Dự đoán các vấn đề chính của Việt Nam năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 01/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4668 người đang online, trong đó có 346 thành viên. 19:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 132922 lượt đọc và 983 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Đúng như dự đoán, sau 1 ngày rưỡi kể từ khi gold xuống mức 171x, gold đã bật tăng trở lại qua mức 1.740$/oz, hiện tại đang là 1.745$/oz và sẽ tiến lên chinh phục đỉnh cao mới: 1.780$/oz. Tình hình bất ổn thế giới vẫn gia tăng dần đều.
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Gold tiếp tục vượt qua 1760$/oz để tiến tới 1780$/oz. Tình hình Iran nóng lên phía Trung Đông cùng với tình hình nóng không kém ở Châu Á Thái Bình Dương, 2 khu vực chứa tài nguyên dầu lớn hàng đầu của thế giới, sẽ tất yếu làm giá dầu tăng lên không gì cản nổi. Chờ xem.
    Những nước ngập trong nợ nần như Mỹ và Châu Âu sẽ cười khoái chí vì tha hồ bán vũ khí thu tiền về và có lý do chi tiêu quân sự. Venezuela đã vận chuyển xong 160 tấn vàng vật chất từ Châu Âu về nước mặc dù Châu Âu ko muốn giao. Sẽ đến lúc số vàng đó trở lại tay Châu Âu và những tay lái buôn vũ khí do Venezuela sẽ phải tăng cường đối phó với các đế quốc kiểu mới.
    http://www.tin247.com/venezuela_chuyen_160_tan_vang_ve_nuoc-3-21899850.html
  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    BÃO NĂM THÌN

    Trong lịch sử đã xuất hiện một cơn bão cực mạnh ngày 11-9-1904 năm Giáp Thìn. Đây là trận sóng thần do động đất từ đáy biển khơi dậy lên, địa bàn ảnh hưởng của nó là hầu như khắp Nam Bộ, lan sang tận Campuchia. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang nay), Tân An, Chợ Lớn (Long An nay), Gia Định (TP.Hồ Chí Minh nay) và dọc theo vùng duyên hải. Nhiều làng gần bờ biển đã bị một hải lưu có nơi cao đến 3,5m lôi cuốn đi mất. Đợt hải lưu tiến vào các sông ngòi và có ảnh hưởng đến tận Bến Lức (Long An). Tại Thừa Thiên- Huế, gây nhiều tổn thất về người và tài sản. Trong công trình Lũ lụt ở các tỉnh miền Trung trong hai thế kỷ XIX-XX đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về những trận bão lịch sử, trong đó có trận bão trên.Đầu tháng 9-1904, sau những trận mưa lớn, nước dâng cao làm ngập nhiều vùng ở Thừa Thiên Huế. Cùng lúc đó, cơn bão lớn cũng xâm nhập vùng đất này vào ngày 11-9-1904. Lụt và bão đã tàn phá dữ dội cảnh quan môi trường và tài sản, tính mạng của nhiều người.Nhiều công trình kiến trúc trong kinh thành và đình chùa miếu mạo bị hư hỏng. Cầu Trường Tiền (tên cũ là Thành Thái) mới hoàn thành năm Thành Thái thứ 11 (1900) bị bay mất 4 vài: 1 vài rơi tại chỗ; 2 vài bay xuống giữa sông, ngang trước chợ Đông Ba; 1 vài trôi về tận bãi Dâu. Chợ Đông Ba vừa dựng được mấy năm lại bị sập, 2 dãy lớp học của trường Quốc Học bị cuốn trôi. Chùa Thiên Mụ cũng bị hỏng nặng. Đình Hương Nguyện trước tháp Phước Duyên bị sập toàn bộ. Cũng trong ngày 11-9-1904, những đợt sóng thần ồ ạt đổ vào bờ biển Thuận An, bít luôn cửa Hòa Duân[1] (cửa Thuận An cũ, thường được sử sách gọi là cửa Eo) và mở ra cửa Thuận An mới nằm ở phía Bắc cửa cũ, giữa giáp Thượng và giáp Hạ của hai làng Thai Dương Hạ. Cửa Thuận An mới đã khiến hơn 50.000ha ruộng lúa ở vùng thấp thuộc lưu vực sông Hương và phá Tam Giang bị nước mặn tràn vào, gây mất mùa liên tục những năm sau đó.Theo Phan Văn Dật trong bài Khảo sát về một số cổ tích và địa danh ở Huế qua ca dao lịch sử, trận bão kinh hồn này chỉ kéo dài trong khoảng 15 phút nhưng đã làm sập đổ hầu hết cây cối và nhà cửa lớn nhỏ ở Huế. Chợ Đông Ba sập chết rất nhiều người, kể cả những người vào ẩn núp, mái tòa Khâm sứ Pháp bằng bản thạch (ardoise) bị thổi bay lên tận núi Ngự Bình. Riêng lầu Phụng tức Ngũ Phụng Lâu ở Ngọ Môn vẫn chịu được sức gió mạnh. Một bài thơ khuyết danh đã ghi lại biến cố này:
    Năm Thìn, tháng tám, bữa mồng hai,

    Trận gió thình lình nửa buổi mai.

    Mưa xuống ào ào tuôn rát mặt,

    Gió khua sàn sạt thổi vang tai.

    Ngoài sân cây đổ, tàn nghiêng ngửa,

    Bên chái phên hư, mái rụng rời.

    Nghe nói Trường Tiền cầu sắt gãy,

    Nhà tan cửa nát khắp nơi nơi.
    Vè Huế cũng đã có những câu ghi nhận sự kiện này:
    Nửa đêm bão tới thình lình

    Cù lăn nổi dậy miếu đình nghênh ngang

    Kỳ Đài, di tích kiến trúc thời Nguyễn, được xây dựng năm 1807, ở vị trí chính giữa trên mặt nam của Kinh thành Huế bị bão thổi đứt làm ba đoạn. Cột cờ này nguyên xưa làm bằng gỗ, gồm 2 tầng, cao gần 30m. Năm 1846, cột cờ được thay bằng một cây cột gỗ dài suốt hơn 32m. Sau trận bão năm Thìn (1904) cột cờ được đúc lại bằng ống gang. Từ năm 1948 được đúc lại bằng bê tông cốt sắt.
    Bão năm Thìn xô cầu Trường Tiền ngã bốn, đốn Cột cờ gãy baTrận thiên tai này đã khiến tỉnh Thừa Thiên bị thiệt hại nặng nề: 22.027 nhà bị sập đổ, 529 tàu thuyền bị trôi dạt hoặc bị đắm, 724 người chết (có lẽ số người chết còn nhiều hơn nữa nhưng không thống kê được vì thiếu số liệu).Trong đợt thiên tai tháng 9-1904, các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An chủ yếu bị lụt lớn và chịu nhiều thiệt hại.Sáu mươi năm sau, ngày 15-9-1964 (cũng vào năm Giáp Thìn), bão đổ bộ vào tàn phá Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín [1], Quảng Ngãi. Lượng mưa ở Huế lên đến 271mm, triều cường dâng cao hơn 10m, làm cho đồng bằng Quảng Nam- Quảng Ngãi bị ngập đến gần 1 tháng. Chỉ riêng ở Đà Nẵng đã có 642 căn nhà bị đổ, 25 ghe chìm. Trong trận lụt lớn này, các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi có hàng ngàn người chết vì lụt.Ngược dòng lịch sử về trước, vào tháng 9-1844 (lại vào năm Giáp Thìn), ở kinh đô Huế mưa to gió dữ, nước ngập sâu 4,2m, tỉnh Thừa Thiên chết hơn 1.000 người, 2.000 căn nhà bị đổ nát. Cũng ngày hôm đó, Quảng Trị bị lụt lớn khác thường, nước ngập sâu đến 6,72m, 79 người chết đuối, 3.000 căn nhà bị đổ.Đặc biệt, ngày 31-10-1997, một áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển Đông, chỉ sau 6 giờ áp thấp này đã mạnh lên thành cơn bão số 5 (Linda) và di chuyển theo hướng Tây-Tây Bắc. Bão có sức gió ở gần trung tâm đạt tới cấp 10, giật cấp 11, cấp 12 (Côn Đảo) và đổi hướng nhiều lần. Khoảng 19 giờ ngày 2-11 bão đi qua khu vực Đầm Dơi- Ngọc Hiển (Cà Mau) với sức gió đạt cấp 8, cấp 9, gió giật cấp 10. Bão Linda đổ bộ vào Cà Mau làm chết 445 người, mất tích 3.409 người, bị thương 857 người, 3.783 tàu thuyền bị chìm và mất tích, 220 nghìn ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng nặng, gần 350 nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Tổng trị giá thiệt hại lên tới 5.600 tỷ đồng. Đây là cơn bão có sức tàn phá lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử ở nước ta.
    Trận bão dữ năm 1952 (cũng năm Thìn) khác xa so với trận bão năm 1904, không xòe ra tàn phá rộng như cây quạt khi đổ bộ lên đất liền mà cứ đi thẳng 1 đường hẹp chừng 40km thôi nên sự tàn phá những nơi cơn bão đi qua là rất khủng khiếp, sự hủy diệt chẳng kém gì so với cơn bão năm 1904.

    Nhắc lại về thiên tai để thấy được những tai ương mà ông bà ta đã tổng kết “thuỷ hoả đạo tặc” trong đó tai hoạ về “thuỷ” luôn đứng đầu danh sách. Và nó cũng luôn nhắc nhở chúng ta phải luôn cảnh giác trước những biến đổi bất thường của thời tiết trong những năm gần đây, điển hình là cơn bão Chanchu (bão số 1) đã để lại những bài học đắt giávề sinh mạng con người!
  4. quy_hoa_bao_dien

    quy_hoa_bao_dien Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    130
    2012 - Trường lưu thủy (Dòng nước lớn)

    Thổ khắc Thủy, Hỏa bị Thủy khắc
    Dù sao, trước hung mệnh, Thổ vẫn vững vàng hơn

    Theo niềm tin Ấn giáo và Lão giáo, Rồng biểu hiệu của bản thể tinh thần có thể biểu hiện sự trường sinh bất tử.
    Với Trung Hoa, Nhật bản, Hàn Quốc, Việt Nam... Rồng mang đến điều may mắn hạnh phúc và được tôn thờ như chống lại quỷ thần.

    Rồng biểu hiệu sự sinh sôi nảy nở phát triển, mùa xuân và nước mưa.

    Rồng có sức mạnh như thác nước chảy, cùng được xếp vào nguyên lý Yang - một nguyên lý chỉ về tích cực, dương tính, trong sáng, trời, sự hoạt động, kéo dài không bị đứt khúc...

    Theo phân tâm học, trận chiến Rồng trong các truyện thần thoại dân gian là hình ảnh sự chiến đấu tranh giành giữa bản thể cái tôi và sức lực hung hãn nằm tiềm ẩn trong mỗi người.

    Năm thủy, Rồng gặp nước, có gì ngần ngại nhỉ?

    "Cá đến Nam Dương rào nước quẫy
    "Rồng bay Tây Thục đổ mưa dầm"

    "Vạn thủy lưu thủy" - mọi việc trên đời đều như nước tuôn nước, trôi chảy mãi không ngừng... [rose][rose][rose]

    Nước chảy vô tình, hoa rơi hữu ý :)
  5. quanggia-vst

    quanggia-vst Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    0
    cụ này sinh 76 :-"
  6. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    Rồng nước-Rồng lượn trên đai dương.
  7. Laylaivon

    Laylaivon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2011
    Đã được thích:
    6
    88=D>
  8. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    May quá, cuối cùng thì cũng đã bắt đầu giữ gốc và chăm lo cho cái gốc của niềm tin khi chứng kiến TT kết luận xử lý phân minh đúng sai trong việc cưỡng chế đất Tiên Lãng.
    http://dantri.com.vn/c20/s20-564198/thu-tuong-cuong-che-dam-tom-sai-ca-luat-va-dao-ly.htm
    Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu ghi nhận cho một loạt các vấn đề cấp thiết cần phải thực thi trong thời gian tới để ổn định vĩ mô. Tất cả không nằm ngoài "CHỐNG ĐỘC QUYỀN và MINH BẠCH HÓA toàn diện". Tiếp theo sẽ là rà soát các hồ sơ đất đai hợp lệ mà các cấp chính quyền địa phương cố tình chậm trễ chưa công nhận quyền sở hữu chính đáng của người dân, đặc biệt là đất khai hoang và vùng kinh tế mới, làm cơ sở cho việc đánh giá và điều chỉnh sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp. Lúc này, cần tập trung tối đa khuyến khích nông nghiệp phát triển để đảm bảo an ninh lương thực và thế mạnh của sản xuất hàng hóa VN, sẵn sàng đối phó với những cơn bão bất ngờ của thiên nhiên và của bất ổn tài chính.
    Bình luận thêm chút: Việc đắp đê lấn biển thành công của anh Vươn rất cần nhân rộng về kỹ thuật và kinh nghiệm vì nhiều nơi khác bờ bao và đê lấn biển không được chắc chắn và tốt như thế, đặc biệt là tính được địa thế nuôi trồng khai thác cây cối và thủy sản hiệu quả.
  9. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    TRong làn nắng ửng, khói mơ tan
    đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
    Sột soạt gió trêu tà áo biếc
    trên giàn thiên lý, bóng Xuân Sang.
  10. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Nhận định sóng vừa qua trên thị trường chứng khoán có góp phần của yếu tố NIỀM TIN là không hề nhỏ, cùng với hiệu ứng bơm tiền rất lớn của Ngân hàng Nhà nước, dù không phải bơm cho thị trường chứng khoán.

    Ngày 4/2, tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, dịp sát Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, NHNN đã bơm ra một lượng tiền lớn cho các tổ chức tín dụng.
    "Đây là quy luật hàng năm do nhu cầu thanh toán trong dịp sát Tết tăng cao nhằm đảm bảo khả năng chi trả, NHNN phải hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng", bà Hồng nói.
    Theo bà Hồng, việc cung ứng vốn chủ yếu thực hiện thông qua nghiệp vụ thị trường mở (2 tuần giáp Tết từ 9 - 20/1/2012, NHNN bơm khoảng 160.000 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO)- PV). Đây là kênh cung cấp vốn với kỳ hạn ngắn, chủ yếu là bơm với kỳ hạn 14 ngày, chỉ một số phiên bơm với kỳ hạn 21 ngày.

    Việc nâng kỳ hạn bơm vốn không phải là việc kéo dài kỳ hạn, mà là nhằm tránh những ngày đầu năm các ngân hàng không bị đáo hạn một lượng tiền quá lớn, đại diện NHNN cho hay.
    Nhận định về việc bơm lượng tiền lớn như vậy có ảnh hưởng đến lạm phát những tháng đầu năm hay không, bà Hồng khẳng định, việc NHNN bơm tiền qua OMO không ảnh hưởng đến lạm phát.
    "Những khoản bơm vốn qua OMO có kỳ hạn rất ngắn, chưa đủ thời hạn để các tổ chức tín dụng sử dụng số vốn này để cấp tín dụng cho nền kinh tế, thêm vào đó, các chỉ tiêu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng được NHNN kiểm soát chặt chẽ", bà Hồng nói.
    http://www.baomoi.com/Bom-tien-lon-...-khong-anh-huong-toi-lam-phat/126/7816743.epi

    Sóng này có thể gọi là tạm dừng để lấy sức vì cơ bản, lượng tiền bơm ra đang được hút về, cơ sở để tăng trưởng bền vững là chưa có. Tuy nhiên, đó là thử nghiệm tốt cho thấy động lực cho thị trường hồi phục là có thể tính toán và khai thác được. Tôi cũng khẳng định một điều, nếu thị trường bất động sản đóng băng thì thị trường chứng khoán sẽ không bao giờ tăng trưởng bền vững như mong muốn của các nhà điều hành vì lượng vốn của nền kinh tế đang đọng trong ngành BĐS quá lớn. Tìm giải pháp phá băng thị trường BĐS làm các đau đầu các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các Bộ ngành liên quan nhưng một điều hết sức giản đơn chưa làm được mà các quỹ, các nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp đều thấy rất rõ là khi vào Việt Nam, quyền sử dụng đất đai và quản lý đất đai của Việt Nam rất thiếu minh bạch, tạo kẽ hở cho tham nhũng cửa quyền, buộc họ phải tính toán nát óc về các khoản BÔI TRƠN nếu muốn đầu tư rót tiền vào Việt Nam. Các nhà đầu tư trong nước cũng không nằm ngoài sự đau đầu đó. Thực tế cho thấy 90% các nhà chung cư hiện nay đều bàn giao ở chán chê mà chủ căn hộ vẫn chưa có sổ đỏ, khi thị trường sôi động thì người ta tin tưởng mà mua bán ko cần sổ đỏ, nhưng thị trường đóng băng thì chưa có sổ đỏ dù giá rẻ cũng còn chờ nhé. Còn các đất dự án thì tình hình còn tệ hơn nhiều, khi ẩn chứa trong đó là các mâu thuẫn trong đền bù, giải phóng mặt bằng, trong hạn hẹp về vốn đầu tư (đổ tiền vào BÔI TRƠN hết rồi, giờ tiền đâu mà triển khai nếu không bán trên giấy để có nguồn sử dụng???). Nhìn sang đất nông nghiệp thì nông dân lại thiếu điều kiện sống ổn định ngay trên chính ruộng đất đổ mồ hôi, sôi nước mắt bao năm duy trì, nôm na là cần đảm bảo yếu tố định cư nhà ở vĩnh viễn trên đất canh tác, nuôi trồng thủy hải sản hoặc trồng rừng.
    Đúng, dân không thiếu tiền. Chỉ là tiền của dân đóng góp ngân sách chưa phát huy hiệu quả thực sự cho quyền lợi của dân nên dân khó mở hầu bao ra đầu tư tiếp mà thôi. Nếu rộng mở MINH BẠCH HÓA thủ tục đất đai và xác nhận quyền lợi hợp pháp về đất đai của dân thì tảng băng cứng của thị trường BĐS dù dày đến mấy cũng tan mà không lo thiếu vốn. Khi thị trường BĐS hồi phục thì lẽ dĩ nhiên, thị trường chứng khoán sẽ sôi động trở lại không cần băn khoăn.
    Nếu đảm bảo xử lý dứt khoát về tiến độ MINH BẠCH HÓA đất đai và đề xuất sửa đổi Luật Đất đai đúng hướng (tất nhiên là có liên quan đến đề xuất sửa đổi Hiến Pháp) thì chỉ chậm nhất là cuối quý II/2012 trở đi, thị trường BĐS và CK Việt Nam sẽ trở lại sôi động và là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế lớn. Còn mọi thứ vẫn ì ạch và ko đổi mới được như vậy thì cơ hội sẽ qua đi và gánh nợ sẽ đè xuống không gì cứu vãn nổi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này