F319 chung tay quyên góp ủng hộ Hiệp sỹ Minh Tiến (bắt hơn 400 tên cướp đường phố, sắp phải ra đường

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hip_Zit, 11/09/2012.

2990 người đang online, trong đó có 439 thành viên. 16:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 83475 lượt đọc và 727 bài trả lời
  1. 1tyn

    1tyn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Đã được thích:
    101
    Cám ơn các bác.....
  2. kaitoukidhp

    kaitoukidhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2011
    Đã được thích:
    51
    Hix. Chương trình đã thành công tốt đẹp. Cám ơn những tấm lòng vàng trên f319, mừng cho anh "hiệp sĩ đường phố"
  3. woodfish

    woodfish Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Đã được thích:
    16.876
    Những tiếng nói của F319 đã làm cho các nhà tài trợ như EIB phải mở hầu bao, chúc mừng toàn thể thành viên F319 cũng như khách ghé thăm diễn đàn hạnh phúc [r2)][r2)][r2)]
  4. enterlogout

    enterlogout Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn sự động viên của em, có lẽ chị cũng nên theo học về đạo để cho ko quá nặng nề đau lòng với những tai ương nữa, có gì nhờ Xlight giúp chị hiểu thêm nhé , thanks em nhiều [};-
  5. enterlogout

    enterlogout Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn em, chị sẽ đọc kỹ
  6. enterlogout

    enterlogout Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn những góp ý của bạn, bạn dùng cách hành văn theo nhà Phật hay quá, đọc xong bài viết của bạn tự nhiên cũng cảm thấy lòng nhẹ nhàng đi phần nào.
    Trước hết mình xin chân thành chia sẻ với những gì bạn đang phải gánh chịu, đúng là mỗi nhà mỗi cảnh. Vậy mà bạn vẫn luôn giúp đỡ cho mọi người thì thật đáng quý. Mong rằng sắp tới bạn và gia đình sẽ gặp nhiều may mắn hơn bạn nhé .[};-[};-
    Đúng là khi đã bình tĩnh để nhìn nhận lại vấn đề, ngta cảm thấy mọi việc ko quá đáng sợ như khi nó vừa xảy ra. Có lúc mình cảm giác mình ko thể tự chịu đựng nổi sự đau đớn đã quá dài nên suy nghĩ nhất thời tiêu cực. Đôi khi ngta đau ko phải vì những thứ vật chất đã mất đi, mà vì cái cảm giác lòng người tàn nhẫn.
    Nhưng giờ thì mình đã bình tĩnh lại rồi. Hôm qua nói chuyện với Xlight về đạo mình cũng thấy lòng thanh thản hơn nhiều. Chấp nhận hoàn cảnh và tìm cách đối mặt vậy. Chỉ là bước chân đã quá mệt mỏi thèm một sự tiếp sức.
    Mình sẽ cố gắng tìm nụ cười và vui với thực tại như những gì cần phải làm, cũng may là tính mình cũng hay cười . Giờ cứ tập để ngày cười ít nhất 2 lần chứ ko phải ngày rơi nước mắt 2 lần như hiện tại nữa, hihi..
    Có lẽ cách tốt nhất hiện giờ là tìm sự giải thoát tinh thần mình trong cõi đạo đã bạn nhỉ, và tìm con đường để bươc đi.

    Thanhks bạn rất nhiều, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe và niềm vui nhé !
  7. 1tyn

    1tyn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Đã được thích:
    101
    "Hiệp sĩ đường phố" nhận diện cướp giật

    Theo VietNamNet | 21/09/2012 - 10:54


    "Hiệp sĩ đường phố", có người trong quy chế, người “say” bắt cướp tự phát nhưng chung quy vì sự bình yên của xã hội. Trước nạn cướp giật lộng hành tại TP.HCM, “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến chia sẻ tâm sự muốn thành lập “CLB hiệp sĩ đường phố” ở 24 quận huyện để phòng, chống nạn cướp giật…
    Anh nghĩ sao về tình trạng cướp giật tại TP.HCM? Đặc biệt là trung tâm TP và nạn nhân là du khách nước ngoài?
    Những kẻ cướp giật tại trung tâm TP.HCM chủ yếu nhắm vào du khách nước ngoài là những tên tội phạm chuyên nghiệp.
    Khi “săn hàng” chúng thường hóa trang, ăn vận bảnh bao, đi xe đắt tiền nên những người săn bắt cướp chuyên nghiệp nhất như lực lượng hình sự, “hiệp sĩ đường phố” rất khó nhận biết đó là bọn cướp giật.
    Trước khi giật đồ, chúng còn có đồng bọn canh trước canh sau. Sở dĩ chúng nhắm vào du khách nước ngoài vì họ có nhiều tiền, đồ trang sức, các loại máy quay, máy chụp hình hiện đại, có giá trị lớn…
    Theo tôi biết, gần đây tại trung tâm TP, lực lượng hình sự, TNXP, bảo vệ dân phố, ******* phường được tăng cường, túc trực 24/24. Tuy nhiên bọn cướp giật thường canh chừng những lúc lực lượng ******* vắng mặt, như đi ăn cơm hay đêm khuya, khi lực lượng “mỏng” để ra tay.
    [​IMG]
    “Hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến trong một pha truy đuổi, khống chế đối tượng cướp giật trên đường phố.
    Anh nhận diện cướp giật như thế nào và có lời khuyên gì cho người đi đường, người dân đối phó với tội phạm cướp giật ?
    Nhận diện tội phạm cướp giật 50% là do trực giác của mình, còn lại 50% là mình để ý về nét mặt, biểu hiện tâm lý của đối tượng.
    Ngoài việc trực tiếp ra tay ngăn chặn, đi tới đâu, chúng tôi cũng phổ biến cho người dân, xe ôm, những người buôn bán một vài kinh nghiệm cá nhân về cách phòng chống tội phạm cướp giật.
    Thường ngày, tôi nhận được khoảng 10 cuộc điện thoại của người dân điện tới, báo bị cướp giật tài sản thì tôi chỉ giúp được từ 1 – 2 vụ vì khả năng còn hạn chế.
    Theo tôi, bất cứ ai đi ngoài đường có mang theo tài sản lớn cần phải cảnh giác cao độ. Nên chú ý đối tượng nào thường xuyên đi theo mình, nhìn chăm chăm vào mình, có thể chúng ngồi trên xe hoặc đứng trước mặt hay sau lưng khoảng vài mét, mình đi tới đâu nó chạy theo tới đó…
    Đó có thể là bọn cướp giật, nên cảnh giác, bảo vệ tài sản.
    Vậy đâu là những khó khăn, hạn chế của “Hiệp sĩ đường phố”?
    Hiện tại chúng tôi không có khả năng tài chính. Kiếm được bao nhiêu tiền bạc, anh em chúng tôi đổ vào đi săn bắt cướp giúp dân, ủng hộ *******.
    Mỗi ngày đi ra đường “săn” cướp giật, chúng tôi thường đi 6 người trên 3 xe, chi phí hết 500 ngàn đồng tiền xăng xe, ăn uống. Một ngày tốn từng ấy, tính cả tháng, số tiền là không nhỏ.
    Nếu có tài trợ nhóm chúng tôi có thể hoạt động từ 8 giờ sáng tới 1- 2 giờ ngày hôm sau. Trước đây nhóm của tôi có khoảng 200 người nhưng giờ chỉ còn chưa đầy 20 người. Tôi buồn và thấy rất áy náy khi không giúp được nhiều người dân; nhiều lúc tôi tự hỏi, người dân đặt cho mình cái tên “Hiệp sĩ đường phố” có xứng đáng không?
    Anh nghĩ sao khi nhiều người nói rằng anh làm việc tích cực hơn lực lượng *******, rất được lòng người dân ?
    Không phải lực lượng ******* làm việc không tích cực, mà họ làm rất nhiều việc. Còn những người như “hiệp sĩ đường phố” chúng tôi chỉ có công việc bắt cướp rồi giao cho ******* làm hồ sơ điều tra, xử lý.
    Chúng tôi mừng vì lực lượng ******* lúc nào cũng ủng hộ nhóm “hiệp sĩ đường phố”; hai bên có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ qua lại. Lực lượng ******* khi cần điện thoại cho tôi là tôi có mặt; còn khi tôi đi bắt cướp, gặp những tên cướp táo bạo ngoài khả năng, tôi điện báo lực lượng hình sự các quận, huyện thì nhận được hỗ trợ tích cực.
    Anh nghĩ sao khi hoạt động của những người trấn áp tội phạm không theo quy chế của chính quyền? Đã có trường hợp hiệp sĩ trấn áp, truy đuổi tội phạm gây nên cái chết của đối tượng, phải ngồi tù?

    CLB “hiệp sĩ đường phố” ở Bình Dương thì được lãnh đạo tỉnh thành lập.
    Còn nhóm của chúng tôi ở TP.HCM, ban đầu là do tự phát, nhưng hiện đã được Bộ ******* đồng ý cho phép thành lập CLB.
    Toàn dân đều có quyền tham gia trấn áp tội phạm. Khi đi trấn áp, thường thì chúng tôi bắt quả tang đối tượng đang cướp giật. Đó là làm theo chủ trương của Chính phủ, của Nhà nước nên không ai cấm chúng tôi được.
    Dân thì lâu lâu mới bắt được một vụ, còn chúng tôi là săn bắt cướp thường xuyên, thậm chí là chuyên nghiệp. Chúng tôi thành lập nhóm hiệp sĩ săn bắt cướp là muốn khuấy động phong trào toàn dân tham gia phòng chống, đẩy lùi tội phạm.
    Không phải “hiệp sĩ” truy đuổi gây nên cái chết của đối tượng cướp giật. Đó là do chúng thấy người dân, các “hiệp sĩ” truy đuổi nên bỏ chạy với tốc độ cao, tự gây tai nạn chứ chúng tôi không đạp, không xô chúng.
    Còn trong trường hợp chúng tôi bắt được cướp giật, đánh chúng chết mới phải chịu phạt tù.
    [​IMG]
    Du khách dạo phố Sài Gòn hớ hênh tài sản rất dễ thành nạn nhân của cướp giật.
    Theo anh, để phòng chống cướp giật tại TP.HCM thì chính quyền phải xây dựng mô hình như thế nào?
    Nói xây dựng mô hình nào để trấn áp tội phạm cướp giật thì khó quá! Vì hiện tại chính quyền đã có đội hình sự đặc nhiệm thuộc phòng PC45, hình sự từ cấp phường, quận tới cấp TP, tất cả đều có cả rồi.
    Bản thân tôi cũng đã kiến nghị với Giám đốc ******* TP.HCM cho thành lập một “CLB hiệp sĩ đường phố TP.HCM” với phạm vi hoạt động rải đều trên 24 quận, huyện để chúng tôi ủng hộ lực lượng hình sự trong công cuộc săn bắt cướp; để chúng tôi được hoạt động hợp pháp. Nếu được chúng tôi có thể hoạt động 24/24.

    “Hiệp sĩ đường phố” Nguyễn Thanh Hải (Đội trưởng CLB phòng chống tội phạm P.Phú Hòa, TX.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) chia sẻ kinh nghiệm phòng chống cướp giật hiệu quả:
    CLB phòng chống tội phạm của chúng tôi thành lập từ năm 1997 đến nay đã khám phá hơn 1.000 vụ phạm pháp hình sự, chủ yếu là cướp giật.
    Kinh nghiệm của chúng tôi rất đơn giản chỉ cần chịu khó đi nắng, dầm mưa, ra đường quan sát các đối tượng khả nghi, theo dõi chúng chừng 500m là biết được đối tượng đó là cướp giật hay trộm cắp vì hễ ai có tật là…giật mình !
    [​IMG]
    CLB phòng chống tội phạm P.Phú Hòa, TX.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trở thành khắc tinh của tội phạm cướp giật.
    Theo quan điểm của cá nhân tôi, chính quyền các cấp ở TP.HCM nên hợp tác thành lập nhiều CLB hiệp sĩ săn bắt cướp ở mỗi khu vực.
    Thành viên CLB là những thanh niên sống tại khu vực đó, vì họ nắm rõ địa bàn.
    Các CLB sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau, điện thoại cho nhau khi có vụ cướp giật xảy ra, cùng nhau chốt chặn ở những ngã ba, ngã tư, những lối thoát mà tội phạm có thể đi qua.
    Khi đã bắt được một vài vụ thì các nhóm tội phạm trên địa bàn TP.HCM chắc chắn sẽ…rúng động, từ bỏ ngay ý định cướp giật.
  8. phu.sa

    phu.sa Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    15/03/2012
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này