EXIMBANK & SUMITOMO: RỒNG XANH CHUẨN BỊ BAY LÊN.....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi new_broker, 31/05/2007.

5308 người đang online, trong đó có 605 thành viên. 22:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3414 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Eximbank VN sẽ bán 15% cổ phần cho ngân hàng Nhật Bản

    Ngày 3/8, Đại hội cổ đông Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank Việt Nam) đã nhất trí thông qua phương án phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ bổ sung năm 2007 để bán cho đối tác nước ngoài, trong đó có tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui của Nhật Bản.

    Cổ đông Eximbank Việt Nam đã thông qua phương án sẽ bán 15% cổ phần cho tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui trong đợt phát hành cổ phần tăng vốn điều từ 2.800 tỷ đồng lên 3.733 tỷ đồng (tăng 25%), với giá 225 triệu USD.

    Ngoài ra, sẽ có 10% cổ phần được phát hành cho các đối tác là các quỹ đầu tư nước ngoài.

    Nếu phương án trên được thực hiện thành công, Eximbank sẽ trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam với hơn 13.000 tỷ đồng.

    TTXVN
    http://www.*********.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=46649&ChannelID=113
  2. new_broker

    new_broker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Đã được thích:
    0

    Thấy gì qua "quả bom tấn" Eximbank?


    Tuần đầu tháng 8/2007, một sự kiện được coi là ?ochấn động? trong cộng đồng ngân hàng Việt Nam, khi mà thông tin Eximbank cũng đã chọn được đối tác chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), một trong số ít Tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và thế giới, vốn được kiên trì giữ kín bấy lâu nay chính thức được công bố.

    Chọn cổ đông chiến lược: Một nước cờ đôi!

    Sự kiện này được giới tài chính ngân hàng trong nước coi như "quả bom tấn" phát nổ do kết quả "mỹ mãn" của thương vụ và khả năng im hơi kín tiếng. Bởi, hệ thống ngân hàng của Nhật Bản được coi là "bảo thủ? nhất hệ thống tài chính trên thế giới, với cung cách làm ăn hết sức chắc chắn, có nghiệp vụ quản trị rủi ro hoàn hảo và cũng là quốc gia tập trung đông ngân hàng lớn nhất thế giới.

    Đây cũng là một ngân hàng đầu tiên của Nhật Bản mua cổ phần của một ngân hàng Việt Nam. Đồng thời, so với các ngân hàng thương mại cổ phần trước đó đã bán cổ phần cho đối tác nước ngoài, thì giá bán của Eximbank được coi là cao nhất, có lợi nhất trong điều kiện giá cổ phiếu có xu hướng đi xuống, chỉ số chứng khoán giảm sút.

    Giao dịch bán 15% vốn cổ phần cho đối tác này, đem lại cho Eximbank số tiền 225 triệu USD, với giá phát hành cao gấp khoảng 6,42 lần mệnh giá, thấp hơn khoảng 10% giá thị trường tại thời điểm phát hành. Không chỉ có vậy, SMBC còn trợ giúp Eximbank về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị ngân hàng. Để thực hiện sự hỗ trợ đó, SMBC cử một đại diện tham gia Hội đồng quản trị của Eximbank.

    Nước cờ chọn cổ đông chiến lược là một tập đoàn ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản, được các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam đánh giá cao, bởi nó là quân cờ nước đôi. Bởi không chỉ cho phép Eximbank tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và công nghệ, mà còn cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,... cho các doanh nghiệp Việt Nam là khách hàng của Eximbank xuất nhập khẩu, du lịch, xuất khẩu lao động và làm ăn với các đối tác Nhật Bản. Trong khi, Nhật Bản đang là một trong những thị trường xuất khẩu, một đối tác thương mại, đầu tư, du lịch,... lớn hàng đầu của Việt Nam.

    Đồng thời, cũng trong thời điểm này Eximbank cũng đang hoàn tất thoả thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tư nước ngoài. Thông qua các giao dịch đó, vốn điều lệ của Eximbank tăng từ 2.800 tỷ đồng lên 3.733 tỷ đồng ngay trong năm 2007.

    Thặng dư vốn sau khi bán cổ phần cho đối tác nước ngoài của Eximbank là khoảng 5.600 tỷ đồng, cộng với khoản thặng dư vốn bán cho 17 đối tác trong nước, dự kiến khoảng 3.500 tỷ đồng, tổng cộng là trên 9.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tăng lên trên 13.000 tỷ đồng, trở thành NHTM cổ phần có số vốn chủ sở hữu lớn nhất và vốn điều lệ lớn thứ hai ở Việt Nam.

    Dự kiến trong giai đoạn 2008 ?" 2010, Eximbank sẽ chia cổ tức và quỹ thặng dư vốn cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 35%/năm. Cũng tức là đến năm, 2010 vốn điều lệ của Eximbank tối thiểu sẽ đạt được là 13.000 tỷ đồng, khó có ngân hàng thương mại cổ phần nào sánh kịp.

    Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ lớn, tạo điều kiện cho Eximbank thực hiện có hiệu quả chiến lược đầu tư hiện đại hoá công nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới và phát triển kinh doanh khác.

    Cách đó không lâu, khoảng hơn 1 tháng, cụ thể là ngày 20/6/2007, Eximbank công bố thông tin đã ký kết thoả thuận bán 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho 17 đối tác chiến lược trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín, với giá bán gấp 8 lần mệnh giá, tương đương với 4.000 tỷ đồng.

    Các đối tác đó bao gồm: Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1, Công ty dịch vụ hàng không Saco, Công ty đầu tư Masan, Công ty đầu tư chứng khoán Biển Việt, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Sóng Việt, Công ty TNHH địa ốc Phú Long, Công ty kiều hối Tân Vạn Hưng, Công ty tài chính dầu khí, NHTM CP Á Châu ?" ACB, Công ty cổ phần đầu tư tài chính Sài Gòn - Á châu, Công ty cổ phần đầu tư thương mại Nguyễn Kim (Siêu thị Nguyễn Kim), Công ty dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Tập đoàn Kinh Đô.

    Khoản chênh lệch 3.500 tỷ đồng thặng dư vốn đó được sử dụng cho việc bổ sung vốn điều lệ cho thời gian tới sau khi được Đại hội cổ đông biểu quyết, NHNN và Uỷ ban Chứng khoán chấp thuận. Theo thoả thuận đã ký kết, các đối tác nói trên phải nộp tiền đặt cọc với tỷ lệ 20% cho Eximbank.

    Đến đầu tháng 8/2007, mới chỉ có các tổ chức tài chính nộp đủ tiền mua cổ phần theo thoả thuận cho Eximbank, còn nhiều doanh nghiệp khác vẫn chưa nộp tiền. HĐQT của Eximbank đã ra hạn chót để nộp tiền là hết tháng 10/2007, nếu không thì sẽ bị mất 20% tiền đặt cọc.

    Chiến lược nói trên của Eximbank cũng được đánh giá rất cao bởi nó khác hẳn với cách đi của các NHTM cổ phần khác khi mà chỉ chọn có 1-2 cổ đông là tập đoàn lớn trong nước, trong khi Eximbank chọn tới 17 cổ đông lớn. Đây là các tập đoàn kinh doanh có hàng trăm nghìn khách hàng cá nhân và thể nhân khác nhau trong cả nước, cho phép Eximbank cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng và tiện ích.

    Eximbank cũng đã ký kết thoả ước với Công ty tài chính quốc tế (IFC), chính thức trở thành thành viên nhóm Ngân hàng trong chương trình tài trợ thương mại toàn cầu (GTFG) của IFC, với mục tiêu mở rộng mạng lưới, đồng thời giúp cho các L/C do Eximbank phát hành được xác nhận dễ dàng hơn. Bên cạnh đó Eximbank có cơ hội tiếp cận với mạng lưới các ngân hàng trên toàn cầu nhằm mở rộng thị trường hoạt động nhất là lĩnh vực dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

    Tăng vốn điều lệ đạt mức an toàn

    Từ đầu năm 2007 đến nay, các NHTM cổ phần triển khai hàng loạt các đợt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu và chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu. Lớn nhất là NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank, với mã chứng khoán STB, đã tăng vốn từ 2.080 tỷ lên 4.400 tỷ đồng. Tiếp theo là NHTM CP Á châu - ACB tăng từ 1.100 tỷ đồng lên 2.530 tỷ đồng. VP Bank tăng từ 750 tỷ đồng 1.500 tỷ đồng. MBank tăng từ 1.045,2 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng cùng với việc phát hành khoảng 400 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với giá gấp 1,5 lần mệnh giá. VIBank tăng từ 1.000 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng trong đó các cổ đông phải bỏ tiền ra 345 tỷ đồng. Cổ đông hiện hữu của Eximbank cũng phải chi ra thêm 250 tỷ đồng mua 20% cổ phiếu mới trong đợt I kế hoặch tăng vốn năm 2007,? Bên cạnh đó là hàng loạt NHTM cổ phần khác phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.

    Sau ngày 20/7/2007, thời điểm Quyết định 24 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành, đã có 12 bộ hồ sơ xin thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần mới được gửi lại NHNN.

    Các NHTM cổ phần thường xuyên phải tăng vốn điều lệ bởi các quy định pháp luật về tỷ lệ an toàn sau đây:

    Một là, theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, thì Tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Trong cơ cấu vốn tự có chủ yếu là vốn điều lệ. Bên cạnh đó dư nợ cho vay và đầu tư thường xuyên tăng cao, làm cho tỷ lệ an toàn vốn giữa vốn tự có so với tài sản có rủi ro quy định và theo thông lệ quốc tế tối thiểu là 8% của các NHTM ngày càng giảm xuống. Do đó quy mô hoạt động ngân hàng này càng tăng, dư nợ cho vay tăng cao, thì vốn điều lệ cũng phải tăng cao.

    Theo Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN, ngày 16/6/2006 của Thống đốc NHNN, thì một trong số các điều kiện để mở chi nhánh của Tổ chức tín dụng là số vốn điều lệ hiện có trừ đi số vốn pháp định tối thiểu, thì mỗi chi nhánh bình quân phải là 20 tỷ đồng. Do đó Tổ chức tín dụng muốn phát triển kinh doanh, mở rộng địa bàn và chiếm lĩnh thị phần thì thường xuyên phải thành lập thêm chi nhánh mới, tất nhiên phải tăng thêm vốn điều lệ.

    Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, NHTM, Tổ chức tín dụng không được đầu tư quá 50% số vốn điều lệ vào tài sản cố định. Do đó để hiện đại hoá và mở rộng trụ sở, các chi nhánh, phòng giao dịch; đầu tư hiện đại hóa công nghệ, trang bị máy ATM, máy tính hiện đại, trang thiết bị khác,... NHTM cổ phần phải thường xuyên tăng thêm vốn điều lệ.

    Hai là, trong quá trình phát triển kinh doanh, đa dạng hoá dịch vụ theo thông lệ quốc tế và theo yêu cầu hội nhập, các NHTM ngày càng mở ra nhiều công ty trực thuộc. Vì vậy, các NHTM phải tăng thêm vốn điều lệ để có vốn cấp cho thành lập các Công ty trực thuộc, như: Công ty chứng khoán, Công ty cho thuê tài chính, Công ty kiều hối, Công ty thương mại dịch vụ, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản,...

    Ba là, quy mô vốn tự có của các NHTM cổ phần ở nước ta hiện nay còn quá nhỏ bé so với mức vốn bình quân của các nước trong khu vực.

    Hiện nay quy mô của các NHTM cổ phần ở nước ta còn quá nhỏ, lớn nhất là Sacombank, hiện mới có số vốn điều lệ là gần 1.900 tỷ đồng, tương đương chưa tới 280 triệu USD. Phổ biến là các NHTM cổ phần đô thị hiện nay có số vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, tương đương dưới 100 triệu USD. So với số vốn bình quân của các NHTM trong khu vực lên tới hơn 500 triệu USD thì rõ ràng quy mô đó còn quá nhỏ. Quy mô tài sản có cao nhất là ACB hiện nay mới đạt gần 64.000 tỷ đồng, tương đương gần 4,0 tỷ USD, bình quân các NHTM cổ phần mới đạt 20.000 tỷ đồng, tương đương 1,24 tỷ USD. Trong khi đó bình quân các NHTM trong khu vực lên tới 50 tỷ USD.

    Do đó việc thường xuyên tăng thêm vốn điều lệ là yêu cầu khách quan theo quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và yêu cầu khách quan về phát triển kinh doanh của ngân hàng.

    Các NHTM cổ phần tiếp tục tăng vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu mới bán cho các cổ đông hiện hữu bằng mệnh giá, hoặc bán theo giá thỏa thuận nhưng cũng có khoảng cách khá xa so với giá đang giao dịch trên thị trường OTC. Vốn điều lệ thường năm sau tăng gấp 1,5 lần đến 2,0 lần so với năm trước. Do đó số cổ phiếu mới cổ đông được mua thêm cũng tăng lên tương ứng.

    VNN
  3. otc_master

    otc_master Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Đọc lại thấy tin của bác new_broker cũng đúng phết nhỉ. Sàn đã thấy uptrend rõ rồi. Vậy Eximbank cũng up luôn các bác nhỉ. Chúc mừng các cổ đông của ngân hàng có tổng vốn chủ sở hữu lớn nhất khối NHTMCP.

    Được otc_master sửa chữa / chuyển vào 11:24 ngày 09/08/2007
  4. otc_master

    otc_master Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Trên diễn đàn có vẻ rất ít người chú ý đến Eximbank nhỉ, thấy mỗi chú new_broker đều đặn post thông tin cho mọi người thôi. Tôi ủng hộ bác nhé, cố lên

Chia sẻ trang này