FLC: Hành trình về đỉnh mới + Tin BAMBOO (Sếp Quyết - anh Còi)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Purple79, 14/10/2021.

3158 người đang online, trong đó có 242 thành viên. 07:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 132269 lượt đọc và 635 bài trả lời
  1. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Nhu cầu bất động sản nghỉ dưỡng tăng gấp đôi trong 5 năm tới
    Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến năm 2025, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng số lượng bất động sản nghỉ dưỡng cần tăng gấp đôi so với hiện nay.
    Chia sẻ tại Tọa đàm bất động sản với chủ đề "Tín hiệu phục hồi" thuộc chuỗi "Du lịch biển hồi sinh - Bất động sản nghỉ dưỡng đón sóng" do Dân trí tổ chức ngày 21/10, ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - cho biết, Covid-19 đã tác động nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam.

    Doanh nghiệp ngành du lịch xoay xỏa ra sao trong Covid-19?

    5 năm trước (giai đoạn 2015-2019), du lịch Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng hàng đầu tại khu vực và thế giới, với doanh thu và số khách tăng trung bình 20%/năm, có năm lên đến 25%. Riêng trong năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 18 triệu lượt, cùng với đó là hơn 90 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch trên 700.000 tỷ đồng.

    Nhưng đà tăng trưởng này đã giảm mạnh từ năm 2020 - khi Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy trong cả năm 2020, Việt Nam chỉ đón khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế và 56 triệu lượt khách nội địa, giảm gần 80% so với năm 2019. Doanh thu du lịch trong năm 2020 còn 312.000 tỷ đồng, thấp hơn 59% so với năm trước. Bước sang 9 tháng đầu năm nay, con số này tiếp tục mất thêm 42% so với cùng kỳ, chỉ còn 137.000 tỷ đồng.

    Khoảng 30% doanh nghiệp trong ngành du lịch phải đóng cửa, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Riêng trong đợt bùng dịch lần thứ tư vào đầu tháng 5 đến nay, có đến 90% doanh nghiệp phải dừng hoạt động. Chỉ một số ít doanh nghiệp lớn có thể tồn tại, nhờ vào dự trữ tài chính của những năm trước đó.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đánh giá, dịch bệnh chỉ mang tính ngắn hạn. Hiện tại, ngành du lịch trong nước đã nhìn thấy "ánh sáng cuối đường hầm". Đó là khi tỷ lệ phủ vacccine trên thế giới ngày càng cao và Việt Nam cũng đang từng bước hướng tới miễn dịch cộng đồng. Mới đây, Chính phủ đã cho phép thí điểm "hộ chiếu vaccine" ở một số địa phương và nhiều nơi đã lên phương án đón khách nội địa trở lại.

    Với diễn biến như hiện tại, ông Thọ kỳ vọng ngành du lịch có thể kịp đón các đợt cao điểm cuối năm như Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán... và mở cửa đón khách quốc tế từ đầu năm 2022.

    "Khi chúng ta đã an toàn và mạnh dạn đón khách quốc tế, ngành du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ trở lại và có những bước tiến cao hơn trước rất nhiều. Đó là hy vọng của ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực chúng tôi", ông Thọ cho biết.

    Du lịch nhiều tiềm năng, bất động sản nghỉ dưỡng có cơ hội

    Theo Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, du lịch Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Mục tiêu đến năm 2025, cả nước đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, vươn lên top 3 quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới. Ngành du lịch đóng góp trực tiếp 12-14% GDP.

    Theo mục tiêu này, ông Thọ ước tính số lượng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng phải tăng gấp đôi so với hiện tại mới đủ nhu cầu phục vụ lượng du khách tăng vọt.

    "Cái này mới chỉ tính toán đơn giản về số lượng. Nếu chúng ta có thể cải thiện dịch vụ và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, chẳng hạn từ mức 3-4 ngày lên 8-10 ngày, nhu cầu về bất động sản nghỉ dưỡng sẽ phải tăng gấp 3-4 lần mới đủ đáp ứng", ông Thọ phân tích.

    Đồng tình với quan điểm này, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam - cho rằng Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về phát triển du lịch, đặc biệt là đường bờ biển dài 3.200 km với nhiều bãi biển đẹp không thua kém các nước trên thế giới. Nếu phát triển tốt, ông đánh giá đóng góp của GDP vào du lịch sẽ còn cao hơn mục tiêu này.

    Tuy nhiên, ông Khương nhận thấy sản phẩm du lịch Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, chưa liên kết thành chuỗi giá trị đủ sức hút. Du khách thường đến lưu trú ở một khu nghỉ dưỡng (resort) rồi ra ngoài tham quan, ăn uống, giải trí... Tỷ lệ khách quay trở lại với một resort rất thấp.

    Theo ông, các doanh nghiệp phải có những sản phẩm nghỉ dưỡng tốt, chứ không thuần túy là chỗ này mới mở người ta đến xong rồi không bao giờ trở lại nữa. Việt Nam có 63 tỉnh thành, trong đó hơn 50 tỉnh có bờ biển, khách quốc tế đi hết những chỗ đó rồi không đến nữa. Đây là câu chuyện mà ngành du lịch nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng phải vượt qua được, bởi chi phí marketing để có một khách mới cao hơn so với giữ một khách cũ.

    [​IMG]


    Trên góc độ đầu tư, ông Sử Ngọc Khương cho rằng các nhà đầu tư vẫn giữ cái nhìn khá thận trọng và đang chờ những dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn của thị trường. Tuy nhiên, ông cho rằng giai đoạn hiện tại là thời cơ cho các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đã có sẵn quỹ đất bắt tay vào phát triển dự án. Bởi một dự án nghỉ dưỡng thông thường phải mất 6 tháng đến một năm mới có giỏ hàng ra thị trường và ít nhất đến năm 2022 mới có thể đi vào vận hành. Đây được cho là "điểm rơi" của thị trường, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và việc bao phủ vắc xin đạt tỷ lệ cao.

    "Tôi nghĩ đây là cơ hội rất tốt cho những nhà đầu tư cá nhân sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý, bởi vì bạn sẽ mất 1-2 năm để chờ thị trường du lịch phục hồi hoàn toàn. Với thị trường mua đi bán lại, giai đoạn này cũng phù hợp để những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh có thể mua được những sản phẩm mà trước đây không thể mua được. Bởi trong bối cảnh bình thường, rất ít nhà đầu tư muốn bán hoặc chuyển nhượng bất động sản nghỉ dưỡng", đại diện Savills đánh giá.

    Mặt bằng giá được dự báo có thể điều chỉnh giảm, do tỷ suất sinh lợi của sản phẩm đang bị ảnh hưởng. Người mua sẽ có nhiều lợi thế hơn trong thương lượng giá trong bối cảnh có nhiều người có nhu cầu bán, chuyển nhượng lại tài sản trước áp lực tài chính, thị trường.

    Ông Khương cũng khuyến cáo bất động sản nghỉ dưỡng là khoảng đầu tư trung - dài hạn, với chu kỳ hoàn vốn của một khách sạn hoặc resort thường rơi vào 8-10 năm thay vì 3-5 năm của bất động sản nhà ở. Do đó nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị cho những rủi ro có thể xảy ra trong suốt chu kỳ 8-10 năm đó và không nên sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn.

    Bên cạnh đó, nhà đầu tư cá nhân nên xem xét kỹ yếu tố pháp lý dự án, xác định mình có được quyền sở hữu tài sản trên đất (được cấp sổ hồng) hay chỉ là hợp đồng góp vốn có thời hạn với chủ đầu tư. Ngoài ra, người mua cũng cần tính toán kỹ về vị trí và khả năng sinh lời của dự án trong tương lai trước khi quyết định "xuống tiền".
  2. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    FLC sắp chào bán 497 triệu cổ phiếu, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cần chi bao nhiêu tiền để mua vào?
    Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đang nắm giữ hơn 215,4 triệu cổ phiếu FLC và sẽ có quyền mua thêm gần 151 triệu cổ phiếu phát hành thêm.

    [​IMG]

    Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.

    Tập đoàn FLC đang có kế hoạch chào bán 497 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 70%, tức là cổ đông nắm giữ 10 đơn vị FLC sẽ được quyền mua 7 cổ phiếu mới.

    Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của FLC sẽ tăng từ 7.100 tỷ đồng hiện nay lên 12.070 tỷ đồng. Giá chào bán là 10.000 đồng/cp, tức là tập đoàn có thể thu về khoảng 4.970 tỷ đồng.

    Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 215,44 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của Tập đoàn. Trong đợt phát hành sắp tới ông Quyết sẽ được quyền mua thêm 151 triệu đơn vị.

    Với mức giá phát hành 10.000 đồng, Chủ tịch Tập đoàn FLC sẽ cần chi 1.510 tỷ đồng để thực hiện hết quyền mua.

    Kết phiên hôm nay 22/10, cổ phiếu FLC dừng ở mức giá 11.800 đồng/cp, tương ứng với vốn hóa gần 8.400 tỷ đồng.

    Khối cổ phiếu FLC mà ông Quyết đang sở hữu có giá trị thị trường hơn 2.500 tỷ. Thù lao mà ông Quyết nhận được trong vai trò Chủ tịch HĐQT của FLC là 10 triệu đồng mỗi tháng.

    Lần gần đây nhất ông Quyết giao dịch cổ phiếu FLC là vào tháng 2-3 năm nay khi ông mua thêm 15 triệu đơn vị theo phương thức khớp lệnh. Mức giá khi đó chỉ khoảng 6.500 đồng/cp.

    Từ 2008 đến nay, Tập đoàn FLC đã 10 lần tăng vốn thông qua trả cổ tức cũng như phát hành riêng lẻ và chào bán cho cổ đông hiện hữu. Lần gần đây nhất là vào năm 2018 khi tập đoàn trả cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 4%.

    [​IMG]
    Nếu được thực hiện thành công, kế hoạch chào bán 497 triệu cổ phiếu năm 2021 sẽ là đợt tăng vốn quy mô lớn nhất lịch sử Tập đoàn FLC. Số cổ phiếu lưu hành sẽ vượt mốc 1 tỷ.

    Purple79 đã loan bài này
  3. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động bên lề hướng tới dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Tập đoàn FLC, chiều ngày 22/10, FLC Quy Nhơn Beach and Golf Resort phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Định tổ chức ‘Diễn đàn liên kết giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Định về liên kết phát triển du lịch trong điều kiện an toàn thích ứng với dịch Covid-19’.
    Tham gia chương trình có Bà Phan Thị Thắng - UV Ban thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, Ông Nguyễn Tuấn Thanh - UV Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định, Bà Nguyễn Ngọc Hoa - Tổng Giám đốc FLC Digicom, Bà Nguyễn Phúc Ngân - Phó Tổng giám đốc thường trực FLC Hotels & Resorts cùng đại diện 50 doanh nghiệp du lịch Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.
    Tại buổi làm việc lần này, đại diện lãnh đạo 2 địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 và cung cấp các thông tin giới thiệu, quảng bá du lịch Bình Định, TP. Hồ Chí Minh. Qua đó, báo cáo đánh giá công tác phối hợp giữa hai địa phương trong thời gian qua và đề xuất nội dung phối hợp trong thời gian tới.
    Buổi làm việc chiều nay của UBND tỉnh Bình Định với đại diện lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP. Hồ Chí Minh tại FLC Quy Nhơn.
    Diễn đàn thuộc khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Tập đoàn FLC: 25/10/2001 - 25/10/2021.

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  4. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    [​IMG]
    “Người ta cứ sợ bay thẳng là lỗ nên vẫn lưỡng lự, Bamboo Airways thì khác”,

    Ông Đặng Tất Thắng (CEO Bamboo Airways) đã nói như vậy trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, để giải đáp một số hoài nghi liên quan đến đường bay thẳng Việt - Mỹ.
    “Giấc mơ bay thẳng Mỹ” là điều người Việt ấp ủ suốt hơn 20 năm qua. Nhưng khi nó được Bamboo Airways (hãng bay non trẻ nhất Việt Nam) tuyên bố sẽ thực hiện thì nhiều người lại nghi ngờ. Có thông tin cho rằng, chưa hãng bay nào trong nước được cấp đủ giấy phép để khai thác thương mại đường bay thẳng Việt - Mỹ. Anh sẽ nói gì về những thông tin như vậy?

    CEO Đặng Tất Thắng: Tất cả hãng hàng không Việt Nam đều ấp ủ kế hoạch bay thẳng Việt – Mỹ. Có hãng chuẩn bị hàng chục năm, nhưng đến giờ vẫn chưa làm được. Có thể vì nhiều lý do. Nhưng một phần quan trọng, người ta cứ sợ bay thẳng là lỗ nên vẫn lưỡng lự, không định triển khai.

    Bamboo Airways thì khác. Ngay từ ngày đầu thành lập, chúng tôi đặt mục tiêu phải là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam bay thẳng đến Mỹ.

    Chuyến bay kiểm chứng vừa qua là điều kiện để các nhà chức trách Mỹ đánh giá xem: liệu Bamboo Airways có đủ năng lực khai thác chuyến bay thẳng thương mại thường lệ hay không.
    Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ định chúng tôi là hãng hàng không bay thẳng thương mại thường lệ giữa hai nước Việt – Mỹ. Bộ Ngoại giao nước ta cũng đã gửi công hàm tới Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam về việc này.

    Hiện, chúng tôi đang chờ sự thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và Mỹ về việc thông hành hộ chiếu vắc-xin, quy định việc nhập cảnh giữa công dân hai nước.

    Theo kế hoạch, cuối năm nay, chúng tôi sẽ triển khai chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên tới Mỹ, và cố gắng bay từ Hà Nội, Sài Gòn tới San Francisco với tần suất 5 chuyến/ tuần.
    Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: bay thẳng Việt – Mỹ có thể làm các hãng hàng không lỗ tới 100 triệu USD/ năm. Càng bay nhiều, doanh nghiệp lỗ càng nặng, thậm chí có thể đi tới chỗ phá sản. Anh nghĩ sao về những ý kiến đó?

    CEO Đặng Tất Thắng: Khi chúng tôi đề cập chuyện bay thẳng Mỹ, rất nhiều người nói Bamboo Airways thật “điên rồ”. Họ cho rằng: nếu chúng tôi cứ cố mở đường bay này thì có thể sẽ phải phá sản, bởi vì nó cực kỳ tốn kém.

    Không chỉ người Việt mới nghi ngờ, các đối tác lớn trên thế giới cũng không tin. Ngay cả TSA – Cục an ninh nội địa Mỹ (đơn vị cuối cùng phê chuẩn cho phép các chuyến bay vào nước họ) cũng đặt ra câu hỏi tương tự.

    Họ hỏi tôi: Người Việt đã có rất nhiều lựa chọn để bay nối chuyến tới Mỹ thì vì sao các bạn lại cứ tha thiết muốn bay thẳng đến như thế? Liệu Bamboo Airways đã tính toán đến những khó khăn, khả năng thua lỗ trên đường bay này hay chưa?

    Thực tế, đường bay đến Mỹ đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Chúng ta có thể đến Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… để nối chuyến. Một số hãng bay của Nhật thậm chí còn có chương trình dành riêng cho khách hàng từ Việt Nam. Giá vé của họ rẻ kinh khủng.

    Nhưng tôi đã nói với các nhà chức trách Mỹ: khi mở đường bay này, chúng tôi mang tâm thế của người đi tiên phong.

    Người Việt muốn tới Mỹ đang phải bay vòng qua một nước thứ ba. Hành trình của họ rất dài, vất vả. Việc ngồi trên chiếc máy bay nước ngoài cũng khiến họ cảm thấy xa lạ. Nếu Bamboo Airways có thể bay thẳng thì tôi tin, việc di chuyển giữa hai nước sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Chỉ sau 13 tiếng ngồi trên chiếc máy bay của Việt Nam là họ đã tới Mỹ.

    Còn về chuyện lỗ hay lãi thì tôi nghĩ, nếu sợ lỗ, FLC đã không mở ra Bamboo Airways. Và nếu Bamboo sợ thất bại, chúng tôi cũng sẽ không đầu tư mở đường bay thẳng tới Mỹ để làm gì.

    Trước kia, khi chúng tôi muốn khai thác dòng máy bay thân rộng, các đối tác cho thuê/mua máy bay lớn trên thế giới cũng lắc đầu lo lắng. Trên thế giới, chẳng có hãng bay nào chỉ sau 1 năm cất cánh đã muốn khai thác dòng máy bay thân rộng. Nhưng thực tế, Bamboo Airways đã làm được điều đó.

    Về chuyện bay thẳng Mỹ, khi chúng tôi tuyên bố từ gần 2 năm trước thì nhiều người đã cười. Bây giờ, chúng tôi làm được rồi đấy thôi. Mặc dù vẫn còn có hoài nghi, nhưng tôi nghĩ đó cũng là động lực để chúng tôi cố gắng chứng minh nhiều hơn nữa.
    Hai hãng bay của Mỹ với tiềm lực tài chính mạnh cũng đã phải rút khỏi đường bay thẳng Việt – Mỹ. Anh có chắc: Bamboo Airways sẽ không lỗ?

    CEO Đặng Tất Thắng: Khoảng 10 năm trước, khi United Airlines và Delta Air Lines (hai hãng bay của Mỹ) mở đường tới Việt Nam thì họ vẫn mang tâm thế của người đi thăm dò thị trường. Thời điểm lúc đó rất không phù hợp nên chuyện họ rút lui nhanh chóng cũng là điều tất yếu.

    Hiện nay, Việt Nam đang là nền kinh tế có sức tăng trưởng hàng đầu ở châu Á. Quan hệ Việt - Mỹ cũng tiếp tục có những bước phát triển ấn tượng. Lưu lượng đi lại song phương hiện đạt xấp xỉ 800.000 lượt khách/năm, tăng mạnh so với giai đoạn 2007 khi các hãng bay của Mỹ bay nối chuyến. Chúng tôi tính toán sơ bộ, với số lượng người Việt tại Mỹ ngày càng đông, cũng như nhu cầu của người trong nước thì đường bay thẳng sẽ có nhiều cơ hội.

    Bên cạnh đó, Bamboo Airways cũng đã vạch ra nhiều kế hoạch riêng, ví dụ:

    Thứ nhất, khi nói đến hàng không, chúng ta sẽ phải tính toán tổng thể mạng lưới bay, chứ không thể chỉ nhìn riêng vào chuyện lỗ - lãi trên một đường bay. Với mạng lưới rộng (60 đường bay nội và tương lai 30 đường bay quốc tế), chúng tôi sẽ đảm bảo có hiệu quả ở tất cả các đường bay bằng cách bù đắp chi phí cho nhau.

    Thứ hai, chúng tôi sẽ chở hàng trên đường bay thẳng Việt – Mỹ. Hiện nay, Bamboo đang là đối tác chở hàng lớn nhất của Samsung với tần suất 1 chuyến/ ngày để kết nối giữa Hà Nội – Seoul.

    Nếu bài toán này áp dụng thành công với đường bay Việt - Mỹ thì tính toán sơ bộ, chúng tôi sẽ đủ để bù đắp chi phí.

    Thứ ba, điểm then chốt khi bay Mỹ là phải bay thẳng. Nếu bay vòng, các hãng bay Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh với các hãng nước ngoài. Vướng mắc hiện nay là chưa có dòng máy bay nào đáp ứng vừa bay thẳng mà vẫn kín chỗ trong mùa Đông.

    Chúng tôi đã tính toán được phương án hợp lý là bay sang San Francisco bằng máy bay Boeing 787. Sau chuyến bay kiểm chứng, chúng tôi đã chạy mô hình, tính toán chính xác số xăng bơm trên chặng bay, từ đó tính được chi phí thương mại của chuyến bay và chắc chắn đây sẽ là đường bay có hiệu quả.

    Nhưng nếu đã phải tính toán đến chuyện dùng những đường bay khác hoặc việc chở hàng để bù đắp chi phí thì liệu rằng, ngay từ đầu đường bay thẳng Việt – Mỹ có phải là một cách quảng bá của Bamboo Airways?

    CEO Đặng Tất Thắng: Nếu bạn đứng vào vị trí của tôi và trải qua cảm giác nhìn máy bay của Việt Nam từ lúc còn là chấm nhỏ trên bầu trời, cho đến lúc hiện rõ và từ từ đáp xuống, lăn vào vị trí ở sân bay Mỹ, với hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay thì bạn sẽ hiểu được cảm giác tự hào như thế nào. Khoảnh khắc đó, tôi đã nhắn tin cho anh Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Bamboo Airways), nói rằng cảm giác như tôi vừa đón chào một đứa con mới ra đời.

    Với người Mỹ thì tôi tin, khi họ nhìn thấy chiếc máy bay có quốc kỳ của Việt Nam… đó hoàn toàn là sự quảng bá không chỉ cho riêng chúng tôi, mà còn cho cả đất nước Việt Nam. Bởi vì một đất nước có một đường bay thẳng tới Mỹ thì câu chuyện đi ra thế giới chắc chắn sẽ rất khác.
    Bamboo Airways với bề dày chỉ hơn 2 năm cất cánh ở Việt Nam đã làm gì để thuyết phục được giới chức trách Mỹ cấp phép, trong khi đây vốn là một thị trường có yêu cầu khắt khe nhất thế giới?

    CEO Đặng Tất Thắng: Hoa Kỳ khi đánh giá một hãng bay sẽ dựa trên rất nhiều tiêu chí. Ví dụ, Bamboo đã có IOSA là chứng chỉ lớn về an toàn rồi, nhưng giới chức Mỹ vẫn kiểm tra rất kỹ về tỷ lệ khai thác chuyến bay an toàn, tỷ lệ bay đúng giờ, kiểm tra về tổ chức, cơ cấu hãng hàng không... để xem việc giám sát an toàn bay được triển khai thế nào, có đáp ứng tiêu chuẩn Mỹ hay châu Âu hay không?

    Họ cũng trực tiếp xem xét từ điều kiện sân bay Việt Nam, năng lực của Cục hàng không, đến hãng bay, đội bay… Cơ quan TSA còn có buổi phỏng vấn tổng thể đối với chúng tôi kể từ cấp lãnh đạo cho đến các phi công, tiếp viên…

    Nhưng tôi nghĩ, tất cả mọi thứ phía Mỹ làm đều rất bài bản và tuân theo quy trình. Chỉ cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, họ chắc chắn sẽ thông qua.

    Thách thức nằm ở chỗ, dẫu sao thì Bamboo Airways vẫn là đại diện của hãng hàng không tự nhân, và là hãng bay trẻ đang phải cạnh tranh với các hãng khác. Chúng tôi phải luôn nỗ lực chứng minh với tất cả mọi người là chúng tôi có thể làm được.
    Chuyện chứng minh năng lực đó có gì đáng nhớ không, thưa anh?

    CEO Đặng Tất Thắng: Sau khi Bamboo Airways được cấp chứng chỉ bay vào năm 2019, Cục trưởng cục Hàng không đã nói: Nhờ có Bamboo Airways mà các tiêu chuẩn đánh giá của Cục cũng được nâng cấp lên.

    Thời điểm đó, Cục hàng không đang làm thủ tục nhận chứng chỉ CAT-1. Phải có chứng chỉ này, các hãng hàng không Việt Nam mới có thể đăng ký chuyến bay thẳng tới Mỹ. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan từng đạt tiêu chuẩn này, nhưng hiện nay đã tụt xuống CAT-2 và họ không đủ điều kiện cho các hãng hàng không bay thẳng Mỹ.

    Khi Bamboo Airway bắt đầu làm chứng chỉ bay AOC với Cục hàng không thì Cục lại đang làm chứng chỉ CAT-1. Thành ra, chứng chỉ của chúng tôi phải chạy theo tiêu chuẩn mới của Mỹ. Trước đây, chưa có hãng hàng không nào trong nước làm chứng chỉ AOC chuẩn chỉ như Bamboo Airways.

    Câu nói của Cục trưởng Cục Hàng không làm tôi tin rằng, một trong những thành công lớn của chúng tôi chính là đã chứng minh được với lãnh đạo về năng lực, sức cạnh tranh không chỉ ở trong nước, mà còn vươn ra tầm khu vực.
    2 năm qua, đại dịch khiến ngành hàng không tê liệt, những chiếc máy bay đáng lẽ phải sải cánh trên bầu trời thì hầu như chỉ nằm im dưới mặt đất. Vậy nhưng, Bamboo Airways vẫn báo lãi “khủng” 400 tỷ đồng (năm 2020). Anh có thể giải thích rõ hơn về điều này?

    CEO Đặng Tất Thắng: 2020 là một năm rất khó khăn. Nhưng những gì mọi người nhìn thấy về cảnh máy bay nằm đắp chiếu ở sân bay sẽ không phải là tất cả. Trong nguy nan, chúng tôi vẫn tìm thấy nhiều cơ hội mới.

    Thứ nhất, Bamboo đã dừng đường bay quốc tế từ rất sớm để tập trung vào nội địa. Chúng tôi mở thêm nhiều đường bay ngách như: bay thẳng tới Côn Đảo, Cà Mau và tới đây là Điện Biên. Trải qua từng đợt Covid-19, thị trường nội địa luôn chứng minh sức bật mạnh mẽ sau dịch và là “cứu cánh” của hàng không.
    Chúng tôi khai thác dòng máy bay Embraer động cơ phản lực, có thể bay đến các sân bay nhỏ, với số ghế vừa phải, đảm bảo full chỗ nhưng giá vé rất cạnh tranh.

    Thứ hai, tăng trưởng của Bamboo vẫn có cả tăng trưởng tài chính. Nhưng tôi khẳng định: doanh thu bay vẫn là quan trọng nhất.

    Thứ ba, Bamboo tổ chức rất nhiều chuyến bay giải cứu cho các tỉnh, phối hợp với các bệnh viện chở các chuyến bay nhân đạo, và phối hợp với Bộ ngoại giao để đưa công dân Việt về nước.

    Thứ tư, chúng tôi tổ chức các chuyến bay chở hàng với tần suất 4 chuyến bay đi Nhật/ tuần và 7 chuyến/ tuần đi Hàn...

    Thứ 5 là tiết kiệm, quản lý chi phí thật chặt. Về phần doanh thu thì cố tận dụng các nguồn thu chính đáng vì bất cứ nguồn thu nào cũng đều rất quý báu.

    Tất nhiên, Bamboo có lợi thế là “con cưng” của tập đoàn FLC và được ưu ái nhiều cả về tài chính lẫn nhân sự. Thời gian này, FLC đang đẩy mạnh tái cơ cấu. Nhưng những dự án nào cần thiết cho Bamboo thì FLC sẽ không tiếc.
    Vậy bức tranh của Bamboo Airways năm 2021 sẽ là như thế nào?

    CEO Đặng Tất Thắng: 2021 sẽ là một năm khó khăn hơn 2020 rất nhiều. Hai tháng vừa qua, toàn bộ mạng lưới bay các hãng hàng không ở Việt Nam đều “đắp chiếu”.

    Nhưng cũng trong chuyến công tác tới Mỹ, tôi thấy thị trường bay nội địa của họ đã khôi phục được khoảng 90%. Điều đó cho thấy nền kinh tế Mỹ đang hồi phục rất tốt. Giao thông là huyết mạch của kinh tế nên việc chậm khôi phục hàng không có thể gây thiệt hại lớn. Cá nhân tôi và Bamboo Airways đều rất hy vọng, Việt Nam cũng sẽ đạt được sự phục hồi giống như Mỹ vào các tháng cuối năm.

    Trong 2 năm đương đầu với đại dịch, anh đã làm việc với tâm thái ra sao?

    CEO Đặng Tất Thắng: Khi công việc nhiều lên hoặc gặp khó khăn thì áp lực là điều khó tránh. Ai cũng sẽ có lúc bị stress, nhưng điều quan trọng là phải tìm cách giải tỏa và luôn suy nghĩ thật tích cực.

    Khi gặp khó khăn, có nhiều doanh nghiệp đã chọn cách kêu khóc. Nhưng chúng tôi sẽ luôn chọn cách tự cứu lấy mình bằng các giải pháp, biện pháp cụ thể. Bởi vì dù có đi kêu khóc thì sao? Chẳng những không giải quyết được gì, mà chuyện đó có thể còn khiến người ta xem thường mình nhiều hơn.

    Nếu coi khó khăn giống như những nút thắt và cố gắng tìm cách tháo gỡ thì dần dần, khó khăn nào cũng qua!
    [​IMG]
    UmiHYMoneyincome2020 thích bài này.
    Moneyincome2020 đã loan bài này
  5. Hungtb268

    Hungtb268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2020
    Đã được thích:
    305.615
    Bác chủ chịu khó up tin tức về FLC nhỉ :))
    Mỗi tội tin có tốt đến mấy, mà chưa được thời, chưa ra game thì cũng chỉ ngồi chơi, sw thui :))
    Ruby8888 thích bài này.
  6. khigiacodoc

    khigiacodoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Đã được thích:
    37.735
    FLC đợi chờ là hi vọng
  7. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    [​IMG] Nối dài dải xanh bát ngát khắp miền Tổ Quốc; ngày 21/10, chiến dịch 'Những màu xanh 20' tiếp tục phủ màu cây mới tới FLC Vĩnh Phúc. Tham gia buổi trồng cây sáng nay, có Chị Nguyễn Thị Chải - EAM cùng toàn thể anh chị em CBNV Dự án và quần thể.
    [​IMG] Với mục tiêu trồng mới 20.000 cây xanh tại tất cả các dự án, quần thể FLC trên toàn quốc, dự án 'Những màu xanh 20' là hoạt động thiết thực và ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Tập đoàn FLC. Chiến dịch xanh lần này không chỉ thể hiện sứ mệnh cùng tầm nhìn của Tập đoàn FLC trên hành trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, mà còn là hoạt động gắn kết tinh thần của người FLC cùng hướng về sinh nhật tuổi 20 của Người bạn lớn.
    [​IMG] Xin được gửi tới Ban Lãnh đạo cũng các Anh/Chị những hình ảnh đầy màu xanh từ hoạt động trồng cây hôm nay tại FLC Vĩnh Phúc.[​IMG] [​IMG] [​IMG]
  8. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
  9. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Những cảnh máy bay hạ cánh sân bay hàng ngày ngay sát mặt biển, có lẽ lãng mạn và ngoạn mục hiếm thấy trên thế giới, đang trở lại với Côn Đảo!

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  10. Purple79

    Purple79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2021
    Đã được thích:
    1.503
    Tập đoàn FLC: 20 năm “ngược gió” (P1)
    Tập đoàn FLC kỷ niệm 20 năm thành lập (năm 2001 – 2021) trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động tới nền kinh tế, đặt ra những thách thức, khó khăn cho nhiều lĩnh vực kinh doanh như du lịch nghỉ dưỡng, hàng không…

    [​IMG]
    “Rất nhiều người đặt câu hỏi: vậy tình hình FLC ra sao? Tôi có thể trả lời là FLC chịu ảnh hưởng lớn nhưng đến hiện tại vẫn kiểm soát rất tốt”, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC cho hay.

    Theo ông Quyết, cách thức để FLC vững vàng “vượt bão” Covid là kích hoạt tinh thần thời chiến trong quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi linh hoạt giữa hai chế độ ON (mở cửa) và OFF (giãn cách).

    “Chuẩn bị đầy đủ các phương án để tận dụng tối đa từng cơ hội. Được mở cửa 7 ngày, vài tuần, hay 1 tháng thì guồng máy FLC vẫn luôn sẵn sàng hoạt động. Giống như mưa thì vào trú mưa, tạnh mưa là phải tiếp tục đi ngay. Luôn giữ tinh thần sẵn sàng trở lại như vậy, bởi phía sau hàng ngàn nhân sự của chúng tôi còn là hàng chục ngàn người thân của họ”, ông Quyết nói.

    Sự sẵn sàng một cách quyết liệt của FLC được giải thích bởi nhiều nguyên nhân, nhưng một trong các nguyên nhân chính có lẽ xuất phát từ việc doanh nghiệp này hiếm khi để mình trở nên xa lạ với những chông gai của thị trường.

    Nhất quán và bền bỉ, FLC đã chọn cho mình một triết lý kinh doanh khác biệt trong suốt lịch sử 20 năm hình thành và phát triển: đó là sẵn sàng “đi ngược chiều gió” so với nhìn nhận chung của cộng đồng nếu cảm thấy đó là một cơ hội, sau đó là nỗ lực đến cùng để vượt thách thức và hiện thực hoá bằng được những cơ hội này.

    [​IMG]

    Lễ hội hoa được tổ chức tại FLC Sầm Sơn đầu tháng 4/2021, một trong những giải pháp kích cầu của FLC sau giãn cách
    “Khẩu vị” riêng của FLC

    Thời dựng nghiệp của FLC, ông Quyết và các cộng sự thành lập văn phòng luật sư SMIC vào đầu những năm 2000. Quyết định này được đánh giá là mạo hiểm vì thời điểm đó, việc tư vấn luật cho giới doanh nhân là vô cùng khó khăn.

    “Khi đó người làm kinh doanh không quá quan tâm đến vấn đề tư vấn pháp lý một cách chính thống. Họ thích sử dụng các mối quan hệ và nếu muốn tư vấn luật, họ sẽ tìm hiểu thông tin từ chính các đơn vị quản lý là cơ quan nhà nước”, ông Quyết cho hay. Nhưng những người sáng lập của FLC đã nhìn thấy cơ hội, khi nhiều Tập đoàn đứng trước nhu cầu chuyển đổi cấp bách để chuyên nghiệp hơn trong hoạt động quản lý, đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là kiểm soát và hạn chế các rủi ro pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh.

    Sự kiên định của những người sáng lập đã mang về trái ngọt khi SMIC trở thành một thương hiệu uy tín trên thị trường dịch vụ pháp lý. Sau 7 năm thành lập, SMIC nằm trong Top 10 hãng luật hàng đầu Việt Nam và cũng là hãng luật duy nhất được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen ở thời điểm đó.

    Bước chân vào lĩnh vực bất động sản, FLC tiếp tục theo đuổi khẩu vị riêng, và không ít lần đi ngược lại những làn sóng chung. Đơn cử, khi nhiều “ông lớn” bất động sản nghỉ dưỡng đổ xô về những “điểm nóng” nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, thì FLC chọn chiến lược “đánh bắt xa bờ” để trở thành nhà đầu tư tiên phong tại những điểm đến vô cùng đặc biệt.

    Đó là vùng đầm lầy tại Sầm Sơn, khu đồi khai thác than “thổ phỉ” của Quảng Ninh, cho đến vùng bán sa mạc gần như không người tại Quảng Bình, hay những đồi cát hoang sơ của Quy Nhơn… Điểm chung của tất cả những khu vực này là địa hình phức tạp, không dễ khai thác du lịch và sự rời bỏ của những nhà đầu tư “đến rồi lại đi” trước đó. Nhưng FLC đã đến, đã ở lại và đã thành công trên chính những vùng đất gai góc này.

    [​IMG]

    Những đồi cát cằn cỗi ven biển được phủ xanh sau một năm khởi công FLC Quy Nhơn
    Theo một lãnh đạo cấp cao của Thanh Hoá, dự án của FLC đã tác động lớn đến không gian cảnh quan, kiến thức, văn hoá du lịch và thậm chí là cả giá trị của Sầm Sơn. Sau khi FLC Sầm Sơn đi vào hoạt động, nhiều dự án bất động sản du lịch, khách sạn cao cấp, nhà hàng đã theo đó mọc lên, đưa Sầm Sơn trở thành một đại đô thị biển văn minh và hiện đại hơn, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch. Văn hoá du lịch cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.

    Tiếp đó, dự án FLC tại Quy Nhơn đã “biến những cồn cát ở Nhơn Hội đầy nắng gió trở thành một khu du lịch nghỉ dưỡng phủ sắc xanh cực kỳ cao cấp, một địa điểm giá trị”, theo TS. Trần Du Lịch.

    Đánh giá về vai trò tiên phong của dự án tại Bình Định, ông Nguyễn Thanh Tùng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định (2015 – 2020) cho biết “FLC như con sói đầu đàn kéo theo nhiều con sói khác, cho nên Bình Định trong vòng mấy năm phát triển rất nhanh, Quy Nhơn có rất nhiều sự khác biệt”.

    Sau thành công với các dự án nghỉ dưỡng, vài năm gần đây, FLC tiếp tục mở rộng chiến lược “đánh bắt xa bờ” bằng hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị và quần thể sinh thái tại những vùng đất mới như quần thể du lịch FLC Hà Giang, quần thể du lịch FLC Gia Lai, hay các dự án đô thị tại trung tâm Pleiku, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Tháp…

    Có thể nói, trong sự “bùng nổ” của làn sóng đầu tư về những thị trường mới trong vòng 3- 5 năm qua có vai trò dẫn dắt rất lớn từ những nhà đầu tư tiên phong như FLC.

    [​IMG]

    FLC Hạ Long, công trình được xây dựng trên một đồi than khai thác trái phép cũ của Quảng Ninh

Chia sẻ trang này