Đừng hỏi vì sao ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 20/02/2012.

4413 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 23:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 8534 lượt đọc và 118 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    CPI tháng 02/2012 của Long an tăng 2.15%, nhưng CPI tháng 02/2012 của cả nước cũng chỉ tăng tầm 1.5% đến 1.6% thôi vì nhiều tỉnh có CPI tháng 02/2012 thấp hơn Long An rất nhiều. CPI tháng 02/2012 cả nước sẽ thấp hơn nhiều CPI tháng 02 của các năm trước.
  2. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Chim lợn kỳ này chắc bị nướng ăn hết roài.
  3. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    CPI tháng 02/ 2012 của Hà Nội tăng 1.45% so với tháng trước, cả nước tầm 1.5% .
  5. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
    Chỉ có một từ múc sóng lớn vỡ bờ
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    “Bão” chứng khoán đang mạnh dần!
    (*********) - Vùng đáy đang được gia cố dần, cùng với bầu không khí tín dụng đang dần ấm áp. Nhiều khả năng là trong 2-3 tuần tới, “bão” sẽ mạnh dần lên. Trong “cơn bão” này, tỷ lệ tăng của HNX sẽ mạnh hơn VNI.

    “Tâm bão” từ… Trung Quốc

    Sau khi đã điều chỉnh khá nhẹ nhàng trên HOSE nhưng HNX lại mất đến gần một nửa giá trị hồi phục trong thời gian qua, thị trường đang có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ bước vào một đợt tăng điểm mới.

    Đợt tăng điểm này, nếu quả đúng như vậy, được khởi nguồn từ những thông tin tích cực nào?

    Đăng ký ngay để tham dự MIỄN PHÍ hội thảo "Cơ hội nào cho Thị trường Bất động sản Việt Nam 2012?" do ********* Communications tổ chức.

    Hội thảo có sự tham gia của hai diễn giả hàng đầu GS.TS Đặng Hùng Võ và TS Lê Xuân Nghĩa.

    Thời gian: 8h30 – 12h00 Thứ Bảy ngày 25/02/2012

    Địa điểm: Queen Plaza - Số 3-5 Hồng Hà, P.9, Q. Phú Nhuận, TPHCM

    Xem thông tin chi tiết >>>

    Không khí vĩ mô đối với TTCK ở Việt Nam vẫn còn khá mờ mịt, Chỉ thị 01 của Ngân hàng nhà nước được khá nhiều nhà đầu tư phân tích theo hướng thắt chặt tín dụng hơn là nới lỏng.

    Nhưng từ một góc độ khác biệt khá xa, động thái tích cực lại đang xảy ra từ… Trung Quốc.

    Vào ngày 18/2/2012, lần thứ hai trong ba tháng, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã quyết định hạ mức dự trữ bắt buộc 0,5% đối với hệ thống các ngân hàng thương mại. Đây chính là một biện pháp can thiệp được giới đầu tư cổ phiếu Trung Quốc chờ đợi ròng rã từ đầu năm 2012. Cho đến sát tết con Rồng, vẫn còn nhiều lời đồn đoán là Ngân hàng trung ương sẽ hạ dự trữ bắt buộc để kích thích kinh tế. Nhưng có lẽ cũng như Việt Nam, Trung Quốc không muốn mạo hiểm khi bơm tiền ra thị trường trước tết mà do đó có thể làm tăng lạm phát - điều mà quốc gia này đang cố gắng kềm chế.

    Tuy nhiên, việc so sánh bối cảnh của TTCK Việt Nam với những gì đang diễn ra ở Trung Quốc sẽ trở nên vô nghĩa, nếu đã không xuất hiện những trùng hợp không hẳn là ngẫu nhiên của TTCK giữa hai quốc gia này.

    Có một sự tương đồng nhất định đã xảy ra giữa chỉ số Shanghai Composite (SSE) của sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải với chỉ số VNI của TTCK Việt Nam. Nếu lấy đỉnh năm 2007 làm mốc, cho đến cuối năm 2010, cả hai chỉ số này đều giảm 32%. Nhưng đặc biệt từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2011, dạng vận động của SSE và VNI gần như song trùng, và cả hai chỉ số này đều giảm với độ gần tương đương nhau: SEE mất 33% và VNI mất 36%.

    Vào đầu năm 2012, lại một lần nữa, SSE và VNI trở nên “đồng cảm” khi hai chỉ số này đều đã lập đáy, với SSE xảy ra trước VNI khoảng gần một tuần lễ. Từ thời điểm đó đến nay, SSE đã tăng hầu như liên tục với vận động răng cưa.

    Cùng với SSE mang tính đại diện, hầu hết các chỉ số chứng khoán khác của Trung Quốc cũng tăng trưởng trong hơn một tháng qua. Hiện tượng đó cho thấy cũng gần tương tự như thời kỳ từ tháng 10/2008 đến tháng 2/2009, TTCK Trung Quốc đã phản ứng trước chu kỳ phục hồi kinh tế và đã diễn biến lên điểm trước.

    Lần này cũng vậy, khó có thể suy đoán khác hơn là động thái phục hồi trước của các TTCK Trung Quốc đang biểu thị cho sự đón đầu động thái hạ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Và việc hạ dự trữ bắt buộc lại đã diễn ra, dù có hơi muộn.

    “Cơn bão” mới

    Cũng cần lưu ý là trước 5 ngày diễn ra quyết định hạ dự trữ bắt buộc trong nền kinh tế Trung Quốc, NHNN Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 01 và một công văn gây tranh cãi về “kiểm soát tỷ lệ dư nợ cho vay không khuyến khích tối đa 16%”.

    Đang có một cái gì đó có tính đồng pha, hoặc vô tình hoặc hữu ý, giữa hai huyết mạch tài chính của Trung Quốc và Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư và kể cả các công ty chứng khoán vẫn hoài nghi về động tác hạn chế cho vay chứng khoán và bất động sản trong công văn 674 của NHNN, đã xuất hiện vài ba ý kiến lạc quan hơn, cho rằng “room” 16% ít nhất cũng không bị giảm hơn so với trước đây. Lạc quan hơn nữa, việc lần đầu tiên NHNN xác định “room” này cho khối chứng khoán và bất động sản đã cho thấy dù vẫn bị xem là những lĩnh vực không được khuyến khích, nhưng hai khối này đã lần đầu tiên được gián tiếp xác nhận về chủ trương được cho vay.

    Cũng bởi thế, trong thời gian gần đây người ta đã phải đề cập đến một “sóng” giảm lãi suất có thể diễn ra trên diện rộng, mà hiện tượng ở BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB chỉ mới là bước khởi đầu.

    Cũng có thể “giống” với Trung Quốc, trong thời gian tới NHNN Việt Nam sẽ thực hiện một biện pháp nới lỏng tín dụng nào đó. Lãi suất được kéo giảm vẫn là biện pháp được mong ngóng nhất. Và thời gian cũng như các điều kiện để thực hiện biện pháp này đã kéo dài và cấu thành khá đủ.

    Tuy nhiên, điều chắc chắn mà những người lạc quan đều có thể dự đoán được là dù trạng thái nới lỏng có được phục hồi, mọi việc vẫn sẽ diễn ra một cách chậm chạp, dòng tiền sẽ tuôn chảy vào TTCK từ từ chứ không ồn ào như năm 2009.

    Tuy chưa có thống kê tổng hợp nào (và chắc sẽ chẳng bao giờ có), nhưng tại vài ba công ty chứng khoán đã có xác nhận về một dòng tiền mới đang chuyển từ kênh đầu tư vàng sang chứng khoán. Trong thực tế, giá vàng đã đi ngang suốt 4 tháng qua, nhưng lại là một thái độ yếu ớt và có thể suy sụp vào bất cứ thời điểm nào. Vì thế, giới đầu tư vàng đang mất dần kiên nhẫn, trong khi TTCK lại đang có chiều hướng chuyển động hướng lên.

    Nội tại của TTCK cũng cho thấy mọi chuyện vẫn diễn ra một cách hoàn toàn không tự nhiên. Những lực cầu cố ý khi đánh lên và lực bán cố tình khi đánh xuống vẫn tồn tại trong suốt chiều dài con sóng diễn ra từ đầu năm 2012 đến nay.

    Hiểu một cách nghịch lý, chừng nào mà mọi việc còn diễn tiến thiếu tự nhiên, chừng đó thị trường vẫn còn cơ hội để phục hồi. Vào năm 2011, kết quả của sự thiếu tự nhiên đó đã dẫn đến hậu quả thị trường lao dốc thảm hại. Nhưng vào năm nay, có thể mọi chuyện sẽ diễn ra ngược lại.

    Vùng đáy đang được gia cố dần, cùng với bầu không khí tín dụng đang dần ấm áp. Nhiều khả năng là trong 2-3 tuần tới, “bão” sẽ mạnh dần lên và một đợt tăng điểm mới sẽ hình thành. Trong “cơn bão” này, tỷ lệ tăng của HNX sẽ mạnh hơn VNI.

    Hạ Xuyên
  7. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
    sóng này chúng ta dự đoán đỉnh HNX ngắn hạn 77 sau đó tạm nghỉ và phi tiếp
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Lực cung tăng nhẹ, lực cầu tăng mạnh mẽ trên sàn Hà Nội trong phiên đầu tuần
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thứ Hai, 20/02/2012 | 10:24

    Đọc sách | Thảo luận: 0 | A A A
    HSBC dự báo lạm phát về một con số vào cuối năm 2012

    Dự báo lãi suất giảm vào cuối quý 1/2012
    (*********) – Lạm phát của Việt Nam đang giảm dần và được dự báo về mức một con số vào cuối năm 2012, tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, mặc dù môi trường vĩ mô thuận lợi hơn nhưng tăng trưởng trong năm 2012 cũng sẽ chậm lại vì chi tiêu thận trọng và xuất khẩu giảm.

    Đó là nội dung trong báo cáo kinh tế vĩ mô – triển vọng thị trường Việt Nam do HSBC vừa công bố.

    * Tải tài liệu: HSBC - Báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng thị trường Việt Nam

    Các điều kiện kinh tế vĩ mô được cải thiện

    Lạm phát dần suy giảm. Dự báo lãi suất giảm vào cuối quý 1/2012

    Trong tháng 1/2012, chỉ số giá cả đã giảm còn 17.3% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi của tháng 12/2011 là 18.1%. Chỉ số lạm phát của tháng 1/2012 đánh dấu lần sụt giảm thứ năm liên tiếp so với thời điểm chạm đỉnh 23% vào tháng 8/2011 dựa trên mức so sánh cùng kỳ mỗi năm.

    Dù lạm phát giảm nhưng HSBC cho rằng vẫn còn một vài rủi ro có nguy cơ cao, đặc biệt là khi giá điện có khả năng tăng và thuế nhập khẩu dầu đã tăng (từ 0% lên 4% trong tháng 12/2011).

    HSBC dự báo tiêu dùng cá nhân sẽ giảm từ mức 4.3% trong năm 2011 xuống còn 4.2% trong năm 2012.

    Với tỷ lệ lạm phát đang giảm, HSBC tin rằng NHNN có thể hạ lãi suất vào cuối quý 1/2012. Thực tế, NHNN đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng với việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho vài ngành kinh tế cụ thể.

    Nhu cầu ngoài nước suy giảm

    Xuất nhập khẩu của Việt Nam được dự báo suy giảm trong năm nay. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu ngoài nước giảm sút cùng với sự trì trệ ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và suy thoái ở châu Âu, nhu cầu nhập khẩu trong nước chững lại. Giảm giá hàng hóa cũng làm giảm giá trị các ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Theo đó, giá trị các mặt hàng xuất khẩu dự kiến giảm từ 34.2% trong năm 2011 xuống còn 24% trong năm 2012. Tương tự, giá trị hàng nhập khẩu có thể giảm từ 25.9% trong năm 2011 xuống còn 22% trong năm 2012.

    Theo ước tính sơ bộ trong tháng 1/2012 của HSBC, thương mại Việt Nam đã suy giảm: thâm hụt cán cân thương mại dự kiến là 100 triệu USD trong năm 2012 (so với mức 876.7 triệu USD trong năm 2011). Trong tháng 1/2012, giá trị hợp đồng xuất khẩu ước tính giảm 11.1% so với cùng kỳ năm ngoái, còn nhập khẩu giảm 18.7%.

    Để cung cấp tín dụng cho xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp, điều vốn đã được thực hiện tốt trong năm 2011. Ngày 2/2/2012, NHNN đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) xuống còn 1/5 mức thông thường (3% cho đồng Việt Nam và 8% cho USD đối với kỳ hạn ngắn hơn một năm) cho năm tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn cao. Điều này cho thấy phần nào nỗ lực của Chính phủ trong việc hỗ trợ ngành nông nghiệp và các vùng nông thôn, cũng như những ngành kinh tế chiến lược.

    Đồng Việt Nam ổn định hơn

    Trái ngược năm 2011 với đồng tiền suy giảm mạnh, lạm phát cao và việc Nhà nước áp dụng nhiều công cụ thắt chặt chính sách, HSBC tin rằng 2012 sẽ là một năm tương đối ổn định. Một số yếu tố góp phần tạo nên xu hướng này gồm: lạm phát tăng chậm, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô tốt hơn, vị thế thương mại và tài chính được cải thiện. Thâm hụt thương mại dự kiến ổn định ở mức 10.1 tỷ USD trong năm 2012 (so với 9.8 tỷ USD năm 2011), cân đối ngân sách của Chính phủ ước tính giảm xuống 3.8% trong năm 2012 từ mức 3.9% của năm 2011.

    Điều đáng khích lệ cho chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2012 là Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã truyền tải thông điệp rõ ràng cùng hành động thiết thực. Ông Bình tuyên bố đồng nội tệ sẽ không phá giá hơn 1% từ tháng 9/2011 đến hết năm 2011, và thực tế đã diễn ra như vậy. Ông cũng đề cập việc đồng Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực giảm giá, nhưng ông sẽ cố gắng để tránh mức trượt giá cao như đã xảy ra vào tháng 2/2011, khi đồng nội tệ giảm 8.5%. Đồng Việt Nam có thể giảm giá từ từ trong năm 2012. Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nói nếu không có thêm bất cứ yếu tố tác động khách quan thì đồng Việt Nam có lẽ giảm giá khoảng 3% trên giá trị vào cuối năm 2012.

    Tăng trưởng dự báo ở mức 5.7%

    Theo HSBC, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 dù khá ấn tượng với 5.9%, nhưng vẫn còn thấp so với giai đoạn những năm sau năm 2000 (ngoại trừ tỷ lệ 5.3% của năm 2009 trong thời kỳ khủng hoảng tài chính).

    Mặc dù nhận định tình hình đã khá khả quan hơn nhưng HSBC cho rằng đa số nhà đầu tư lẫn người dân Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng. Điều này dự báo nhu cầu nội địa và xuất khẩu sẽ giảm bớt trong năm 2012. Thậm chí dù được dự báo các mức lãi suất sẽ được điều chỉnh thả lỏng hơn trong năm 2012, người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng không mặn mà trong việc tăng chi tiêu do họ đã điều chỉnh lại kỳ vọng của mình sau lạm phát cao năm ngoái. Theo đó, tăng trưởng được dự báo sẽ giảm từ mức 5.9% trong năm 2011 xuống còn 5.7% trong năm 2012.

    Như vậy, mặc dù năm 2012 có vẻ mang đến một nền kinh tế vĩ mô ổn định hơn, các điều kiện kinh tế toàn cầu suy yếu cùng với tâm lý thận trọng, HSBC kết luận Việt Nam vẫn sẽ giữ tăng trưởng dưới mức trung bình trong dài hạn.

    Dự báo chính của HSBC về Việt Nam

    Nguồn: HSBC

    Như Ý

Chia sẻ trang này