất từ trước đến nay. Trong năm 2011, doanh nghiệp chỉ xuất được 250.000 tấn.
    “Chính sách khó hiểu”
    Trao đổi với báo chí chiều 7/6, hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho hay vụ đông xuân năm nay thương nhân Trung Quốc xuống tận các tỉnh vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Cửu Long tìm mua gạo chất lượng cao, gạo thơm. Họ vào trực tiếp nhà máy của doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng, yêu cầu mở L/C nhập chính ngạch. Thế nhưng mới đây, việc mua gạo đã bị “hạn chế một cách tối đa”, mặc dù thị trường này vẫn có nhu cầu rất lớn. Bên cạnh đó, có trường hợp họ bỏ cả hợp đồng.
    Ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA cho hay hồi đầu năm nay hai bên đã thành lập trung tâm xúc tiến Thương mại Việt Nam – Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác mua bán gạo. Nhưng đến thời điểm này, theo đánh giá của VFA, chính sách mua gạo của khách hàng Trung Quốc là…“không hiểu được”. Họ liên tục thay đổi quyết định: dừng mua, rồi lại đột ngột mua trở lại. Cách làm này chủ yếu để làm thế nào hạ giá gạo xuống mức thấp nhất. “Chính sách mua gạo “đóng, mở” được áp dụng đồng loạt ở cả thị trường chính ngạch và tiểu ngạch”, ông Phong nói.
    Trong tháng 4 và tháng 5.2012, các doanh nghiệp Philippines từng gánh chịu thiệt hại nặng nề do chính quyền Trung Quốc đột ngột kiểm tra chất lượng chuối nhập khẩu từ quốc gia này. Hàng ngàn tấn chuối chất đầy các tàu, không được bảo quản lạnh bị giam nhiều tuần ở cảng Trung Quốc nên hư thối, phải bỏ. Chính sách nói trên sau đó được các chuyên gia nhìn nhận là có liên quan đến căng thẳng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa hai bên.

    Khách đòi trộn gạo dở vào gạo ngon!

    Cũng theo thông tin từ VFA, thời gian qua, việc mua bán gạo sang Trung Quốc còn có thêm trục trặc khác là khách hàng Trung Quốc sang yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam trộn gạo trắng vào gạo thơm nhằm trục lợi. Theo tính toán thì với giá gạo trắng khoảng 8.000 – 8.500 đồng/kg, nếu trộn 50% vào với gạo thơm và bán dưới mác gạo thơm thì thương nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá.
    Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc làm trên của một số khách hàng Trung Quốc không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế của họ mà có thể còn nhằm hạ thấp uy tín, chất lượng gạo Việt Nam. Sâu xa hơn, việc này có thể phá nát nền sản xuất gạo chất lượng cao, gạo thơm của Việt Nam, đồng thời phá thị trường gạo Việt Nam tại Trung Quốc.
    VFA đánh giá đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Theo ông Trương Thanh Phong, ngay sau khi phát hiện được thông tin này, VFA lập tức cảnh cáo các doanh nghiệp tiếp tay cho thương nhân Trung Quốc, đồng thời có công văn chỉ đạo nghiêm cấm hành vi trộn gạo đối với tất cả doanh nghiệp hội viên khác. VFA nhấn mạnh: doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác trước hành động phá hoại này. Trong trường hợp phát hiện ra gạo thơm bị trộn tại thị trường Trung Quốc, VFA sẽ điều tra nguồn xuất khẩu để truy cứu trách nhiệm doanh nghiệp.

    Tính đến hết tháng 5, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 5 triệu tấn gạo, trong đó đã giao 2,7 triệu tấn. Dự kiến đến hết tháng 6, doanh nghiệp sẽ giao thêm khoảng 750.000 tấn, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu nửa đầu năm 2012 lên 3,3 triệu tấn, thấp hơn so với con số 3,8 triệu cùng kỳ 2011 và giá bán cũng thấp hơn 15 USD/tấn.Dự kiến, sáu tháng cuối năm cần xuất thêm 3,5 triệu tấn gạo sau khi cân đối


    Theo Hoàng Bảy
    SGTT
  10. FreeCashFlow

    FreeCashFlow Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Đã được thích:
    952
    Trò hiểm: mua "chè bẩn" để giết chè Việt



    “Chè bẩn” có bàn tay bên ngoài

    Thứ Sáu, 15/07/2011 23:22
    Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) đã có phản ứng chính thức về vấn nạn “chè bẩn”, “chè thổ phỉ” đang hoành hành ở vùng nguyên liệu chè lớn nhất cả nước. Ngày 15-7, phóng viên Báo Người Lao Động đã phỏng vấn ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch VITAS

    * Phóng viên: Tại sao VITAS quyết định đưa việc sản xuất “chè bẩn” ra trước công luận vào thời điểm này, thưa ông?

    [​IMG]
    - Ông Đoàn Anh Tuân: Việc làm “chè bẩn”, “chè thổ phỉ” đang phá vỡ tất cả tập quán sản xuất và trồng chè từ trước đến nay ở nước ta. Chúng tôi đã khảo sát những vùng nguyên liệu chè ở Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên... và ghi lại được những hình ảnh rất ghê rợn. Nói thật, người tiêu dùng nếu nhìn thấy chắc chắn không dám uống chè nữa. Nhưng người sản xuất chè vẫn đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” bất chấp mọi thứ bởi đây là món hàng siêu lợi nhuận.

    Việc sản xuất “chè thổ phỉ” diễn ra phổ biến chỉ chừng 2-3 tháng trở lại đây, làm nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản bởi nguồn nguyên liệu chè giờ đang bị mua gom để làm “chè thổ phỉ”. Nhưng lý do chủ yếu là chúng tôi muốn cảnh báo về sự nguy hiểm khi người dân đổ xô đi làm “chè thổ phỉ” theo đơn đặt hàng từ “bên ngoài” mà không biết được mục đích, ý đồ sâu xa của họ. “Chè thổ phỉ” xuất hiện chắc chắn có bàn tay của thương lái Trung Quốc.
    * Hiện tại, VITAS đã xác định được những chất gì đang được sử dụng để làm “chè thổ phỉ”?

    - Phân lân đang được sử dụng nhiều ở vùng Hàm Yên (Tuyên Quang). Ở Văn Chấn (Yên Bái) người dân dùng bột đá, xi măng, tro...; trong khi đó, ở Đồng Hỷ, Định Hóa (Thái Nguyên) thậm chí bột quặng cũng đang được sử dụng. Nhìn chung, các chất “phụ gia” cho vào đều độc hại và cần khẳng định luôn là loại “chè bẩn” này không thể uống được.

    * Loại “chè bẩn” rất nguy hại khi đi vào đời sống và đến tay người tiêu dùng nhưng theo ông, vì lý do gì nó vẫn được tiêu thụ hết?

    - Hiện tại, thị trường Việt Nam chưa có loại chè này bởi tất cả “chè thổ phỉ” làm ra đều được xuất theo đường tiểu ngạch đi Trung Quốc. Vì lý do gì mà thương lái Trung Quốc lại sẵn sàng nhập loại chè độc hại này là điều chính chúng tôi cũng chưa lý giải được. Liệu đây là chính sách của họ hay chỉ bắt nguồn từ con buôn Trung Quốc hám lợi thì chúng ta cần tìm hiểu thêm.

    * Hệ lụy của việc người dân ồ ạt sản xuất “chè bẩn”, “chè thổ phỉ” đối với ngành chè là gì, thưa ông?


    - Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Người dân đang sản xuất “chè bẩn” chỉ để phục vụ một thị trường mà cũng không biết mục đích của họ là gì. Chúng ta đang xuất chè đi 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu 69 thị trường còn lại biết được chuyện “chè thổ phỉ” đang sản xuất ồ ạt tại Việt Nam thì liệu họ còn có dám nhập chè của ta nữa không? Khi những thị trường khác đã mất, chúng ta lại phải tập trung sản xuất cho Trung Quốc. Đến khi họ đột ngột dừng việc nhập khẩu thì ngành chè Việt Nam sẽ điêu đứng thực sự.

    Thất thu hàng chục tỉ đồng tiền thuế mỗi tháng
    Theo ước tính của VITAS, vấn nạn “chè bẩn” đã bắt đầu làm suy giảm sản lượng xuất khẩu của chè Việt Nam khi lượng chè xuất khẩu giảm 16,8% trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, nhiều tỉnh đang thất thu thuế do hàng xuất tiểu ngạch không chịu sự kiểm soát như hàng xuất chính ngạch.

    Theo ông Tuân, ở Văn Chấn (Yên Bái), mỗi ngày có 150 tấn chè được xuất đi và nếu phải nộp thuế thì số tiền Nhà nước sẽ thu được là 60 triệu đồng/ngày. Ông Tuân ước tính: Mỗi tháng, chúng ta mất hàng chục tỉ đồng tiền thuế vì “chè bẩn”.


    MẠNH DUY thực hiện
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này