EVG test xong lại X2?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dangngocqn, 24/07/2023.

8160 người đang online, trong đó có 1016 thành viên. 11:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 240945 lượt đọc và 1030 bài trả lời
  1. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.836
    EVG giá này múc ôm giữ đến cuối năm 2024 sẻ nhân x3, x4 tk. Chưa kể nếu casino Vân Đồn cho phép đầu tư thì hiệu quả dự án EVG rất cao
    niemtin69 thích bài này.
  2. niemtin69

    niemtin69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2014
    Đã được thích:
    36.774
    Cho phép ô tô du lịch tự lái từ Trung Quốc vào Việt Nam
    TIN NÓNGThứ Hai, 30/10/2023 22:43:13 +07:00
    Dịch vụ ô tô du lịch tự lái giữa TP Móng Cái và TP Đông Hưng qua cầu Bắc Luân 2, cửa khẩu quốc tế Móng Cái sẽ chính thức được mở lại.
    UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành quyết định phê duyệt phương án thí điểm quản lý xe du lịch tự lái từ Trung Quốc (khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, TP Đông Hưng, Trung Quốc) vào TP Móng Cái và TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và phối hợp quản lý xe du lịch tự lái Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

    Theo đó, xe tự lái từ Trung Quốc được hoạt động trong phạm vi TP Móng Cái và TP Hạ Long, quốc lộ 18A, đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái. Xe không được hoạt động, dừng, đỗ, ở các khu vực quân sự, khu vực cấm khác.

    [​IMG]












    Xe du lịch tự lái Việt Nam tham gia giao thông tại TP Quế Lâm, Trung Quốc năm 2018. (Ảnh: Thu Nguyên)



    Các yêu cầu cụ thể đối với xe du lịch tự lái từ TP Đông Hưng sang TP Móng Cái, Quảng Ninh như sau:

    - Xe dưới 9 chỗ, được các cơ quan chức năng của hai bên kiểm tra, cấp giấy phép vận tải. Xe dán logo của đơn vị tổ chức để dễ nhận diện, phải đi theo đoàn, có xe ô tô của Việt Nam dẫn đoàn, hoạt động theo lộ trình đã định sẵn (xe không được tách đoàn, đi tự do).

    - Người điều khiển xe tự lái phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển; Có hộ chiếu, thị thực hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hợp lệ theo quy định; Nắm được các quy tắc, điều kiện giao thông, phạm vi hoạt động và hệ thống biển báo, chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam.

    Khi xe tự lái Trung Quốc lưu hành tại Việt Nam phải mang theo các giấy tờ sau:

    - Hộ chiếu, giấy thông hành biên giới hợp lệ hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực theo quy định.

    - Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển do Việt Nam cấp.

    - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.

    - Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực.

    - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam, chứng từ tạm nhập phương tiện và giấy phép vận tải.

    Ở chiều ngược lại, các xe tự lái của Việt Nam sang Trung Quốc cũng phải đi theo đoàn, có xe dẫn đoàn của đơn vị tổ chức phía Trung Quốc dẫn và thực hiện theo đúng các thủ tục, giấy tờ quy định của nước sở tại.

    Hoạt động ô tô du lịch tự lái Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái vào TP Hạ Long, Quảng Ninh và ngược lại đã được thí điểm triển khai từ tháng 9/2016.

    Kể từ tháng 9/2016 đến hết năm 2019, đã có có 35 ô tô, 108 du khách từ Việt Nam xuất cảnh sang Trung Quốc du lịch, 424 ô tô, 1.443 du khách từ Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, du lịch Hạ Long. Sau đó, chương trình bị dừng lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

    Sản phẩm xe du lịch tự lái đã có sự phản hồi tích cực từ du khách và trở thành một sản phẩm mới, tiềm năng, thu hút được du khách đến Hạ Long sử dụng dịch vụ cao cấp, khác biệt với thị trường khách du lịch Trung Quốc đường bộ truyền thống đang triển khai.

    Đây được đánh giá là một sản phẩm du lịch tốt, tạo nguồn thu cho doanh nghiệp, góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  3. niemtin69

    niemtin69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2014
    Đã được thích:
    36.774
    Dân Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái vào Caisino, lưu trú ở

    ĐÓN SÓNG ĐẦU TƯ VỚI CĂN HỘ CHUẨN RESORT TẠI VÂN ĐỒN
    Nằm giữa trung tâm du lịch Vân Đồn - vịnh Bái Tử Long, giá trị của những căn hộ Resort Apartment thuộc tổ hợp Crystal Holidays Harbour Vân Đồn được bảo chứng bằng vị trí tâm điểm hoàn mỹ tại thành phố bến du thuyền trong tương lai và tiềm năng của điểm đến thuộc Top thiên đường du lịch mới nổi.


    [​IMG]Căn hộ Resort Apartment sở hữu tầm view 2 mặt vịnh di sản

    “Thỏi nam châm” tại thủ phủ du lịch mới nổi

    Trong đà phuc hồi của ngành du lịch 8 tháng năm 2023, Quảng Ninh tiếp tục xứng danh là thủ phủ du lịch miền Bắc khi cán mốc ấn tượng với hơn 12 triệu lượt du khách. Làn sóng đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng và du lịch của tỉnh đang thổi bừng sức sống mới cho du lịch các vùng vệ tinh phía Đông, đặc biệt như huyện đảo Vân Đồn “lột xác” ngoạn mục. Từ đầu năm đến nay, Vân Đồn liên tiếp lọt top địa phương đón lượng khách đông nhất vào các dịp nghỉ lễ. Giao thông hiện đại, lượng khách tăng nhanh đã mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch biển đảo giàu có.

    Là dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn và duy nhất hiện đang được triển khai tại Vân Đồn, Crystal Holidays Harbour Vân Đồn do Công ty CP Everland Vân Đồn (thành viên Tập đoàn Everland) đầu tư đang gây sự chú ý đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản chuyển biến tích cực. Dự án được đánh giá sở hữu những giá trị hiện hữu vô cùng hiếm có ngay tại thủ phủ du lịch của huyện đảo Vân Đồn.

    Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tọa lạc tại vị trí vuông góc đẹp nhất Khu đô thị Ao Tiên với 2 mặt tiền vịnh Bái Tử Long. Nhìn từ tổng khu, dự án nằm ngay trên tâm điểm giao lộ kết nối trực tiếp đến các danh thắng nổi tiếng của Vân Đồn, và kết nối hệ thống hạ tầng giao thông liên hoàn không – thủy – bộ đa hướng tiếp cận. Trước mặt là bến du thuyền hiện đại, cách 2 phút di chuyển là Bến cảng quốc tế Ao Tiên – cửa ngõ du lịch của vịnh Bái Tử Long, 7 phút đến cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và 10 phút đến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.

    [​IMG]Không gian nghỉ dưỡng, giải trí, giao thương cận bến cảng, kế bến du thuyền tại Crystal Holidays Harbour Vân Đồn

    Dự án được kỳ vọng trở thành điểm đến đón đầu dòng khách du lịch, khách giao thương trong nước và quốc tế. Bởi, những tổ hợp khách sạn và resort nằm tại các lõi trung tâm du lịch luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách, vì sự thuận tiện khi di chuyển và sự đầy đủ về các tiện ích lưu trú, ẩm thực, vui chơi, giải trí...

    Giá trị căn hộ du lịch ở cửa ngõ “tỷ đô”

    Crystal Holidays Harbour Vân Đồn được đầu tư đồng bộ theo mô hình tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng all-in-one với số lượng giới hạn các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp; 01 tòa trung tâm hội nghị quốc tế; hàng trăm tiện ích nhằm tạo nên một điểm đến trải nghiệm nghỉ dưỡng – hội nghị quốc tế - kết nối toàn cầu.

    Theo chủ đầu tư, để nâng tầm trải nghiệm cho các chủ nhân, dự án đặc biệt chú trọng vào thiết kế căn hộ với ý tưởng phát triển bộ sưu tập Resort Apartment thiết kế “may đo trải nghiệm” chuẩn resort trên không lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Thiết kế may đo 15 layout thông minh sẽ đáp ứng đa nhu cầu lưu trú từ du lịch nghỉ dưỡng đến hội họp cho các nhóm khách, từ khách workcation, business cho đến các gia đình, cặp đôi, nhóm bạn… Mô hình này cũng sẽ mở ra xu hướng căn hộ đa năng thế hệ mới, vừa là tài sản (second-home) đắt giá truyền đời, vừa có tiềm năng tăng giá, sinh lời bền vững nhờ tốc độ tăng trưởng của đô thị du lịch Vân Đồn.

    [​IMG]Căn hộ chuẩn resort với thiết kế “may đo trải nghiệm” thời thượng

    Nhận định về tiềm năng của Crystal Holidays Harbour Vân Đồn, đại diện đơn vị phát triển dự án Home&Home cho biết, Vân Đồn sở hữu nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc mang tính di sản và mang tầm quốc tế nhưng vẫn còn bỏ ngỏ. Đây là cơ sở để dự án khai thác các sản phẩm du lịch bền vững.

    Đầu tiên, Vân Đồn được đầu tư hệ thống hạ tầng quy mô đạt ngưỡng “tỷ đô”, đầy đủ sân bay - cảng quốc tế - cao tốc, cách Hà Nội chỉ hơn 2h di chuyển. Tuy nhiên cơ sở lưu trú tại đây vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ, vắng bóng khách sạn và resort 4-5 sao. Sự xuất hiện của dự án với vị thế tiên phong sẽ tạo nên luồng gió mới góp phần thay đổi diện mạo du lịch của địa phương, đáp ứng nhu cầu lưu trú chất lượng, nghỉ dưỡng cao cấp của du khách.
    Thứ hai, dự án được tiếp cận nguồn khách sôi động 4 mùa, mùa hè cao điểm đón khách nội địa và mùa đông đón du khách nước ngoài; đồng thời thừa hưởng khách du lịch tàu biển từ vịnh Hạ Long sang vịnh Bái Tử Long nhờ chính sách mở rộng du lịch sang phía Đông của Quảng Ninh.

    Thứ ba, dự án được cộng hưởng từ chuỗi sản phẩm, dịch vụ du lịch cao cấp trong hệ sinh thái của Tập đoàn Everland đang được thương hiệu Crystal Holidays khai thác tại Vân Đồn. Hiện Crystal Holidays là một trong những đơn vị tiên phong phát triển mở rộng mạng lưới tour nghỉ dưỡng độc quyền đưa du khách tham quan vịnh Bái Tử Long và các đảo như Quan Lạn Minh Châu, Cô Tô, Ngọc Vừng, Bản Sen... Lợi thế này sẽ giúp dự án khi đi vào hoạt động có thể chủ động nguồn khách, gia tăng tỉ lệ lấp đầy, mang đến triển vọng cho thuê liên tục trong dài hạn.

    Thứ tư, tiềm năng đầu tư ấn tượng và bền vững của dự án còn đến từ cơ sở pháp lý đảm bảo, vững chắc khi Nghị định 10 về cấp "sổ đỏ" cho căn hộ du lịch đã chính thức có hiệu lực. Trong bối cảnh thị trường khan hiếm nguồn cung, các căn hộ Resort Apartment sẽ mang đến cơ hội đắt giá cho khách hàng, nhà đầu tư muốn sở hữu ngôi nhà thứ hai tại tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất Vân Đồn.
  4. lehoala

    lehoala Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    3.455
    Dòng tiền đã tút ra khỏi EVG
  5. Lamproperty

    Lamproperty Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2023
    Đã được thích:
    62
    Sao tút sớm vây nhỉ, chưa kip oánh lên
    DA sắp bán lại. Vị trí thì đẹp
  6. F0000000

    F0000000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2021
    Đã được thích:
    945
    ngày giao dịch có vài triệu cổ với giá 5. thì lấy đâu ra dòng tiền lớn mà rút mới chả dâng, EVG vẫn còn phải lên tầm 7-8
  7. Lamproperty

    Lamproperty Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2023
    Đã được thích:
    62
    Nhìn oánh là biết lái gom , chuẩn bi trân đánh lớn
  8. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    Băn khoăn chất lượng tài sản Everland
    THỨ 3 , 23/08/2022, 09:45
    13CHIA SẺ





    Liên tục huy động vốn bằng cách phát hành mới cổ phần, để rồi một phần không nhỏ trong số tiền thu về chảy vào các pháp nhân có liên hệ tới nhóm chủ thông qua các khoản phải thu, khiến chất lượng tài sản là một vấn đề mang tới nhiều băn khoăn với cổ đông nhỏ lẻ của Everland.
    [​IMG]
    Kiếm bộn tiền nhờ kinh doanh du lịch dã ngoại ở Ocean City
    OCEAN CITY Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn đang được đẩy mạnh thi công, ngày 18/8/2022. Ảnh: HỮU THẮNG

    Như đã đề cập , CTCP Đầu tư Everland (HoSE: EVG) dưới sự chèo lái của Chủ tịch HĐQT Lê Đình Vinh, đã và đang trở thành một doanh nghiệp bất động sản đáng chú ý với danh mục dự án khủng, đặc biệt là hai dự án địa ốc tầm cỡ tại Vân Đồn, Quảng Ninh là Crystal Holidays Harbour Vân Đồn (2,6ha) và Khu B8 Resort Vân Cảng (109,63ha).

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn đầu tư nhiều dự án lớn trên cả nước như Tổ hợp nghỉ dưỡng Crystal Holidays Marina Phú Yên (29ha), Everland Park 90,46ha tại Khánh Hòa, Tổ hợp Thương mại dịch vụ và du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay 7,32ha tại Phú Yên, Crystal Holidays Heritage Lý Sơn 3,12ha tại Quảng Ngãi. Ngoài ra, Everland cũng đang triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tổng thể dự án Tổ hợp đô thị du lịch Flower World Sa Đéc tại Đồng Tháp.

    Việc ráo riết triển khai các dự án lớn của Everland đã nhận được không ít sự chú ý của giới đầu tư, tiềm lực của doanh nghiệp này, vì lẽ đó cũng được quan tâm nhiều hơn.

    Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn , Everland được thành lập từ năm 2009 với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng công trình. Đến năm 2016, doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khởi đầu bằng việc liên kết, hợp tác với các đối tác để tham gia đầu tư một số dự án tại Hà Nội, Bắc Ninh, trước khi xin lập và mua lại dự án có sẵn.

    Một năm sau đó (8/6/2017), Everland đã đưa 30 triệu cổ phiếu EVG lên niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE). Cũng kể từ đây, tập đoàn liên tục tăng vốn điều lệ qua các đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đẩy chỉ tiêu này tăng gấp 7 lần, từ 300 tỷ đồng lên 2.152 tỷ đồng.

    Đáng chú ý là các đợt phát hành của Everland không nhận được nhiều sự hưởng ứng của cổ đông nhỏ lẻ.

    Cụ thể, tháng 8/2018, Everland đã phát hành 30 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, từ 300 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, hết thời gian, tổng số cổ phiếu bán được là 16,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 55%. Số cổ phiếu "ế" còn lại được phân phối cho 8 cá nhân, trong đó người mua nhiều nhất là bà Bùi Phương Thảo với 2,6 triệu cổ phiếu, ông Ngô Sỹ Tùng với 2,4 triệu cổ phiếu, ông Đậu Quốc Dũng với 0,75 triệu cổ phiếu…

    Cả 8 cá nhân này đều không phải là lãnh đạo công ty, cũng không có tên trong danh sách những người có liên quan và hầu hết là những nhà đầu tư 9x, song lại đứng tên tại nhiều pháp nhân có mối quan hệ làm ăn với Everland và sẽ được đề cập ở phần sau bài viết.
    Trong đợt phát hành vào ngày 25/2/2021, cũng có hơn 17,3 triệu cổ phiếu không phân phối hết được bán lại cho Công ty TNHH Dream House Asia (5,7 triệu CP), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đầu tư Thương Mại Tùng Giang (4,8 triệu CP), CTCP Kinh doanh và Phát triển BĐS Tràng An (3 triệu CP). Số còn lại thuộc về bà Phan Hoàng Phong Thu - một mắt xích trong hệ sinh thái Crystal Bay của ông Nguyễn Đức Chi, đại gia đã cùng Everland và Mai Quyền bắt tay nhau triển khai siêu dự án Con đường di sản Vân Đồn.

    Tương tự, 44,5 triệu cổ phiếu không phân phối hết trong đợt phát hành đầu năm 2022 cũng đã được Everland phân phối cho 9 nhà đầu tư, gồm: Nguyễn Hữu Việt (4,8 triệu CP), Lê Thị Quý (2,2 triệu CP), Phạm Hồng Anh (5 triệu CP), Nguyễn Thị Phượng (5,3 triệu CP), Vũ Quang Hưng (5,4 triệu CP), Dương Thị Thanh Hiền (4,3 triệu CP), Nguyễn Trung Thành (2,5 triệu CP), Ngô Quang Chiến (5,45 triệu CP) và CTCP Đầu tư và Công nghệ NDOT (9,45 triệu CP). Trong đó, bà Trần Thụy Vy, cổ đông lớn nắm 8% vốn tại NDOT hiện cũng đang đảm nhiệm vai trò đại diện pháp luật chi nhánh TP.HCM của Everland và nhiều thành viên cùng nhóm.

    Hiện tại, Everland có số vốn điều lệ 2.152 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT EVG Lê Đình Vinh nắm giữ 26,3%, ông Nguyễn Thúc Cẩn (7,5%) và Công ty TNHH Dream House Asia (5,4%). Doanh nhân Lê Đình Vinh, nên biết là người đã sát cánh cùng đồng hương Trịnh Văn Quyết trong những ngày đầu gây dựng Tập đoàn FLC. Ông cũng từng có một thời gian dài giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn này, cũng như P.TGĐ Công ty Luật TNHH SmiC, rồi sau đó mới tách ra là riêng. Ngoài ra, ông Vinh cũng là người từng gây xôn xao khi tranh cử Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội.

    Lưu ý rằng con số vốn điều lệ trên sẽ không dừng tại đây, bởi theo kế hoạch được đề ra trong năm nay, Everland sẽ tiếp tục phát hành riêng lẻ thêm 90 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên mức 3.052 tỷ đồng. Trong đó, 550 tỷ đồng số vốn huy động được sẽ được cho công ty con Everland Vân Đồn vay để phát triển dự án Crystal Holidays Harbour, 185 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động còn 165 tỷ đồng được dùng để trả nợ cho các nhà cung cấp.

    Theo bản công bố thông tin, số cổ phiếu này sẽ được phát hành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, bị giới hạn chuyển nhượng 1 năm với giá trị tính theo mệnh giá là 10.000 đồng/CP.

    [​IMG]
    Đồng pha với sự mở rộng của quy mô vốn điều lệ, thì tổng tài sản của Everland cũng có xu hướng tăng mạnh trong 4 năm qua, song chiếm một tỷ lệ lớn là các khoản phải thu, trong khi tiền và tương đương hầu như đi ngang và chỉ dao động ở mức chục tỷ đồng.

    Đến cuối quý II/2022, tổng tài sản của EVG ở mức 3.161 tỷ đồng, tăng hơn 1.100 tỷ đồng so với hồi đầu năm, một tỷ lệ lớn là các khoản phải thu ngắn hạn. Riêng khoản phải thu phải thu CTCP CLB Du thuyền Đệ Nhất (300 tỷ đồng), trả trước cho CTCP BĐS và xây dựng Kinh Bắc (300 tỷ đồng), Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại An Thuận (371 tỷ đồng) đã ngót 1/3 tổng tài sản Everland.

    Trong đó, BĐS và Xây dựng Kinh Bắc hay Du thuyền Đệ Nhất đều là pháp nhân có liên hệ đến ông Đậu Quốc Dũng, người đã tham gia mua 750.000 cổ phiếu EVG bị "ế" vào đợt phát hành tháng 8/2018. Ông Dũng sinh năm 1991, nên biết, còn là Trưởng văn phòng đại diện Đồng Tháp của CTCP Everland An Giang. Ngoài ra cần lưu ý rằng, Du thuyền Đệ Nhất còn là thành viên thuộc Tập đoàn Crystal Bay của doanh nhân Nguyễn Đức Chi.

    Còn Thương mại An Thuận là doanh nghiệp liên quan đến ông Ngô Sỹ Tùng, người mua 2,5 triệu cổ phiếu EVG "ế" cũng trong đợt phát hành năm 2018.

    Diễn biến các khoản phải thu và khoản trả trước tăng mạnh đã khiến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của EverLand âm đến 724 tỷ đồng (tại ngày 30/6/2022) cùng kết quả kinh doanh không mấy ấn tượng.

    [​IMG]
    Cụ thể, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của EverLand là 664 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, song lợi nhuận sau thuế chỉ ở mức 15 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận ròng khá khiêm tốn là 2,2%. Năm 2022, EVG đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 1.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 78,2 tỷ đồng, như vậy, sau 6 tháng, công ty này mới hoàn thành 19% mục tiêu lợi nhuận đề ra và 55% kế hoạch doanh thu.

    Trong cơ cấu doanh thu nửa đầu năm nay của EverLand, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nguồn từ bán nguyên vật liệu, hàng hóa (87%). Đây cũng là doanh thu chính của công ty này trong những năm qua, riêng năm 2021, nguồn này đem về cho công ty hơn 940 tỷ đồng, đóng góp 97% trong cơ cấu doanh thu.

    Cổ phiếu EVG trên sàn HoSE chốt phiên 22/8 tăng trần lên 7.710 đồng/CP, hồi phục gấp rưỡi từ cuối tháng 6/2022, tuy nhiên vẫn thấp hơn 57% so với mức đỉnh 18.100 đồng/CP hồi đầu năm.

    Thị giá cổ phiếu thấp hơn mệnh giá hiện nay cũng phần nào phản ánh chất lượng tài sản của Everland trong mắt thị trường. Tính theo giá điều chỉnh, EVG có thời gian dài giao dịch dưới mệnh giá, trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020 còn ở giá thấp hơn 2.000 đồng/CP, trước khi tăng rất mạnh từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2022, với biên độ tăng cả chục lần.
  9. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    DOANH NGHIỆP
    Everland và 8 nhà đầu tư hào phóng
    Tác giả: Hoàng Việt21/08/2018 09:00

    (BĐT) - Với giá giao dịch hiện tại chỉ xoay quanh mức 4.000 đồng/cổ phiếu (CP) trên sàn chứng khoán, Công ty CP Đầu tư Everland (mã chứng khoán: EVG) đã bán thành công 13.521.890 CP cho 8 nhà đầu tư cá nhân với mức giá 10.000 đồng/CP.
    [​IMG]
    Hoạt động của Everland từ năm 2015 đến cuối quý II/2018 chủ yếu được nuôi bằng dòng tiền từ thu phát hành cổ phiếu 120 tỷ đồng trong năm 2016. Ảnh: Anh Quốc
    Không chỉ trả giá đắt hơn 2,5 lần so với trên sàn, số CP này còn bị hạn chế chuyển nhượng một năm và tỷ lệ sở hữu không đủ để có tiếng nói nhất định về mặt chiến lược kinh doanh, phải chăng họ đã nhìn thấy triển vọng của Everland trong thời gian tới?

    Thương vụ tăng vốn khó hiểu

    Thực chất, hơn 13,5 triệu CP EVG trên là lượng CP “ế” mà các cổ đông hiện hữu của Everland đã không đăng ký mua trong đợt chào bán mới đây để tăng vốn điều lệ.

    HĐQT Everland quyết định phân phối lại cho các nhà đầu tư có năng lực tài chính, mong muốn đầu tư dài hạn và sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng sự phát triển của Công ty, không thuộc trường hợp là người có liên quan đến nội bộ của Công ty. Giá chào bán vẫn là 10.000 đồng/CP.

    Kết quả, 8 nhà đầu tư cá nhân đã bỏ tiền gom hơn 13,5 triệu CP do Everland phát hành gồm: Bùi Phương Thảo (2,6 triệu CP), Ngô Sỹ Tùng (2,47 triệu CP), Cao Thị Huyền My (1,71 triệu CP), Trương Thị Thu (1,63 triệu CP), Trương Quang Thế (1,57 triệu CP), Nguyễn Đình Tiện (1,49 triệu CP), Lê Thị Thùy Linh (1,3 triệu CP), Đậu Quốc Dũng (0,75 triệu CP).

    Tăng vốn là hoạt động hết sức bình thường đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thương vụ tăng vốn của Everland có ít nhiều khó hiểu như phân tích ở trên. Ngoài ra, số lượng CP EVG mà các cá nhân trên sở hữu cũng không đủ để khiến họ trở thành cổ đông lớn (sở hữu 5% tổng số CP trở lên), qua đó có một tiếng nói nhất định về mặt chiến lược kinh doanh của Everland.

    Về mặt logic, khó có thể lý giải “động cơ” của các cá nhân này trong thương vụ tăng vốn của Everland. Phải chăng các nhà đầu tư này nhìn thấy triển vọng phát triển của Everland trong thời gian tới?

    Tiền của Everland chảy đi đâu?


    Một điểm đáng chú ý trong các báo cáo tài chính của Everland là tình hình dòng tiền của Công ty. Mặc dù vẫn có lợi nhuận hàng chục tỷ đồng hàng năm nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) của Công ty liên tục âm. Cụ thể, báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2016 cho biết, lợi nhuận ròng đạt 12,8 tỷ đồng nhưng dòng tiền thuần từ HĐKD âm tới 45,8 tỷ đồng. Năm 2017, Công ty có lãi 26 tỷ đồng, nhưng dòng tiền thuần từ HĐKD vẫn âm tới 67,2 tỷ đồng. Theo báo cáo mới nhất, dòng tiền HĐKD của Everland âm 9,2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018 nhưng vẫn ghi nhận lãi 13,6 tỷ đồng.

    Không những thế, dòng tiền từ hoạt động đầu tư của Everland cũng nhiều năm bị âm. Năm 2015 âm 21,9 tỷ đồng, năm 2016 âm 87,6 tỷ đồng, năm 2017 dương 85,2 tỷ đồng nhưng chủ yếu là thu hồi các khoản ủy thác đầu tư cho các cá nhân, và nửa đầu năm 2018 âm 1,2 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư của Everland chủ yếu là cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác và chi góp vốn vào các đơn vị khác, thay vì vào hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Điều này cũng được thể hiện thông qua việc Everland đã ủy thác đầu tư hơn 150 tỷ đồng cho nhiều cá nhân. Đồng thời, Everland cũng đang góp vốn vào các công ty khác để triển khai các dự án bất động sản.

    Hoạt động của Everland trong giai đoạn từ năm 2015 đến cuối quý II/2018 chủ yếu được nuôi bằng dòng tiền từ hoạt động tài chính, cụ thể là từ thu phát hành cổ phiếu 120 tỷ đồng trong năm 2016.

    Đến đây có thể đặt ra các câu hỏi về chất lượng dòng tiền của Everland, cũng như điểm đến của nó.

    Theo một chuyên gia thuộc Hiệp hội Kế toán Kiểm toán Tài chính Việt Nam, báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng để phản ánh chất lượng doanh thu, lợi nhuận của một doanh nghiệp, vì nó chỉ ra được tiền đi đâu về đâu, tại sao cả năm làm ăn có lãi mà trong năm thường xuyên thiếu tiền.

    Nếu dòng tiền từ HĐKD nhiều năm liên tục âm sẽ cho thấy những rủi ro lớn đến khả năng thanh toán lãi vay, các khoản nợ vay ngắn hạn hay nợ dài hạn đến hạn trong kỳ. Thậm chí việc thiếu tiền cũng sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.
    --- Gộp bài viết, 25/11/2023, Bài cũ: 25/11/2023 ---
    1k:-o
    --- Gộp bài viết, 25/11/2023 ---
    Thể loại này tránh xa
  10. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.836
    Đưa lại tin năm 2018 nhằm mục đích gì ???

Chia sẻ trang này