DVN - Tổng công ty Dược Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trungken18, 21/02/2025.

3732 người đang online, trong đó có 331 thành viên. 09:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 15007 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Nay DVN chỉnh sau khi hôm qua vượt 30 nhưng bị thủng, cái này có thể đoán được trước, rất bình thường, nhất là đoạn đầu cá chưa rõ ràng xu hướng.
    Nhớ hồi mua TRC từ giá 39.x cũng vậy, ra báo cáo quý 3/24 lợi nhuận tăng bằng lần dc phiên tím lên 42-43 sau vẫn còn đạp về 39.x cơ mà, rồi bây giờ giá 8x.
    Chọn đúng rồi, đánh giá có dấu hiệu là siêu cổ (với điều kiện hoàn tất deal SVN lợi nhuận sẽ tăng rất mạnh) thì việc còn lại lì thôi.
    rila305 thích bài này.
  2. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Thành phố Đà Nẵng - ngày 10 tháng 11 năm 2017 - Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm) và Công ty cổ phần Sanofi Việt Nam (Sanofi Việt Nam) công bố bước tiến quan trọng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác song phương. Lễ ký kết giữa hai công ty diễn ra bên lề HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH APEC tại Đà Nẵng.
    Được sự cho phép của Bộ Y tế, Vinpharm - đại diện là ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Sanofi Việt Nam - đại diện là ông Olivier Charmeil, Phó Chủ tịch Tập đoàn Sanofi đã tiến hành ký kết hoàn thành Hợp đồng hợp tác chiến lược giữa Vinapharm - Sanofi dưới sự chứng kiến của TS. Trương Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế.
    Sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của Vinapharm và Sanofi tại Việt Nam, đồng thời cũng là thành quả to lớn của mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Vinapharm và Sanofi đã được thiết lập từ năm 1993. Hợp đồng hợp tác chiến lược bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất bởi nhà máy mới được Sanofi xây dựng tại Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, có năng suất ban đầu 90 triệu hộp và sẽ đạt năng suất tối đa 150 triệu hộp mỗi năm. Nhà máy mới này được xây dựng theo mô hình thiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP) của Bộ Y tế Việt Nam và Cơ quan Quản lý nhà nước chuyên ngành của Úc (TGA).

    Ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinapharm, nhận định: " Sự hợp tác với một đối tác lớn như Sanofi trong ngành dược phẩm sẽ đảm bảo việc cung cấp những sản phẩm thuốc tiên tiến được sản xuất theo tiêu chuẩn cao nhất dành cho người dân Việt Nam".

    Bà Nguyễn Anh Tuyền, Tổng Giám đốc Sanofi Việt Nam, phát biểu: "Việc tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với Vinapharm - một đối tác quan trọng và có bề dày kinh nghiệm - khẳng định cam kết đầu tư lâu dài của chúng tôi tại Việt Nam cũng như việc nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam".

    Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm) là Tổng công ty duy nhất của ngành Dược Việt Nam do Bộ Y tế nắm giữ cổ phần chi phối, được thành lập từ năm 1971. Vinapharm hiện đang sở hữu các phần vốn tại 23 doanh nghiệp thành viên. Trong những năm qua, Vinapharm và các doanh nghiệp thành viên đã đóng góp quan trọng trong việc cung ứng các sản phẩm thuốc phục vụ công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân.

    Vinapharm đặt mục tiêu đến năm 2021 sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu về phân phối thuốc tại Việt Nam, chiếm 30% thị phần phân phối thuốc tại Việt Nam. Vinapharm phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất, phân phối và kinh doanh dược phẩm ngang tầm các nước trong khu vực. Ngoài việc đầu tư phát triển hệ thống phân phối và sản xuất thuốc, Vinapharm sẽ tập trung đầu tư và phát triển các lĩnh vực: Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ Dược (trong đó bao gồm lĩnh vực thử ương đương sinh học và sinh khả dụng của thuốc); lĩnh vực sản xuất các sản phẩm sinh học phân tử, các sản phẩm công nghệ cao và lĩnh vực nuôi trồng chế biến dược liệu.

    Bên cạnh các mục tiêu phát triển doanh nghiệp, Vinapharm luôn coi trọng trách nhiệm với cộng đồng, gắn mục mục tiêu phát triển doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội. Phát triển bền vững thương hiệu Vinapharm.

    Nguồn:http://vinapharm.com.vn/vn/quan-he-...op-tac-chien-luoc-vinapharm---sanofi-14112017

    Qua bài viết trên có thể thấy mấy điểm:
    1. Sanofi vào Việt Nam từ năm 1993 đã hợp tác với DVN
    2. Năm 2017 hoàn tất ký kết hợp tác toàn diện tất cả các sản phẩm thuốc do Sanofi sản xuất
    3. Sau đó năm 2021 tiếp tục ký kết trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính
    Chính tỏ sự hợp tác này bền chặt, và hội nghị của Tổng công ty dược vừa rồi đại diện Sanofi cũng có mặt phát biểu tại hội nghị.
    4. Tầm nhìn của Tổng công ty dược là ngang tầm các nước trong khu vực, cái này trước đây quyết tâm thôi chưa đủ, nếu ko có sự hỗ trợ chính sách. Tới đây luật dược có hiệu lực từ 1/7 nâng cao thuốc nội địa, DVN xây dựng hoàn tất xong hai trung tâm thuốc tập trung ở miền bắc và miền nam theo đề án tái cơ cấu thì nhanh thôi.
    Thế nên deal nâng tỷ lệ SVN lên 30% theo thỏa thuận hoán đổi hoàn tất chỉ là vấn đề thời gian thôi.
    Last edited: 05/03/2025
    nguyenkhanh7x thích bài này.
  3. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Trích phát biểu của Thủ tướng Canada
    "Thủ tướng Trudeau cho rằng đòn công kích của Tổng thống Trump với Canada sẽ gây tác động tiêu cực đến người lao động và người tiêu dùng Mỹ, khiến giá cả hàng loạt mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, linh kiện ôtô, phân bón, dược phẩm và giấy tăng cao."
    https://vnexpress.net/thu-tuong-trudeau-ong-trump-muon-danh-sap-nen-kinh-te-canada-4856886.html
    Đại ý, chiến tranh thương mại nổ ra, nhóm cổ thực phẩm, y tế, phân bón ... hưởng lợi
    Thêm một ý nữa. Nếu Nga-Uk hòa bình nhu cầu tái thiết hai quốc gia này nên cao, nhu cầu thuốc men, thực phẩm ở khu vực này cũng tăng cao.
    nguyenkhanh7x thích bài này.
  4. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Bộ Y tế đã cấp phép cho hơn 20 ngàn thuốc được lưu hành trên thị trường Việt Nam, bao gồm cả thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu, đáp ứng cơ bản các chuyên khoa. Doanh nghiệp có vốn góp của Vinapharm luôn có đủ điều kiện và sẵn sàng phối hợp với các cơ sở y tế để cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị cho các bệnh viện.
    https://hanoionline.vn/amp/giai-phap-thao-go-thieu-thuoc-va-vat-tu-y-te-257467.htm
    Bài viết từ năm 2024, cũ rồi, bài viết có nhắc tới DVN, dù trong hoàn cảnh nào DVN luôn có đủ điều kiện và sẵn sàng phối hợp với các cơ sở y tế cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị cho các bệnh viện.
    nguyenkhanh7x thích bài này.
  5. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    “Chúng tôi tạm ổn định các danh mục đầu tư, tiến tới với một nhận dạng thương hiệu thống nhất, bắt đầu đẩy mạnh các mục tiêu phát triển lâu dài,” CEO Sanofi Việt Nam, ông Emin Turan nói trong buổi phỏng vấn với Forbes Việt Nam tại trụ sở công ty nằm trên đường Hàm Nghi (TP.HCM). Nhà sản xuất dược phẩm này đang xây dựng một hành trình mới trong đó Sanofi Việt Nam có vai trò quan trọng hơn, trở thành một trung tâm sản xuất dược phẩm cung cấp không chỉ cho thị trường trong nước mà cả các thị trường khu vực tại châu Á và châu Đại Dương.

    “Việc đầu tư cơ sở nghiên cứu sản xuất ở Việt Nam là một quyết định đặc biệt, nếu tính tới chi phí cao, chuyển giao công nghệ phức tạp. Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư thêm và coi Việt Nam là một trung tâm sản xuất cho khu vực và thế giới,” vị lãnh đạo Sanofi Việt Nam đến từ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định.

    Để hiểu bước ngoặt của Sanofi cần nhìn lại hành trình của tập đoàn này tại Việt Nam. Sanofi là một trong các nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất với 1.400 nhân viên và ba nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO-GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc.) Tập đoàn xây dựng một trung tâm phân phối đạt tiêu chuẩn GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc) tại TP.HCM để lưu trữ, phân phối kịp thời và đáp ứng nhu cầu về dược phẩm cho khách hàng."
    https://forbes.vn/sanofi-tai-dinh-vi-thuong-hieu-va-huong-di-o-viet-nam

    Trích bài viết tóm lược về Sanofi Việt Nam, qua đó để thấy việc DVN nắm 30% cổ phần ở Sanofi Việt Nam (SVN) là khoản đầu tư có giá trị lớn thế nào (vốn gốc ghi nhận trong báo cáo tài chính có 188 tỷ để nắm 15%, tới đây nâng 30% theo thỏa thuận hoán đổi khả năng cao sẽ không mất tiền để nâng lên 30% vì đây là thỏa thuận hoán đổi chấm dứt hoạt động Sanofi-Sythelabo để thống nhất một thương hiệu Sanofi Việt Nam).
    Vốn gốc 188 tỷ, giá thị trường 30% cổ phần SVN không dưới 6000 tỷ, đây là khoản đầu tư hời nhất của DVN.
    Khoản thứ 2 là 22% cổ phần IMP, vốn gốc hơn 400 tỷ, thu về đống cổ tức rồi mà giá thị trường giờ khoảng 1500 tỷ.
    Đó là hai đơn vị tiêu biểu, ngoài ra còn 21 đơn vị thành viên khác (tổng 23 đơn vị thành viên).
    Trong khi đó vốn hóa của DVN có hơn 6 nghìn tỷ.
    Last edited: 07/03/2025
    Nguyendongsan, Trananh1801nguyenkhanh7x thích bài này.
  6. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Thuốc sản xuất trong nước phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường. Tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Vaccine sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.
    Nguồn: https://baochinhphu.vn/chien-luoc-p...-tam-nhin-den-nam-2045-102231009163821207.htm
    Đây là chiến lược phát triển ngành dược quốc gia, phấn đấu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng 80% nhu cầu.
    Còn Luật dược sửa đổi, một trong những nội dung quan trọng là xây dựng ngành dược trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
    MrSlucknguyenkhanh7x thích bài này.
  7. MrSluck

    MrSluck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2019
    Đã được thích:
    75
    Chiến lược ngành dược được Ttg phê duyệt đến 2045 ngành dược đóng góp GDP 20 tỷ usd
    trungken18 thích bài này.
  8. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Mục tiêu chiến lược của DVN có 3 mục tiêu
    - Trở thành Tổng công ty đầu tư và phân phối dược phẩm, vắc xin – sinh phẩm y tế hàng đầu tại Việt Nam.
    - Ngang tầm khu vực.
    - Năm 2030 chiếm lĩnh 20% thị phần phân phối dược phẩm tại Việt Nam.
    (Nguồn: Website Công ty).
    Hiện tại thị trường dược phẩm quy mô khoảng 10 tỷ usd, tới năm 2030 khoảng 13-15 tỷ usd, thì 20% thị phần phân phối lớn thế nào.
    Để làm được điều này bắt buộc phải tái cấu trúc mạnh mẽ, và được sự ủng hộ từ Chính phủ, Bộ y tế và các Bộ ngành, địa phương, cơ sở y tế. Trước mắt quyết liệt nâng tỷ lệ SVN lên 30% càng sớm càng tốt vì đó là kim cương rồi, không chỉ tăng lợi nhuận khiếp mà còn nâng cao vị thế trong SVN, học hỏi công nghệ từ một tập đoàn dược hàng đầu thế giới để có thể nhận chuyển giao công nghệ một số sản phẩm dược phẩm phù hợp. Sớm hoàn tất để triển khai hai trung tâm phân phối thuốc tập trung ở miền bắc và miền nam theo đề án tái cơ cấu. Sau khi Luật dược có hiệu lực sẽ thúc đẩy nhiều loại thuốc trong nước được đăng ký lưu hành, thúc đẩy quá trình đấu thầu thuốc vào các bệnh viện, với vị thế Tổng công ty nhà nước duy nhất ngành dược thì DVN hưởng lợi nhất quá trình này.
    MrSluck, nguyenkhanh7xnxtin1981 thích bài này.
  9. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Trong báo cáo tham luận về thực trạng sản xuất thuốc trong nước do Ms. Hàn Thị Khánh Vinh - Tổng giám đốc Tổng công ty dược Việt Nam (DVN) báo cáo, có viết, một số điểm lưu ý:
    - Ngành công nghiệp Dược Việt Nam theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang được xếp ở cấp độ trên 3 trong 4 cấp độ, là nước đã chủ động được thuốc generic và có thuốc xuất khẩu. Thuốc trong nước sản xuất đáp ứng khoảng 46% về giá trị. Theo đánh giá của Tổ chức IQVIA Institute (trước đây là IMS Health and Quintiles) có tất cả 17 quốc gia thuộc nhóm Pharmerging Markets1 . Nhóm Pharmerging Markets được chia làm 3 nhóm nhỏ, Việt Nam xếp vào nhóm thứ 3 gồm 12 quốc gia với mức tăng trưởng trên 10%.
    - Quy mô thị trường dược Việt Nam năm 2024 khoảng 9,8 tỷ usd, với biểu đồ tăng dự kiến thì năm 2030 khoảng 13-15 tỷ usd.
    - Tổng công ty Dược Việt Nam – CTCP (Vinapharm) có vốn góp tại 22 Doanh nghiệp thành viên, bao gồm 3 công ty con, 19 công ty liên kết. Trong số 22 Doanh nghiệp, có 5 doanh nghiệp thực hiện dịch vụ phân phối và 17 doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất thuốc. Trong đó có những Doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP như: Imexpharm, Danapha; Dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn TGA-GMP như Sanofi; Dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn Japan-GMP như Mekophar.
    Qua đây đối chiếu với các thông tin khác rút ra kết luật:
    - Dư địa ngành dược phẩm trong nước là rất lớn, khi mục tiêu tới năm 2030 nâng tỷ trọng dược trong nước chiếm 80%, thời điểm viết tham luận mới đạt 46% còn rất thấp.
    - Quy mô thị trường dược rất lớn, mục tiêu ngành dược là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn (theo đề án chiến lược phát triển ngành dược) thì với mục tiêu đạt được 20% thị phần phân phối dược trong nước của DVN tới năm 2030 là rất tham vọng.
    - Nhìn số đơn vị thành viên của DVN rất lớn gồm cả phân phối và sản xuất, trong đó chủ yếu là sản xuất chiếm tới 17 đơn vị, các đơn vị sẽ bổ trợ cho nhau, hỗ trợ nhau.
    Nguồn: https://dav.gov.vn/upload_images/fi...ị Khánh Vinh - TGĐ Vinapharm 31_12_2023.pdf
    nguyenkhanh7x thích bài này.
  10. trungken18

    trungken18 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2020
    Đã được thích:
    11.344
    Bức tranh tăng trưởng của ngành dược năm 2025 được dự đoán là bền vững
    Với xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp dược không chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống mà còn mở rộng sang các lĩnh vực mới như dược phẩm sinh học, thuốc điều trị ung thư, thuốc hiếm. Ngoài ra, việc Nhà nước ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành dược.

    Nhu cầu về dược phẩm không ngừng gia tăng
    Khi tuổi thọ trung bình tăng lên, nhu cầu về thuốc điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư cũng tăng theo. Do đặc điểm sinh lý và bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, nhu cầu sử dụng thuốc của nhóm đối tượng này cao hơn so với người trẻ tuổi. Nghiên cứu của Fitch Solutions dự báo chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm sẽ tăng đáng kể từ 1,46 triệu đồng năm 2021 lên 2,12 triệu đồng vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,8%.
    Nguồn: https://viracresearch.com/nganh-duoc-pham-tang-truong-trong-nam-2025/
    Qua bài viết này, có thể thấy nhu cầu sử dụng thuốc sẽ ngày càng tăng cao, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 7,8%, rất bền vững.
    Nguyên nhân do tuổi thọ trung bình tăng cao, và do nhu cầu tiếp cận tới dịch vụ y tế ngày càng tăng.
    nguyenkhanh7x thích bài này.

Chia sẻ trang này