FCN - CP Nền Móng với triển vọng KD hấp dẫn từ họat động thầu EPC!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Huuchi22, 10/03/2015.

6038 người đang online, trong đó có 771 thành viên. 17:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 131514 lượt đọc và 2047 bài trả lời
  1. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.106
    Việc làm cho FCN & FCC từ Q2_2015 - 2018 rất nhiều...

    1. http://baodautu.vn/sembcorp-tang-toc-du-an-nhiet-dien-dung-quat-2-ty-usd.html
    2. http://baodautu.vn/tata-muon-dau-tu-tiep-2-ty-usd-vao-nhiet-dien-long-phu-3.html-31940
    3. http://baodautu.vn/samsung-ct-ky-mou-trien-khai-nhiet-dien-vung-ang-3.html
    4. http://baodautu.vn/dai-gia-malaysia-rot-22-ty-usd-vao-du-an-nhiet-dien-duyen-hai-2.html
    5. http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh...uong-cao-toc-dau-giay-phan-thietbr-70606.html
    6. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khoi-cong-xay-cao-toc-lon-nhat-phia-nam-3019991.html

    Khởi công xây cao tốc lớn nhất phía Nam
    Cao tốc Bến Lức - Long Thành, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD), vừa được Thủ tướng *************** phát lệnh khởi công sáng 19/7 tại huyện Cần Giờ (TP HCM).
    Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng *************** cho biết đây là dự án có chiều dài cũng như số vốn đầu tư lớn nhất phía Nam và có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế - xã hội cũng như an ninh quốc phòng của TP HCM, Đồng Nai, Long An và cả khu vực phía Nam.

    "Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn Chính phủ Nhật Bản, nhân dân Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã tài trợ vốn vay ưu đãi cho rất nhiều dự án hạ tầng của Việt Nam, trong đó có cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tôi cũng rất cảm ơn Ngân hàng Phát triển Châu Á đã đồng tài trợ cho dự án này và rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ giúp đỡ, tài trợ cho Việt Nam đầu tư các dự án khác", Thủ tướng nói.

    [​IMG]
    Thủ tướng ***************, Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng lãnh đạo các tỉnh, thành và cơ quan quốc tế bấm nút khởi công dự án cao tốc lớn nhất phía Nam. Ảnh: Hữu Công.

    Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu TP HCM, Đồng Nai, Long phải thực hiện nghiêm túc việc bàn giao mặt bằng, đúng chính sách đền bù, đúng thời hạn. "Phải tạo điều kiện hỗ trợ để người dân có cuộc sống tốt hơn, song cũng phải hết sức kiên quyết để giao mặt bằng đúng tiến độ", Thủ tướng chỉ đạo.

    Thủ tướng cũng yêu cầu Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (chủ đầu tư), Bộ Giao thông Vận tải thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật trong quá trình đầu tư, xây dựng dự án này.

    [​IMG]
    Sơ đồ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành.

    Cao tốc Bến Lức - Long Thành là Dự án trọng điểm Quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc - Nam và là Dự án đường bộ cao tốc lớn nhất miền Nam, với tổng chiều dài hơn 57 km đi qua địa bàn TP HCM, Long An và Đồng Nai. Dự án có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng trọng điểm phía Nam, đặc biệt là Đông Nam Bộ; thu hút đầu tư và du lịch.

    Tuyến cao tốc được thiết kế loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h. Do dự án đi qua nhiều sông ngòi, vùng sình lầy nên phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn, trong đó có 2 cầu dây văng lớn là cầu Bình Khánh dài 2,76 km và cầu Phước Khánh dài 3,18 km. Toàn bộ công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2018.

    [​IMG]
    Phối cảnh cầu dây văng Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp nối 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ.

    Theo Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP HCM, tuyến đường sẽ nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc - quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và với sân bay quốc tế Long Thành. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Bên cạnh đó, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tạo thành một phần của tuyến Hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnom Penh, TP HCM - Vũng Tàu.

    Cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng mức đầu tư (giai đoạn I) là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1.607 triệu USD); Trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 636 triệu USD, vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 635 triệu USD và vốn đối ứng ngân sách Nhà nước là 337 triệu USD.

    Gói thầu J2 được khởi công sáng 19/7 có tổng chiều dài hơn 4,7 km gồm cầu sông Chà và cầu cạn qua huyện Cần Giờ. Giá trúng thầu là hơn 1,4 tỷ Yên và hơn 2.457 tỷ đồng.

    Thời gian thực hiện gói thầu này là 32 tháng. Liên danh nhà thầu Công ty Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4 - Việt Nam) là đơn vị trúng thầu thực hiện gói thầu J2. Đơn vị tư vấn giám sát là liên danh tư vấn KEI-NE-OC-TEDI.

    Hữu Công
  2. tuanchudusg

    tuanchudusg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2008
    Đã được thích:
    537
    chào 1 ngày mới, 1 tuần mới với các cổ đông của FCN,
    KPI88 thích bài này.
  3. Tran Hoang Vu

    Tran Hoang Vu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2014
    Đã được thích:
    621
  4. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.106
    http://ndh.vn/von-vao-giao-thong-nhin-tu-cuoc-goi-cua-bo-truong-thang-20150330100252277p4c148.news

    Vốn vào giao thông, nhìn từ cuộc gọi của Bộ trưởng Thăng
    Ngay tại hiện trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng trực tiếp điện thoại cho ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB.

    Tuần trước, trong chuyến kiểm tra dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng rút điện thoại gọi thẳng cho chủ tịch một ngân hàng thương mại cổ phần, đề nghị tháo gỡ nguồn vốn cho dự án này.

    Sự việc xảy ra khi ông Thăng đang hết sức sốt ruột với tiến độ khá chậm trễ của dự án.

    Rất cần vốn, nhưng...

    Ông Nguyễn Đăng Giáp, Tổng giám đốc Tổng công ty 36, chủ đầu tư dự án này theo hình thức BOT, cho biết rằng đến nay nhà đầu tư đã huy động 100% vốn chủ sở hữu (374 tỷ đồng), còn phần vốn tín dụng đang "mắc kẹt". Lý do là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chưa tiến hành giải ngân.

    Trước kiến nghị của nhà đầu tư, ngay tại hiện trường, Bộ trưởng Đinh La Thăng trực tiếp điện thoại cho ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB, đề nghị lãnh đạo ngân hàng nhanh chóng giải quyết các thủ tục theo quy định để giải ngân vốn tín dụng cho dự án.

    Trao đổi với VnEconomy, ông Đỗ Quang Hiển xác nhận cuộc gọi này, và cho biết nội dung cuộc nói chuyện là về vấn đề vốn cho dự án.

    Theo ông Hiển, dự án đã được triển khai và đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, và việc chậm giải ngân do phía Tổng công ty 36 "chưa chứng minh được việc thực hiện đầy đủ vốn đối ứng theo quy định của hợp đồng BOT".

    Tuy nhiên, ông Hiển giải thích thêm rằng đây là vấn đề kỹ thuật, không phải vấn đề thanh khoản.

    "Hiện nay nguồn vốn của SHB dồi dào, thanh khoản tốt nên SHB tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia BT, BOT. Một số dự án do SHB tài trợ vốn sắp hoàn thành đi vào khai thác, một số dự án đang triển khai. SHB tài trợ vốn cho các dự án có tính khả thi cao trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, thẩm định kỹ càng nhằm đảm bảo nguồn vốn cho vay an toàn, hiệu quả", ông Hiển nói.

    Không như giai đoạn trước đây các dự án giao thông thường gặp khó khăn trong việc tìm vốn, các dự án BT, BOT giờ đây đã và đang nhận được sự hỗ trợ vốn rất tốt từ hệ thống ngân hàng.

    Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, thuộc Ngân hàng Nhà nước, trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020, ước tính nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 bình quân khoảng 202 nghìn tỷ/năm, trong đó một số dự án giao thông quan trọng, cấp bách như quốc lộ 1 cần bình quân 22 nghìn tỷ đồng/năm; đường Hồ Chí Minh cần bình quân 27 nghìn tỷ đồng/năm...

    Như vậy, việc huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội để đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông là rất cần thiết, trong đó có sự hỗ trợ tích cực của ngành ngân hàng, và đặc biệt nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng giữ vai trò hết sức quan trọng.

    Chỉ tính riêng 63 dự án BOT, BT, PPP do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, các ngân hàng thương mại tham gia tài trợ tới 135 nghìn tỷ đồng (chiếm trên 89% tổng mức đầu tư).

    Trong số này, riêng Ngân hàng Phát triển Việt Nam tài trợ cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đã giải ngân trên 20 nghìn tỷ đồng, và đây là số vốn tín dụng ngân hàng lớn nhất từ trước đến nay tài trợ cho các dự án hạ tầng giao thông.

    Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án giao thông, trong năm 2015 dự kiến sẽ huy động tiếp từ các ngân hàng khoảng 63.000 tỷ đồng.

    Mâu thuẫn ngắn - dài

    Câu chuyện vốn ở dự án quốc lộ 6 chỉ là một ví dụ cho thấy, ngay cả khi nguồn vốn dư giả và cầu vay lớn, việc khơi thông hoạt động cho vay là không hoàn toàn dễ dàng.

    Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc cấp tín dụng của các ngân hàng đối với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, nhưng nhu cầu vay vốn thực hiện các dự án hạ tầng giao thông thường lại rất dài, khoảng 20-25 năm.

    "Nhìn chung các dự án đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam có tổng mức vốn đầu tư khá lớn so với thu nhập người dân, so với khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước hàng năm. Chi phí đầu tư dường như đã hội nhập với thế giới trong khi mặt bằng chung về kinh tế - tài chính trong nước lại thấp hơn", ông Lê Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) phân tích.

    "Để thực hiện được đòi hỏi phải có nguồn vốn dài hạn bởi thời gian thu hồi vốn của các dự án này thường quá dài so với các loại hình kinh doanh khác, trong khi đó đây lại là một vấn đề khó khăn đối với các nhà đầu tư tư nhân

    Để có được nguồn vốn dài hạn, trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển, các nhà đầu tư tư nhân phải trông chờ chủ yếu vào các khoản vay ngân hàng thương mại, trong khi ngân hàng thương mại tại Việt Nam rất hạn chế đối với khoản vay dài hạn này, đặc biệt trong giai đoạn chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng, nếu có ngân hàng đều đòi hỏi điều kiện đảm bảo khoản vay rất chặt chẽ như bảo lãnh của Chính phủ.

    Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của Chính phủ, Nhà nước không bảo lãnh các khoản vay thương mại trong nước của các doanh nghiệp. Như vậy, kênh huy động vốn dài hạn, đặc biệt kênh dành cho các nhà đầu tư tư nhân còn rất hạn chế.

    "Hiện các dự án BOT giao thông chủ yếu trông chờ vào nguồn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại trong nước, thông thường khoảng 85% tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án. Với vòng đời dự án BOT khoảng 20 năm thì việc sử dụng vốn vay thương mại thông thường dễ phát sinh rủi ro cho cả ngân hàng và nhà đầu tư vay vốn", ông Tuấn Anh nói.

    Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, sát sao về tiến độ, chất lượng công trình... như đã làm trong thời gian qua để các ngân hàng thương mại yên tâm cho vay đối với các dự án giao thông.

    Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư về các rủi ro phát sinh như cơ chế kéo dài thời gian hoàn vốn BOT, cơ chế thu phí... do tăng tổng mức đầu tư, chậm giải phóng mặt bằng, giúp các ngân hàng kiểm soát rủi ro khi cho vay đối với các dự án.

    Mặt khác, cơ quan này cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cần công khai thông tin về các dự án cần kêu gọi vốn đầu tư, tình hình triển khai thực hiện, nhu cầu vốn đầu tư... làm cơ sở tiếp cận thông tin nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực.

    Việc lựa chọn chủ đầu tư phải được đánh giá một cách kỹ lưỡng, chỉ giao các dự án hạ tầng giao thông cho các chủ đầu tư thực sự có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông, xây dựng.
  5. tcvck

    tcvck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    1.706
    Đặt mua giá 22 mà ko khớp. Ko biết là may hay rủi đây.
    TT xấu quá, anh Chí đánh giá thế nào ạh
  6. haha_man

    haha_man Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2014
    Đã được thích:
    498
    Chủ top bán nhà chưa?
    Có hiểu vì sao càng pr nó càng giảm ko,
    Có biết rằng tại sao có nhiều cp tốt mà không bao giờ tăng mà không chỉ riêng FCN không?
    Ít nhất càng teo vài lần tài khoản thì mới hiểu ra,
    Dựa vào vài quẻ phân tích tin tức mà đòi ăn thì cái đội giáo sư giấy kia nó bỏ việc qua sàn hêt!

    Ít nhất là tháng 6! cho toàn thị trường, ăn mỳ qua ngày rồi chờ đi,

    Nên nhớ biên độ là 7%, với point hiện tại là 550 thì nó phóng 100 point mất mấy ngày? Nó có thể ngâm cả năm mà tăng trong 1 tuần thôi, nên cứ ráng mà nằm chờ .. các con khác tăng đã.
    kyuyen thích bài này.
  7. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.106
    Thị trường chung xấu do tác động của việc ETF VNM bán ra .... Ví dụ: KDC ETF.VNM mua giá bình quân > 48.500 nhưng cũng bị bán với giá 7.5%.

    FCN hay phần lớn CP đều bị tác động từ việc bán ra này ( Giảm NAV và sức mua, kèm họat động bắt đáy... bỏ hình bắt bóng của NDT làm họ bán ra... là việc bình thường) Tôi nắm trung hạn nên chấp nhận...mức độ biến động giá này.

    Vídụ: BVH rơi từ 36.2 về 33.2 tức giảm 12.4% cũng vì bị ETF VNM bán ra liên tiếp.
    KPI88tcvck thích bài này.
  8. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.106


    Bạn có lý lẻ và chiến lược của bạn... Tôi có quan điểm và chiến lược của Tôi...

    Cám ơn bạn đã "chỉ giáo"!!!!
    khoaita2009KPI88 thích bài này.
  9. kyuyen

    kyuyen Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    28/08/2014
    Đã được thích:
    45
    Chủ top non và xanh mà anh! Đã lâu em ko thấy anh haha_man ghé .. ;)) ;)) ..
  10. chautinhtri898

    chautinhtri898 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Đã được thích:
    2.721
    hôm nay mất thanh khoản luôn

Chia sẻ trang này