Đường sắt cao tốc và tiếng lòng của 1 người tâm huyết với đất nc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trum_cuoi_vietnam, 02/10/2024.

3864 người đang online, trong đó có 271 thành viên. 09:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 12536 lượt đọc và 115 bài trả lời
  1. habe89

    habe89 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2021
    Đã được thích:
    101
    bác ở trên kia nói rât đúng đấy bác, với 1 đât nước như VN GDP cả 1 năm có hơn 400 tỉ $ mà dám nguyên cái dự án ĐSCT 70 tỉ $ thì phải nâng lên đặt xuống chán chê là đúng rồi. Riêng bản thân tôi cũng không hề ủng hộ dự án này, vì rõ ràng nó không thiết thực. Với 1 nước nghèo như VN thì chúng ta nên dành nguồn lực làm những việc thiết thực hơn là xây 1 tuyến đường sắt cao tốc 350 km/h chỉ để chở người (tuyến xa thì k cạnh tranh được với máy bay, tuyến ngắn thì k cạnh tranh được với ô tô), đã vậy lại còn phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của nước ngoài dẫn đến nguy cơ về an ninh quốc phòng rất lớn.
    LVFFUND, tongthanhson81pacifictinchuan thích bài này.
  2. tinchuan

    tinchuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2018
    Đã được thích:
    5.395
    Việt Nam tiền thì ít mà cứ nghĩ ra các dự án khủng long. Làm thì ít mà ăn hối lộ thì kinh dị. Covid 19 còn ăn các kiểu.
  3. willstrong

    willstrong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Đã được thích:
    8.005
    Không biết trình độ của bạn đến đâu và tuổi của ban bao nhiêu, nhưng nếu bạn chỉ đọc sơ qua mà cho rằng cụ ấy là tiến sỹ giấy thì nên xem lại mình nhé .
    Cụ ấy làm tiến sỹ từ thời những năm 1970 - 1980 đấy, và hồi đó chỉ cần thi đỗ đại học thôi thì cũng là một niềm vinh dự to lớn cho gia đình và dòng họ đấy chứ chưa nói đến đạt được học hàm học vị GSTS , không nên đánh đồng với các cử nhân/tiến sỹ thời mới đây nhé .
    TatThanh86, tinchuanPaladin1987 thích bài này.
  4. tinchuan

    tinchuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2018
    Đã được thích:
    5.395
    GSTS chỉ giỏi trong lĩnh vực họ nghiên cứu thôi. Còn lĩnh vực khác thì không khác gì AE chứng sĩ nhé.-
    Newton giỏi nhất TG còn thua CK nữa là GSTS không phải lĩnh vực của họ.
    - Các GSTS có tính được bão, lũ, động đất, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh thương mại, chiến tranh ,... không ?
    Làm ĐSCT không thể 1 nhóm người quyết định được vì nó liên quan đến hàng trăm công việc , tính toán khác nhau.
    LVFFUNDdzanhtuan thích bài này.
  5. sao_lai_the

    sao_lai_the Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Đã được thích:
    1.565
    Chỉ có nghề "phản biện" là muôn đời thịnh :)
    Tôi nhớ vừa đọc ở đâu có cụ bảo nhờ có các chiên da phản biện mà đường cao tốc VN trễ mất 20 năm mới khởi công được :D Bây giờ chả ai chê ĐCT cả.
    Nay DSCT cũng vậy thôi.
  6. zug

    zug Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    60.565
    Không rõ cụ Mỗ đỗ tiến sĩ ngành nào nhưng chém thế thì đúng là lỗ mỗ về cái đang chém thật mà.
    Đường sắt (cao tốc) nó không giống như đường băng thiết kế cho máy bay A380 cất/hạ cánh được nhưng đem wave tàu ra chạy phà phà cũng chả chết ai.
    Ta không có nhiều tiền mấy nên đang muốn all in one, chở khách hẳn 350 cho tiên tiến, đương nhiên chở cả hàng nhẹ mà khi cần lại còn cõng được cả hàng nặng theo yêu cầu của quốc phòng, nên đang đặt ra thách thức với các tiêu chuẩn kỹ thuật của "phần cứng" mà nếu giải được thì nghe nói là nước đầu tiên trên thế giới mần được, chứ không phải nhõn cái khổ đường ray một mét bốn mấy của cụ Mỗ là xong đâu :-?
    LVFFUNDtinchuan thích bài này.
  7. willstrong

    willstrong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Đã được thích:
    8.005
    Đây là chân dung của cụ Mỗ - tức gsts khoa học Trần xuân Hoài - GS.TSKH, Chủ tịch Hội đồng khoa học – Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

    https://avnuc.vn/gs-ts-tran-xuan-hoai-nhung-trai-nghiem-ve-vat-ly-cong-nghe-va-doi-song-thuc/
    https://suckhoedoisong.vn/nghi-luc-cua-mot-nha-khoa-hoc-tu-cau-be-mo-coi-me-169116194.htm

    "..


    ...trở thành một nhà vật lý tài năng

    Năm 1961, Trần Xuân Hoài vào học Khoa Vật lý, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Tốt nghiệp xuất sắc, anh được giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Các thầy Nguyễn Hoàng Phương, Đào Vọng Đức muốn anh làm lý thuyết, thầy Đàm Trung Đồn kiên quyết xin anh về bộ môn Chất rắn, làm thực nghiệm. Cuối cùng thì thầy Đồn thắng. Rồi anh được Bộ Đại học và THCN cử sang CHDC Đức làm nghiên cứu sinh, tại Viện Vật lý, Đại học Humboldt, Berlin. Hướng dẫn người nghiên cứu sinh trẻ Việt Nam là nhà vật lý chất rắn nổi tiếng, GS. Robert Rompe, giải thưởng Lenin, mặc dù ông từng là một nhà khoa học thời Đức Quốc xã bị bắt đưa về Liên Xô sau năm 1945. Ngày ấy, các phòng thí nghiệm mạnh nhất của hai phe xã hội chủ nghĩa và phương Tây đều tập trung vào nghiên cứu chất bán dẫn để phát sóng siêu cao tần, thông qua hiệu ứng do nhà vật lý người Anh J.B.Gunn đang làm việc cho hãng điện tử Mỹ IBM tìm ra, từ đây sẽ mở ra nhiều triển vọng đột phá trong ứng dụng vào lĩnh vực radar quân sự (đang chiến tranh lạnh, hai phe đều đầu tư lớn cho quốc phòng). Trần Xuân Hoài đã có 1 năm nghiên cứu chất tellur, nhưng anh theo lời khuyên của các GS. R. Rompe và J. Auth, mạo hiểm nhảy vào nghiên cứu lĩnh vực mới nóng này. Không phụ lòng mong đợi của thầy, sau hai năm miệt mài, Trần Xuân Hoài đã có những phát kiến quan trọng cả về lý thuyết và thực nghiệm. Anh đã tìm ra một số chất bán dẫn, còn tiên đoán những chất khác có khả năng phát sóng theo hiệu ứng Gunn. Điều này sẽ trở thành một cuộc “cách mạng” cho các thiết bị radar bán dẫn. Và kết quả nghiên cứu của anh lập tức được nhà nước Đức xếp vào loại “mật” (ký hiệu VD), đến nỗi khi bảo vệ luận án tiến sĩ, anh đã phải bảo vệ ở một đề tài khác tuy cùng lĩnh vực, song độ “mật” đã giảm đi rất nhiều. Phải 15 năm sau, công trình của anh mới được giải mật, khi đó tính thời sự khoa học cũng đã hết. Vậy nên một phát kiến khoa học có tầm cỡ, lại đang ở tuổi thăng hoa nhất về trí tuệ lại phải giấu kín, nếu không tên tuổi của anh có lẽ đã “nổi như cồn” từ ngày ấy rồi!


    Cuối năm 1971, khi TS. Trần Xuân Hoài về nước một thời gian, đã xảy ra sự kiện bất ngờ: một máy bay cánh cụp cánh xòe F111 của Mỹ bay ở tầm thấp để tránh radar bị quân dân ta bắn rơi, biết tin Liên Xô yêu cầu ta đưa ngay chiếc máy bay đó, chủ yếu là bộ phận cabin sang bạn để nghiên cứu. Trước khi đưa chiến lợi phẩm quý ấy đi, quân đội ta cũng có cơ hội tìm hiểu nó, Trần Xuân Hoài được điều động cùng một số nhà khoa học khác trong và ngoài quân đội nghiên cứu trước chiếc F111. Đặc điểm của loại máy bay cánh cụp cánh xòe này là khi bị bắn hạ, lập tức cả buồng lái cùng phi công được dây nổ cắt ra khỏi thân, bung ra và có dù tiếp đất từ từ. Bởi vậy ta thu được ca bin hầu như nguyên vẹn. Cuối cùng thì nhóm nghiên cứu trong đó có sự đóng góp tích cực của TS. Trần Xuân Hoài đã hoàn thành nhiệm vụ, nộp lên cấp trên bản báo cáo nhiều trang về những điều mà công nghệ điện tử Mỹ đã ứng dụng vào khí tài quân sự tối tân đó.

    Không lâu sau ngày đất nước thống nhất, tại nơi công tác là Viện Vật lý, thuộc Viện Khoa học Việt Nam, phòng thí nghiệm bán dẫn của TS. Trần Xuân Hoài đã chế tạo thành công Transistor Planar, một trong số loại bóng bán dẫn hiện đại, mà vào thời điểm đó Hàn Quốc cũng vừa mới bắt đầu nghiên cứu. Đáng tiếc là việc sản xuất và phát triển công nghệ Plana Silicon sau đó lại đầu tư “nhầm” cho một nơi khác chứ không phải là phòng thí nghiệm của Trần Xuân Hoài và thế là nước ta đã bỏ lỡ một thời cơ, bỗng chốc mất hút trên bản đồ công nghệ vi điện tử hiện đại của thế giới!

    Năm 1979, chương trình Intercosmos của phe xã hội chủ nghĩa đưa nhà du hành vũ trụ Việt Nam Phạm Tuân, cùng nhà du hành Liên Xô Gorbatco lên tàu liên hợp. TS. Trần Xuân Hoài được cử làm trưởng nhóm chuyên gia khoa học Việt Nam làm việc bên cạnh các nhà khoa học quốc tế. Thí nghiệm do ông đề xuất (Bí danh là thí nghiệm Hạ Long), nghiên cứu ảnh hưởng của trọng trường lên quá trình tinh thể hóa các tinh thể bán dẫn nhiệt và quang điện. Và để thực hiện thí nghiệm trên, ông đã thiết kế một lò nuôi tinh thể có những tính năng đặc biệt để phi công vũ trụ có thể dễ dàng thao tác trong tình trạng không trọng lượng. Thiết bị này còn hoạt động hàng chục năm sau cho đến khi trạm vũ trụ Salut ngừng bay.

    Năm 1981, trong điều kiện “tranh thủ” những thời gian làm việc ở chương trình Intercosmos và với Viện Hàn lâm khoa học CHDC Đức, TS. Trần Xuân Hoài đã bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ khoa học (TSKH) về bán dẫn lade hồng ngoại, một lĩnh vực cũng rất “nóng” lúc đó. Một ngày sau khi ông về nước, GS. Trần Đại Nghĩa, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam đã ký, bổ nhiệm ông làm Phó Viện trưởng Viện Vật lý. Sau đó vài năm, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức nghiên cứu khoa học, chính GS.Trần Xuân Hoài đã đi tiên phong trong việc lập ra một cơ chế mới trong ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống, bằng việc tách ra khỏi Viện Vật lý cũ, thành lập một viện mới hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh tế và đề tài nghiên cứu. Đó là Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học. Đã hai chục năm nay viện do ông sáng lập đứng vững được trong cơ chế thị trường, vừa nghiên cứu, vừa chế tạo nhiều thiết bị hiện đại, có tầm quốc tế ở các lĩnh vực mũi nhọn như: vi điện tử, vật liệu nano, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường... Riêng lĩnh vực chế tạo các thiết bị điện tử tinh vi, Viện đã lần lượt cho ra đời những thiết bị được đánh giá cao, trên thế giới cũng chỉ vài nước tiên tiến chế được, như kính hiển vi quét dòng tunel SPM, kính hiển vi quét đầu dò SPM có mức phân giải đến nanomet (phần tỷ mét). Ông cũng là chủ nhân của bằng sáng chế thiết bị lọc khí 3D bằng quang xúc tác nano.

    ..."
    Last edited: 04/10/2024
    Choi268, tinchuan, dzanhtuan1 người khác thích bài này.
  8. TatThanh86

    TatThanh86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2023
    Đã được thích:
    1.108
    Ấy thế mà Giáo dục là quốc sách hàng đầu cơ đấy. Cái căn bản nhất của thi vào THPT hiện nay khó hơn thi đại học vì thiếu trường công lập, trong khi trường dân lập chỉ có số ít có chất lượng vượt trội thực sự và hầu như cơ sở vật chất là đi thuê chứ chưa tự đầu tư xây dựng được. Còn chuyện phân luồng nghe có vẻ khoa học nhưng đầy cảm tính chỉ là biện minh cho việc thiếu trường học thôi mà. Tôi cũng mong NN thực sự có cuộc cải cách sâu rộng giáo dục sau cải cách 1981 và đầu tiên phải cải cách tư duy của những người quản lý giáo dục, xây dựng lại hệ thống chương trình sao cho đáp ứng các mục tiêu că bản của giáo dục phổ thông nhưng không quá tải, trùng lắp.
    LVFFUNDdzanhtuan thích bài này.
  9. DHA

    DHA Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    16/11/2001
    Đã được thích:
    13.379

    Còn gọi là nghề Quân sư quạt mo . Cái chính là thời thế khi người nghe cũng tầm quạt mo thì ai mà dám đột phá lệ làng ?
    Các thế hệ cũng đều quạt mo thì chẳng đáng trách . Trách gì khi ngay chúng ta cũng chỉ biết “ ông bà phán “ vô tội vạ ?

    @willstrong
    GSTS Trần Xuân Hoài đã giỏi lại đẹp quá . Một lớp người say mê làm KH cống hiến cho đất nước bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn ….. rất được tôn kính .
    Last edited: 04/10/2024
  10. zug

    zug Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    60.565
    Ukie thế tốt rồi, chứ tưởng cụ Mỗ đỗ tiến sĩ đường sắt mà giải bài đơn giản thế thì chít.
    Cụ cứ tiếp tục nghề của cụ và ủng hộ chủ trương làm đường sắt cao tốc là tốt rồi.
    Choi268 thích bài này.

Chia sẻ trang này