Được mùa chớ phụ ngô khoai

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 27/12/2012.

8006 người đang online, trong đó có 1098 thành viên. 10:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 161295 lượt đọc và 1257 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Nhưng xét cho cùng thì TT điều chỉnh hay không cũng chẳng quan trọng mà danh mục bạn nắm giữ sẽ tăng hay giảm mới là quan trọng.

    Danh mục hiện tại của em là: VNM ( 83.5 ), Gas ( 38.3 ) , PVC ( 12.8x ) và LCM ( 17 ). Cuối tuần xem thế nào.
  2. thitnac

    thitnac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    1.064
    Em ở quận Hải Châu khi nào Bác về thăm quê thì giao lưu nge. Em sẽ hầu rượu Bác.
  3. Cachep123

    Cachep123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2012
    Đã được thích:
    75
    Bác rất thẳng thắn,cởi mơ nhưng cũng rất rõ ràng....,tự em thấy rất nể bác,mời bác [r2)][r2)][r2)] chúc bác và gia đình cũng như toàn bộ ACE trong pic cũng như F, luôn có thật nhiều Sk,hạnh phúc....
  4. ducvinhbk

    ducvinhbk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2012
    Đã được thích:
    111
    Đã dc thì k rớt nhiều cũng rớt ít. Danh mục trên chắc cũng không ngoại lệ.
    Biết là sẽ rớt thì sao k sút sớm nhỉ.;));));))
  5. baihat1

    baihat1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    25.520
    Xúc động lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh

    06/01/2013 11:57
    (TNO) Sáng 6.1, tại nghĩa trang Hàm Rồng (TP.Thanh Hóa), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thanh Hóa, UBND TP.Thanh Hóa, Ban liên lạc Trung đoàn 12 và gia đình đã tổ chức Lễ an táng hài cốt anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh.

    Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh nhập ngũ ngày 16.2.1975, ở đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 (còn gọi là Đoàn Thanh Xuyên), Bộ tư lệnh ******* vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội biên phòng).
    Sau khi tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nam chống quân Pol Pot xâm phạm biên giới, năm 1978, đơn vị của anh được điều động lên Lạng Sơn bảo vệ biên giới phía Bắc.
    Ngày 25.8.1978, Lê Đình Chinh đã hi sinh tại biên giới phía Bắc khi đang chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc.
    Ngày 30.8.1978, ************* đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho liệt sĩ Lê Đình Chinh.
    Sau khi hi sinh, Lê Đình Chinh được an táng tại khu vực gần biên giới, sau đó được quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ H.Cao Lộc.
    Sau 35 năm nằm lại ở biên giới phía Bắc, hài cốt của Lê Đình Chinh đã được đưa trở về an táng tại quê hương.
    Sau đây là những hình ảnh mà phóng viên Thanh Niên Online ghi lại trong hành trình đưa hài cốt người anh hùng từ biên giới Lạng Sơn về quê hương Thanh Hóa.

    [​IMG]
    Trong cái lạnh tê tái, 3 giờ 30 phút ngày 5.1, gia đình và đồng đội cũ của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã có mặt tại Nghĩa trang H.Cao Lộc để chuẩn bị đón anh về quê mẹ

    [​IMG]
    Bên mộ phần của anh hùng Lê Đình Chinh tại Nghĩa trang H.Cao Lộc (Lạng Sơn)

    [​IMG]
    Vào lúc 3 giờ 30 phút ngày 5.1, di cốt của người anh hùng đã được cất bốc xong

    [​IMG]
    Một lễ tiễn người anh hùng đầy xúc động do Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Lạng Sơn tổ chức trong cái lạnh dưới 3 độ C

    [​IMG]
    Mờ sáng ngày 5.1, lực lượng biên phòng tỉnh Lạng Sơn lưu luyến tiễn đưa hài cốt của anh hùng Lê Đình Chinh rời xứ Lạng

    [​IMG]
    Bà Khương Thị Chu (mẹ anh hùng Lê Đình Chinh) mỏi mòn đợi con sau 35 năm ngày anh Chinh hi sinh

    [​IMG]

    [​IMG]
    Sáng 6.1, Lễ an táng hài cốt anh hùng Lê Đình Chinh đã được tổ chức trang nghiêm tại Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa

    [​IMG]
    Ông Đinh Tiên Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cùng đại tá Bùi Hồng Tài, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biên phòng Thanh Hóa dự lễ và tiễn đưa hài cốt anh Chinh đến nơi an nghỉ cuối cùng

    [​IMG]
    Sau 35 năm nằm lại nơi biên giới, anh hùng Lê Đình Chinh đã được trở về an nghỉ trên mảnh đất quê hương Thanh Hóa

    [​IMG]
    Sau 35 năm mòn mỏi đợi chờ, cuối cùng tâm nguyện của mẹ Chu giờ đã đã được toại nguyện
    Tin; ảnh: Ngọc Minh
  6. TapChoiChung

    TapChoiChung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    325
    cụ KQ ko tổ chức dự đoán diễn biến các phiên tuần tới sao ??
  7. lacbuoc_tinhyeu

    lacbuoc_tinhyeu Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Dạ k, e chỉ xin một chân hóng thui a
  8. moichoichung

    moichoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2011
    Đã được thích:
    1.956
    Bác sút PGS rồi à?
  9. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Năm nào tớ cũng về quê Quảng ngãi...Ở Đn khi còn công tác cũng quen biết khá nhiều ở đó.
  10. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Mời các bác :

    5 bước xử lý theo mô hình của một A.M.C

    Để xử lý nợ xấu thông qua một A.M.C thì cần phải thực hiện rất nhiều bước phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan từ Quốc hội, Chính phủ, ngân hàng đến cả doanh nghiệp. Dưới đây là những bước cần thực hiện để cho việc xử lý nợ xấu thành công.
    Bước 1: Tạo hành lang pháp lý
    Đầu tiền cần rà soát các quy định, luật hiện tại từ Quốc hội hoặc Chính phủ để bổ sung, sửa đổi những văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho công ty mua bán nợ hoạt động.
    Các văn bản này phải đưa ra những quy định cụ thể về quy trình xử lý nợ xấu, xử lý tài sản thế chấp, góp vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp… Ngoài ra, văn bản này cũng “bịt lỗ hổng” luật phá sản… để việc xử lý tài sản thế chấp, phá sản doanh nghiệp diễn ra dễ dàng hơn.
    Chỉ khi hệ thống pháp luật hoàn thiện mới có đủ cơ sở pháp lý để xử lý nợ xấu.
    Bước 2: Thành lập một A.M.C
    Chính phủ cần thành lập một Công ty quản lý tài sản (A.M.C) với số vốn ban đầu khá nhỏ, có thể là 5,000 tỷ đồng. Lượng vốn này có thể được đóng góp bởi Chính phủ, các ngân hàng hay kể cả các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước… Phần lớn số vốn chỉ phục vụ trang trải chi phí cho công ty như tiền lương, tiền thuê chuyên gia và các nghĩa vụ tài chính cấp bách… chứ không dùng trực tiếp để mua nợ xấu (mô hình công ty của Hàn Quốc KAMCO).
    Hội đồng quản trị là thành viên của những tổ chức đã góp vốn nhưng Chính phủ vẫn phải đứng đầu công ty này. Tuy nhiên, hồi đồng quản trị, ban lãnh đạo của công ty phải có tính độc lập để hạn chế tối đa việc bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, mục tiêu chính trị… Đây là một tiêu chí cần thiết để đảm bảo tính khách quan, độc lập hiệu quả của công ty.
    Một yếu tố không thể thiếu là A.M.C phải có tổ chức vô cùng chặt chẽ và chuyên nghiệp. Những bộ phận không thể thiếu được là bộ phận định giá tài sản, bộ phận tái cấu trúc, bộ phận phận nguồn vốn… A.M.C cũng phải có được nguồn nhân lực hùng hậu trong lĩnh vực tài chính, quản trị, tổ chức… Đặc biệt, A.M.C phải có đội ngũ cố vấn gồm các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực.
    Bước 3: Huy động vốn
    Công ty quản lý tài sản này thành lập quỹ (Fund) để huy động vốn trên thị trường cho việc mua bán nợ xấu. Có thể thành lập một lúc nhiều quỹ đầu tư với các tiêu chí mua bán nợ khác nhau. Các chứng chỉ quỹ được bán trên thị trường tài chính để huy động vốn trong và ngoài nước.
    Ngoài ra, công ty cũng phát hành trái phiếu có đảm bảo (có thể Chính phủ bảo lãnh trái phiếu) sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu để mua nợ. Cũng có thể đổi trái phiếu lấy các khoản nợ của ngân hàng…
    Mô hình này có ưu điểm là Chính phủ không trực tiếp bỏ tiền ra để mua nợ xấu nên không ảnh hưởng xấu lên cân bằng ngân sách và việc lạm quyền. Việc mua bán nợ xấu của các quỹ mà AMC chịu sự kiểm soát của cổ đông và trái chủ nên sẽ hạn chế các hiện tượng tiêu cực nảy sinh.
    Khi quản lý các quỹ này, A.M.C sẽ được hưởng phí quản lý nợ và các lợi nhuận được phân chia. Thực tế, việc mua bán nợ thường khá hấp dẫn đối với không ít nhà đầu tư nên phương án hoàn toàn có tính khả thi. Tất nhiên, các quỹ này không phải độc quyền trong việc mua lại nợ xấu mà phải khuyến khích thêm các công ty nước ngoài, công ty tư nhân tham gia. Do vậy, số tiền thực sự sử dụng cho mua nợ xấu sẽ không quá lớn.
    Để đảm bảo tính khách quan và giảm thiểu rủi ro thì việc xử lý nợ phải dựa trên quy trình chặt chẽ, đội ngũ nhân sự thực hiện lành nghề và phải có sự giám sát tư vấn của các chuyên gia, tổ chức độc lập trong nước và kể cả nước ngoài.
    Bước 4: Mua nợ và phân loại để xử lý nợ
    Các khoản nợ xấu của ngân hàng sau khi được định giá một cách cẩn trọng thì công ty mua bán nợ sẽ tiến hành đàm phán với ngân hàng để mua lại các khoản nợ xấu. Giá mua nợ xấu có thể từ 10-60% giá trị sổ sách khoản nợ. Tỷ lệ bao nhiêu tùy thuộc vào việc định giá giá trị khoản nợ…
    Sau khi mua được nợ thì A.M.C sẽ tiến hành phân loại và thiết lập các phương án xử lý nợ theo các cách sau:
    Bán tài sản thế chấp thu hồi nợ: Đây là cách nhanh nhất và đơn giản nhất nhưng chỉ nên thực hiện với những khách hàng không thể tái cấu trúc hoặc không có phương án trả nợ khả thi.
    Chứng khoán hóa các khoản nợ để bán trên thị trường tài chính: Những khoản nợ có chất lượng có thể được chứng khoán hóa và bán lại cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có một thị trường tài chính phát triển và có công ty đánh giá tín nhiệm.
    Tái cấu trúc doanh nghiệp: Với những doanh nghiệp do bị mất thanh khoản nhưng phương án kinh doanh vẫn khả thi hoặc tự thanh lý được tài sản thì A.M.C có thể cho doanh nghiệp vay thêm vốn để có thể hoạt động và có lợi nhuận trong tương lai.
    Vốn hóa các khoản nợ, trở thành cổ đông lớn: Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng vẫn có thể “cứu” thì công ty mua bán nợ có thể vốn hóa khoản nợ vay, tiến hành tái cấu trúc công ty một cách toàn diện như tái cấu trúc tài chính, hoạt động kinh doanh, quản trị… để doanh nghiệp có thể hoạt động có lợi nhuận trở lại. Sau đó AMC có thể bán cổ phần của mình trên thị trường tài chính.
    Bước 5: Bán nợ thu hồi vốn
    A.M.C là một công ty có chức năng xử lý nợ. Để có vốn hoạt động trong tương lai thì A.M.C phải liên tục bán các tài sản là nợ xấu đã mua (đã xử lý hoặc hoặc chưa) để có dòng tiền trả nợ hoặc mua nợ mới. Tùy theo loại nợ và cách xử lý mà A.M.C sẽ bán nợ theo các cách khác nhau.
    Cách đơn giản nhất là thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Phương pháp là chứng khoán hóa các khoản nợ để bán trên thị trường tài chính. Đối với những doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn thì hỗ trợ tài chính, nhân lực cho doanh nghiệp hoạt động và để doanh nghiệp có thể tự trả nợ trong tương lai. Đối với doanh nghiệp bị vốn hóa nợ (biến nợ thành cổ phần) thì A.M.C tái cấu trúc để doanh nghiệp hoạt động sau đó bán cổ phiếu trên thị trường tài chính để thu hồi vốn.
    Trên đây là các bước tiến hành xử lý nợ xấu bằng công ty mua bán nợ, thông thường cách làm này sẽ mất một thời gian khá dài mới thu hồi được vốn. Kinh nghiệm ở các quốc gia cho thấy việc xử lý nợ này mất 3-7 năm thậm chí dài hơn. Để thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu đòi hỏi thêm các đối tượng cùng tham gia. Đặc biệt, chính ngân hàng phải tiên phong trong việc xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng đầy đủ để có nguồn lực xử lý nợ xấu.

Chia sẻ trang này