Dự đoán động thái của Ngân hàng Nhà nước việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi OngTrum2007, 17/08/2007.

6545 người đang online, trong đó có 529 thành viên. 19:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3037 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. mitanomini

    mitanomini Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Đã được thích:
    0
    @cottages: Anh em ở đây chẳng việc gì phải lo lắng cho CP cả, mà lo lắng về cách điều hành của CP, mà cụ thể là Bộ TC dẫn đến việc tài sản của anh em dang mỗi ngày một mất giá đáng kể. Như tôi đã nói ở trên, CP mà chủ yếu là Bộ TC vẫn cho rằng lạm phát là do FII vào nhiều quá và NHNN phải bơm tiền VND ra. Và nếu cứ đúng như vậy thì nếu TTCKVN cứ phừng lên, FII lại chảy vào thì lại lạm phát tiếp, vì vậy kêt luận chính sách của Bộ TC sẽ là giữ cho TTCK èo uột như hiện nay mà thôi.
    Nhưng tôi ko cho rằng FII tăng là nguyên nhân chính của lạm phát, nó chỉ là một nguyên nhân (NHNN đã thông báo là 78% tiền bơm ra đã được thu hồi) cùng với các nguyên nhân lhác là dịch bệnh gia cầm và giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới gia tăng. Để giảm lạm phát thì nguyên tắc ai cũng biết là làm giảm đà tăng giá và giảm lượng cung tiền ra thị trường. Cách đầu tiên là NHNN giữ nguyên lãi suất cho vay qua đêm (nay là gần 8%, còn ở Mỹ là 5,5%, Nhật là 0,5%)và tăng dự trữ bắt buộc (tất cả đều đã được thực hien), nhưng tất cả những cách đó sẽ là vô ích nếu như trong khi NHNN đang làm như vậy thì CP vẫn tiếp tục giữ nguyên mức tăng chi tiêu từ NSNN (được phê duyệt ở mức dưới 5% ngân sách). Với một kịch bản như hiện nay thì rõ ràng là CP và Bộ TC đang tự mâu thuẫn với chính mình, tự triệt tiêu các chính sách giảm lạm phát mà NHNN đang thực hiện. Việc giảm chi tiêu cụ thể như dừng các công trình xây dựng trụ sở, mua sắm xe máy, ngừng cấp vốn hoặc cấm các TCTy đêm vốn do nhà nước cấp đi lập thêm các ngân hàng mới ....(Đề xuất giảm chi NS đã được TBKTSG đề xuất, tôi chỉ thông tin lại mà thôi).
    Trong bối cảnh trên Bộ TC lại cắt giảm một loạt thuế suất ko chỉ những mặt hàng nguyên liệu mà còn ở hàng tiêu dùng như ô tô, thực phẩm, sữa bột...,. Vấn đề là tại sao các loại thuế này ko giảm từ trước mà bây giờ mới giảm? Vậy trước đây các mức thuế này là vô lý à, và VN thật là dở hơi khi mất ko biết bao nhiêu time và energy cho đàm phán WTO về lộ trình giảm thuế này à? Câu trả lời ko phải vậy. Mấy cái thuế này để bảo hộ SX trong nước, là một lý do gián tiếp khuyến khích FDI vào Vn (ví dụ như SX sữa, chănnuôi ...), những công việc này tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, giúp phần lớn người dân VN nâng cao được thu nhập. Nay nếu giảm thuế sẽ là thiệt hại cho SX trong nước, FDI sẽ giảm sút, công ăn việc làm sẽ giảm dần, CP sẽ làm gì để bảo đảm đời sống cho đại đa số nhân dân lao động đây? Cấp trợ cấp đến từng gia đình à: kinh nghiệm cho thấy trợ cấp là miếng mồi béo bở cho bọn tham nhũng.
    Cuối cùng câu hỏi để ngỏ là tại sao CP và Bộ TC không lựa chọn cắt giảm chi tiêu mà lại trút toàn bộ những khó khăn của lạm phát lên vai người lao động và SX trong nước bằng việc giảm thuế nhập khẩu??? Tại sao???
  2. mitanomini

    mitanomini Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là một ý kiến về chính sách xử lý hữu hiệu đối với lạm phát hiện nay ở VN. Những ý kiến này rất đầy đủ và toàn diện, đưa ra cả những dân chứng thực tế. Hy vọng CP Việt nam sẽ tham khảo. Nếu áp dụng theo đề xuất này thì tôi nghĩ rằng cả nền kinh tế VN sẽ giảm được lạm phát mà vẫn tăng trwưỏng hợp lý, đồng thời TTCKVN sẽ tăng trưởng ổn định trong năm nay. Còn giả pháp hiện nay của CP, như tôi đã nói nhiều lần, chưa biết có triệt tiêu được lạm phát hay không nhưng sẽ làm cho TTCKVN èo uột.
    Tác giả của ý kiến này là cha đẻ và người quyết định cho tài trợ của ti ching fư bơ rai ở TPHCM. Hy vong các bác đang làm ở đó sẽ học ra được vài điều từ ông thày trực tiếp của mình.

    Đối phó với lạm phát? Giảm tăng cung tiền và tín dụng
    20/08/2007 08:13 (GMT + 7)
    "Cách tốt nhất để đối phó với lạm phát là giảm tăng cung tiền và tín dụng. Biện pháp bổ sung là giảm chi tiêu của Chính phủ. Giảm thuế và thuế nhập khẩu sẽ không giúp được gì nhiều, mà thậm chí có thể tạo ra một số tác động tiêu cực." - TS David Dapice.



    Tuần Việt Nam có buổi trao đổi với GS, TS David Dapice, chuyên gia lâu năm về Việt Nam. Chủ đề: Tình hình kinh tế thế giới, tình trạng vay nợ cầm cố ở Mỹ, các biện pháp đối phó lạm phát và dự đoán triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

    >> Xung lực nào cho kinh tế Việt Nam trong 20 năm tới?
    >> "Việt Nam hết "đặc biệt" trong từng tâm thức người Mỹ"




    TS David Dapice - Chuyên gia nghiên cứu về
    Việt Nam lâu năm tại Mỹ (Ảnh: Turft Journal)

    Kinh tế thế giới: Có dấu hiệu bất ổn

    TuanVietNam: Thưa GS, nhận xét của GS về tình hình kinh tế thế giới hiện nay,?


    David Dapice: Nhìn tổng quan là tốt nhưng cũng bất ổn hơn. Đa số các khu vực đang trải qua thời kỳ tăng trưởng vững chắc, thậm chí ngay cả khi Mỹ tăng trưởng hơi chậm lại vì khu vực nhà ở đang điều chỉnh và cuối cùng thì người tiêu dùng cũng đã bắt đầu biết để dành và tiết kiệm. (Trước đây giá nhà tăng đã cho phép người tiêu dùng Mỹ vay mượn theo giá trị nhà của họ. Nhưng nay vì giá nhà đang giảm nên họ phải chi tiêu trong giới hạn thu nhập của mình, và thậm chí phải trả các khoản nợ vay trước đó).

    Nhật Bản tăng trưởng cũng chậm, còn nền kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á đang rất tốt, trong khi EU, châu Phi và Mỹ La-tinh cũng tăng trưởng tích cực.

    Nhìn chung nếu các vấn đề tín dụng do các loại chứng khoán cầm cố gây ra được xử lý tốt thì tăng trưởng sẽ tiếp tục, dù là với tốc độ có phần chậm hơn.



    Nợ vay cầm cố ở Mỹ có ảnh hưởng đến chứng khoán Việt Nam không?

    GS có thể giải thích những quan ngại gần đây về tình trạng nợ vay cầm cố ở Mỹ không?


    - Về cơ bản, Mỹ cố gắng mở rộng việc sở hữu nhà đến những người hầu như không có khả năng mua được căn nhà mà họ đang sống. Kết quả là việc cầm cố để vay nợ trở nên quá dễ dàng, hơn nữa, có những người mua nhà ?oquá mức? vì giá nhà đang tăng và họ cho rằng mua nhà là một cách đầu tư tốt. Cũng có những nhà đầu cơ ở một số nơi mua bất động sản và hy vọng sẽ bán lại để kiếm lời trong một thời gian ngắn.

    Điều làm cho vấn đề này phức tạp là các khoản vay cầm cố được gom lại và sau đó lại chẻ ra để bán từng phần với các mức độ rủi ro khác nhau. Việc định giá một cách chính xác các tập hợp nợ cầm cố này đã và đang rất khó, đặc biệt khi đang có nhiều người chưa trả nợ vay và giá trị của tài sản cầm cố cũng đang thay đổi.

    Nhiều chuyên gia tài chính đã quá lạc quan về độ an toàn của các sản phẩm này và kết quả là chênh lệch giá cả giữa những tài sản rủi ro và tài sản an toàn đã thu hẹp ở mức thấp phi thực tế - một diễn tiến mà hiện nay đang đổi chiều. Do không có khả năng định giá nên hoạt động cuả hệ thống tín dụng trở nên chậm chạp hoặc dừng hẳn, trong khi các ngân hàng đang vội vã tính toán xem họ bị tổn thất đến đâu và nó ảnh hưởng như thế nào đến vốn của mình.

    Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã thực hiện các đợt bơm vốn rất lớn (hơn US$ 250 tỉ) nhằm ngăn ngừa hệ thống ngân hàng châu Âu mất tính thanh khoản, dẫn đến hoạt động cho vay chậm lại. Sẽ mất một khoảng thời gian để giải quyết những vấn đề này, nhưng ở mức hiện nay, chúng sẽ gây rắc rối nhưng chưa đủ để tạo ra khủng hoảng có thể dẫn đến suy thoái được.


    Liệu những điều này có tác động đến Việt Nam hay không?


    - Việt Nam có thị trường khá đa đạng về sản phẩm lẫn khách hàng. Nếu thị trường này yếu thì có thể chuyển sang thị trường khác. Do đó, hoạt động sản xuất sẽ không chịu tác động nhiều dù rằng xuất khẩu có thể tăng trưởng chậm hơn một chút so với xu thế hiện nay.

    Dĩ nhiên, nếu thị trường cổ phiếu thế giới giảm, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán của Việt Nam ?" ít nhất thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ xem Việt Nam là thị trường rủi ro và cắt giảm những tài sản rủi ro. Nó cũng có thể làm tăng lãi suất nợ vay mà chính phủ và các công ty phải trả. Việc điều chỉnh lãi suất cao hơn đối với các tài sản rủi ro cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí đi vay.

    "Nhìn sang" Trung Quốc?

    TS David Dapice


    Còn những vấn đề kinh tế nào khác nữa mà ông quan tâm thưa GS?


    - Có đấy, khối lượng và tốc độ thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng lớn. Trong khi trước đây Trung Quốc chỉ có thặng dư thương mại khá nhỏ thì nay khoản thặng dư này đã trở nên rất lớn trong mọi hoạt động thương mại.

    Quốc hội thuộc phe Dân Chủ (và cả một số đảng viên Cộng Hòa) chỉ trích Trung Quốc vì nước này duy trì tỉ giá hối đoái ?orẻ? để khuyến khích xuất khẩu. Chỉ trích này về lý thuyết là đúng vì nếu tỉ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ so với đô-la được thả nổi thì nó có thể tăng khoảng 20-30% so với mức hiện nay.

    Phe Dân Chủ đang đề xuất áp dụng thuế quan để hàng hóa Trung Quốc đắt hơn đúng bằng một khoản như vậy. Điều này có tác động lên tình hình thâm hụt của Mỹ hay không lại là chuyện khác ?" nhưng có lẽ là không, còn tùy vào điều kiện kinh tế vĩ mô và những điều chỉnh cơ cấu sản phẩm. Nhưng khía cạnh nguy hiểm là Trung Quốc đã dọa sẽ trả đũa bằng cách bán mạnh lượng đô-la dự trữ mà họ đang có. Điều này sẽ đè bẹp giá trị của đồng đô-la và có lẽ sẽ làm cho lãi suất tăng mạnh hơn nữa, và có thể gây ra suy thoái.

    Mặt khác, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất quản lý đồng tiền của mình, đồng thời các ngân hàng ở châu Âu và Nhật có lẽ sẽ chọn cách hậu thuẫn đồng đô-la trong một chừng mực để ổn định thương mại của mình. Trong trường hợp đồng đô-la giảm giá thì điều này sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ nhưng cũng sẽ giảm giá trị dự trữ của Trung Quốc đi vài trăm tỉ đô-la.

    Ta chỉ có thể hy vọng là sẽ có nhiều người giữ được bình tĩnh hơn và Trung Quốc vì quyền lợi của mình sẽ quyết định cho phép đồng nhân dân tệ phản ánh các lực thị trường ở một mức độ cao hơn. Nếu không, lạm phát ở Trung Quốc sẽ cao hơn và khó kiểm soát hơn.

    Việt Nam: giảm thuế và thuế nhập khẩu không kiềm chế được lạm phát

    Gần đây đã có những quan ngại về lạm phát ở Việt Nam ?


    - Vâng, lạm phát là vấn đề Việt Nam phải quan tâm từ vài năm trở lại đây. Tôi biết chỉ số giá cả đang thể hiện lạm phát ở một con số, nhưng tôi cho là chỉ số giá cả hiện nay chưa phản ánh đầy đủ các áp lực tăng giá thực tế.

    Nếu nhìn vào mức chi tiêu danh nghĩa bằng tiền đồng, nó đã tăng khoảng gấp đôi mức cung thực của hàng hóa. Điều này cho thấy tỉ lệ lạm phát cao hơn chỉ số giá tiêu dùng ước tính. Chỉ số giá tiêu dùng thường bao hàm những trọng số cũ và những thiên lệch khiến nó đánh giá thấp lạm phát thực tế.
    Vì lạm phát tái phân phối thu nhập và làm giảm tính cạnh tranh, đặc biệt trong các ngành như nông nghiệp, nên nó phải được quan tâm. Vì năng suất nông nghiệp không thể tăng nhanh như các nhà máy có công nghệ mới (thường là có đầu tư nước ngoài) nên nông dân sẽ là đối tượng bị tác động nhiều hơn.

    Cách tốt nhất để đối phó với lạm phát là giảm tăng cung tiền và tín dụng. Hai yếu tố này đã và đang tăng rất nhanh. Biện pháp bổ sung khác là giảm chi tiêu của chính phủ. Giảm thuế và thuế nhập khẩu sẽ không giúp được gì nhiều, mà thậm chí có thể tạo ra một số tác động tiêu cực.


    Nếu tăng trưởng tín dụng chậm lại, rất cần phải đánh giá xem ai sẽ bị thiệt hại từ việc cắt giảm tín dụng. Hơn một thập niên trước, Trung Quốc đã gặp rắc rối lạm phát và phải cắt giảm tăng trưởng tín dụng.

    Tuy nhiên, họ làm theo hướng duy trì đầy đủ tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước trong khi cắt giảm mạnh tín dụng của khu vực tư nhân và hợp tác xã. Điều này tác động mạnh lên phía cung vì tín dụng khu vực tư nhân được sử dụng hiệu quả hơn tín dụng khu vực nhà nước.

    Đồng thời, tín dụng cho khu vực tư nhân tạo ra nhiều việc làm hơn trên mỗi khoản vốn vay. Nếu Việt Nam rơi vào tình trạng tương tự, có thể rút kinh nghiệm từ Trung Quốc và hướng tín dụng đến nơi nào có lợi nhất.



    Việt Nam cần cố gắng nhiều mới duy trì được mức tăng trưởng hoành tráng

    GS nghĩ gì về triển vọng kinh tế của Việt Nam?


    - Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, nhưng cũng không kém thách thức. Làn sóng FDI theo định hướng xuất khẩu là rất tích cực, nhưng chính trong những lúc mọi chuyện đang tốt đẹp thì người ta lại thường sinh ra những thói quen xấu. Họ đầu tư vào cổ phiếu có ít giá trị, vào bất động sản với giá rất cao và những dự án đầu tư có năng suất thấp nhưng làm tăng gánh nặng nợ nần.

    Tôi nghĩ Việt Nam cần phải cố gắng rất nhiều mới có thể duy trì sự tăng trưởng hoành tráng và hấp dẫn trong những năm gần đây, đặc biết là phải kiểm soát tốt hơn những vấn đề nảy sinh từ sự thành công này.

    Xin cảm ơn ông!

    http://www.tuanvietnam.net//vn/tulieusuyngam/952/index.aspx

Chia sẻ trang này