EVF EVF EVF: case đầu tư giá trị tiềm năm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi loicutave, 25/05/2024.

5200 người đang online, trong đó có 919 thành viên. 08:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1336 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. loicutave

    loicutave Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2014
    Đã được thích:
    1.621
    https://nguoiquansat.vn/thi-truong-...source=****&utm_medium=****&utm_campaign=****

    Chưa tham gia M&A với đối tác nước ngoài nào, EVN Finance chọn cho mình con đường niêm yết và quốc tế hóa theo cách riêng biệt. EVN Finance hiện là công ty duy nhất trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng niêm yết trên sàn HoSE với mã cổ phiếu EVF. Tính theo thị giá cổ phiếu EVF đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, EVN Finance đang được thị trường định giá khoảng gần 11.500 tỷ đồng. Tuy vậy, P/B của cổ phiếu EVF chỉ ở mức 1,3 lần tức định giá của EVN Finance, đang khá thấp so với bình quân của ngành tài chính.

    Nguyên nhân của việc EVN Finance bị định giá thấp có nhiều nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là bởi lịch sử hình thành và lịch sử giao dịch trên thị trường chứng khoán của công ty. EVN Finance khi chào sàn UPCOM vào năm 2018 có 2 cổ đông lớn và các tổ chức nắm giữ khoảng 23% cổ phần. 77% vốn còn lại thuộc các nhà đầu tư cá nhân với số lượng lên đến hơn 56 nghìn người nhưng một phần lớn là cán bộ công nhân viên của công ty. Chính yếu tố này khiến cổ phiếu EVF rất ít thanh khoản trong nhiều năm cho đến khoảng giữa năm 2023 khi tiềm năng ngành tài chính tiêu dùng được khai phá cùng với việc chuyển sàn sang HoSE giúp cổ phiếu EVF giao dịch sôi động hơn.

    [​IMG]
    Khác cách đi của các công ty tài chính tiêu dùng khác M&A từ rất sớm, EVN Finance chọn con đường tận dụng sức mạnh ngoại thông qua mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế từ đó tiếp cận nguồn tài trợ vốn lớn để phát triển kinh doanh. Gần đây nhất, “deal” với 6 ngân hàng lớn nhất Đài Loan mở ra cánh cửa tiếp cận nguồn vốn quốc tế cho công ty. Sau khi tiếp cận nguồn tiền “tây”, EVN Finance nhanh chóng đa dạng hóa nguồn vốn cho vay và đặc biệt tập trung cho vay lĩnh vực năng lượng. Công ty cũng tận dụng việc phát triển bền vững để thu hút khách hàng chất lượng cao từ các ngành cơ sở hạ tầng, xây dựng và khu công nghiệp. Ngoài ra, EVN Finance tăng cường hợp tác với các nền tảng Buy Now Pay Later và các nhà bán lẻ thương mại điện tử lớn từ đó nhanh chóng mở rộng danh mục khách hàng vay tiêu dùng và phát triển các sản phẩm tài chính số.

    Một sự chuyển mình khác cũng được EVN Finance âm thầm phát triển thần tốc đó là công nghệ. Chỉ trong năm 2022, EVNFinance đã xây dựng và đưa vào triển khai chiến lược công nghệ chủ lực theo mô hình tự động hóa, phát triển quy trình bằng trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, công ty sử dụng robot để thẩm định nhận diện, xử lý hồ sơ khách hàng; hệ thống thẩm định và phê duyệt khoản vay theo quy trình tự động. Thành quả đạt được, công ty đã kết nối, hợp tác với nhiều đối tác là tổ chức thanh toán trung gian, công nghệ tài chính để cùng nhau khai thác thị trường, phát triển mô hình kinh doanh trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, cung cấp dịch vụ an toàn và tiện lợi cho khách hàng.

    Tuy mọi thứ dường như đang “trải hoa hồng” nhưng thực tế EVN Finance cũng đối mặt với không ít thách thức. Sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ mạnh được hậu thuẫn từ các deal M&A đình đám và sự nhập cuộc nhanh chóng của các công ty fintech và các ngân hàng đa quốc gia đang tạo ra rào cản không hề nhỏ cho EVN Finance.


    Để đối phó, EVN Finance đã và đang phải xây dựng hàng loạt chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua các kênh đa dạng và đẩy mạnh các hoạt động marketing để nâng cao nhận thức thương hiệu. Bên cạnh đó, công ty cũng phải nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và phát triển sản phẩm mới.
    SaPo thích bài này.

Chia sẻ trang này