Fed sắp giảm lãi suất múc mã nào để xNav

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NiemTinBatDiet, 07/09/2024.

4227 người đang online, trong đó có 358 thành viên. 06:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2269 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.385
    ..........................
    Dòng tiền đổ vào chứng khoán Indonesia khi chu kỳ nới lỏng của Fed đang đến gần
    Tác giả Hạc Hiên / Theo báo chí nước ngoài

    28/08/2024 06:28

    (ĐTCK) Thị trường chứng khoán Indonesia đã nhanh chóng trở thành điểm đến đầu tư được ưa chuộng khi chu kỳ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đến gần.
    [​IMG]
    Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 933,8 triệu USD cổ phiếu của quốc gia này vào tháng 8, hướng đến mức mua ròng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 4/2022, trong khi dòng tiền ròng 2,5 tỷ USD vào trái phiếu là nhiều nhất trong hơn một năm. Dòng tiền đổ vào đã giúp đồng rupiah xóa sạch mức giảm trong năm nay so với đồng đô la, với mức tăng trong tháng này chỉ đứng sau đồng ringgit của Malaysia tại châu Á.

    [​IMG]
    Khối ngoại quay lại mua ròng trên thị trường chứng khoán Indonesia

    Sự dịch chuyển sang chứng khoán Indonesia diễn ra khi các quỹ đầu tư nước ngoài giảm nắm giữ tại một số thị trường chứng khoán khu vực khác bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc để chuyển sang thị trường Đông Nam Á, là thị trường được xem là bị định giá thấp. Bên cạnh đó, triển vọng ngân hàng trung ương Indonesia sẽ theo chân Fed để hạ chi phí đi vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy sức hấp dẫn của tài sản nước này.


    Trong khi việc mua ròng trái phiếu trong tháng 8 được dự báo là mức cao nhất kể từ tháng 1/2023, thì việc chuyển sang cổ phiếu đã thúc đẩy chỉ số chứng khoán Jakarta liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới trong tháng 8. Với việc Indonesia chiếm phần lớn dòng vốn vào cổ phiếu trong tháng này, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng cổ phiếu Malaysia và Philippines.


    “Cổ phiếu Indonesia đã bắt đầu tăng mạnh hơn khi các quỹ đầu tư châu Á chấm dứt lập trường giảm tỷ trọng cổ phiếu trên thị trường Đông Nam Á”, các chiến lược gia của HSBC Holdings Plc cho biết.

    Trong khi đó, các chiến lược gia của Nomura Holdings đã nâng triển vọng cổ phiếu của quốc gia này từ trung lập lên tăng tỷ trọng cổ phiếu trong tuần này, cho biết đây "có thể là cách tốt nhất" để đặt cược vào cổ phiếu thị trường mới nổi khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất.
  2. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.385
    ................................
    Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
    Trần Mạnh - 06/09/2024 08:46
    [​IMG]
    Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là hướng đi cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của tín dụng ngân hàng.
    Ngân hàng nhắm vào tín dụng tiêu dùng

    Cùng chiếm khoảng 21% tổng dư nợ cho vay toàn ngành (hơn 3 triệu tỷ đồng), cho vay tiêu dùng và cho vay bất động sản là hai lĩnh vực trọng yếu nhất của các ngân hàng. Trước đây, động lực tăng trưởng của các ngân hàng chủ yếu đến từ bán lẻ, cho vay tiêu dùng. Sau giai đoạn Covid-19, sức mua của người dân suy yếu, tín dụng tiêu dùng tăng trưởng rất chậm.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh sức mua dần tăng trở lại, các ngân hàng đang kỳ vọng cho vay tiêu dùng sẽ lấy lại vị thế động lực. “Ở các nước phát triển trên thế giới, cho vay tiêu dùng chiếm tới 70% tổng dư nợ. Ở nước ta, cho vay tiêu dùng mới chiếm hơn 20% tổng dư nợ là còn quá thấp”, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận xét.

    Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay, tín dụng nhiều ngân hàng dựa quá lớn vào bất động sản, rất dễ rủi ro. Vì vậy, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là hướng đi cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững.

    Điều đáng mừng là, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, sức mua của người dân cũng đang dần tăng trở lại. Tín dụng tiêu dùng nhờ đó cũng kỳ vọng được phục hồi. “Từ nay đến cuối năm, tín dụng bán lẻ sẽ phục hồi mạnh, được dẫn dắt bởi tài chính tiêu dùng, thẻ tín dụng và cho vay mua ô tô”, chuyên gia phân tích MBS Research nhận định.

    Theo khảo sát của Báo Đầu tư, đang có hơn 30 chương trình ưu đãi với vay tiêu dùng được các ngân hàng tung ra.

    Trước đó, cuối tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 29/CT-TTg về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng, tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến; đơn giản hóa thủ tục vay vốn, vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa trong nước sản xuất…

    Phải kích thích sức mua, xóa nỗi lo nợ xấu

    Sau năm 2023 ảm đạm, nửa đầu năm nay, tín dụng tiêu dùng dần khởi sắc, mảng cho vay tiêu dùng của nhiều ngân hàng tăng trưởng khả quan trở lại. Khối công ty tài chính thua lỗ nặng nề trong năm 2023 cũng dần thoát khỏi khó khăn.

    Nửa đầu năm nay, lợi nhuận của EVN Finance đã tăng tới 55,5%, HD Saison tăng 91,4%, Home Credit tăng 124,6%. Trong khi đó, một số công ty khác giảm lỗ đáng kể, như Shinhan Finance chỉ còn lỗ 95 tỷ đồng, thay vì mức lỗ 246 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái; FE Credit chỉ còn lỗ hơn 700 tỷ đồng so với mức lỗ hơn 3.700 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái…

    Theo báo cáo của FiinGroup, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, sự phục hồi sẽ rõ rệt hơn từ nửa sau của năm 2024. Song, kỳ vọng sẽ có những cơ hội phát triển thị trường này khi nền kinh tế được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

    Mặc dù tín dụng tiêu dùng đang dần tăng trưởng dương, song theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh, tín dụng tiêu dùng muốn tăng trưởng không thể dựa vào ý chí của các ngân hàng, mà phụ thuộc vào sức cầu của xã hội. Vì vậy, muốn kích cầu tiêu dùng và tín dụng tiêu dùng, cần phải hỗ trợ cho cả phía cung, chính là các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người lao động. Chỉ khi việc làm và thu nhập của người lao động được bảo đảm, người dân mới an tâm chi tiêu.

    Tương tự, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho rằng, tín dụng tiêu dùng chỉ có thể tăng trưởng nếu người dân tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai. “Một khi người dân tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai, họ sẽ cởi mở hơn trong vay vốn tiêu dùng”, TS. Lê Duy Bình khẳng định.

    Việc ứng dụng dữ liệu công dân cũng khiến các ngân hàng, công ty tài chính tự tin hơn trong cho vay tiêu dùng. Hiện tại, rào cản lớn nhất với cho vay tiêu dùng - ngoài vấn đề sức cầu - chính là khả năng thu hồi nợ.

    Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay, hiện nay, ngay cả với nợ có tài sản đảm bảo, các ngân hàng còn rất chật vật thu hồi. Do đó, với nợ vay tiêu dùng - đa phần là tín chấp - việc thu hồi nợ với các ngân hàng, công ty tài chính càng khó khăn.

    Đây là lý do nhiều ngân hàng “chùn tay”, sàng lọc kỹ khách hàng cho vay, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng. Để thị trường này tăng trưởng bền vững, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, cần có thêm các quy định nhằm tăng trách nhiệm trả nợ của bên đi vay, đảm bảo cân bằng lợi ích của cả bên vay lẫn bên cho vay.

    Người dân có thu nhập ổn định thì mới dám chi tiêu.

    - Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

    Để cho vay tiêu dùng tăng tốc, trước hết cần giải quyết việc làm cho người dân, người dân có thu nhập ổn định thì mới dám chi tiêu. Bên cạnh đó, cũng cần có giải pháp để giải quyết tình trạng khó thu hồi nợ vay tiêu dùng của các ngân hàng, công ty tài chính, đặc biệt phải xử lý rốt ráo các hội nhóm bùng nợ.

    Hiện nay, việc tích hợp định danh điện tử đang hỗ trợ rất lớn cho các ngân hàng, công ty tài chính trong chấm điểm tín dụng với khách hàng cá nhân, góp phần nâng cao ý thức trả nợ của người vay. Tuy vậy, vẫn cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho thu hồi nợ để ngân hàng, công ty tài chính yên tâm hơn trong cho vay tiêu dùng.
  3. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.385
    ..........................
    20% vốn FDI chảy vào bất động sản trong 8 tháng qua
    Mai Chi
    Thứ sáu, 06/09/2024 - 18:29

    (Dân trí) - Trong tổng số gần 12 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới giai đoạn 8 tháng vừa qua, có 2,4 tỷ USD thuộc lĩnh vực bất động sản, chiếm tỷ trọng 20%.
    Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố hôm nay (6/9), tính đến 31/8, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

    Có 2.247 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt gần 12 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 27% về số vốn đăng ký.

    Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 8,53 tỷ USD, chiếm 71,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 20%; các ngành còn lại đạt 1,07 tỷ USD, chiếm 8,9%.



    [​IMG]
    Một góc Hà Nội nhìn từ trên cao (Ảnh: VHM).


    Trong số 66 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng qua, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,66 tỷ USD, chiếm 38,8% tổng vốn đăng ký cấp mới. Vốn các dự án được cấp phép mới từ Trung Quốc gần 1,7 tỷ USD, chiếm 14,2%; đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) là 1,41 tỷ USD, chiếm 11,7%.

    Bên cạnh đó, nhà đầu tư Nhật Bản cũng đăng ký mới 1,24 tỷ USD, chiếm 10,3%; Thổ Nhĩ Kỳ là 731,3 triệu USD, chiếm 6,1%; Đài Loan là 660,3 triệu USD, chiếm 5,5% tổng vốn đăng ký cấp mới.

    Bên cạnh đó còn có 926 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư. Số tăng thêm là 5,71 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

    Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 13,61 tỷ USD, chiếm 76,8% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Riêng hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,55 tỷ USD, chiếm 14,4%; các ngành còn lại đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 8,8%.

    Ở góc độ đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 8 tháng qua có 2.196 lượt đăng ký, tổng giá trị góp vốn 2,81 tỷ USD, giảm 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 838 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,27 tỷ USD; 1.358 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,54 tỷ USD.

    Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản, con số này đạt 811,8 triệu USD, chiếm 28,9% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 588,3 triệu USD, chiếm 20,9%; các ngành còn lại 1,41 tỷ USD, chiếm 50,2%.

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng qua ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này được cơ quan thống kê ghi nhận là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    Trong đó, 79,7% tổng vốn FDI được giải ngân vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, đạt 11,28 tỷ USD; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,27 tỷ USD, chiếm 9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 542,3 triệu USD, chiếm 3,8%.
  4. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.385
    ........................................
    “Bom tấn” khu Đông Bắc Hà Nội khiến thị trường bất động sản dậy sóng
    06/09/2024, 19:15

    Thông tin về dự án Vinhomes Global Gate (tên chính thức của dự án Vinhomes Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) đang khuynh đảo các diễn đàn bất động sản (BĐS), thúc đẩy nhà đầu tư và khách hàng trong tư thế sẵn sàng nhập cuộc cùng dự án “siêu bom tấn” được mong đợi nhất năm 2024.

    Thị trường “nín thở” chờ “siêu bom tấn” phía Đông Bắc Thủ đô

    Ngay sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, thị trường BĐS đã tăng nhiệt mạnh mẽ trước thông tin “siêu bom tấn” Vinhomes Global Gate sắp ra mắt chính thức. Trên nhiều diễn đàn, hình ảnh rò rỉ cho thấy sự kiện ra quân dự án này được chủ đầu tư tổ chức vào ngày 6/9 tại Đại học VinUni.

    [​IMG]
    Vinhomes Global Gate đang rục rịch ra mắt chính thức
    Anh Bùi Thanh Liêm, một tư vấn BĐS tại Hà Nội, cho biết đây là dự án được mong chờ nhất năm 2024 không chỉ của riêng Thủ đô mà của cả thị trường. Bởi thế, không khó lý giải khi càng gần đến “giờ G”, không khí càng sôi sục.

    “Từ vài tháng trước chúng tôi đã liên tục tiếp nhận các cuộc gọi của khách hàng, nhà đầu tư quan tâm đến dự án. Lượng quan tâm tăng vọt sau khi Vingroup khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia vào ngày 30/8. Rất nhiều nhà đầu tư cho biết đã chuẩn bị sẵn dòng tiền từ lâu, như đạn đã lên nòng, chỉ chờ có hiệu lệnh là xung trận. Công ty tôi cũng đã tuyển thêm hơn 20 nhân sự để sẵn sàng cho chiến dịch lớn nhất trong nhiều năm qua”, anh Liêm tiết lộ.

    [​IMG]
    Sự kiện khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh vào ngày 30/8 càng khiến thị trường BĐS Thủ đô tăng nhiệt
    Thời điểm Vinhomes Global Gate dự kiến ra mắt cũng là giai đoạn sôi động nhất năm của thị trường BĐS. Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, tính chung cả 7 tháng đầu năm 2024, mức độ quan tâm tới nhà đất và lượng tin đăng tăng lần lượt 26% và 6% so với cùng kỳ 2023.

    Dựa trên đà phục hồi mạnh mẽ của “lực cầu”, Hội Môi giới BĐS Việt Nam dự báo, lượng giao dịch trong những tháng cuối năm sẽ tăng khoảng 20%. Tỷ lệ chốt đơn thành công sẽ được thúc đẩy bởi cả khách hàng đang tìm kiếm nơi an cư đẳng cấp lẫn những nhà đầu tư có sẵn dòng tiền muốn tìm bến đỗ giàu tiềm năng. Cả 2 nhóm này đều đang hướng tới các dự án quy mô lớn của chủ đầu tư uy tín - nơi tập trung các giỏ hàng dồi dào về số lượng và vượt trội về triển vọng sinh lời.

    “Quý II vừa qua, giá biệt thự tại Hà Nội tăng 9%, shophouse tăng 3%. Sức bật từ nay tới cuối năm dự báo sẽ còn mạnh hơn nữa, nhất là khi giỏ hàng được mong đợi nhất là Vinhomes Global Gate chính thức ra mắt”, ông Hoàng Văn Phát, một nhà đầu tư lâu năm, phân tích.

    [​IMG]
    Giới đầu tư đang hướng về các dự án lớn của chủ đầu tư uy tín
    Giãi mã “ngòi nổ” Vinhomes Global Gate

    Hội tụ đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa hiếm có, Vinhomes Global Gate chính là nhân tố tạo “sóng lớn” cho thị trường Hà Nội nói riêng và cả miền Bắc nói chung.

    Giới chuyên gia phân tích, yếu tố thiên thời chính là ở việc dự án ra mắt đúng thời điểm vàng nhiều năm nay mới có một lần. Đầu tiên phải kể tới bộ ba chính sách mới gồm Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở bắt đầu có độ ngấm trong thực tế, hướng thị trường đi vào quỹ đạo phát triển lành mạnh, bền vững. Đặc biệt, với các quy định mới, các dự án sở hữu quỹ đất dồi dào với pháp lý đầy đủ càng được coi là hàng hiếm.

    [​IMG]
    Cây cầu chục nghìn tỷ Tứ Liên dự kiến được khởi công ngay trong năm 2024, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Vinhomes Global Gate đến trung tâm Hà Nội chỉ còn 5 phút
    Yếu tố thiên thời còn đến từ việc thời điểm Vinhomes Global Gate chuẩn bị ra mắt cũng trùng với cột mốc hàng loạt quy hoạch trọng điểm đi vào thực thi hoặc đang ở giai đoạn nước rút. Đó là lộ trình đưa Đông Anh lên quận và xa hơn nữa là trở thành hạt nhân của đô thị theo mô hình “thành phố trong thành phố”.

    Thúc đẩy cho tiến trình này, cây cầu chục nghìn tỷ Tứ Liên dự kiến được khởi công ngay trong năm 2024 sẽ kết nối Đông Anh với Tây Hồ và toàn bộ khu vực nội đô lịch sử. Cầu Tứ Liên sau khi chính thức thông xe sẽ giúp rút ngắn khoảng cách từ dự án tới trung tâm Hà Nội chỉ còn 5 phút di chuyển. Bên cạnh đó, đường vành đai 4 đang được thực hiện; 14,9 km đường vành đai 3 qua Đông Anh cũng sẽ khởi công vào năm sau...

    [​IMG]
    Vị trí kim cương nơi vùng đất địa linh Cổ Loa, kế bên nội đô lịch sử và ngay cửa ngõ ra thế giới của Hà Nội và cả miền Bắc mang đến cho Vinhomes Global Gate lợi thế siêu kết nối
    Cùng với thiên thời, Vinhomes Global Gate lọt vào “mắt xanh” của giới đầu tư còn bởi yếu tố địa lợi hiếm có khi dự án nằm giữa khu vực có hạ tầng giao thông hoàn thiện, hiện đại bậc nhất Thủ đô. Đó là các cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống như Nhật Tân, Thăng Long, Đông Trù cùng mạng lưới các tuyến đường bộ dày đặc, như các cao tốc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), Hà Nội - Thái Nguyên (quốc lộ 3), quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và Hoàng Sa, đường 23B, quốc lộ 23A... Dự án cũng kế cận tuyến metro tương lai kết nối Đông Anh với các địa điểm khác trong toàn thành phố. Đặc biệt, với chỉ 15 phút là chạm tới cửa ngõ quốc tế - Sân bay Nội Bài, Vinhomes Global Gate có khả năng siêu kết nối đi muôn nơi và đây luôn là “đòn bẩy” bền vững cho đà tăng giá BĐS trong dài hạn.

    [​IMG]
    Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia kéo giới đầu tư đổ về Vinhomes Global Gate
    Vinhomes Global Gate cũng là “mảnh đất kim cương” hội tụ dòng tiền, được các nhà đầu tư săn đón để phát triển các dự án mở rộng kinh doanh, thương mại. Bởi trong lòng đại đô thị này sẽ có sự hiện diện của Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia vừa được khởi công xây dựng. Công trình quy mô 90ha - thuộc top 10 thế giới, bao gồm cả khách sạn quốc tế 5 sao và khu văn phòng, sẽ là nơi diễn ra các sự kiện tầm cỡ khu vực và quốc tế, quy tụ giới doanh nghiệp, du khách năm châu, đặt nền móng cho “nền kinh tế EXPO” tỷ USD, và mở ra ngàn vạn cơ hội phát triển hàng loạt ngành kinh tế mũi nhọn.

    Sở hữu hàng loạt lợi thế hiếm có khó tìm, lại tọa lạc ở vùng đất địa linh phong thủy ngàn đời - Cổ Loa, không khó lý giải vì sao Vinhomes Global Gate dù chưa ra mắt cũng đã khiến thị trường sục sôi. Những yếu tố thiên thời và địa lợi sẽ tạo ra nhân hòa - là niềm tin, động lực thúc đẩy nhà đầu tư, khách hàng tăng cường xuống tiền, nắm bắt cơ hội vàng ngay khi dự án chính thức ra mắt.

    Đức Anh
  5. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.385
    Ngoài Vinhome ra còn Doanh nghiệp nào đất ở khu này nhiều không các cụ ~o)
  6. ninhngoc

    ninhngoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    4.209
    Có vẻ các quỹ bắt đầu mua ròng trên ttck Thái lan, Indo...
    NiemTinBatDiet thích bài này.

Chia sẻ trang này