DVN - Tổng công ty Dược Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungken18, 21/02/2025.

3732 người đang online, trong đó có 331 thành viên. 09:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 15007 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. nguyenkhanh7x

    nguyenkhanh7x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2020
    Đã được thích:
    528
    danh mục siêu chất
    trungken18 thích bài này.
  2. MrSluck

    MrSluck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2019
    Đã được thích:
    75
    Tính nhanh nhé: eqity value = 1000 x 15 = 15.000 tỷ, theo PS: 9000 x 2 = 18000 tỷ (DHG PS 2,3); theo DCF định giá SVN khoảng 14.000 tỷ. Trung bình SVN có giá trị khoảng 15,6 k tỷ, 30% SVN = gần bằng thị giá DVN hiện nay.
    Deal này xong thì x lần là có thể, con số rõ ràng và có hồn nhé
    nguyenkhanh7xtrungken18 thích bài này.
  3. Long_VND

    Long_VND Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2024
    Đã được thích:
    278
    Bác ơi, có cách nào check số liệu báo cáo của SVN không ạ ?
  4. MrSluck

    MrSluck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2019
    Đã được thích:
    75
    Cơ bản số chuẩn rồi đó bro. Check chi nữa
    trungken18Long_VND thích bài này.
  5. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khu vực doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, tạo ra lợi nhuận trước thuế 348.300 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 366.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đóng góp của họ không đồng đều, chủ yếu là các đơn vị lớn như PVN, Viettel và một số doanh nghiệp khác.

    "Nhiều doanh nghiệp chưa có những số liệu đáng tự hào", ông nói, cho rằng họ sở hữu vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả như mong muốn.

    Để đóng góp vào mục tiêu GDP cả nước trên 8% năm nay, Thủ tướng đề nghị từng doanh nghiệp Nhà nước phải tăng trưởng từ 8% trở lên. Ông yêu cầu Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Bộ Tài chính hoàn thành việc giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các doanh nghiệp, ngân hàng có vốn Nhà nước trước ngày 15/3.
    https://vnexpress.net/chinh-phu-giao-chi-tieu-tang-truong-cho-doanh-nghiep-nha-nuoc-4854770.html

    Đây chính là Key của các Tổng công ty nhà nước năm nay, sẽ phải tăng trưởng xứng đáng với vị thế đầu ngành, nguồn lực nắm giữ.
    Rất nhiều tổng công ty nhà nước từ đầu năm 2024 đến nay giá cổ tăng bằng lần vốn hóa từ vài chục tới vài trăm nghìn tỷ như MVN, KSV, ACV, HVN, VGI ...
    Nay hai tổng công ty nhà nước có tiếng làm ăn kém là LIC (Tổng Ligcogi) và SJG (Tổng Sông Đà) cũng tím 15%.
    Rồi sẽ đến lượt DVN tổng công ty nhà nước đầu ngành dược, làm ăn hiệu quả, vốn hóa có vài nghìn tỷ chưa xứng đáng với vị thế, tiềm năng của DVN.
    Last edited: 28/02/2025
  6. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Đọc bản cáo bạch Tổng công ty dược Việt Nam, thấy lịch sử hình thành, vị trí, chức năng, tầm cỡ đầu ngành nó như thế nào, và từ năm 2016 sau khi cổ phần hoá tới nay chưa một lần tăng vốn điều lệ.
    Tóm lược:
    1. Thành lập năm 1971 trên cơ sở sáp nhập ba Cục thuộc Bộ y tế nòng cốt là Cục dược. Là Tổng cty nhà nước duy nhất ngành dược đương nhiên sẽ được sự ưu tiên hỗ trợ từ Chính phủ, Bộ y tế và các bộ ngành, địa phương.
    2. Năm 2016 cổ phần hoá nâng vốn điều lệ lên 2370 tỷ, và từ đó đến nay chưa nâng vốn điều lệ lần nào.
    3. Có 23 đơn vị thành viên trong đó những đơn vị đứng đầu ngành sản xuất, kinh doanh dược phẩm, có ba công ty con là Dược phẩm trung ương 1, dược phẩm trung ương 3, dược phẩm trung ương codupha, các đơn vị liên doanh, liên kết có một số đơn vị nổi bật là Svn (đang nắm 15%, thoả thuận hoán đổi lên 30% sau khi giải thể Sanofi Sythelabo, cty này lnst hơn nghìn tỷ, 30% cp svn ngang vốn hoá dvn hiện tại, 22% cổ phần imp định giá hợp lý cỡ 1500 tỷ).
    4. Là một trong ba đơn vị được Bộ y tế cho phép nghiên cứu tương đương sinh học, năng lực nghiên cứu của Tổng cty là 20 nghiên cứu/năm.
    5. Nắm giữ các miếng đất đắc địa ở Hà Nội và Tp.HCM: như 3297 m2 đất 95 Láng Hạ, Hà Nội; 2670 m2 đất 60B Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội; 1863 m2 đất Văn Miếu, Hà Nội; 1235 m2 đất ở Điện Biên Phủ, Q3, Hcm; 691 m2 đất Trần Quốc Thảo, Quận 3, HCM.
    6. Từ khi chuyển đại diện vốn nhà nước về Scic năm 2023, năm 2023 lợi nhuận tăng 4 lần so với năm 2022, năm 2024 tăng trưởng hai con số so với năm 2023, năm nay kế hoạch tăng trưởng hai con số, nếu hoàn tất tăng tỷ lệ Svn lên 30% thì riêng 30% phần này đã đảm bảo đem về lợi nhuận hơn 300 tỷ/năm.
    7. Luật dược có hiệu lực 1/7/2025 là cú hích lớn với dược nội địa với Dvn là đầu ngành.
    8. Quyết tâm Trung ương và Chính phủ năm nay tăng trưởng ít nhất 8%, các tập đoàn, tổng cty nhà nước sẽ tiên phong như Gvr, Pvn, Viettel, Dvn, Vinachem, Acv, Hvn, Vinacomin … và đây chính là sóng tập đoàn, tổng công ty nhà nước suốt thời gian qua, chưa chạy như Dvn thời gian tới sẽ dc chú ý lớn khi vốn hoá hiện tại bé tý hơn 6 nghìn tỷ chưa tương xứng với vị trí đầu ngành dược, với một tổng cty nhà nước duy nhất ngành dược.
  7. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Hiện nay, Sanofi có 3 Nhà máy ở Việt Nam là Nhà máy Sanofi-Synthelabo, Nhà máy Sanofi-Aventis Nhà máy ACE Sanofi. Nhà máy ACE Sanofi có tổng vốn đầu tư 75 triệu USD, cũng là dự án có vốn đầu tư lớn nhất của Sanofi tại Việt Nam.
    Doanh thu thuần của Sanofi Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2019 trở đi, cụ thể doanh thu năm 2020 và 2021 của Sanofi đạt hơn 6.700 tỷ đồng và gần 7.000 tỷ đồng, gần gấp đôi doanh thu đạt được năm 2019. Năm 2021, trong khi doanh thu Sanofi-Synthelabo sụt giảm gấp 3 lần so với năm trước thì Sanofi-Aventis và ACE Sanofi liên tục tăng trưởng phá vỡ kỷ lục, góp phần đưa doanh thu Sanofi Việt Nam chạm mốc gần 7.000 tỷ đồng.
    Sanofi Việt Nam ghi nhận lũy kế lợi nhuận sau thuế năm 2020 và 2021 lần lượt hơn 640 tỷ đồng và hơn 900 tỷ đồng, tăng hơn 60% và hơn 130% so với 2019. Trước đó, ACE Sanofi mất 3 năm ghi nhận lỗ trước khi nhà máy bắt đầu hoạt động và bứt tốc trên đường đua vào cuối năm 2018.
    Sanofi Việt Nam đang thay thế cơ sở của Sanofi Indonesia làm trung tâm nghiên cứu sản xuất chính trong chuỗi cung ứng dược phẩm khu vực lẫn toàn cầu của tập đoàn này. Sanofi đang phát triển theo hướng xanh hóa, giảm phát thải, điều này phù hợp với xu thế chung trên thế giới và những mục tiêu, định hướng chiến lược mà Việt Nam hướng tới trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
    Nguồn: https://www.vietdata.vn/vi/post/hậu...anofi Việt Nam ghi nhận,đua vào cuối năm 2018.
    Đây là nguồn công khai năm 2021 SVN đã lãi sau thuế 900 tỷ.
    hoangquan1712, MrSlucknguyenkhanh7x thích bài này.
  8. pharimexco

    pharimexco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Đã được thích:
    98
    DVN có vẹo gì mà các bác kéo nó mạnh thế=))=))=))=))

    Dù là TCT nhà nước nhưng các công ty con mà DVN nắm cổ phần chi phối đa phần đang rơi vào tình trạng thanh tra, làm ăn bết bát thua xa các DN dược đang niêm yết như DHG TRA IMP DMC... Tóm lại có thể nêu vắn tắt một vài điểm:

    1. Các công ty con chính như TW1 (thoái vốn không đấu giá cho Apollo), TW2 (hợp tác Hoa Lâm)... đã bị thanh tra và có nhiều vấn đề mà các cơ quan chức năng chưa thể công bố.
    2. Các công ty con có vốn nước ngoài như Sanofi: thực chất chỉ là các cơ sở gia công cho các tập đoàn dược NN, ăn phiế giá công bèo nhèo chưa có kinh doanh mua bán đầu thầu như hầu hết các DN khác
    3. Các công ty liên kết: đang trong tầm ngắm của cơ quan chức năng với các nội dung liên quan đến toái vốn không qua đấu giá (phytopharma), tăng vốn cho đối tăc chiến lược làm giảm mạnh mức chi phối của nhà nước mà không qua đấu giá, dùng TSNN hợp tác bên ngoài mà chưa phê duyệt BYT (vimedimex), cùng hàng loạt doanh nghiệp khác
    4. Các BDS còn lại ở DN đa số ở vị trị ngõ hẻm tại các TP lớn chứ không phải mặt tiền, mà với quy định hiện tại. Các DN nếu muốn đầu tư hợp tác khác mục đích ban đầu thì phải nộp thêm tiền sử dụng đất rất nhiều.


    Khác với các mô hình TCT khác, DVN khá yếu trong vai trò điều hành các doanh nghiệp có vốn chi phối vì cơ bản BLD DVN chỉ có vai trò bù nhìn. Các DN con họ manh múng và kém hiệu quá. Thực tế BLD và KTT của DVN thay đổi liên tục

    Về mức tăng trưởng gần đây là do thực tế các năm trước lãi hàng năm quá nhọ nên từ khi chuyrn về TCT QLVNN, các DN phải thực hiện lại kế hoạch KD sao cho coi được hơn trước chứ thực chất hoặt động các DN thuộc DVN là nhóm bèo nhất so với các DN niêm yết

    Về ngắn hạn nhóm lái của chủ tus này có thể kéo lên 32-35 để xả vì vol nó khá thấp, mỗi này quay tay 1-2 trăm k cổ là tăng 3%-5% ngay.
  9. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Đưa ko có nguồn, vu khống doanh nghiệp, không có cơ sở.
    Từng gặp nhau ở pics pvt năm 2023 đã biết, quanh đi quẩn lại chỉ có câu lái, kéo, úp bô, xả.
    Còn tôi ko chỉ cầm Dvn, danh mục nhiều mã, ai ko quan tâm tới doanh nghiệp mà sợ úp bô xả cứ xả sập sàn trước càng tốt.
  10. pharimexco

    pharimexco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Đã được thích:
    98
    Chủ tus là người nghiên cứu khá kỹ về DVN nên hoàn toàn biết thông tin mình đưa là có hay không. Mình chỉ thấy bạn đề cập đến mặt tích cực của DVN mà không nói đến các góc khuất của DVN nên mình viết ra cho rộng đường.

    Chẳng phải vô cớ mà DVN có giá thấp nhất trong các TCT được niêm yết. Các đại gia Dược đều giàu có bật nhất VN cả nên nếu DVN thực sự tốt thì không còn đến tay nhở lẻ mình mua đâu.

    Bà Lâm (Hoa Lâm - Tw2), ông Chiến (Phyto), Bà Loan (VMD), Ông Phương (PBC)... mấy người ấy chỉ cần thống nhất lại thôi là họ múc sạch cổ phiếu DVN lâu rồi, không cần để lại nhà nước quản lý như bây giờ.

    avatar3D thích bài này.

Chia sẻ trang này