Dự đoán động thái của Ngân hàng Nhà nước việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi OngTrum2007, 17/08/2007.

6417 người đang online, trong đó có 523 thành viên. 19:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3037 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. vodkanga

    vodkanga Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2007
    Đã được thích:
    0
    HSBC đang khuyên chính phủ tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên 15% để giảm lạm phát. TTCK tiếp tục lao dốc thôi,
  2. mitanomini

    mitanomini Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Tin này chưa thấy đăng trên báo chí gì cả. Vì vậy bác có thể cho biết nguồn để kiểm chứng được không? Tôi nghĩ HSBC không có nhiều ảnh hưởng tới NHNN đâu. Tuy nhiên, việc đưa ra các thông tin nhạy cảm như thế này cần nêu nguồn để có tính khách quan, không lại là lý do để vài bác khác spam, chửi hội đồng.
  3. mitanomini

    mitanomini Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là tin về DTBB 15% tren VNEconomy. Chẳng qua chỉ là ý kiến của HSBC thôi. HSBC là một ngân hàng thương mại, chắc gì ý kiến tăng DTBB của họ đã khách quan. Trước đây thê TTVNOL đã có một bạn phân tích rất hay về cách mà HSBC tư vấn có phải là vô tư không (tiếc là không giữ được link đó). Còn ai làm ở NHNN hoặc có liên hệ với NHNN thì biết Mr. Lai chẳng có tiếng nói gì trong hoạch định chính sách tiền tệ cả.


    Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 15%?



    n Nguyễn Hoài


    Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, bà Prakriti Sofat, chuyên viên kinh tế thuộc Ngân hàng HSBS Global Research nói: "Tôi nghĩ, lạm phát sẽ tăng cao hơn nữa trong nửa sau năm 2007 và có thể đạt mức tăng 8,5% vào quý 3 và 9,1% vào quý 4 năm 2007.

    Với việc tiền tệ được rút khỏi lưu thông, tăng yêu cầu dự trữ ngoại hối sẽ là biện pháp hiệu quả nhất và tôi nghĩ tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ có khả năng tăng lên 15% từ mức 10% hiện nay".

    Vậy có hay không, việc Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại từ 10% lên 15%?

    Ông Nguyễn Đại Lai, Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: "Mọi khả năng đều có thể xảy ra trong việc khống chế chỉ số tăng giá tiêu dùng và chống lạm phát. Vì bất cứ quốc gia nào cũng vậy, ngân hàng trung ương có quyền lực điều tiết ổn định của giá cả thông qua chính sách tiền tệ mà một trong những công cụ rất mạnh là dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các quyền lực quản lý hệ thống thanh toán quốc gia".

    Cũng theo ông Lai, khi lạm phát xảy ra thì dù ở đâu và thời điểm nào, đều có nguyên nhân từ tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan phát hành đồng tiền và họ phải chịu trách nhiệm đến cùng về giá trị sức mua của đồng tiền. Vì vậy, nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng làm tổn thương hoặc tham gia vào việc tăng chỉ số CPI thì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 15% là hoàn toàn có thể xảy ra.

    Với đợt tăng dự trữ bắt buộc lần trước, đối với nội tệ gửi dưới 12 tháng của hầu hết các ngân hàng thương mại đã tăng từ 5% lên 10%; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tăng từ 4% lên 8%, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 2% lên 4%. Còn đối với dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ: kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 8% lên 10%; kỳ hạn 12 tháng đến 24 tháng tăng từ 2% lên 4%.

    Theo một chuyên gia ngân hàng, trong đợt này, Ngân hàng Nhà nước rút khỏi lưu thông khoảng 30 nghìn tỷ đồng, điều này cũng được hiểu là một lượng tiền khoảng 60 nghìn tỷ đồng - là nguồn vốn kinh doanh của các ngân hàng thương mại bị "giam vào kho" của Ngân hàng Nhà nước.

    Như vậy, nếu trong thời gian tới, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiếp tục tăng từ 10% lên 15%, thì một lượng tiền lớn hơn sẽ bị rút khỏi lưu thông và không tiếp tục được sinh lời.

    Nhìn ở góc độ kiềm chế lạm phát, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cùng với các công cụ khác trong chính sách điều hành tiền tệ như lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở sẽ điều hòa dòng tiền trong lưu thông, góp phần cân đối quan hệ tiền - hàng, giảm áp lực lạm phát. Nhưng việc lạm dụng công cụ tăng dự trữ bắt buộc, hậu quả của nền kinh tế nói chung và đối với các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp vay vốn nói riêng, sẽ rất khó lường.

    Bà Prakriti Sofat phân tích về tác động xấu của dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại: "Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc về cơ bản sẽ giảm khối luợng tín dụng trong nền kinh tế thông qua việc giảm trực tiếp khối luợng tiền tại các ngân hàng thương mại.

    Ví dụ: các ngân hàng thương mại có 100 nghìn đồng trong tài khoản tiền gửi, họ phải bỏ 10 nghìn đồng vào Ngân hàng Nhà nước và được sử dụng 90 nghìn đồng để kinh doanh. Giả sử, khi 90 nghìn đồng này quay trở lại hệ thống ngân hàng, chỉ có 81 nghìn đồng được sử dụng để cho vay tiếp và cứ như vậy".

    Tiến sĩ Vũ Đình Ánh (Viện Khoa học tài chính - Bộ Tài chính) nói: "Việc tăng dự trữ bắt buộc cũng giống như một hình thức tăng lãi suất. Nhà nước được lợi trước mắt về ổn định vĩ mô nhưng ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bị thiệt hại".

    Theo phân tích của ông Ánh, khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các ngân hàng phải thắt chặt tín dụng thông qua giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh tăng lãi suất cho vay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Cũng từ đó, ngân hàng sẽ không tăng huy động tiết kiệm nữa vì càng huy động tiết kiệm, càng phải gửi nhiều tiền vào Ngân hàng Nhà nước nhưng chỉ nhận được một tỷ lệ trả lãi rất nhỏ từ Ngân hàng Nhà nước so với mức lãi đem kinh doanh ngoài thị trường (9% - 10%/năm).

    Ông Đỗ Tất Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank nói: "Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chi phí vốn của ngân hàng sẽ cao lên, chúng tôi buộc phải hạn chế, thu hẹp đầu tư đối với cho vay khác trong khi không được giảm cho vay đối với khu vực nông thôn và doanh nghiệp nhỏ".

    Ông Ngọc cho biết thêm, khi đồng vốn cho vay với lãi suất cao, nhiều doanh nghiệp không vay và dẫn tới dư tiền trong ngân hàng. Để khắc phục vấn đề này, ngân hàng phải mang tiền đầu tư kinh doanh tiền gửi hoặc kinh doanh trên thị trường ngoại tệ nhưng cũng hết sức khó khăn.

    Hậu quả theo là sự tác động xấu đến các doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi lẽ, khi thắt chặt tín dụng, lập tức các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, doanh nghiệp sẽ khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất cao, làm cho chi phí đầu tư bị đẩy cao.

    Và tất nhiên, sự tăng trưởng chung của nền kinh tế sẽ bị kìm hãm theo. Như vậy, phải chăng ở đây, cần tìm câu trả lời "Vì sao phải chống lạm phát?" chứ không đơn thuần là "Vì sao phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc?".

    http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=ec495e6dd7c993&pageid=1372
  4. kiemtientuCK

    kiemtientuCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Đã được thích:
    138
    - TTCK thế giới mới chỉ sụt giảm 1-5%, nhưng NHTW các nước đã có động thái bơm tiền để hỗ trợ ngay.
    - Nhưng ở VN, NH là ngân hàng, *** có trách nhiệm với CK nhà chúng mày, nên chúng mày tự đi mà lo lấy nhé.
    - TTCK VN mà xuống đến 600 điểm, thì cũng chỉ chết khoảng 250000 nhà đầu tư đang tham gia vào thị trường và gia đình của họ thôi, còn các Công ty và nền kinh tế vẫn phát triển bình thường, không có ảnh hưởng gì mấy. Nên NHNN đang phải lo chuyện đại sự là chăm lo đời sống của toàn dân để giảm chỉ số CPI xuống, vì chỉ số CPI này sẽ ảnh hưởng đến cả 80 tr dân VN. Còn TTCK chỉ ảnh hưởng đến 250 nghìn nhà đầu tư thôi...Nên NHNN sẽ không bao giờ có hành động gì để cứu thị trường.
    - Đây là một điều rất phi lý ở VN, khi thị trường tăng lên thì CP tìm mọi cách để hãm phanh nó, nhưng khi nó xuống mạnh thì không có biện pháp nào để cứu nó tăng lên như các nước khác. Điều này sẽ làm giảm lòng tin của NĐTNN nên họ đã mua bán rất cầm chừng trong tuần vừa rồi, nếu NĐTNN mà mua bán cầm chừng thì TTCK VN chỉ có về 700 thôi.
    - Khi các CP lên 5 phiên liên tiếp thì UBCK bắt phải giải trình ngay, nhưng khi xuống đến cả 40 phiên liên tiếp như FPT thì lại không bắt phải giải trình gì cả, điều này cho thấy, cái đầu của UBCK và những người điều hành thị trường chỉ nghĩ về chuyện chữa sốt nóng thôi, chứ không nghĩ đến chuyện chữa sốt lạnh, tức là bảo vệ các nhà đầu tư....Chúng mày chết thì Ông cũng *** ảnh hưởng gì cả....
  5. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804
  6. salzburg

    salzburg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Đã được thích:
    930
    Thêm một số khả năng xảy ra và các câu hỏi:
    Nếu thị trường hạ xuống quá mức, trong khi các công ty vẫn làm ăn tốt, thì giá cổ phiếu trở nên quá rẻ. Lúc đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ thêm nhiều tỷ USD vào để mua cổ phiếu tiếp. Vậy chính phủ sẽ giải quyết thế nào với số tiền đó nhỉ? khả năng này không thể không xảy ra. In thêm tiền để mua USD vào à? Lạm phát sẽ tiếp tục cao hơn? Điều gì sẽ diễn ra?
    Giải pháp hạ thuế để giảm giá hiện nay có thể mang lại hiệu ứng ngược. Đó là, giảm thuế đưa đến tăng nhập siêu và tăng sức ép lên hàng hoá sản xuất trong nước. Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm sút và mất sức cạnh tranh trên thị trường trong nước vì các doanh nghiệp của VN phải nhập nguyên liệu và máy móc sx nhiều. Doanh nghiệp đạt doanh thu và lợi nhuận thấp dẫn đến thất thu thuế trong nước hay giảm thu ngân sách. Giảm thu từ thuế nhập khẩu và thuế sx trong nước: điều gì sẽ diễn ra?
    Công ty làm ăn không tốt, mất khả năng cạnh tranh trong nước và giảm lợi nhuận. Thị trường CK sẽ giảm? Đầu tư NN sẽ rút vốn? điều gì sẽ diễn ra?
    Nhà đầu tư NN rút vốn và chuyển từ tiền Việt sang USD. Tỷ giá vẫn sẽ giữ được? Kiểm soát chặt vốn ra, như Malaysia đã từng làm?
    Lan man một chút, mong các bác thông cảm.
  7. ae1268

    ae1268 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Nói tóm lại một điều rằng TTCK chỉ có ngày một xấu đi,đối với pà kon thì VNI xuống dưới 900 đã là thảm hại rồi nhưng đối với chính sách thì con số dao động khoảng 700 -800 là mức độ hợp lý chẳng có gì đáng báo động cả,lúc đó cp sẽ hút được tiền của tây còn pà kon ta thì tha hồ mà bán nhà nhé.Xin thề với các bác tuần này chứng kiến 2 người bán 3 cái nhà vì FPT rồi,có lẽ pà kon ta chỉ nên để ra 10% để chơi CK ở thời điểm này thôi như kiểu thỉng thoảng chơi một con lô khoảng 5 điểm ấy mà
  8. keto68

    keto68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác có biết ở Mỹ TTCK vốn hoá bằng bn GDP ko? và ở VN thì sao? So sánh thế mà cũng so sánh
  9. kiemtientuCK

    kiemtientuCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Đã được thích:
    138
    - Chứng khoán Mỹ có vốn hoá bằng GDP Mỹ, và đến 98% dân số Mỹ đều tích trữ tài sản bằng CK, do vậy thị trường CK giảm tức là đánh trực tiếp vào đời sống của dân Mỹ, nên NHTW họ phải phản ứng ngay
    - Ở VN, mới chỉ có trên dưới 250000 tài khoản thôi => số lượng người tham gia vào thị trường chưa nhiều, nên nếu VNI có đi xuống đến 600 thì thực chất vẫn chưa ảnh hưởng đến hoạt động của các CTY mấy, mà chỉ chủ yếu là ảnh hưởng đến các nhà ĐT hiện tại mà thôi, không có điều gì lớn mà NHTW phải ra tay. Hơn nữa ở VN, gần như chưa có sự liên thông giữa NHTW và TTCK, đây là 2 cơ quan gần như độc lập nhau, TTCK duới sự kiểm soát của BTC. Về danh nghĩa thì có liên quan, nhưng hoạt động thường ngày thì thân thằng nào thằng đấy lo chứ không như ở Mỹ, NHTW gần như cầm trịch TTCK
  10. cottages

    cottages Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Đã được thích:
    0
    Bác khỏi lo láng quá cho CP làm gì. CP có điều hành kém thì nó vẫn có nhiều thằng đầu óc gấp mấy lần em với các bác ở đây. Bác không thấy là nó giảm thuế toàn mặt hàng VN chưa sx được (giảm giá xăng, ô tô) ...và các mặt hàng thuộc nhóm nguyên liệu, máy móc ...Nó cũng tính chán rồi...Nếu xác định lạm phát do có yếu tố chi phí đẩy thì nó giảm thuế của nguyên liệu (thực phẩm, thức ăn chăn nuôi..) để giảm giá thành sx cho nên kinh tế góp phần kiềm chế tăng giá và thúc đẩy sx để tăng cung hàng ra.

Chia sẻ trang này