EXIMBANK & SUMITOMO: RỒNG XANH CHUẨN BỊ BAY LÊN.....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi new_broker, 31/05/2007.

5173 người đang online, trong đó có 580 thành viên. 23:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3414 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Eximbank: con đường mới

    Hải Lý

    Khi Trưởng phòng Dịch vụ cá nhân của Eximbank (Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu) đi đến các tổ chức tín dụng khác dưới vai trò khách hàng để quan sát quy trình nghiệp vụ nhằm áp dụng cho đơn vị mình; khi Eximbank dám trả lương 8.000 đô la Mỹ/tháng cho chuyên viên tài chính nước ngoài để tái cấu trúc ngân hàng; khi Eximbank ngồi vào bàn đàm phán bán cổ phần cho Sumitomo mà không đặt nặng chuyện hỗ trợ kỹ thuật lên hàng đầu, điều mà Eximbank cứ khăng khăng ?ođòi? cho bằng được trong các cuộc thương lượng với nước ngoài trước đây, có thể thấy Eximbank từ sáu tháng nay đã đặt chân lên con đường mới: đột phá và sẵn sàng cạnh tranh để hội nhập.

    ?oLột xác?

    ?oAi thấy ngân hàng thay đổi mà ngạc nhiên là người đó tụt hậu. Cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, vì thế sự thay đổi sẽ xảy ra thường xuyên?- ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc Eximbank, nói như vậy trong các cuộc họp với nhân viên. Khi chuyển về Eximbank từ Ngân hàng Á Châu, ông thực sự lo lắng. So với các ngân hàng cổ phần hàng đầu đã có hàng trăm chi nhánh, công nghệ đã đầu tư ở mức cao, nhân viên có quy trình thao tác chuyên nghiệp thì Eximbank còn một khoảng cách phải rút ngắn trong khoảng thời gian eo hẹp. Eximbank không có đủ thời gian, nhân sự để cấp tốc mở rộng mạng lưới khi mà số chi nhánh họ có chỉ bằng 15-20% của Sacombank. Ngân hàng điện tử, máy ATM giao dịch không cần nhân viên là giải pháp mà Hội đồng quản trị Eximbank nghĩ đến thay cho việc lập các chi nhánh. Muốn thế, cần hai yếu tố: tiền đầu tư và địa điểm đặt máy. Bán cổ phần, lấy thặng dư đầu tư là lời giải. Eximbank bắt đầu ráo riết tìm kiếm đối tác chiến lược trong nước. Những cuộc thương thảo ban đầu tỏ ra không suôn sẻ và vất vả không kém các cuộc đàm phán bán cổ phần cho tập đoàn Société Générale của Pháp hay GE Money của Mỹ trước đó. Rồi khi Eximbank tuyên bố bán cổ phần cho Kinh Đô, không ít cổ đông phản đối bởi đối tác chiến lược gì mà chuyên sản xuất... bánh kẹo. Nhưng rồi họ đã hiểu ra rằng mạng lưới Bakery Kinh Đô mở đến đâu, máy ATM của Eximbank sẽ được đặt ở đó. Và Kinh Đô kinh doanh bất động sản, sẽ có Eximbank phía sau góp vốn cùng đầu tư hoặc hỗ trợ tài chính.

    Sự thay đổi lớn thứ hai của Eximbank là khách hàng. Khách hàng doanh nghiệp được chú trọng để tận dụng thế mạnh tài trợ xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại hối. Khách hàng được phân loại thành nhóm và mỗi nhóm được áp dụng một chính sách dịch vụ riêng phù hợp. Trong số 17 đối tác chiến lược nội địa vừa ký hợp đồng mua 500 tỉ đồng cổ phiếu Eximbank với giá gấp tám lần mệnh giá (16 doanh nghiệp và Ban Tài chính quản trị Thành ủy TPHCM), có nhiều đơn vị có doanh số lớn, tất cả đều cam kết hỗ trợ ngân hàng về dịch vụ và sử dụng dịch vụ của Eximbank. Chẳng hạn Ngân hàng Á Châu và Eximbank đã ký ngay hợp đồng về dịch vụ kiều hối. Cả hai cũng đang hợp tác khai thác sàn giao dịch vàng.

    Tuy nhiên, sự ?olột xác? mang ý nghĩa quyết định ở Eximbank là nhân sự. Ngân hàng dành hẳn 10 triệu cổ phiếu (trị giá 100 tỉ đồng mệnh giá) để bán cho cán bộ công nhân viên với giá bằng mệnh giá. Ông Thiệt không giấu rằng Eximbank đang chiêu dụ, trả lương cao, kể cả ưu đãi bằng cổ phiếu để thu hút nhân tài. ?oChúng tôi mời chuyên viên nước ngoài về làm việc và đang tiếp cận nhân lực người Việt của các ngân hàng nước ngoài?, ông tiết lộ.

    Vốn chủ sở hữu 10.000 tỉ đồng

    Ban lãnh đạo Eximbank tỏ ra tham vọng khi đặt mục tiêu cuối năm 2007 đưa tổng tài sản có của ngân hàng lên 32.000 tỉ đồng, đuổi kịp ngân hàng cổ phần đứng thứ hai và cạnh tranh với ngân hàng đứng đầu. Gia tăng tổng tài sản cũng đồng nghĩa với việc đẩy mạnh huy động vốn và cho vay. Một mục tiêu khác của Eximbank là nâng vốn chủ sở hữu lên hơn 10.000 tỉ đồng vào đầu năm 2008, gần ngang bằng với vốn chủ sở hữu của Vietcombank hiện nay (Vietcombank hiện là cổ đông lớn nhất, chiếm khoảng 12% vốn của Eximbank). Bằng cách nào? Với lợi nhuận 700 tỉ đồng năm nay, quí 1-2008 ngân hàng dự kiến trả 15% cổ tức của năm 2007 bằng cổ phiếu và nâng vốn điều lệ từ 2.800 tỉ lên 3.220 tỉ đồng, sau đó bán 15% cổ phần cho nước ngoài. Để sở hữu 15% cổ phần Eximbank, đối tác nước ngoài đã chào một mức giá cao nhất từ trước đến nay trong tất cả các vụ mua bán ngân hàng cổ phần Việt Nam, cao hơn cả mức mà HSBC cam kết trả cho Techcombank vốn đang giữ kỷ lục trên thị trường.

    Rút kinh nghiệm những lần trước, trong đàm phán với nước ngoài lần này, Eximbank không đặt nặng vấn đề hỗ trợ kỹ thuật. ?oThặng dư từ bán cổ phần cho nước ngoài và trong nước sẽ đủ giúp chúng tôi đầu tư cho công nghệ và đào tạo nhân lực, thậm chí tuyển dụng và đào tạo ở nước ngoài?, ông Thiệt nói. Hiện Eximbank đã có mức thặng dư 3.500 tỉ đồng từ bán cổ phần cho đối tác trong nước và sẽ cộng thêm một mức thặng dư tương tự từ bán cổ phần cho nước ngoài.

    Hai điểm nhấn mà Eximbank đề nghị với đối tác nước ngoài là đưa các khách hàng doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam mà tổ chức này đang có quan hệ về giao dịch tại Eximbank; cam kết không mở chi nhánh tại Việt Nam. Như thế đối tác nước ngoài sẽ toàn tâm toàn ý hợp tác với Eximbank mà không có cảnh ?ocon nuôi con đẻ? như một số ngân hàng nước ngoài khác.

    Sau khi chọn xong đối tác nước ngoài thứ nhất, Eximbank sẽ tiếp tục tìm kiếm đối tác nước ngoài thứ hai và bán tiếp 15% cổ phần, nâng vốn chủ sở hữu lên khoảng 14.000-15.000 tỉ đồng. Với số tiền này, Eximbank hoàn toàn có thể trở thành ngân hàng cổ phần có vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam, và có điều kiện thành lập các công ty con trực thuộc. Ông Thiệt cho biết, Eximbank có khả năng sử dụng nguồn vốn trên để kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, nơi mà rủi ro thấp hơn nhiều so với hoạt động tín dụng. Ngay cả trong trường hợp mất ít công sức kinh doanh nhất là gửi số vốn trên vào các tổ chức tín dụng khác hay gửi Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất thấp 6%/năm, thì Eximbank cũng có lãi ròng 600-900 tỉ đồng/năm, bổ sung ổn định lợi nhuận hàng năm. Vì thế sẽ không có gì ngạc nhiên khi lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có thể tăng gấp đôi vào năm tới.

    Đáng chú ý, gần đây đã có những ý kiến đề cập đến việc ACB và Eximbank liên minh với nhau trong một số lĩnh vực hoạt động. Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, nói với TBKTSG đó là một ý tưởng cần được bàn bạc cụ thể trong thời gian sớm nhất. Còn Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank Nguyễn Thành Long tỏ ra tán thành. Ông thậm chí nói rằng những ngân hàng khác cũng có thể tham gia liên minh Eximbank- ACB. Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ ủng hộ sự ra đời của những tập đoàn tài chính nội địa mạnh như vậy.
  2. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Market rumour: Sumitomo thỏa thuận mua Eximbank 9.0. Các bác kiểm chứng nhé. Nhiều tổ chức thông qua Rồng Việt đang mua vào Exim đấy.
  3. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Exim đang đỗ ở 8.0, nếu vượt qua thì sẽ về 9.0 thậm chí là 9.7 (có thể là vụ phát hành trái phiếu + lợi nhuận quí 2/2007???)
    - 9.0 thì thoả thuận này kí trước đây rồi (ngắn hạn là lỗ )
    - ngoài Sumitomo, còn 1 chú to nữa cũng ôm 9.0, và PVFC đã từng gom 14.5 trước chia tách mua thêm

  4. 4focus

    4focus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Đi đâu cũng thấy cổ phiếu ngân hàng, ACB, STB, EXIM, SEA, HABU, ABB, AGRI, VCB..., toàn số lượng khủng bố, mỗi ngân hàng làm vài nghìn tỉ. Không bội thực mới là lạ. Em kính các pác
  5. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Up nào, bác nào chưa có Eximbank thì nhanh chân nhé.
  6. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Eximbank ngon quá nhảy vào thôi các bác. Giá EIB lên đợt này thì có quá nhiều lí do:
    1. Từ phía Eximbank:
    - Xuống thấp quá rồi, sao mà xuống được nữa.
    - Thặng dư khủng từ vụ 18 đối tác CL ở giá 8.0.
    - Sắp kết thúc đàm phán với Sumitomo ở giá 9.0: thặng dư khủng nữa.
    - Cuối năm lại còn TPCĐ.
    - Lợi nhuận KD cũng rất tốt.
    2. Tác động chung:
    - Niêm yết đang bắt đầu chu kỳ mới.
    - Nước ngoài đang trong giai đoạn giải ngân.
    - CP đang xem xét lại IPO các DN lớn tránh trường hợp bán rẻ CP cho tây giống như Nga trước đây.

    Nào cùng
  7. my_barbie

    my_barbie Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Đã được thích:
    85
    Hi` hi`, vốn vài ngàn tỉ còn là rất bé nhỏ so với các NH nước ngoài bác a. Tương lai NH Vn có xu hướng trở thành các tập đoàn tài chính hùng mạnh, ( vd: thành lập các cty con như: cty CK, cty kd BDS, cty kd vàng bạc đá quý, cho thuê tài chính,...) các bác nhìn ra xa 1 tí, ngay trong châu Á thôi sẽ thấy chẳng cần nhìn đến châu Mỹ ( có tập đoàn ngân hàng quá hùng mạnh như Citi group đâu). Muốn có nguồn lực thì phải hợp tác với nước ngoài, bán cp thu về thặng dư cũng cả ngàn tỷ, tha hồ đầu tư mở rộng, và cổ đông lại được thơm lây nữa chứ.
  8. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Vậy chắc bác cũng là cổ đông của Exim rồi đúng không :).
  9. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Thứ 7 này các cổ đông của Eximbank sẽ chứng kiến 1 sự kiện hoành tráng của Eximbank. Các bác chờ nhé!
  10. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Eximbank tổ chức đại hội cổ đông bất thường

    (ĐTTC) ?" Dự kiến ngày 3-8, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường để xin ý kiến hội đồng quản trị và cổ đông về việc bán 15% cổ phần cho đối tác nước ngoài và tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

    Ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc Eximbank, cho biết tiến trình đàm phán với đối tác nước ngoài đã hoàn tất, chỉ còn chờ thời điểm thích hợp để công bố. Dự kiến trong quý IV-2007 Eximbank sẽ công bố chính thức đối tác chiến lược nước ngoài mua cổ phần tại Eximbank.

    http://www.sggp.org.vn/daututaichinh/2007/7/112621/

Chia sẻ trang này