EVG Thế lực đáng gờm trong tương lai

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xuantien0887, 19/02/2024.

4479 người đang online, trong đó có 329 thành viên. 15:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 314550 lượt đọc và 839 bài trả lời
  1. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    Everland và 8 nhà đầu tư hào phóng
    Tác giả: Hoàng Việt21/08/2018 09:00

    (BĐT) - Với giá giao dịch hiện tại chỉ xoay quanh mức 4.000 đồng/cổ phiếu (CP) trên sàn chứng khoán, Công ty CP Đầu tư Everland (mã chứng khoán: EVG) đã bán thành công 13.521.890 CP cho 8 nhà đầu tư cá nhân với mức giá 10.000 đồng/CP.
    [​IMG]
    Hoạt động của Everland từ năm 2015 đến cuối quý II/2018 chủ yếu được nuôi bằng dòng tiền từ thu phát hành cổ phiếu 120 tỷ đồng trong năm 2016. Ảnh: Anh Quốc
    Không chỉ trả giá đắt hơn 2,5 lần so với trên sàn, số CP này còn bị hạn chế chuyển nhượng một năm và tỷ lệ sở hữu không đủ để có tiếng nói nhất định về mặt chiến lược kinh doanh, phải chăng họ đã nhìn thấy triển vọng của Everland trong thời gian tới?

    Thương vụ tăng vốn khó hiểu

    Thực chất, hơn 13,5 triệu CP EVG trên là lượng CP “ế” mà các cổ đông hiện hữu của Everland đã không đăng ký mua trong đợt chào bán mới đây để tăng vốn điều lệ.

    HĐQT Everland quyết định phân phối lại cho các nhà đầu tư có năng lực tài chính, mong muốn đầu tư dài hạn và sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng sự phát triển của Công ty, không thuộc trường hợp là người có liên quan đến nội bộ của Công ty. Giá chào bán vẫn là 10.000 đồng/CP.

    Kết quả, 8 nhà đầu tư cá nhân đã bỏ tiền gom hơn 13,5 triệu CP do Everland phát hành gồm: Bùi Phương Thảo (2,6 triệu CP), Ngô Sỹ Tùng (2,47 triệu CP), Cao Thị Huyền My (1,71 triệu CP), Trương Thị Thu (1,63 triệu CP), Trương Quang Thế (1,57 triệu CP), Nguyễn Đình Tiện (1,49 triệu CP), Lê Thị Thùy Linh (1,3 triệu CP), Đậu Quốc Dũng (0,75 triệu CP).


    Tăng vốn là hoạt động hết sức bình thường đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thương vụ tăng vốn của Everland có ít nhiều khó hiểu như phân tích ở trên. Ngoài ra, số lượng CP EVG mà các cá nhân trên sở hữu cũng không đủ để khiến họ trở thành cổ đông lớn (sở hữu 5% tổng số CP trở lên), qua đó có một tiếng nói nhất định về mặt chiến lược kinh doanh của Everland.

    Về mặt logic, khó có thể lý giải “động cơ” của các cá nhân này trong thương vụ tăng vốn của Everland. Phải chăng các nhà đầu tư này nhìn thấy triển vọng phát triển của Everland trong thời gian tới?

    Tiền của Everland chảy đi đâu?

    Một điểm đáng chú ý trong các báo cáo tài chính của Everland là tình hình dòng tiền của Công ty. Mặc dù vẫn có lợi nhuận hàng chục tỷ đồng hàng năm nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) của Công ty liên tục âm. Cụ thể, báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2016 cho biết, lợi nhuận ròng đạt 12,8 tỷ đồng nhưng dòng tiền thuần từ HĐKD âm tới 45,8 tỷ đồng. Năm 2017, Công ty có lãi 26 tỷ đồng, nhưng dòng tiền thuần từ HĐKD vẫn âm tới 67,2 tỷ đồng. Theo báo cáo mới nhất, dòng tiền HĐKD của Everland âm 9,2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018 nhưng vẫn ghi nhận lãi 13,6 tỷ đồng.


    Không những thế, dòng tiền từ hoạt động đầu tư của Everland cũng nhiều năm bị âm. Năm 2015 âm 21,9 tỷ đồng, năm 2016 âm 87,6 tỷ đồng, năm 2017 dương 85,2 tỷ đồng nhưng chủ yếu là thu hồi các khoản ủy thác đầu tư cho các cá nhân, và nửa đầu năm 2018 âm 1,2 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư của Everland chủ yếu là cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác và chi góp vốn vào các đơn vị khác, thay vì vào hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Điều này cũng được thể hiện thông qua việc Everland đã ủy thác đầu tư hơn 150 tỷ đồng cho nhiều cá nhân. Đồng thời, Everland cũng đang góp vốn vào các công ty khác để triển khai các dự án bất động sản.

    Hoạt động của Everland trong giai đoạn từ năm 2015 đến cuối quý II/2018 chủ yếu được nuôi bằng dòng tiền từ hoạt động tài chính, cụ thể là từ thu phát hành cổ phiếu 120 tỷ đồng trong năm 2016.

    Đến đây có thể đặt ra các câu hỏi về chất lượng dòng tiền của Everland, cũng như điểm đến của nó.

    Theo một chuyên gia thuộc Hiệp hội Kế toán Kiểm toán Tài chính Việt Nam, báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng để phản ánh chất lượng doanh thu, lợi nhuận của một doanh nghiệp, vì nó chỉ ra được tiền đi đâu về đâu, tại sao cả năm làm ăn có lãi mà trong năm thường xuyên thiếu tiền.


    Nếu dòng tiền từ HĐKD nhiều năm liên tục âm sẽ cho thấy những rủi ro lớn đến khả năng thanh toán lãi vay, các khoản nợ vay ngắn hạn hay nợ dài hạn đến hạn trong kỳ. Thậm chí việc thiếu tiền cũng sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.
  2. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    Bất động sản nghỉ dưỡng ế ẩm, chục nghìn căn hộ Condotel bỏ hoang
    26/08/2023 | 12:15
    TPO - Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay, có hơn 44.000 sản phẩm nghỉ dưỡng được cung cấp ra thị trường, nhưng có tới hơn 24.000 sản phẩm đã bàn giao nhưng chưa được đưa vào vận hành, trong đó căn hộ Condotel chiếm gần nửa.

    Bất động sản nghỉ dưỡng "ế ẩm"

    Thời gian qua thị trường bất động sản liên tục đón nhận những chính sách từ nhà nước nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2023 của Bộ Xây dựng chỉ ra, phân khúc bất động sản du lịch đang có sự phục hồi tích cực, với 8 dự án được hoàn thành, đưa ra thị trường 3.385 sản phẩm nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú, tăng trên 133% so với quý IV/2022.

    [​IMG]
    Tình trạng ế ẩm đang xảy ra ở hầu hết các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.

    Thị trường xuất hiện nhiều tín hiệu tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn đeo bám các doanh nghiệp trong ngành. Nhiều chủ đầu tư đã tung các chính sách ưu đãi, chiết khấu khủng nhưng lượng hàng bán ra vẫn không đáng kể. Tình trạng ế ẩm đang xảy ra ở hầu hết các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trên địa bàn cả nước, đẩy lượng hàng tồn kho lên con số báo động trong nửa thập kỷ qua.

    Báo cáo của DKRA Group thống kê số lượng tồn kho Condotel lũy tiến đến tháng 6 đã tăng lên 42.364 căn. Trong đó, tổng lượng tồn kho các tài sản nhà liền thổ ven biển tăng lên xấp xỉ 30.000 sản phẩm. Riêng sản phẩm biệt thự biển, tồn kho lũy tiến đến cuối quý II/2023 lên đến 15.000 căn cả miền Bắc và Nam.

    [​IMG]
    Lượng tồn kho lớn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng dư thừa nguồn cung. Nguyên nhân phần do tâm lý nhà đầu tư e ngại kinh tế suy thoái, phần do nội tại những sản phẩm đã cung cấp ra thị trường chưa được sử dụng hiệu quả. Tình trạng các sản phẩm đã bàn giao nhưng nằm không nhiều năm qua đã vô hình chung ảnh hưởng tiêu cực đến dòng sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng.

    Hàng chục nghìn căn hộ nghỉ dưỡng "bơ vơ"

    Theo nghiên cứu của bộ phận Nghiên cứu thị trường - BHS Group (BHS R&D), từ năm 2020 đến nay, cả nước có 81 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang trong quá trình bàn giao, cung cấp ra thị trường hơn 44.000 sản phẩm, bao gồm cả cao tầng và thấp tầng. Trong đó có tới 67/81 dự án đã đi vào khai thác vận hành, tương đương với con số gần 20.000 sản phẩm.

    [​IMG]
    Hiện có tới hơn 24.000 sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng “bơ vơ”, đã bàn giao nhưng chưa được đưa vào vận hành. Ảnh minh họa.

    Đáng chú ý chỉ có 31/67 dự án được vận hành toàn phần, còn lại là các dự án vận hành theo từng phần. Điều này giải thích cho việc chỉ với khoảng 14/81 dự án chưa vận hành nhưng lại có tới hơn 24.000 sản phẩm “bơ vơ”.

    Vấn đề này xuất phát từ phương thức xây dựng và bán hàng “cuốn chiếu” mà các chủ đầu tư áp dụng khi triển khai dự án với quy mô lớn được chia thành các phân kỳ khác nhau. Đây là cách duy trì dòng tiền cho chủ đầu tư và thu hút khách hàng cho những sản phẩm đang bán tiếp theo.

    [​IMG]
    Trong 81 dự án trải dài ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, miền Trung dẫn đầu với 34 dự án do sở hữu lợi thế đường bờ biển dài nhất, theo sau là miền Bắc và miền Nam với số dự án lần lượt là 29 và 18 dự án.

    Tỷ lệ thuận với số lượng dự án, lượng sản phẩm nghỉ dưỡng khu vực miền Trung cũng dẫn đầu với hơn 23.500 sản phẩm, chiếm 53% tổng số sản phẩm nghỉ dưỡng đã và đang bàn giao trên cả nước kể từ đầu 2020. Trong đó, có tới 16.000 sản phẩm chưa “sáng đèn” tại khu vực miền Trung, phân bổ chủ yếu ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định và Phú Yên.

    Miền Bắc còn 5.000 sản phẩm chưa được vận hành, rải rác tại Hoà Bình, Hải Phòng và Phú Thọ. Và miền Nam còn 3.000 sản phẩm chưa được vận hành, số lượng lớn đến từ các sản phẩm ở Kiên Giang.

    Trong số các sản phẩm nghỉ dưỡng, phân khúc nghỉ dưỡng cao tầng thường là các Condotel/căn hộ dịch vụ, loại hình sản phẩm này hấp dẫn khách du lịch vì chi phí thuê hợp lý đồng thời vẫn đảm bảo trải nghiệm đầy đủ tiện ích dịch vụ. Chính vì dễ dàng tiếp cận dòng khách hàng sử dụng cuối nên dòng sản phẩm nghỉ dưỡng cao tầng thường được chủ đầu tư ưu tiên khai thác sau khi hoàn thiện hơn các sản phẩm thấp tầng.

    [​IMG]
    Ghi nhận từ đầu năm 2020 đến nay, phân khúc nghỉ dưỡng cao tầng có khoảng 24.200 sản phẩm đã và đang bàn giao, số sản phẩm đã được vận hành đạt 54%. Trong khi đó, hơn 19.800 sản phẩm của nghỉ dưỡng thấp tầng chỉ có khoảng hơn 30% sản phẩm đã được hoàn thiện và vận hành, tức còn khoảng hơn 13.000 sản phẩm thấp tầng đang nằm không chờ được khai thác sử dụng.

    Ông Hoàng Hữu Minh Dũng – Trưởng ban R&D BHS Group nhìn nhận bên cạnh tình trạng toàn thị trường địa ốc gặp khó do suy thoái kinh tế chung, tỉ lệ lớn các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng “bơ vơ” do chưa có đơn vị chuyên nghiệp đứng ra khai thác vận hành là một phần nguyên nhân khiến dòng bất động sản nghỉ dưỡng kém hấp dẫn các nhà đầu tư. Giá phân khúc này dự báo tiếp tục đi ngang và sẽ là phân khúc phục hồi chậm nhất...
  3. anxlan

    anxlan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2020
    Đã được thích:
    875
    Không margin thì cũng chỉ lăn tăn vài lai rồi cũng về máng lợn thôi, vội gì.
  4. trangltn

    trangltn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    7.068
    Sự miệt mài của bác Puma_cat và Anxlan thật đáng trân trọng :) và khó hiểuuuuuuuu :))))))
    cakiem060512 thích bài này.
  5. puma_cat

    puma_cat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    738
    Rác về 1 ko mua
  6. DiemMua01

    DiemMua01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2019
    Đã được thích:
    86
    Không mua thì cụ vào đây làm gì ?=))=))
  7. Ductri01

    Ductri01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2016
    Đã được thích:
    841
    Càng chim càng múc, sóng bđs đâu đây rồi chậm thì q2 thôi! MST và EVG là cặp đôi từ vũng bùn vươn lên thâu tóm đước mớ bđs, kcn ... trong giai đoạn khó khăn nhé! Chim mạnh lên em để mấy ông T+ xuống bớt cho tàu nhẹ hơn bớt nặng mông! :drm1:drm
    Suongkhongxuat thích bài này.
  8. Suongkhongxuat

    Suongkhongxuat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2017
    Đã được thích:
    3.384
    đúng rồi CL mạnh vào để tôi canh nhặt dép.=))
    Ductri01 thích bài này.
  9. Ductri01

    Ductri01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2016
    Đã được thích:
    841
    Trong giai đoạn tiền rẻ, ls thấp xấu thì cũng về 5.X lại. Tiền đang lan tỏa khắp các ngành, giao dịch mỗi phiên lại trên 1 tỷ $. Bao chu kỳ pen, mid đều nhân x tài khoản. Cứ cho là đánh bạc mà cửa ăn gấp nhiều lần cửa thua mà sợ cái gì! Đề nghị lái đạp về lại 5.X lại cho tôi múc thêm ít nữa, chứ xanh là ko đu đâu! \:D/:bz:drm2
    Suongkhongxuat thích bài này.
  10. Suongkhongxuat

    Suongkhongxuat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2017
    Đã được thích:
    3.384
    Cụ khôn quá...vậy cụ chờ 100 năm nữa nhá =))=))=))=))=)). Mst_ NVL được cấp lại Margin thì bung nóc, vượt mọi đỉnh lịch sử đấy. Sóng BĐS rất to và dài.
    Ductri01 thích bài này.

Chia sẻ trang này