1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Được mùa chớ phụ ngô khoai

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 27/12/2012.

7234 người đang online, trong đó có 1041 thành viên. 11:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 161505 lượt đọc và 1257 bài trả lời
  1. supperindex

    supperindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    1.464
    Cũng không hẳn, em là theo cái suy luận bản chất của 2 loại kích thích này[r24)]
  2. batdongsanhp

    batdongsanhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Nói chung,trên đời cái gì cũng chỉ có Tương Đối thôi bác nhể.
  3. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Anh bắt thằng cơm no rượu say thức đến 12h đêm để chơi câu đố thì éo đứa nào đỡ nổi >:P Iem tối qua chỉ thức đến tầm đó được thôi, cố nữa là tẩu hỏa nhập ma ngay.

    Cơm no rượu say, trời lạnh tê người, không ngủ mới lạ >:P

    Giờ iem mới đố đây: Đố các cụ, chất hóa học nào giết được nhiều người nhất trong lịch sử loài người, ai trả lời được iem xin rót rượu hầu [r32)]
  4. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    nicotin và heroin à anh
  5. LEANH197

    LEANH197 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2010
    Đã được thích:
    16
    Em thì chắc không có ngách nào để được ngồi hầu rượu các bác. Chém gió chúc chi bộ họp thành công vang dội =D>[r2)]
    Em đề cử chất hóa học giết nhiều người nhất là XẠ HƯƠNG
  6. rothschild9x

    rothschild9x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    52
    CH3-OH?
  7. tungngt

    tungngt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2008
    Đã được thích:
    1.125
    JVC là hàng tốt mà chưa lên, Game này của BV nên chắc sẽ ổn,

    GAS & JVC năm 2013 [r2)][r2)][r2)]
  8. ztran

    ztran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Đã được thích:
    1.447
    là xăng ,dầu!!nguồn cơn của chiến tranh và bệnh tật!
  9. ntvbk

    ntvbk Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2004
    Đã được thích:
    99
    Hy vọng thứ 2 có giá <19 để em xúc.
  10. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Hầu chuyện các cuj 1 tí cho vui:
    Đối với những ai say mê đồ sứ xưa, việc có được bộ chén uống trà men màu hay men lam 4 chiếc cùng một dĩa dầm còn lành lặn đã thấy mãn nguyện. Những bộ chén như vậy ngày nay rất qúy hiếm, thậm chí có người chỉ sở hữu một, hai chén mà không có dĩa cũng thấy tự hào, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Chỉ khi có bạn đồng điệu đến nhà chơi mới đem ra cùng nhau thưởng ng

    Nhưng cũng có người khó tính, tuy đã làm chủ 3 chiếc chén đẹp nhưng trong lòng luôn cảm thấy mình thiếu sót, bất an, nhất quyết săn lùng cho đủ 4 chén, chỉ đến khi mòn mỏi, hết cách đành quay sang tự an ủi mình: “Thôi kệ. Trà tam tửu tứ mà!”

    Bốn chữ “trà tam tửu tứ” được giới sưu tầm đồ sứ xưa nhắc tới nhiều, nhất là những người kinh doanh thì hầu như là câu cửa miệng, để bào chữa cho bộ chén bị khuyết một chiếc.

    Đi tìm căn nguyên cho “cái sự” trà tam tửu tứ, thật khó ai có thể phủ nhận lối giải thích: “Uống trà không nên quá 3 người, mới thưởng thức hết cái thú vị của nó. Còn uống rượu phải từ 4 người trở lên mới vui, mới náo nhiệt”. Và chỉ nên dừng lại ở đó, lôi thôi thêm chuyện khác thì lại trở thành… tào lao, dẫn đến tranh cãi, vì thực tế không như vậy.

    Thử gõ cụm từ “trà tam tửu tứ” bằng tiếng Hoa, tìm trên Google hay các trang mạng tiếng Hoa hầu như không có kết quả. Chỉ thấy một đoạn văn ngắn có câu “trà tam, tửu tứ, thích đà nhị” được những người làm hướng dẫn viên du lịch ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) giải thích với khách là “uống trà nên 3 người, uống rượu 4 người, đi du lịch 2 người thì cuộc vui mới hoàn hảo”. Rõ ràng câu này là từ “trà tam tửu tứ” ghép thêm “thích đà nhị” vào.

    Dẫn giải như thế để thấy rằng, bốn chữ “trà tam tửu tứ” không phải xuất xứ từ Trung Hoa, càng không phải thành ngữ điển tích gì liên quan nghề sản xuất đồ gốm sứ của họ, mà bốn chữ này là của các cụ nhà nho người Việt chúng ta, và nó có “bà con” với “trà dư tửu hậu”, “trà đình tửu điếm”, đều dùng để chỉ những việc không hay ho gì, đại lọai: “Cậu ta không lo học hành, suốt ngày chỉ la cà nơi trà đình tửu điếm”, hay “Cậu ta ưa kết bè kết bạn, tụ tập trà tam tửu tứ rồi gây chuyện…”, còn chuyện “trà dư tửu hậu” thì ai cũng biết, đều là chuyện “nghe qua rồi bỏ” cả thôi. Câu “trà tam tửu tứ” ở đây nên hiểu như “tụm năm tụm ba”, vì với người Việt cũng như người Hoa, thường con số 3 và số 4 khi ghép đứng gần nhau đều không được trọng thị, như hỏi một người nào đó về quê chơi mấy ngày? Nếu anh ta nói 3 ngày hay 4 ngày thì đã có câu trả lời chính xác. Còn nếu người đó bảo về quê “ba bốn” ngày, coi như trớt quớt. Nói “ba điều bốn chuyện” có nghĩa toàn chuyện đâu đâu…

    Tương tự như vậy, tiếng Quảng Đông có câu “cỏn xám cỏn xi” nghĩa đen là “nói ba nói bốn”, nhưng câu này phải hiểu theo nghĩa bóng là “nói bậy nói bạ”, nói giởn chơi. Người Triều Châu (Tiều) có cụm từ “xa xí nán bò chàng éch” – nghĩa đen: ba bốn người không đi tắm, nghĩa bóng: chuyện tầm phào. Xa hơn nữa, người Trung Hoa xưa khi sinh 2 con trai, hoặc có 2 kẻ tâm phúc thường chọn chữ đặt tên, như con của tướng Địch Thanh đời Tống là Địch Long, Địch Hổ; còn hai tùy tướng thân tín của Bao Công là Trương Long, Triệu Hổ…những ai bị gọi Trương Tam – Lý Tứ đều là kẻ cha căn chú kiết, kiểu “diễn viên quần chúng”

    Vì những lẽ đó, các lò gốm sứ ở Cảnh Đức trấn chắc chắn không có tiêu chuẩn sản xuất bộ đồ trà nào chỉ có 3 chén, người Trung Hoa vốn kỵ số lẻ, không đủ đôi đủ cặp. Sách in về đồ sứ chỉ thấy những bộ 4 chén, 8 chén, 12 chén hoặc nhiều hơn, nhưng đều là số chẵn. Cũng không có tài liệu nào nói loại ấm trà dùng cho 3 người, hay bộ chén uống rượu dành cho 4 người.

Chia sẻ trang này