$$$. DYLANMAN: khẳng định phiên phục hồi hôm nay 14/11/2007 chỉ là BULL TRAP???$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dylanman, 14/11/2007.

6071 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 19:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15261 lượt đọc và 217 bài trả lời
  1. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    cut loss thì coi như loss 15h ngày 18/12 hết hạn đặt cọc VCB
  2. Dylanman

    Dylanman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Đã được thích:
    8
    Giao dịch trầm lắng, VN-Index dần xuống 900 điểm Thứ ba, 25/12/2007, 11:00 GMT+7

    (ATPvietnam.com) - Mặc dù giá tất cả các cổ phiếu đang ở mức thấp nhất 4 tháng qua nhưng trong bối cảnh lượng cung tiếp tục tăng rất mạnh và lượng cầu chưa được cải thiện, đặc biệt giảm trong dịp Noel và Tết Dương lịch đã khiến VN-Index lại bổ nhào.


    Trước mắt các nhà đầu tư hiện nay vẫn là cuộc đấu giá của Vietcombank và sự chào sàn hàng loạt của các cổ phiếu mới.

    Với dự báo kết quả IPO của Vietcombank có khả năng đứng ở mức thấp, cùng với lượng cung cổ phiếu mới cho cả 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội không ngừng tăng lên, đa số các cổ phiếu tiếp tục giảm giá.

    Trong phiên giao dịch sáng nay (25/12), sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) đón nhận thêm 9 triệu cổ phiếu L10 của CTCP Lilama 10. Sàn Hà Nội đón thêm hơn cổ phiếu SDJ của Sông Đà 25.

    Như vậy, L10 đã mở màn cho nhóm công ty Lilama lên sàn, còn SDJ đã là công ty Sông Đà thứ 23 lên sàn.

    Chỉ tính riêng từ đầu tháng 12 tới hôm qua (24/12), sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã đón nhận 10 cổ phiếu bao gồm: ALP, ANV, DCC, HIS, ICF, MPC, NTL, PVT, ST8, VHC trong đó có những cổ phiếu khá lớn như PVT và VHC.

    Trong khi đó, sàn Hà Nội từ đầu tháng 12 đã đón nhận 11 mã cổ phiếu mới bao gồm: DCS, HCC, HEV, KBC, KMF, MIC, TJC, TST, VC3, VCS, XMC.

    Lượng cung hàng hoá lớn và dự báo còn tiếp tục tăng đã góp phần làm giá cổ phiếu tiếp tục giảm mặc dù đã giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng qua. Bên cạnh đó, không khí Noel và Tết Dương lịch đang góp phần làm cho thị trường thêm ảm đạm.

    Trong phiên giao dịch hôm qua, khá nhiều nhà đầu tư đã bán ra để chuẩn bị cho Giáng Sinh và Năm mới sắp đến. Cũng chuẩn bị cho những ngày lễ này, nhiều nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, đã tạm rút khỏi thị trường, khiến cho tình hình giao dịch trở nên buồn tẻ.

    Tình hình tương tự cũng đã diễn ra ở nhiều năm trước. Do đó, năm nay có thể khẳng định những ngày tới giao dịch trên thị trường sẽ tiếp tục yếu ớt.

    Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (25/12), chỉ số VN-Index giảm 12,43 điểm (tương đương giảm 1,33%) xuống 918,43 điểm.

    Trong số 138 cổ phiếu niêm yết trên sàn (thêm cổ phiếu L10 của Lilama 10 lên sàn hôm nay 25/12), có 22 mã tăng giá, 83 mã giảm giá, 33 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch. Trong 2 chứng chỉ quỹ có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM, BF1 đứng giá ở 10.600 đồng/ccq; còn VF1 giảm 200 đồng xuống 27.500 đồng/ccq.
    Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 6,14 triệu đơn vị, trị giá 529,4 tỷ đồng.

    Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu mới lên sàn sáng nay là L10 của Lilama 10 giảm 5.000 đồng (tương đương tăng 9,1%) so với giá tham chiếu đóng cửa ở mức 50.000 đồng/cp với 48.640 cổ phần được chuyển nhượng.

    CTCP Lilama 10 tiền thân là Xí nghiệp liên hiệp Lắp máy số 1 Hà Nội thành lập năm 1960. Hiện Lilama 10 có vốn điều lệ là 90 tỷ đồng và hoạt động trong các ngành ngề kinh doanh chính như xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, lắp ráp máy móc thiết bị; sản xuất kinh doanh vật tư; gia công chế tạo, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị cơ điện; cung cấp lắp đặt và bảo trì thang máy; kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng; thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, điều khiển tự động; thiết kế kết cấu, thiết kế hệ thống dây chuyền công nghệ chế tạo máy và lắp máy phục vụ ngành lắp máy và hệ thống điều khiển nhiệt điện đối với công trình công nghiệp?

    Cổ đông nắm giữ trên 5% cổ phần của Lilama 10 chỉ có Tổng công ty lắp máy Việt Nam đang nắm giữ 4.590.000 cổ phần (51%) đóng vai trò của cổ đông Nhà nước.

    Trong thời gian vừa qua, hoạt động kinh doanh của L10 khá khả quan với lợi nhuận sau thuế năm 2006 Công ty đạt 3,59 tỷ đồng, tăng 42,47% so với năm 2005; 9 tháng đầu năm 2007 Công ty đã đạt 8,87 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

    Trở lại diễn biến giao dịch, trong top 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có duy nhất cổ phiếu VNM của Vinamilk đứng giá ở mức 168.000 đồng/cp, còn lại đều giảm giá.

    STB của Sacombank giảm 2.000 đồng xuống 64.500 đồng/cp; DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 1.000 đồng xuống 72.500 đồng/cp; FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT giảm 1.000 đồng xuống 222.000 đồng; PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 500 đồng xuống 58.500 đồng; PVD của Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí PV Drilling bất ngờ giảm 6.000 đồng xuống 148.000 đồng; SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 5.000 đồng xuống 165.000 đồng/cp; VIC của Vincom giảm 2.000 đồng xuống 155.000 đồng/cp; HPG Tập đoàn Hoà Phát giảm 1.000 đồng xuống 94.000 đồng/cp; SJS của Sudico giảm 3.000 đồng xuống 246.000 đồng/cp.

    Hôm qua (24/12), cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn giao dịch không hưởng quyền phát hành thêm cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 2:1) do vậy giảm 83.000 đồng (tương đương 32,8%) xuống 170.000 đồng/cp.

    Theo khảo sát của ATPvietnam.com, rất nhiều người cho rằng giá cổ phiếu giảm là do lo lắng giá đấu thành công cổ phiếu VCB sẽ ở mức thấp hơn mong đợi của nhiều nhà đầu tư, chỉ từ 100.000-120.000 đồng/cp. Bên cạnh đó, là lượng cung hàng hoá đang tăng mạnh có thể làm loãng giá cổ phiếu trên sàn.

    Tuy nhiên, cũng khá nhiều người cho rằng, không nghĩ VCB IPO ở mức giá thấp sẽ ảnh hưởng nhiều tới thị trường về lâu dài, bởi xu hướng thị trường chủ yếu phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: đó là lượng cung tiền vào thị trường chứng khoán nhiều hay ít, mặt bằng giá cổ phiếu trên thị trường cao hay thấp và kết quả tổng kết kinh doanh năm 2007 của các doanh nghiệp niêm yết đạt kỳ vọng của nhà đầu tư hay không.
  3. billgatevn2

    billgatevn2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Hồi đấy em đã chờ cho VNI về khoảng 900 giống như tháng 8. Bây giờ em đang giải ngân sơ bộ
  4. Dylanman

    Dylanman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Đã được thích:
    8
    Tính đến hôm nay topic này đã lập ra được 2 tháng (14/11/2007-14/01/2008), Khi lập topic này thì Vn-index đóng cửa ở mức 993 điểm, hôm nay Vn-index chỉ còn 808 điểm , giảm 19% . hồi đấy còn có nhiều ý kiến hoài nghi về phiên phục hồi ngày 14/11/2007 nhưng bây giờ thì nó là Bull trap to nhất trong lịch sử, số người giải ngân trong 2 ngày 14&15/11/2007 là rất lớn, giá trị giao dịch trong 2 ngày này rất cao....



    Được dylanman sửa chữa / chuyển vào 12:55 ngày 15/01/2008
  5. Dylanman

    Dylanman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Đã được thích:
    8
    Tiền đồng khan hiếm: rào cản vốn ngoại vào TTCK

    Cung tiền đồng trên thị trường ngày một khan hiếm hơn trong khi nhu cầu vốn gia tăng vào dịp cuối năm. Ngược lại, nguồn cung USD ngày càng dồi dào khi nguồn vốn gián tiếp chảy mạnh vào Việt Nam cùng kiều hối và vốn đầu tư trực tiếp (FDI).Tỷ giá VND/USD liên tục suy yếu khiến các quỹ đầu tư nước ngoài (QĐTNN) e ngại trong việc chuyển đổi vốn để tiếp tục giải ngân vào chứng khoán. Song kể cả chấp nhận thiệt thòi khi đồng USD mất giá so với VND, nhiều QĐTNN mới vào Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi ngoại tệ sang VND. ĐTCK-online đã trao đổi với một số QĐTNN xung quanh vấn đề trên.

    Ông Tùng Kim Nguyễn, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Indochina Capital

    Đối với Indochina Capital hiện nay, không phải quá khó khăn trong việc chuyển đổi vốn từ USD sang VND để giải ngân theo kế hoạch mua bán cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam hay tiếp tục đầu tư cổ phiếu trên sàn niêm yết. Vì Indochina Capital đã giải ngân được 400 triệu USD vào chứng khoán Việt Nam (cả thị trường niêm yết và mua cổ phần của doanh nghiệp) trên tổng vốn huy động được là 600 triệu USD. Quỹ đang trong giai đoạn tìm kiếm thêm dự án mới để tiếp tục giải ngân. Tuy nhiên trong thời gian tới, nếu cung VND trên thị trường tiếp tục khan hiếm và đồng USD mất giá khoảng 1% so với VND (trong năm 2007, tỷ giá VND/USD mất trên 0,5%) thì Quỹ cũng gặp không ít khó khăn. Vì chúng tôi phải chịu thiệt khi chuyển đổi USD sang VND. Hiện Indochina Capital là một trong những quỹ đang quản lý nhiều quỹ thành viên đầu tư vào bất động sản và chứng khoán, với tổng số vốn lên đến hàng tỷ USD.



    Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital

    Số vốn chúng tôi huy động được cho 4 quỹ (VOF, VinaLand, Vietnam Infrastructure Limited và DFJ) là 2,2 tỷ USD, hiện nay đã giải ngân hết 80%. Tuy nhiên, điều may mắn là chúng tôi đã chuyển đổi được nguồn vốn từ USD sang VDN để nắm giữ ngay từ khi hoàn tất việc huy động vốn cho các quỹ. Vả lại, chúng tôi luôn làm song song cả việc huy động và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Thông thường khi có dự án đầu tư, mới kêu gọi vốn. Chính vì vậy, so với các quỹ mới vào Việt Nam, chúng tôi đã tránh được khó khăn khi cung tiền đồng đang khan hiếm trên thị trường Việt Nam.

    Như tôi được biết, hiện có một số quỹ đầu tư vừa mới tham gia TTCK Việt Nam cũng như quỹ có thâm niên nhưng chưa kịp giải ngân vốn đang gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi USD sang VND. Có thể trước đó, họ đã hoàn tất việc huy động vốn nhưng sau khi giải ngân vẫn mua lại USD hoặc các ngoại tệ có giá khác, thay vì nắm giữ VND. Sở dĩ họ không muốn nắm giữ tiền đồng vì lo ngại về sự mất giá của VND so với các loại ngoại tệ khác mà không dự báo được tình hình đồng USD sụt giảm như hiện nay. Trên thực tế hiện nay, nếu các QĐTNN đã giải ngân vốn và chuyển đổi từ USD sang VND để nắm giữ cách đây 6 tháng thì không những không bị thiệt mà còn có lãi khi chuyển lợi nhuận về nước hoặc mua USD để cất giữ do mức chênh lệch giữa tiền đồng và USD khá lớn.



    Ông Lawrence Kook, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý Quỹ Maxford Investment Managenment (Hồng Kông)

    Chúng tôi đã vào Việt Nam được hơn một năm rưỡi nay và tiếp tục tìm cơ hội trên TTCK và sắp tới là vào lĩnh vực bất động sản, hạ tầng, hàng tiêu dùng? Hiện Maxford Investment Managenment đang quản lý Quỹ Vietnam Focus Fund SP và sắp tới sẽ thành lập thêm Quỹ Vietnam focus OTC and IPO fund - chuyên đầu tư các loại cổ phiếu trên thị trường OTC và tham gia các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) của các DNNN lớn. Dự kiến, quỹ này sẽ ra mắt trong vào đầu quý I/2008 với tổng vốn huy động ban đầu là 25 triệu USD và sẽ tăng lên 40 triệu USD sau khi Công ty huy động thêm vốn tại Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc.

    Riêng với Quỹ Vietnam Focus Fund SP, thời gian qua đã giải ngân được 99% trong số vốn 30 triệu USD, chủ yếu vào chứng khoán. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ huy động thêm vốn cho quỹ này để tiếp tục giải ngân vào TTCK Việt Nam, vì còn nhiều cơ hội. Tuy thời gian qua, không quá khó khăn trong việc chuyển đổi tiền USD sang VND để thực hiện giải ngân, nhưng nếu tình trạng khan hiếm tiền đồng tiếp tục kéo dài chắc chắn sẽ có vấn đề. Điều này sẽ làm cho bản thân chúng tôi cũng như các QĐTNN khác không thể thực hiện đúng tiến độ giải ngân. Mặt khác, khi cung tiền đồng khan hiếm, nhưng nhu cầu chuyển đổi USD sang VND tăng cao sẽ đẩy giá VND ngày một gia tăng so với USD, khiến NĐT e ngại bỏ vốn vào chứng khoán.
  6. chuthangbom

    chuthangbom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Sao ở dưới lại nói là tốc độ tăng cung tiền M2 (gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) của nước ta năm 2005 tăng 23,34%, năm 2006 tăng 33,59%, năm 2007 ước tăng 35% (tính chung 3 năm tăng tới 122,44%), cao gấp gần 4,5 lần so với tốc độ tăng GDP 27,25% (năm 2005 tăng 8,44%, năm 2006 tăng 8,17%, năm 2007 tăng 8,48%) trong thời gian tương ứng, vượt rất xa so với mức từ 2,5 lần trở xuống của các nước trong khu vực.


    Kiềm chế lạm phát 2008 - phải có giải pháp từ bây giờ!
    01:18:39, 15/01/2008
    Ngọc Minh

    Từ đà lạm phát trong năm 2007 và những yếu tố tác động trong thời gian tới, các chuyên gia đều dự đoán, nếu không có những giải pháp mạnh ngay từ bây giờ thì lạm phát 2008 nếu không cao như năm ngoái (12,63%) thì cũng có thể vượt qua tốc độ tăng trưởng GDP (mục tiêu tăng 8,5-9%). Vậy những yếu tố đó là gì và giải pháp cần thực thi ngay từ bây giờ là như thế nào?

    Những yếu tố tác động đến lạm phát năm 2008 không hề suy giảm, thậm chí còn cao hơn cả năm 2007.

    Trước hết là mặt bằng giá thế giới tính bằng USD vẫn không có dấu hiệu sụt giảm, thậm chí còn tăng lên, một mặt do bản thân giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng, mặt khác do USD sẽ tiếp tục giảm, làm cho giá cả tính bằng USD sẽ tăng. USD giảm giá do nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố nội tại của nước Mỹ (kinh tế Mỹ suy thoái, thị trường tài chính, thị trường nhà cửa tiếp tục bất ổn...) buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ sau 3 lần giảm lãi suất cơ bản từ 5,25% xuống 4,25% vào cuối năm 2007 sẽ còn phải tiếp tục cắt giảm lãi suất nữa để ứng phó. Tình hình đó làm cho chi phí đầu vào (đối với sản xuất) và giá hàng tiêu dùng tăng.

    Một yếu tố rất quan trọng là Chính phủ sẽ điều hành giá cả theo cơ chế thị trường. Theo đó, nhiều mặt hàng do Nhà nước định giá được kiềm chế trong mấy năm trước, nay sẽ tăng lên tạo thành mặt bằng giá mới, do những mặt hàng này bản thân đã chiếm tỷ trọng không nhỏ, lại còn tác động dây chuyền đến hầu hết giá của những mặt hàng khác. Khi mặt bằng giá lên sẽ kéo theo giá của toàn thị trường; đó là chưa kể tình hình "té nước, tát nước theo giá" Nhà nước thả nổi.

    Một yếu tố khác rất quan trọng là lượng ngoại tệ tiếp tục đổ vào Việt Nam từ tất cả các nguồn, các kênh mà năm ngoái đã đạt kỷ lục về đăng ký, cam kết năm nay sẽ thực hiện cũng như việc thực hiện lượng vốn đăng ký, cam kết đang trong xu hướng tăng lên trong năm nay. Khi lượng ngoại tệ vào nước ta tăng, với chủ trương giữ giá tiền đồng để khỏi ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu, nhập siêu... sẽ lại phải đưa tiền đồng ra mua ngoại tệ vào như thế sẽ tạo sức ép tăng lạm phát.

    Ngoài ra, khi tăng trưởng kinh tế cao lên, vốn đầu tư sẽ đưa ra nhiều hơn (tỷ lệ vốn đầu tư năm nay so với GDP dự kiến đưa lên 42%, cao hơn tỷ lệ 40,4% của năm ngoái), trong đó lượng vốn đầu tư vào hạ tầng cơ sở tăng cao hơn nhưng không tạo ngay ra sản phẩm để trung hòa với lượng vốn đưa ra. Đó là chưa kể lượng tiền đưa ra trong các năm trước quá lớn hiện còn nằm ở lưu thông. Hãy xem các con số sau đây để biết sức ép đối với lạm phát trong năm qua và tới đây sẽ như thế nào? Theo ông Nguyễn Đại Lai, Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng cung tiền M2 (gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) của nước ta năm 2005 tăng 23,34%, năm 2006 tăng 33,59%, năm 2007 ước tăng 35% (tính chung 3 năm tăng tới 122,44%), cao gấp gần 4,5 lần so với tốc độ tăng GDP 27,25% (năm 2005 tăng 8,44%, năm 2006 tăng 8,17%, năm 2007 tăng 8,48%) trong thời gian tương ứng, vượt rất xa so với mức từ 2,5 lần trở xuống của các nước trong khu vực. Khi mức cung tiền lớn gấp 4,5 lần so với mức tăng GDP thì lạm phát cao là đương nhiên, không những trong kỳ mà còn tới cả các kỳ sau.

    Những giải pháp chống lạm phát trong năm trước đã được đưa ra, nhưng hoặc là quá chậm (tiền đưa ra dồn dập mua từ đầu năm, nhưng những giải pháp tăng dự trữ bắt buộc, khống chế cho vay đầu tư chứng khoán mãi đến tháng 6 mới đưa ra), hoặc là chưa đủ liều lượng, thậm chí có biện pháp chưa trúng... Rút kinh nghiệm năm trước, năm nay cần thực hiện sớm hơn, đủ liều lượng hơn, trúng hơn và cần có giải pháp mới.

    Về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ hiện nay là 10%, nhưng vẫn còn thấp hơn tỷ lệ của Trung Quốc. Ngân hàng thương mại cũng kêu ca về tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao đã làm cho vốn khả dụng và lợi nhuận bị giảm, nhưng với tốc độ tăng M2 cao như trên và ngân hàng nào cũng có lãi lớn, tăng cao, tiền lương và thu nhập vượt xa ngành đứng thứ hai (đó mới là so lao động trong khu vực nhà nước, nếu tính cả ngân hàng cổ phần thì còn chênh lệch lớn hơn nữa).

    Đến 31.12.2007, dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán là 13.149 tỉ đồng, chiếm 1,49% tổng dư nợ của 43 tổ chức tín dụng cho vay đầu tư chứng khoán (ước tính bằng 1,37% tổng dư nợ toàn hệ thống tổ chức tín dụng); hiện chỉ còn 2 công ty tài chính có dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán vượt 3%. Việc giảm cho vay đầu tư chứng khoán tuy còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đó là chủ trương đúng đắn và việc thực hiện như thế là nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, cần có sự điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp với các loại ngân hàng có quy mô tín dụng khác nhau; các ngân hàng thương mại phải có cơ chế tự giám sát để bảo toàn cho mình và cho toàn hệ thống.

    Để ngăn chặn cơn sốt bất động sản lần thứ ba đang có dấu hiệu xuất hiện và rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản ở Mỹ đang gây hậu quả hơn mức người ta tưởng, ngoài các chính sách về tài chính, như khẩn trương ban hành và cho thực hiện ngay việc đánh thuế lũy tiến đối với những người vượt định mức nhà ở, đất ở để giảm đầu cơ nâng giá, cần áp dụng chính sách khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư bất động sản, kiểu như chứng khoán, nhưng rút kinh nghiệm điều chỉnh cho phù hợp. Hiện nay, giá bất động sản không tính vào "rổ" để tính chỉ số giá tiêu dùng, nhưng sự nóng lạnh của thị trường này lại tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng, bởi việc đưa vào hay rút ra một lượng tiền khổng lồ vào thị trường này cũng tác động đến giá cả trên thị trường hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

    Giải pháp mới là phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, không chỉ là trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ, mà còn cho phép các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp có uy tín, có nhu cầu ngoại tệ chính đáng được phép phát hành để huy động ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và cả lượng ngoại tệ mà các ngân hàng thương mại đang được coi là "thừa". Đây là giải pháp có tác dụng kép: vừa hút được USD về, vừa tránh đưa tiền đồng ra lưu thông tạo sức ép lạm phát, vừa ổn định được tỷ giá. Trung Quốc cũng đã áp dụng giải pháp này và đã đạt kết quả tích cực: vừa tăng mạnh dự trữ (hiện đã lên đến 1.530 tỉ USD, lớn nhất thế giới, vượt xa nước đứng thứ hai là Nhật Bản), vừa khống chế tốc độ tăng giá. Vấn đề đặt ra là cần có mức lãi suất trái phiếu phải đủ sức hấp dẫn và sử dụng có hiệu quả số USD huy động được từ trái phiếu.

    Nền kinh tế mà nước ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển xã hội, với con người. Lạm phát trước đây làm cho mọi người đều thiệt hại vì mọi người cùng nghèo; lạm phát bây giờ sẽ làm cho người nghèo khổ hơn.

    N.M
    (source: http://www1.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2008/1/15/222657.tno)
  7. tuantm

    tuantm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2002
    Đã được thích:
    444
    Sáng nãy mà cắt thì đúng là tự tay cắt ... mình rồi hehe. Thị trường vui thật nhiều ku là sốt ruột lắm rồi đấy. giờ chỉ đợi tín hiệu mở đường của chính phủ là sẽ khởi nghĩa toàn quốc thôi oh yeah
  8. Dylanman

    Dylanman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Đã được thích:
    8
    Mạng ttvnol dạo này lỗi quá, không chuyển được trang. xin phép Up topic lên em tìm bài "văn tế" trong topic này

Chia sẻ trang này